NHÓM 4: Trường THPT Trung Sơn, ATK Tân Trào, Kim Bình.
THẢO LUẬN CÂU HỎI VỀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN.
1. TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” (KIM LÂN).
Câu 1: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)?
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
+ Người đàn bà vì đói khát mà theo không Tràng, đánh mất lòng tự trọng,. . .
+ Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật.
Nhóm 4: Trường THPT Trung Sơn, ATK Tân Trào, Kim Bình. Thảo luận câu hỏi về thể loại truyện ngắn. 1. Tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân). Câu 1: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)? + Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu. Đã thế còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh của Tràng cũng rất ái ngại. Nguy cơ "ế vợ" đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng "nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm tai họa cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. + Người đàn bà vì đói khát mà theo không Tràng, đánh mất lòng tự trọng,. . . + Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật. Câu 2: Tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)? + Tâm trạng bà cụ Tứ: Ngạc nhiên, mừng, tủi, xót xa, "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Đối với người đàn bà thì "lòng bà đầy xót thương". Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". + Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng: "tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem". Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa. Từ ngạc nhiên đến xót thương nhưng trên hết vẫn là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, một tương lai rất cụ thể thiết thực với những gà, lợn, ruộng, vườn, một tương lai khiến các con tin tưởng bởi nó không quá xa vời. Kim Lân đã khám phá ra một nét độc đáo khi để cho một bà cụ cập kề miệng lỗ nói nhiều với đôi trẻ về ngày mai. Câu 3: Giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)? - Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc. Điều mà Kim Lân muốn nói là: trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi. Tràng lấy vợ là để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng đến tương lai. Người đàn bà đi theo Tràng cũng để chạy trốn cái đói, cái chết để hướng đến sự sống. Bà cụ Tứ, một bà lão nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau, nhen lên niềm hi vọng cho dâu con. Đó chính là sức sống bất diệt của Vợ nhặt. Đặc biệt tình người, lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết. Câu 4: Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân)? + Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình, + Tràng "nhặt" được vợ trong hoàn cảnh đói khát. "Chậc, kệ", cái tặc lưỡi của Tràng không phải là sự liều lĩnh mà là một sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu không thể chối từ. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng nhiều tình thương của con người trong cảnh khốn cùng. + Tất cả biến đổi từ giây phút ấy. Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ", "vênh vênh ra điều". Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên" và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới. + Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn: "Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người". Tràng thấy trách nhiệm và biết gắn bó với tổ ấm của mình. 2. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài). Câu 1 : Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân ? + Mựa xuõn ở Hồng Ngài được tỏc giả miờu tả rất đẹp, quyến rũ. Cựng với vẻ đẹp thiờn nhiờn là khụng khớ tưng bừng của ngày hội với tiếng khốn tiếng sỏo dỡu dặt, thiết tha đó đỏnh thức tõm hồn của Mị, giỳp Mị thoỏt khỏi tỡnh trạng thờ ơ, nguội lạnh trước đõy. + "Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lộn lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bỏt". Trong trạng thỏi vừa say vừa tỉnh, lũng Mị sống về ngày trước, bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của đời thiếu nữ. Mị thấy lũng mỡnh phơi phới trở lại và thấy vui sướng như những đờm Tết ngày trước. Tõm trạng vui sướng ấy vừa xuất hiện thỡ nỗi buồn tủi cũng đến theo. Mị ý thức được cảnh ngộ ộo le của mỡnh: "A Sử với Mị, khụng cú lũng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!". í nghĩ về cỏi chết lại xuất hiện. + Tiếng gọi bạn yờu lơ lửng ngoài đường thụi thỳc Mị, khiến Mị như quờn cảnh ngộ của mỡnh và Mị hành động như người tự do. Mị xắn mỡ bỏ thờm vào đĩa đốn cho sỏng, Mị vấn lại túc, lấy chiếc vỏy hoa và chuẩn bị đi chơi. + Trong lỳc lũng yờu đời đang trỗi dậy mónh liệt cũng là khi Mị bị vựi dập phũ phàng. A Sử biết ý định của Mị, hắn trúi Mị vào cột nhà rồi ra đi. + Trong búng tối, Mị vẫn nghe tiếng sỏo đa Mị đi theo những cuộc chơi. Tõm hồn Mị sống trong khụng khớ của ngày hội, sống với lời ca tiếng hỏt ngọt ngào, Mị vựng bước đi nhưng tay chõn đau khụng cựa được. Mị ý thức được cảnh ngộ, thõn phận khổ đau, tủi nhục, và thổn thức nghĩ mỡnh khụng bằng con trõu, con ngựa. + Suốt đờm, Mị lỳc mờ, lỳc tỉnh. Đến sỏng Mị bừng tỉnh và cựa quậy, xem mỡnh cũn sống hay chết. Tõm trạng lo sợ đó thể hiện ý thức về sự sống. Sức sống đó trỗi dậy trong lũng Mị để sau này Mị cú những hành động mạnh mẽ, quyết liệt vượt thoỏt khỏi hoàn cảnh nụ lệ khổ đau. Câu 2: Diễn biến tâm trạng của Mị khi cởi trói cho A Phủ. + Trước cảnh A Phủ bị trói, ban đầu Mị hoàn toàn vô cảm: "Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay". + Thế rồi, "Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ". Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đã giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình. Thương người và thương mình đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà Thống lí, tất cả đã khiến cho hành động của Mị mang tính tất yếu. + Tất nhiên, Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ. Mị sợ mình bị trói thay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy". Khi đã chạy theo A Phủ, cái ý nghĩ ấy vẫn còn đuổi theo Mị: "ở đây thì chết mất". Nỗi lo lắng của Mị cũng là một khía cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh vùng thoát khỏi số phận mình. Câu 3 : Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn. (Tham khảo câu 1, 2). Câu 4: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn? * Giá trị hiện thực: - Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi. - Bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian. - Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp. - Những trang viết chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi. * Giá trị nhân đạo: - Cảm thông sâu sắc đối với người dân. - Phê phán gay gắt bọn thống trị - Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người. - Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con người. - Chỉ ra con đường giải phóng người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm. 3. Tác phẩm Rừng Xà nu (Nguyễn Trung Thành). Câu 1: ý nghĩa hình tượng “Rừng Xà nu”? - ý nghĩa tả thực: + Sự tàn phá của bom đạn kẻ thù đối với Rừng Xà nu (Dẫn chứng SGK). + Sức sống mãnh liệt của Rừng Xà nu. - ý nghĩa biểu tượng: + Những mất mát đau thương của dân làng Xô man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung. + Sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất kiên cường của con người Tây Nguyên. Câu 2 : Cảm nhận của em về hình ảnh Đôi bàn tay T’nú. - Đôi bàn tập trung ý chí, sức mạnh tinh thần của con người Tây Nguyên. + Khi còn nhỏ, học chữ, tự lấy đá đập vào đầu. . . + Khi bị địch tra tấn, mười ngón tay như mười ngọn đuốc sống : tố cáo tội ác kẻ thù; soi sáng ý chí kiên cường của T’nú. + T’nú đã biến đôi bàn tay chỉ còn mỗi ngón hai đốt trở thành bàn tay quả báo: Bóp chết tên chỉ huy đồn giặc; tiếp tục cầm súng chiến đấu, . . Câu 3: Phân tích hình tượng con người Tây Nguyên, thể hiện qua truyện ngắn “Rừng Xà nu”. Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man. Âm hưởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này. Tnú có cuộc đời tư nhưng không được quan sát từ cái nhìn đời tư. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú. + Phẩm chất, tính cách của người anh hùng: - Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết). - Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành). + Số phận đau thương: không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay). + Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn. + Số phận của người anh hùng gắn liền với số phận cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí thì cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy. + Khi bị địch tra tấn, mười ngón tay như mười ngọn đuốc sống : tố cáo tội ác kẻ thù; soi sáng ý chí kiên cường của T’nú. + T’nú đã biến đôi bàn tay chỉ còn mỗi ngón hai đốt trở thành bàn tay quả báo: Bóp chết tên chỉ huy đồn giặc; tiếp tục cầm súng chiến đấu, . . Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn. * Các nhân vật khác: cụ Mết, Mai, Dít, Heng. + Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung. + Cụ Mết "quắc thước như một cây xà nu lớn" là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi. + Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh. + Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng. 4. Tác phẩm : Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). Câu 1 : Phân tích và so sánh tính cách của nhân vật Việt và Chiến. Hai chị em Chiến và Việt. + Nét tính cách chung của hai chị em: - Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má). - Hai chị en có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc. - Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm - Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù". - Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân). + Nét riêng ở Chiến: - Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng" của chú Năm, - Tính cách "người lớn" ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu giặc, đi tòng quân nhưng cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em hết trừ việc đi tòng quân. Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc . + Nét riêng ở Việt: - Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. - Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu. - Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc "lăn kềnh ra ván cười khì khì", lúc lại rình "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay". - Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm gương soi còn Việt lại đem theo nột chiếc súng cao su. - Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên một anh hùng (ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình. Khi trở thành một chiến sĩ, mặc dù chỉ có một mìh, với đôi mắt không còn nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm ăn thua sống mái với quân thù) Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ. * Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống. Câu 2: Những biẻu hiện của khuynh hướng sử thi qua truyện ngắn. + Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu ước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương. + Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. + Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. + Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về mọt gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương. + Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. 5. Tác phảm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu). Câu 1: Cảm nhận của em về hình tượng người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn. Tác giả gọi một cách phiếm định “người đàn bà”. Điều tác giả gây ấn tượng chính là số phận của chị. + Ngoại hình: ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”. + Một số phận bất hạnh: người đàn bà gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng. Bà thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh không kêu một tiếng, không chống trả, không trốn chạy, “tình thương con cũng như nỗi đau, sự thâm trầm trong cái việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng để lộ ra bên ngoài”.... + Một nhân cách cao đẹp: sự cam chịu đáng chia sẻ, cảm thông. => Trong người đàn bà ấy là bóng dáng bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha. Câu 2: Trình bày hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong truyện ngắn. * Phát hiện thứ nhất: Thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, tươi mát, hài hoà với con người -> vừa mang vẻ đẹp cổ kính vừa khoáng đạt, tinh khôi vừa mang đậm hơi thở cuộc sống. - Tâm trạng : bối rối, trái tim như bị bóp chặt, cái đẹp là đạo đức. . . => Hạnh phúc tràn ngập, tâm hồn được gột rửa khi khám phá ra nét đẹp nghệ thuật chính là sự hài hoà với cái Thiện và Mĩ. => Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là sự bất ngờ lí thú trước vẻ đẹp ngoại cảnh của chiếc thuyền ngoài xa : vẻ đẹp tự nhiên, hoà hợp kì lạ giữa cảnh vật và con người đơn giản nhưng hoàn mĩ. * Phát hiện thứ hai: - Chiếc thuyền đẹp như mơ >< Người đàn bà xấu xí, thô kệch, mệt mỏi, cam chịu. Người đàn ông dữ dằn, độc ác, quật thắt lưng vào lưng vợ. Thằng Phác như viên đạn nhảy xổ vào gã đàn ông. - Sự việc đánh vợ diễn ra thường xuyên. => Phát hiện bức tranh hiện thực cuộc sống đầy bất ngờ, nghịch lí như câu chuyện cổ quái đản. => Đằng sau cái đẹp không chỉ là Thiện, Mĩ, Đạo đức mà còn có cả những cái tàn bạo, bất công, ngang trái => Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo- thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ mộng” đó.
Tài liệu đính kèm: