NGÀY QUỐC KHÁNH
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
02/09/1945
Cách Mạng tháng 8 thành công. Trung Ương Đảng phái đồng chí Lê Đức Thọ lên chiến khu đón Chủ Tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia - xã Phú Thượng – huyện Từ Liêm. Sau đó Người về ở nhà số 48 Hàng Ngang - Hà Nội.
Tại cuộc họp của Chính Phủ lâm thời, theo đề nghị của Người một chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện ở chính sách đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các Đảng phái yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ được thành lập.
NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 02/09/1945 Cách Mạng tháng 8 thành công. Trung Ương Đảng phái đồng chí Lê Đức Thọ lên chiến khu đón Chủ Tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội và nghỉ tại thôn Phú Gia - xã Phú Thượng – huyện Từ Liêm. Sau đó Người về ở nhà số 48 Hàng Ngang - Hà Nội. Tại cuộc họp của Chính Phủ lâm thời, theo đề nghị của Người một chính phủ thống nhất toàn quốc thể hiện ở chính sách đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các Đảng phái yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ được thành lập. Buổi trưa ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội trong cuộc mitting của trên 50 vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và toàn thế giới rằng: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời. Bản tuyên ngôn khẳng định: + Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra và bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do,... + Một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng đúng về phía Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập! + Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. + Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy. Tuyên ngôn độc lập do Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết là sự phát triển của bản yêu cầu mà Người đã gửi cho hội Nghị Hoà Bình ở Véc-xây năm 1919, là sự phát triển của chương trình Việt Minh mà Người soạn thảo năm 1941. Nó là kết tinh những quyền lợi cơ bản và những nhất của dân tộc Việt Nam và nói lên tâm hồn trong sáng, khí phách hào hùng của dân tộc ta. Ngày độc lập 02/9/1954 là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam, chấm dứt chế độ thực dân và phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập, tự do và hạnh phúc. Từ đó ngày 02/9 trở thành ngày Quốc Khánh của nước Việt Nam. NAM BỘ KHÁNG CHIẾN 23 /9 /1945 Chỉ 3 tuần lễ sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, ngày 23 –9- 1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân đội Anh tước vũ khí của quân đội Nhật ở Nam Bộ, âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. 6.000 quân Pháp dựa vào hơn 1 vạn quân Anh đã trắng trợn gây hấn ở thành phố Sài Gòn. Chúng mưu toan đánh chiếm Nam Bộ làm bàn đạp chiếm cả Việt Nam và Đông Dương. 7 giờ sáng ngày 23/9 sứ Uỷ và Uỷ Ban hành chính Nam Bộ (sau đổi thành Uỷ Ban kháng chiến) họp khẩn cấp ở phố Cây Mai (Chợ Lớn) có đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Trung Ương và Tổng Bộ Việt Minh tham dự. Hội nghị quyết phát động nhân dân kiên quyết kháng chiến chống xâm lược. Uỷ Ban kháng chiến Nam Bộ được thành lập, ra lệnh tổng bãi công, bãi thị, bất hợp tác với địch, phong tỏa địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nam Bộ sôi sục căm thù, nhất tề đứng dậy xông ra mặt trận quyết chiến với quân xăm lược, mở ra một tranh sử oanh liệt mới: Nam Bộ kháng chiến. Chiều ngày 23 tháng 9 cả Sài Gòn đình công, không hợp tác với Pháp. Các công sở, xí nghiệp, hãng buôn đóng cửa, chợ không họp, xe ngừng chạy. Các tụ điểm chiến đấu mọc lên khắp nơi. Ngay những ngày đầu quân và dân Sài Gòn đã tiêu hao sinh lực địch và phá huỷ một phần cơ sở vật chất của chúng. Tiếng súng kháng chiến ở Sài Gòn chấn động cả nước. Nhiều tỉnh Nam Bộ đưa ra lực lượng đoàn viên, thanh niên về góp sức với Sài Gòn chống quân xâm lược. Ban thường vụ Trung Ương Đảng họp chủ trương đánh mạnh quân Pháp ở Nam Bộ, quyết tâm giành thắng lợi ở chiến trường để tạo điều kiện để tạo điều kiện cho việc đấu tranh với quân Tưởng ở ngoài Bắc. Ngày 27/9/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào Nam Bộ khẳng định quyết tâm kháng chiến của Đảng. Chính phủ và nhân dân ta, chỉ rõ mục tiêu chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Người nêu cao lẽ sống “Thà chết tự do, hơn sống nô lệ” của nhân dân ta. Đáp lời kêu gọi của Người, xứng đáng với lòng tin cậy và sự cổ vũ của nhân dân cả nước, nhân dân Nam Bộ vùng dậy dũng cảm đánh trả kẻ địch có trang bị hiện đại, làm thất bại âm mưu của địch, tạo điều kiện để ta củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Tháng 2/1946, thay mặt Chính Phủ và đồng bào cả nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh tặng Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “THÀNH ĐỒNG TỔ QUỐC”. THƯ BÁC HỒ GỬI CÁN BỘ, CÔ GIÁO, THẦY GIÁO, CÔNG NHÂN VIÊN HỌC SINH, SINH VIÊN NHÂN DỊP BẮT ĐẦU NĂM HỌC MỚI NGÀY 15/10/1968 Các cô, các chú và các cháu thân mến Nhân dịp đầu năm thứ tư chống Mỹ cứu nước, Bác thân ái gửi lời thăm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu. Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. Bác vui biết rằng mặt dù hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp một, nhiều xã có trường cấp hai, các huyện đều có ít nhất một trường cấp ba. Số người đi học đã hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hóa. Số người học ở các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gần gấp ba lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức,... Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt, đảm bảo an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ. Mặc dù giặtc Mỹ điên cuồn đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không những thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quân sự, mà ta đã thắng chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ . Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất anh hùng và cũng do các cô, các chú, các cháu trong cả trường học cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn đễ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân dịp này Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, các chú và các cháu đã đạt được Nhưng đế quốc Mỹ vẫn còn ngoan cố. Cách mạng nước ta còn phải khắc phục những khó khăn gian khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú, các cháu nhiệm vụ lớn hơn trước. Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu điều sau đây : - Thầy và trò luôn luôn nâng cao tinh thàn yêu Tổ Quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng tuyệt đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng. Triệt để tinh tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng. - Dù khó khăn đến đâu củng phải tiếp tục thi đua dạy tốt học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học và kỷ thuật. - Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các ý tưởng học ngày một tốt hơn, tăng cường đảm bảo sức khỏe và an toàn. - Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. - Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ đó. - Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật quan tâmhơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới. Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu. Chào thân ái và quyết thắng ! NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/1982 Tháng 8/1957, Hội Nghị quốc tế các Nhà giáo họp tại vác-sa-va (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc Tế Hiến Chương các nhà giáo. Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chống phổ biến đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958, ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước. Ngày 20/11 dần dần khắc sâu vào trí nhớ, tình cảm của mọi người, trở thành hành động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức Ngày Hiến Chương các nhà giáo nữa. Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước, là ngày biểu dương, khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20/11 bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các giáo viên hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống Nhà Giáo Việt Nam. NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM VÀ NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22/12/1944 Đầu năm 1944. Chủ Tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941, Người chủ toạ hội nghị Trung Ương lần VIII tại Pác-Bó. Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh hội” gọi tắt là Việt Minh, xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang để tranh thủ thời cơ, đi từ “Khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương” để “Mở hướng cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn giành chính quyền trong cả nước” Sau hội nghị ấy, đội du kích Bắc Sơn được đổi tên là Cứu Quốc Quân. Ngày 15/9/1941, trung đội cứu quân 2 được thành lập tại rừng Khuông Mánh, Xã Tràng Xá, Châu Vũ Nhai, Tỉnh Lạng Sơn. Đầu năm 1944, căn cứ Bắc Sơn-Vũ Nhai mở rộng sang châu Sơn Dương (Tuyên quang) và trung đội cứu quốc Quân 3 được thành lập ngày 25 tháng 2 năm 1944 ở khổi kịch, Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang). Giữa năm 1941 tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mau lẹ. Hồng quân Liên Xô chuyển sang tấn công thắng lợi trên nhiều mặt trận. Tháng 8/1944 Trung Ương Đảng kêu gọi nhân dân “Cầm vũ khí đuổi thù chung” không khí chuẩn bị khởi nghĩa sục sôi khắp nơi. Cuối năm 1944, nhân dân vùng Cao – Bắc - Lạng sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa. Tháng 10 năm 1944, sau một thời gian ở nước ngoài. Chủ Tịch Hồ Chí Minh về nước chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Cao – Bắc - Lạng. Người nói: “Thời kỳ Cách Mạng hoà bình phát triển đã qua, nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới,... Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Phải tìm ra hình thức thích hợp mới thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên”. Để đáp ứng nhu cầu đó, Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong chỉ thị nêu rõ “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ các du kích Cao – Bắc - Lạng số cán bộ đội viên kiên quyết hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội quân chủ lực. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho nhanh chóng có đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang,... nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước chúng ta” Chấp hành chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Châu Nguyên Bình - Cao Bằng, trong một khu rừng nằm giữa 2 tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo. Trung ương Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo và tuyên bố thành lập Đội. Đội gồm có 34 người (có 3 nữ) chia thành 3 tiểu đội, có chi Bộ Đảng lãnh đạo. Vũ khí của đội gồm có 34 khẩu súng các loại. Sau lễ thành lập, toàn đội đã ăn một bữa cơm nhạt, không rau, không muối để tượng trưng tinh thần chịu đựng gian khổ của người chiến sĩ Cách Mạng. Năm 1990 theo Nghị quyết 2 của Bộ chính trị, ngày 22 tháng 12 trở thành ngày hội quốc phòng toàn dân. NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM 09/01/1950 Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chống “Độc lập” giả hiệu, chống khủng bố, đàn áp, đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ,... đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Sài Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức: Biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm, học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khoá liên miên. Ngày 09/01/1950, Đoàn thanh niên cứu quốc và đoàn học sinh Sài Gòn Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho 2000 học sinh, sinh viên các trường Petrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, Trường Đại học Y Dược, Các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật khoa học,... cùng nhiều giáo viên và 7000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt trong đó có ban lãnh đạo học sinh cứu quốc Sài Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nhà học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương xông ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẩn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và Công an Bình Xuyên. TRẦN VĂN ƠN, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị chúng giết hại trong cuộc xung đột đó. Tại Sài Gòn, ngày 12 tháng 01 năm 1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đi đưa đám và 10 vạn người đứng trên các hè phố tiển đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh và đồng bào các giới đã đeo băng tang tham gia truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù. Bài điếu văn trong lễ tang có câu: “Ai chết vinh buồn chăng?. Ai sống nhục thẹn chăng ?” Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước. Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc chống mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.
Tài liệu đính kèm: