Xây dựng đáp án ôn thi tốt nghiệp THPT - Chuyên đề 3.1

Xây dựng đáp án ôn thi tốt nghiệp THPT - Chuyên đề 3.1

Đề1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài " Đàn ghi ta của Lor-ca"

" Tây Ban Nha

máu chảy"

* Nội dung: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca

Nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.

- Người nghệ sĩ tài hoa và phóng khoáng, yêu tự do: "hát nghêu ngao"

- Những hình ảnh thực diễn tả cái chết thảm khốc của Lor-ca: "áo choàng bê bết đỏ"

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng đáp án ôn thi tốt nghiệp THPT - Chuyên đề 3.1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đàn ghi ta của lor - ca
 (Thanh Thảo)
Đề1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài " Đàn ghi ta của Lor-ca"
" Tây Ban Nha
máu chảy"
* Nội dung: 	Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca
Nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.
- Người nghệ sĩ tài hoa và phóng khoáng, yêu tự do: "hát nghêu ngao"
- Những hình ảnh thực diễn tả cái chết thảm khốc của Lor-ca: "áo choàng bê bết đỏ"
- Xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân, về cái đẹp bị huỷ diệt.
* Nghệ thuật:
- Một loạt các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
" tiếng ghi ta nâu"
" tiếng ghi ta lá xanh"
"tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan"
 	tiếng đàn bàng hoàng, chao đảo
- Nghệ thuật đối lập: giữa cái tự do, vô tư của nghười nghệ sĩ và sự tàn bạo của kẻ thủ (hát nghêu ngao/áo choàng bê bết đỏ)
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: (9 dòng cuối)
" đường chỉ tay đã đứt
 li la li la li la"
* Nội dung: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Ga-xi-a Lor-ca.
- Cuộc đời ngắn ngủi, thế giới vô cùng để cho Lor-ca có được một sự giải thoát thực sự và không trở thành một bức tường kiên cố cản trở sự cách tân nghệ thuật của những người đến sau (đường chỉ tay đã đứt, Lor-ca bơi sang ngang)
- Các hành động: "ném lá bùa", "ném trái tim" - tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chon.
 Xót thương, tiếc nối cuộc đời Lor-ca bằng tình cảm chân thành, sự kính trọng và tri âm của Thanh Thảo.
* Nghệ thuật:
- Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
- Chuỗi âm thanh luyến láy li la li la li la
II. Sóng
 (Xuân Quỳnh)
Đề 1: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.
* Cảm nhận chung về hình tượng sóng
- Sóng là nhan đề và cũng là hình tượng nghệ thuật trung tâm của bài thơ được miêu tả bằng phép tu từ ẩn dụ nhân hoá, điệp nghữ, đối lập, được đặt trong mối quan hệ với nhân vật "em". Tác giả đi từ quy luật tự nhiên của sóng để thể hiện quy luật tình cảm của con người.
- Con sóng là hoá thân của cái tôi trữ tình, có lúc hoà nhập, có lúc phân thân với "em". "Em" soi vào sóng để hiểu tình yêu của mình và nhờ sóng nói hộ tình yêu.
* Khổ1 và 2:
- Sóng được nói đến với nhưng trạng thái phức tạp, thậm chí đối lập nhau.
 tâm trạng người con gái đang yêu không đơn thuần mà rất phức tạp, phức tạp đến khó lí giải.
- Sóng tự tìm ra bể để đến với không gian mênh mông, khoáng đạt hơ
 Khi yêu người con gái cũng muốn vượt qua sự tù túng, tầm thương, chủ động đến với tình yêu
- Sóng không thay đổi cũng như tình yêu là khát vọng muôn thuở của con người, của tuổi trẻ.
* Khổ 3 và 4:
- Không ai biết tường tận nơi bắt đầu của sóng đứng trước tình yêu cũng như đứng trước muôn trung sóng bể, khó có thể tìm được nguồn gốc của tình yêu - nó cũng lạ lùng và bí ẩn như tự nhiên.
* Khổ 5 và 6:
- Sóng luôn nhớ bờ bằng cả chiều sâu và chiều rộng nỗi nhớ của "em" - đặc điểm nổi bật nhất cảu tình yêu. Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (cả trong mơ còn thức).
* Khổ 7 và 8:
- Sóng luôn tới bờ dù hành trình ngoài đại dương gặp nhiều trở ngại.
 Tâm lí chung của người phụ nữ khi yêu: khao khát, niềm tin về một tình yêu chung thuỷ.
* Khổ 9:
- Sóng luôn hoà vào biển lớn để tồn tại vĩnh hằng khát vọng hoá thân cho tình yêu để tình yêu sống mãi.
=> Từ hình tượng sóng hiểu tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ: có một tình yêu mãnh liệt, một tấm lòng minh bạch không chấp nhận những nhỏ hẹp tầm thường.
* Nghệ thuật cảu bài thơ:
- Âm điệu của những con sóng, lớp sóng tạo bởi thể thơ 5 chữ, sử dụng thanh điệu, ngắt nhịp, phối âm linh hoạt.
- Các cặp từ, vế câu liền kề, hô ứng
- Cấu trúc tương đồng hoà hợp giữa hai hình tượng sóng và em.
III. Đất nước
 (Nguyễn Khoa Điềm)
Đề 1:Cảm nhận của anh( chị) về đoạn thơ sau trong đoạn trớch Đất Nước (trớch trường ca Mặt đường khỏt vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
 “ Khi ta lớn lờn Đất Nước đó cú rồi
Đất Nước cú từ ngày đú”
Nội dung: 
Cõu 1& 2: Tỏc giả đưa ra và trả lờicõu hỏi Đất Nước cú từ bao giờ? Đất nước cú từ rất lõu đời, từ rất xa xưa với một bề dày lịch sử, truyền thống văn húa.
7 cõu cũn lại : Đất nước cú từ đõu? 
+ ĐN hiện hữu trong mọi mặt cuộc sống của nhõn dõn:
. Phong tục văn húa ( miếng trầu bà ăn, bỳi túc của mẹ) 
 	 . Truyền thuyết Thỏnh Giúng gắn với lịch sử giữ nước.
	 . Tènh nghĩa thủy chung của cha mẹ.
	 . lao động vất vả
	 + Đất nước rất gần gũi, cụ thể và bỡnh dị qua những hỡnh ảnh thõn thuộc ( cõy tre, cỏi kốo, cỏi cột, hạt gạo..)
Nghệ thuật:
Phộp điệp ngữ, từ ĐN viết hoa để tụ đậm chủ đề, thể hiện thỏi độ trõn trọng đối với đất nước.
Những trạng từ chỉ thời gian để khơi mạch cảm xỳc về đất nước từ quỏ khứ, hiện tại đến tương lai.
Chất liệu văn học, văn húa dõn gian, chất liệu đời thường,thể thơ tự do
Đề 2: Cảm nhận của anh (chị ) về đoạn thơ sau:
 “Đất là nơi anh đến trường
Khụng gian mờnh mụng”.
Nội dung:
4 cõu đầu: Tỏc giả cảm nhận ĐN là những gỡ cụ thể, gần gũi, thõn thiết đối với mỗi con người.
+ Tỏc giả vận dụng chất liệu đời thường: nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hũ hẹn-> ĐN gần gũi, thõn thiết.
+ Vận dụng ca dao: -> ĐN trở nờn gợi cảm và thõn thiết.
4 cõu tiếp: ĐN khụng chỉ cụ thể gần gũi, thõn thiết mà cũn rất lớn lao, sõu xa, vĩ đại.
+ Tỏc giả vận dụng chất liệu ca dao, dõn ca miền Trung gợi lờn hỡnh ảnh ĐN lớn lao với nỳi cao, biển rộng, sụng dài.
+ Sử dụng cỏc từ lỏy “đằng đẵng”, “ mờnh mụng” gợi hỡnh ảnh ĐN lớn lao, kĩ vĩ cú chiềudài đằng đẵng của thời gian, cú chiều rộng mờnh mụng của khụng gian.
Nghệ thuật: 
Từ ĐN tỏch ra, khi lặp lại nhiều lần để tụ đậm chủ đề, gợi lờn khỏi niệm ĐN.
Nhiều cụm từ khẳng định để nhấn mạnh định nghĩa mỡnh đưa ra.
Giọng thơ vừa dạt dào cảm xỳc, trữ tỡnh vừa mang sắc thỏi chớnh luận để thuyết phục người đọc.
Đề 3: Phõn tớch đoạn thơ sau:
“ Cể biết bao người con gỏi con trai
.Nhưng họ làm ra Đất Nước ằ
Nội dung : 
Tỏc giả ca ngợi những phẩm chất của nhõn dõn để khẳng định nhõn dõn làm nờn ĐN.
Cỏc đại từ : người con gỏi, con trai, ta-> nhấn mạnh tầng lớp đụng đảo trong xó hội ở mọi thế hệ đó làm nờn bề dày lịch sử cho ĐN.
ô  giản dị và bỡnh tõm ằ : Ca ngợi phẩm chất nhõn dõn, sống giản dị khụng nổi danh, sẵn sàng hi sinh sự sống, cả tờn tuổi ĐN.
Anh hựng nổi danh và vụ danh đềutừ nhõn dõn mà ra.
Chủ đề : Đất Nướccủa nhõn dõn.
Nghệ thuật : 
Sử dụng cõu khẳng định, cỏc vế cõu hụ ứng.
Thể thơ tự do, nhịp điệu thơ linh hoạt, kết hợp chớnh luận và trừ tỡnh, suy tưởng và cảm xỳc.
IV. Tây Tiến (Quang Dũng).
Đề 1 : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? 
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
 .. .. . . . . . .. 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
* Khái quát về nỗi nhớ.
- Ba hình ảnh hiện về trong nỗi nhớ: Sông Mã, Tây Tiến, rừng núi.
- Điệp từ “nhớ” + “Chơi vơi” -> nỗi nhớ dàn trải, tha thiết, gợi khoảng cách về không gian, thời gian.
* Câu 3,4: Vẻ đẹp của người lính trên đường hành quân.
- Sương lấp đoàn quân mỏi: Sự gian lao của người lính trên đường hành quân.
- Hoa về trong đêm hơi: Vộn cảm nhận được vẻ đẹp của núi rừng.
* Câu 5->8: Bức tranh thiên nhiên miền Tây:
- Từ láy tạo hình : diễn tả sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây.
- Hình ảnh  Súng ngửi trời : thể hiện sự tinh nghịch, ngộ nghĩnh của người lính, vẫn vui đùa trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
- Phép đối : Ngàn thước lên cao> Diễn tả dốc núi vút lên đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
- Câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi : Dùng toàn thanh bằng -> Vẻ đẹp thơ mộng, yên bình của bản làng Tây Bắc, cũng là tâm hồn cua rngười lính vẫn hướng về cuộc sống đời thường.
* Câu 9-> 12 : Vẻ đẹp của người lính trong tư thế hi sinh.
- Từ láy : chiều chiều, đêm đêm cùng những hình ảnh thác gầm thét, Cọp trêu người -> Những khó khăn và những nguy hiểm nối tiếp nhau.
- Cách nói giảm : Không bước nữa, bỏquên đời : Cái chết nhẹ nhàng nhưng vẫn thiêng liêng trang trọng.
* Hai câu cuối : Khẳng định, kết lại nỗi nhớ.
 Nhớ ôi !...
 - Nỗi nhớ da diết của tác giả và những người lính Tây Tiến.
 - Nhớ về những kỉ niệm của cuộc sống đời thường ấm áp : cơm lên khói, thơm nếp xôi.
Đề 2 : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
. . . . . 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
 * 4 câu đầu: Nỗi nhớ của tác giả và vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây tiến trước cuộc sống, con người miền Tây.
- Cảnh đêm hội: lung linh, huyền ảo.
- Tâm trạng người lính Tây Tiến : ngạc nhiên, ngỡ ngàng, say mê, vui sướng.
* 4 câu sau: Vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây tiến Trước thiên nhiên miền Tây và nỗi nhớ của tác giả:
 - Với ngòi bút gợi tả, thiên nhiên miền Tây hiện lên hoang sơ nhưng mĩ lệ và nên thơ.
 - Câu hỏi tu từ: có thấy, có nhớ: nỗi nhớ tha thiết của tác giả về thiên nhiên miền Tây.
Đề 3 : Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến ? 
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
. . . . . . . . . .
Sông Mã gầm ên khúc độc hành”
* Câu 1,2: Người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp bi tráng.
* Câu 3,4: Với bút pháp lãng mạn, người lính Tây tiến hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn: Bên cạnh giấc mộng chiến sĩ, họ còn nhớ nhung, mơ tưởng về quê hương, nhớ về người yêu- những cô gái xinh đẹp.
* Câu 5- >8: Vẻ đẹp trong tư thế hi sinh của người lính Tây Tiến, tình cảm của nhà thơ với đồng đội của mình:
 - Sử dụng từ ngữ Hán Việt: gợi không khí trang trọng, thiêng liêng.
 - Câu thơ Rải rác . . . . .: Phản ánh hiện thực, tô đậm sự hi sinh cao đẹp của người lính Tây tiến.
 - Câu thơ áo bào thây chiếu . . .. : Sử dụng phép nói giảm, câu thơ bớt đi sự nặng nề, giảm nhẹ nỗi đau mất đồng đội -> Cách nói lãng mạn.
 - Câu cuối: Tiếng gầm của dòng sông Mã, biểu tượng cho thiên nhiên miền Tây -> Tạo âm hưởng trầm hùng cho đoạn thơ, như lời đưa tiễn linh hồn những người lính.
V. Việt Bắc (Tố Hữu).
Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
“ Mình về mìnhcó nhớ ta
.......................................
Cầm tay nhau biết nóigì hôm nay”.
* Nội dung : 
 Bốn câu đầu:
 - Lời hỏi tha thiết mặn nồng của người ở lại với người ra đi về xuôi.
 - Gợi nỗi nhớ tha thiết về một thời kì CM, vùng CM.
 Bốn câu sau: Câu trả lời trĩu nặng nghĩa tình của người ra đi về xuôi:
 - Tâm trạng của người chia tay: Nhớ nhung vương vấn.
 - Cảnh chia tay lưu luyến, bịn rịn, không biết nói sao cho hết tình cảm của hai người.
 => Tình cảm CM và đạo lí CM.
* Nghệ thuật:
 - Kết cấu đối đáp, giọng điệu trữ tình, ngọt ngào.
 - Điệp từ Nhớ, đaịi từ Mình- Ta.
 - Sử dụng từ láy, câu hỏi tu từ, hình ảnh hoán dụ, . . . .
Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ VB của Tố Hữu?
Mình đi có nhớ những ngày
. . . .. . . . . . .. . 
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
* Nội dung: 
 - Câu 1,2: Câu hỏi gợi nhớ những tháng ngày kháng chiến ở VB.
 - Câu 3-> 6: Câu hỏi gợi nhớ không gian, thiên nhiên VB.
 - Câu 7,8: Câu hỏi gợi nhớ cuộc sống, con người VB.
 - Cau 9->12: Câu hỏi gợi nhớ kỉ niệm kháng chiến và những địa danh VB.
* Nghệ thuật: 
 - Kết cấu đối đáp, giọng điệu trữ tình ngọt ngào.
 - Phép tương phản, đối lập.
 - Phép ẩn dụ, hoán dụ.
 - Điệp từ “nhớ”, đại từ “mình”, . . . .
Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ VB của TH?
“Ta về mình có nhớ ta
. . . . . . . . . .
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
* Nội dung: 
 - Hai câu thơ đầu: Khái quát nỗi nhớ: Nhớ thiên nhiện, con người VB.
 - Câu 3,4: Bức tranh VB mùa đông có cảnh vật, màu sắc, đường nét, màu sắc, đường nét đầy sức sống. Con người lao động rực rỡ giữa thiên nhiên.
 - Câu 5,6: Bức tranh VB mùa xuân đẹp, tinh khiết. Người lao động cần mẫn, uyển chuyển.
 - Câu 7,8: Bức tranh VB mùa hạ: bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hoà giữa sắc màu rực rỡ của hoa phách với âm thanh rộn rã của núi rừng. Con người trong tư thế lao động với vẻ đẹp trẻ trung.
 - Câu 9,10: Bức tranh VB mùa thu: Có vẻ đẹp nên thơ, tinh khiết. Con người xuất hiện qua âm thanh tiếng hát -> Vẻ đẹp của người VB: nghĩa nặng tình sâu.
* Nghệ thuật: 
 - Kết cấu đối đáp, giọng điệu trữ tình ngọt ngào.
 - Điệp từ “nhớ”.
 - Kết cấu cân xứng, . . .
Đề 4: Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ VB của TH?
“Những đường Việt Bắc của ta
. . . . . . . . . . . . . . .
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
 - VB hào hùng trong chiến đấu với khí thế ra quân mạnh mẽ, sôi nổi, lập chiến công lẫy lừng.
 - Niềm vuui, niềm tự hào trước sức mạnh và thắng lợi to lớn của nhân dân ta.
 - Khái quát: Đoạn thơ mang âm hưởng anh hùng ca. Với hình ảnh đậm chất sử thi và ngôn ngữ chọn lọc, giàu sức biểu đạt, tác giả đã khắc hoạ thành công hình ảnh VB anh hùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, biểu lộ niềm tự hào về sức mạnh dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de 3(1).doc