500 câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 12

500 câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 12

ĐỘT BIẾN GEN

1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là

 A. prôtêin. B. ADN.

C. nhiễm sắc thể. D. ADN và prôtêin.

2. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là

 A. prôtêin. B. ADN.

C. nhiễm sắc thể. D. ADN và prôtêin.

3. Đột biến là gì ?

 A. Là sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen.

 B. Là sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc của NST.

 C. Là sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào.

 D. Là sự biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.

 

doc 160 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2054Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "500 câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘT BIẾN GEN
1. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là
	A. prôtêin.	B. ADN.	
C. nhiễm sắc thể.	D. ADN và prôtêin.
2. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là
	A. prôtêin.	B. ADN.	
C. nhiễm sắc thể.	D. ADN và prôtêin.
3. Đột biến là gì ?
	A. Là sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen.
	B. Là sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc của NST.
	C. Là sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào.
	D. Là sự biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
4. Đột biến phát sinh
	A. ở tế bào sinh dưỡng, hợp tử.
	B. ở tế bào sinh dục.
	C. trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
	D. câu A, B, C.
5. Đột biến là những biến đổi
 	A. ở cấp độ phân tử.	B. trong nhiễm sắc thể.
 	C. trong vật chất di truyền. 	D. ở kiểu hình cơ thể. 
6. Thể đột biến là 
A. trạng thái cơ thể của cá thể đột biến. 
B. những biểu hiện ra kiểu hình của những tế bào mang đột biến. 
C. những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. 
D. chỉ các cá thể mang đột biến, giúp phân biệt với các cá thể không mang đột biến. 
7. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình được gọi là 
A. thường biến. 	B. thể đột biến. 	
C. biến dị tổ hợp. 	D. đột biến. 
8. Đột biến là những biến đổi trong ..... (H: kiểu hình, V: vật chất di truyền, T: cấu trúc tế bào) và thể đột biến là những cá thể mang đột biến biểu hiện ở (Đ: trạng thái đồng hợp, D: trạng thái dị hợp, P: kiểu hình, K: dạng khảm).
A. H, Đ.	B. V, P.	C. T, K.	D. V, Đ.	
9. Biến dị tổ hợp là
	A. sự biến đổi trong cấu trúc di truyền ở cấp độ phân tử.
	B. sự sắp xếp lại vật chất di truyền vốn đã có ở cha mẹ.
	C. sự biểu hiện ra kiểu hình của đột biến.
	D. sự biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
10. Đột biến gen là 
A. sự phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen.	
B. sự biến đổi ở một hoặc vài cặp nuclêôtit trong phân tử ADN.
C. sự biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể. 
D. sự rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen.
11. Đột biến gen là những biến đổi 
A. kiểu gen của cơ thể do lai giống. 
B. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. 
C. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường. 
D. liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. 
12. Đột biến gen là
A. sự biến đổi vật chất di truyền ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử.
B. các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
C. sự biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của nhiễm sắc thể.
D. sự biến đổi đột ngột về cặp nuclêôtit trong cấu trúc của ADN.
13. Đột biến gen là
A. những biến đổi cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen. 	
B. loại biến dị di truyền. 
C. sự biến đổi cặp nuclêôtit xảy ra ở một hay một số điểm trên phân tử ADN.
D. cả A, B, C đều đúng. 
14. Dạng biến đổi nào sau đây KHÔNG phải là đột biến gen ? 
A. Mất 1 cặp nu.	B. Thêm 1 cặp nu. 	
C. Trao đổi gen giữa 2 nhiễm sắc thể.	D. Thay thế hai cặp nu.	 
15. Đột biến gen gồm các dạng là
A. mất, thay, đảo và chuyển cặp nu. 	
B. mất, nhân, thêm và đảo cặp nu.
C. mất, thay, thêm và đảo vị trí 1 hay 1 số cặp nu. 	
D. mất, thay, thêm và chuyển cặp nu.
16. Đột biến gen là
A. biến đổi cặp nuclêôtit trên phân tử ADN.	
B. biến dị di truyền.
C. biến đổi do mất, thêm, thay thế, đảo một hoặc một số cặp nuclêôtit.	D. cả 3 câu A, B và C.
17. Đơn vị bị biến đổi trong gen đột biến là 
A. 1 hoặc một số cặp nuclêôtit. 	B. 1 hoặc 1 số nu. 
C. 1 hoặc một số nuclêôxôm. 	D. 1 hoặc một số axit amin. 
18. Những dạng biến đổi vật chất di truyền: I-Chuyển đoạn nhiễm sắc thể; II-Mất cặp nuclêôtit; III-Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân; IV-Thay cặp nuclêôtit; V-Đảo đoạn NST; VI- Thêm cặp nuclêôtit; VII-Mất đoạn NST. Dạng đột biến gen là
A. I, II, III, IV, VI.	B. II, IV, VI.	
C. II, III, IV, VI.	D. I, V, VII.	
19. Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến gen nào ?
 A T G X T T G X
 T A X G A A X G
 	A. Đảo vị trí giữa các cặp nuclêôtit. 
B. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. 
 	C. Thay thế cặp nuclêôtit cùng loại. 	
D. Thay thế cặp A - T bằng cặp T - A.
20. Gen bình thường - ATA TXG AAA - và gen đột biến - ATA GXG AAA -
 - TAT AGX TTT - 	 - TAT XGX TTT -
Đột biến trên thuộc dạng 
A. mất l cặp nuclêôtit. 	B. thêm 1 cặp nuclêôtit. 
C. thay 1 cặp nuclêôtit. 	D. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. 
21. Một mạch gốc của gen có trình tự các bộ 3 như sau: - ATX XGT AAG - sau đột biến trình tự các bộ 3 trên mạch gốc là: - ATG XGT AAX - Đột biến trên thuộc dạng
A. thay thế cặp nu.	B. thay thế cặp nu cùng loại. 
 	C. thay thế cặp nu khác loại.	D. đảo vị trí cặp nu. 
22. Nguyên nhân của đột biến gen là do
A. hiện tượng NST phân ly không đồng đều.
B. tác nhân vật lý, hoá học của môi trường ngoài hay do rối loạn sinh lí, sinh hoá của tế bào.
C. NST bị chấn động cơ học.
D. sự chuyển đoạn NST.
23. Đột biến gen phát sinh do các nguyên nhân 
A. sốc nhiệt, hoá chất (5BU, EMS, ).	
B. tia tử ngoại, tia phóng xạ.	
C. rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá trong tế bào, cơ thể.
D. câu A, B và C.
24. Nguyên nhân bên trong tế bào gây đột biến gen như 
A. tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, 5-BU, EMS,  
B. tác nhân lí học. 
C. tác nhân lí học, hóa học và những rối loạn trong quá trình sinh lí. 
D. rối loạn trong quá trình sinh lí, hóa sinh của tế bào. 
25. Hiện tượng được xem là cơ chế của đột biến gen
A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của quá trình phân bào.	
B. Nhiễm sắc thể được phân ly trong nguyên phân.
C. Tổ hợp gen trong quá trình thụ tinh.
D. Rối loạn tự nhân đôi của ADN.
26. Rối loạn cơ chế tự nhân đôi ADN làm phát sinh 
A. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 	B. đột biến gen.
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 	D. đột biến nhiễm sắc thể. 
27. Hoạt động nào sau đây KHÔNG phải là cơ chế phát sinh đột biến gen ? 
A. Sự trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit. 
C. Rối loạn trong nhân đôi ADN. 
B. Phân tử ADN bị đứt dưới tác động của các tác nhân gây đột biến. 
D. ADN bị đứt và đoạn đứt ra gắn vào vị trí khác của phân tử ADN đó. 
28. Đột biến gen xảy ra vào thời điểm nào sau đây ?
	A. Khi tế bào còn non.	B. Khi NST đang đóng xoắn.	C. Khi các crômatit trao đổi đoạn.	D. Khi ADN tái bản.
29. Đột biến thoạt đầu xảy ra trên một mạch của gen gọi là
 	A. tiền đột biến. 	B. đột biến xôma. 	
C. đột biến tiền phôi. 	D. thể đột biến. 
30. Hãy quan sát biến đổi cặp nu của hình vẽ bên dưới. Cặp (1) là dạng 
A. đột biến thay nu. 
B. thể đột biến. 
C. dạng tiền đột biến gen.
D. đột biến đảo vị trí nu. 
31. Các enzym nào tham gia vào việc sửa chữa các tiền đột biến ?
A. ADN-polymeraza, Ligaza.	B. Reparaza, Ligaza.	C. Reparaza, ADN-polymeraza.	D. Ligaza, Prôlêaza.
32. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào ?
	A. Tác nhân gây đột biến (loại, cường độ, liều lượng của tác nhân).
	B. Đặc điểm cấu trúc của gen.
	C. Thời điểm tác động của tác nhân gây đột biến.
33. Đột biến gen khi đã phát sinh được . do cơ chế tự nhân đôi của ADN và được di truyền qua các thế hệ tế bào, cơ thể. 
A. sao mã. 	B. giải mã. 	
C. tái bản. 	D. hồi biến. 
34. Cơ sở để phân biệt 1 đột biến là trội hay lặn
A. đối tượng xuất hiện đột biến.
B. hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến.
C. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau.
D. cơ quan xuất hiện đột biến. 
35. Đột biến lặn là
	A. sự biến đổi gen trội thành gen lặn.
	B. không biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái dị hợp.
	C. chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp về gen lặn thông qua quá trình giao phối.
	D. câu A, B, C.
36. Nếu đột biến làm xuất hiện gen lặn thì trong thời kì đầu sẽ ở trạng thái .., gen lặn đột biến .. nên kiểu hình đột biến ...
	A. dị hợp; không bị alen trội át chế; không được biểu hiện.
	B. đồng hợp; sẽ bị gen trội át chế; không được biểu hiện.
	C. dị hợp; sẽ bị gen trội át chế; không được biểu hiện.
	D. đồng hợp; không bị gen trội át chế; được biểu hiện.
37. Đột biến gen trội
	A. là sự biến đổi gen lặn thành gen trội.
	B. biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp.
	C. đột biến gen có tính thuận nghịch.
	D. câu A, B.
38. Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện thành kiểu hình trong quần thể giao phối khi 
A. gen lặn bị đột biến trở lại thành gen trội. 
B. gen của tất cả các cá thể trong quần thể bị đột biến thành gen lặn. 
C. xuất hiện cá thể mang gen đồng hợp tử lặn về gen đó trong quần thể. 
D. gen lặn bị đột biến thụ tinh với giao tử mang gen bình thường. 
39. Để 1 đột biến gen lặn có điều kiện biểu hiện thành kiểu hình trong quần thể giao phối cần
	A. gen lặn đó bị đột biến trở lại thành gen trội.
	B. alen tương ứng bị đột biến thành alen lặn.
	C. thời gian để tăng số lượng cá thể dị hợp về gen lặn đột biến đó trong quần thể.
	D. câu B, C.
40. Để phân ra đột biến giao tử, đột biến xôma, đột biến tiền phôi người ta phải căn cứ vào
A. mức độ biến đổi của vật chất di truyền.	
B. mức độ đột biến.
C. thời điểm xuất hiện đột biến.	
D. sự biểu hiện của đột biến.	
41. Để phân ra đột biến sinh dục hoặc đột biến xôma người ta căn cứ vào 
A. sự biểu hiện của đột biến. 	B. cơ quan xuất hiện đột biến. 
C. mức biến đổi của vật chất di truyền. 	D. bản chất của đột biến.
42. Loại đột biến giao tử là đột biến
A. xảy ra trong quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử.	B. xảy ra trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
C. không di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. xảy ra ở các mô sinh dưỡng.
43. Đột biến giao tử là đột biến phát sinh
A. trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng. 	
B. ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô.
C. trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục.	
D. ở trong phôi.
44. Đột biến gen trội xảy ra ở một giao tử qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử. Đột biến này sẽ 
A. ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 
B. ở trạng thái dị hợp và biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 
C. ở trạng thái đồng hợp trội và biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 
D. ở trạng thái đồng hợp trội và không biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. 
45. Đột biến gen trội xảy ra trong quá trình giảm phân sẽ biểu hiện
A. ngay trong giao tử của cơ thể.	
B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm.
C. ở kiểu hình và mất đi khi cơ thể chết.	
D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến. 
46. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đột biến giao tử ? 
A. Chỉ xảy ra dạng đột biến gen. 
B. Chỉ xảy ra dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 
D. Xảy ra trong quá trình giảm phân tạo giao tử. 
C. Chỉ xảy ra dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 
47. Đặc điểm KHÔNG đúng với đột biến giao tử
	A. di truyền qua sinh sản sinh dưỡng.
	B. phát sinh trong quá trình giảm phân ở 1 tế bào sinh dục.
	C. di truyền qua sinh sản hữu tính.
	D. phát sinh trong quá trình nguyên phân ở 1 tế bào sinh dưỡng.
48. Đột biến xôma 
 A. là đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân, nó xảy ra ở một tế bào sinh dục nào đó, qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử.
B. là loại đột biến phát sinh trong quá trình giảm phân, nó xảy ra ở bất kì tế bào nào trong cơ thể.
C. là đột biến phát sinh trong quá trình nguyên phân, nó xảy ra ở một tế bào sinh dưỡng, rồi được nhân lên trong một mô, tạo thể khảm.
D. là loại đột bi ...  Xinantrôp. 	D. vượn người Parapitec. 
17. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là
A. hoá thạch người tối cổ Xinantrốp được phát hiện lần đầu tiên ở Đông Dương.
B. giai đoạn người và vượn người tối cổ đều chua có lồi cằm chứng tỏ tiếng nói chua phát triển.
C. gờ xương mày không phát triển ở dạng người tối cổ Xinantrốp.
D. cả A,B,C đều đúng.
18. Hoá thạch người cổ được phát hiện ở
A. Cộng hoà Liên Bang Đức. 	B. Bắc Kinh (Trung Quốc). 
C. đảo Java (Inđônêsia). 	D. làng Crômanhôn (Pháp). 
19. Đặc điểm của người tối cổ Nêanđectan khác hẳn so với các dạng người trước đó là
A. não trái rộng hơn não phải. 	B. trán thấp, gờ hốc mắt cao. 
C. có lồi cằm. 	D. xương đùi thẳng. 
20. Những tiến bộ của giai đoạn người cổ Nêanđectan so với giai đoạn người tối cổ được thể hiện ở 
A. tiếng nói phát triển hơn. 	
B. dùng lửa thành thạo hơn. 
C. phân công lao động xã hội chặt chẽ hơn. 	
D. cả A, B, C đều đúng. 
21. Việc sử dụng lửa thành thạo bắt đầu từ giai đoạn
	A. người tối cổ Pitecantrôp.	B. người cổ Nêandectan.
	C. người vượn Xinantrôp.	D. người hiện đại Crômanhon.
22. Hoạt động sống thành đàn và có sự phân công lao động được hình thành ở giai đoạn
A. vượn người hóa thạch.	B. người tối cổ.
C. người cổ.	D. người hiện đại.
23. Việc phân công lao động giữa các thành viên trong đàn xuất hiện khá rõ rệt ở giai đoạn 
A. người cổ Nêanđectan. 	B. người tối cổ Xinantrôp. 
C. người tối cố Pitecantrôp. 	D. vượn người Ôxtơralôpitec. 
24. Người hiện đại Crômanhông sống cách đây
A. 4 – 7 ngàn năm.	B. 3 – 5 ngàn năm.	
B. 4 – 7 vạn năm.	C. 3 – 5 vạn năm.
25. Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng của người hiện đại Crômanhôn ? 
A. Lồi cằm. 	B. Không còn gờ trên hốc mắt. 
C. Dùng lửa thành thạo. 	D. Có tiếng nói. 
26. Sự kiện chỉ có ở người Crômanhôn mà không có giai đoạn người tối cổ và người cổ là 
A. xuất hiện mầm mông các quan niệm tôn giáo. 	
B. chế tạo công cụ bằng đá. 
C. biết dùng lửa. 	
D. chế tạo công cụ bằng xương. 
27. Đặc điểm KHÔNG phải của người Crômanhôn 
A. chiều cao khoảng 180cm. 	
B. trán rộng, phẳng, không có gờ hốc mắt. 
C. tiếng nói rất phát triển. 	
D. hàm dưới chưa lồi cằm. 
28. Việc sống thành các bộ lạc và có những qui định chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng xuất hiện từ giai đoạn 
A. người cổ Nêanđectan. 	B. người tối cổ Xinantrôp. 
C. người tối cổ Pitecantrôp. 	D. người hiện đại Crômanhôn. 
29. Việc chuyển từ tiến hoá sinh học sang tiến hoá xã hội bắt đầu từ giai đoạn
A. người cổ Nêanđectan. 	B. người hiện đại Crômanhôn. 
C. người tối cổ Xinantrôp. 	D. người tối cổ Pitêcantrôp. 
30. Trong đời sống sinh hoạt, đã có sự xuất hiện quan niệm về đời sống tâm linh bắt gặp trong nhóm người
	A. người tối cổ Pitecantrôp.	B. người cổ Nêandectan.
	C. người vượn Xinantrôp.	D. người hiện đại Crômanhôn.
NHAN TO CHI PHOI
1. Yếu tố đóng vai trò chính trong việc giúp con người thoát khỏi tình độ động vật
A. biết sử dụng công cụ lao động và lao động.	
B. dùng lửa.
C. chuyển từ đời sống trên cây xuống đất.	
D. có hệ thống tín hiệu thứ hai.
2. Câu có nội dung SAI trong các câu sau đây là
A. tay người không chỉ là cơ quan mà còn là sản phẩm của quá trình lao động.
B. lao đông đã làm cho con người thoát khỏi trình độ động vật.
C. quá trình phát sinh loài người bắt đầu từ cuồi kỷ thứ tư thuộc đại Tân Sinh.
D. tiếng nói con nguời dã phát sinh từ nhu cầu trao đổi kinh nghiệm trong quá trình lao động.
3. Việc nghiên cứu sự phát sinh loài người dựa trên những tư liệu của
A. cổ sinh vật học..	B. giải phẫu so sánh.
C. phôi sinh học.	D. tất cả các tư liệu trên.
4. Lao động tập thể trong quá trình phát sinh loài người đã tạo ra tác dụng 
A. hoàn thiện đôi tay. 	
B. giúp phát hiện ra lửa và biết dùng lửa. 
C. làm phát sinh tiếng nói và phát triển nhận thức. 	
D. cả ba tác dụng nêu trên. 
5. Câu có nội dung sai trong các câu sau đây là
A. tay người vừa là cơ quan, vừa là sản phẩm của lao động. 
B. lao động tạo cho con người thoát khỏi hoàn cảnh động vật. 
C. tiếng nói ở người phát sinh từ quá trình lao động. 
D. việc chế tạo công cụ lao động đã có từ giai đoạn vượn người. 
6. Theo Ăngghen, nhân tố chủ đạo chi phối quá trình phát sinh loài người là
A. sự thay đổi điều kiện địa chất và khí hậu.	
B. nhân tố sinh học và xã hội.
C. nhân tố sinh học.	
D. hoạt động lao động.
7. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người từ vượn người hóa thạch, người tối cổ đến người cổ là
A. nhân tố sinh học.	B. nhân tố xã hội.	
C. nhân tố hóa học.	D. nhân tố lao động.
8. Nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người thuộc giai đoạn
A. người hiện đại.	B. người cổ.	
C. người tối cổ.	D. vượn người hóa thạch.
9. Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn người hiện đại
A. sự thay đổi địa chất, khí hậu ở thế kỉ thứ ba.
B. lao động, tiếng nói, tư duy. 
C. vừa chế tạo, vừa sử dụng công cụ lao động có mục đích. 
D. quá trình biến dị, giao phối, chọn lọc tự nhiên. 
10. Trong quá trình phát sinh loài người nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn
A. người hiện đại.	B. người vượn.	
C. người cổ.	D. vượn người hoá thạch.
11. Các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người từ giai đoạn
A. người hiện đại Crômanhôn. 	B. người cổ Nêanđectan. 
C. người tối cổ. 	D. vượn người hoá thạch. 
12. Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn 
A. vượn người hoá thạch. 	B. người cổ. 
C. người tối cổ. 	D. người hiện đại. 
13. Nhân tố sinh học đã tác động trong quá trình phát sinh loài người là
A. biến dị. 	B. di truyền. 	
C. chọn lọc tự nhiên. 	D. cả A, B, C đều đúng.
14. Trong quá trình phát triển loài người nhân tố lao động đã không phát huy tác dụng vào giai đoạn
A. vượn người hoá thạch.	B. người vượn. 
C. người cổ. 	D. người hiện đại.
15. Sự phát triển tiếng nói ở người gắn liền với
A. răng nanh kém phát triển.	B. trán rộng và thẳng.
C. gờ xương mày phát triển.	D. lồi cằm rõ.
16. Biến đổi của xương sọ gắn liền với sự hình thành và phát triển của tiếng nói ở người là
A. răng nanh kém phát triển.	B. trán rộng và thẳng.
C. xương hàm dưới lồi cằm rỏ.	D. gờ xương mày phát triển.
17. Biến đổi nào dưới đây của hộp sọ chứng tỏ tiếng nói đã phát triển ? 
A. Không có gờ mày. 	B. Trán rộng và thẳng. 
C. Hàm dưới có lồi cằm rõ. 	D. Xương hàm thanh. 
18. Khi chuyển xuống sống trên mặt đất, di chuyển bằng hai chân đã dẫn đến biến đổi nào sau đây về các chi của người ?
A. Ngón chân cái không còn đối diện với các ngón còn lại.
B. Ngón chân cái đối diện với các ngón còn lại.
C. Ngón tay cái đối diện với các ngón còn lại.
D. Bàn tay và bàn chân có 5 ngón.
19. Dáng đi thẳng đã làm thay đổi quan trọng trên cơ thể người là
	A.giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển. 	 
B. biến đổi hộp sọ, xuất hiện lồi cằm.
	C. bàn tay càng hoàn thiện dần.
	D. bàn chân có dạng vòm. 
20. Dáng đứng thẳng ở người được củng cố bởi 
	A. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động.	
B. nhu cầu trao đổi kinh nghiệm.
	C. việc chuyển đời sống trên cây xuống mặt đất.	
D. việc dùng lửa để nấu chín thức ăn.
21. Dáng đứng thẳng của người được củng cố dưới tác dụng của 
A. nhu cầu trao đổi kinh nghiệm. 	
B. nhìn thấy kẻ thù từ xa. 
C. việc chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất trống trải. 
D. đời sống tập thể.
22. Hệ quả quan trọng nhất của dáng đi đứng thẳng và có tác dụng quyết định đến quá trình tiến hoá của loài người là
A. thay đổi cấu trúc và hình dáng của cột sống. 	
B. xương chi thẳng. 
C. tầm vóc cơ thể cao lớn. 	
D. hai chi trước giải phóng khỏi chức năng vận chuyển. 
23. Đặc điểm nào sau đây của cơ thể người là hệ quả của dáng đi đứng thẳng ? 
A. Đôi tay tự do. 
B. Xương chậu phát triển hơn so với vượn người. 
C. Lồng ngực hẹp theo hướng trước – sau so với vượn người. 
D. Cả ba đặc điểm nêu trên. 
24. Hệ quả quan trọng nhất của dáng đi thẳng ở người là
A. biến đổi về hình thái cấu tạo cơ thể (cột sống, lồng ngực, xương chậu, ).
B. tăng số lượng nếp nhăn ở vỏ não.
C. hình thành tiếng nói.
D. giải phóng hai tay khỏi chức năng di chuyển.
25. Đặc điểm cơ thể người có đôi tay tự do, cột sống dạng hình chữ S, xương chậu phát triển là hệ quả của
A. lao động tập thể.	B. dáng đi khom.	
C. công việc chế tạo công cụ lao động.	D. dáng đi đứng thẳng.
26. Con người thích nghi với điều kiện môi trường chủ yếu
A. lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. 	
B. biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể.
C. sự phát triển của lao động và tiếng nói. 	
D. sự hình thành ý thức.
27. Những điều kiện về khí hậu, địa chất tạo ra yếu tố thúc đẩy vượn người phải chuyển từ trên cây xuống sống ở đất xảy ra ở giai đoạn 
A. nửa sau kỉ thứ ba thuộc đại Tân sinh. 	
B. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. 
C. kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh. 	
D. kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.
28. Điều kiện đã thúc đẩy vượn người chuyển xuống đất mở đầu cho phát sinh loài người là
A. biển mở rộng trên trái đất. 	
B. khí hậu lạnh đột ngột và rừng bị thu hẹp 
C. mưa bão nhiều. 	
D. có nhiều núi lửa hoạt động. 
29. Nguyên nhân chính làm loài người không phát triển thành loài nào khác về mặt sinh học là
A. sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ 2.
B. con người ngày nay đã có cấu trúc hoàn hảo hơn.
C. loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng và không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
D. tất cả các ý kiến trên. 
30. Vì sao loài người sẽ không biến đối thành một loài nào khác ? 
A. Vì điều kiện tự nhiên hiện nay không giống điều kiện tự nhiên trong lịch sử. 
B. Vì con người không còn phát sinh đột biến. 
C. Vì con người không còn chịu tác động của các nhân tố sinh học. 
D. Vì con người có khả năng thích nghi một cách chủ động với mọi điều kiên sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. 
31. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Loài người có nguồn gốc sâu xa từ vượn người ngày nay.
B. Loài người và vượn người ngày nay có chung nguồn gốc.
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
D. Vượn người ngày nay tiến hoá thành loài người.
32. Ngày nay, chọn lọc tự nhiên tác dụng yếu ớt trên cơ thể người vì 
A. cấu tạo cơ thể người đã đạt đến mức độ hoàn thiện. 
B. con người thích nghi với môi trường bằng lao động cải tạo hoàn cảnh. 
C. con người còn chịu chi phối của các qui luật xã hội.
D. cả A, B, C đều đúng. 
33. Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng ? 
A. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. 
B. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người. 
C. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung. 
D. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất. 
34. Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là 
A. tinh tinh. 	B. đười ươi. 	C. gôrila. 	D. vượn. 
35. Đặc trưng cơ bản ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là 
A. bộ não có kích thước lớn. 	B. có hệ thống tín hiệu thứ 2. 
C. đẻ con và nuôi con bằng sữa. 	D. khả năng biểu lộ tình cảm. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc500 cau hoi trac Nghiem thi TNTHPT.doc