Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc và những hoạt động kinh tế

Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc và những hoạt động kinh tế

Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc và những hoạt động kinh tế

1. Các giai đoạn phát triển chính

Thời kì này được xác định từ sơ kì thời đại đồng thau đến sơ kì đố sắt. Về thời gian từ thiên niên kỉ thứ 2 trước công nguyên đến vài ba thế kỉ sau công nguyên đây là thời kì hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam .Thời kì dựng nước là sự phát triển liên tục của các nền văn hóa Phùng NGuyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.

Trong văn hóa Phùng Nguyên, tồn tại nửa thiên niên kỉ thứ 2 trước Công nguyên, đồng thau mới xuất hiện người ta đã tìm thấy những dấu tích của lò luyện đồng thau (cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy khuân đúc đồng thau của thời kì này), đó là hợp kim của đồng và thiếc, mở đầu cho cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất.

 

doc 9 trang Người đăng hien301 Lượt xem 22585Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc và những hoạt động kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa Văn Lang - Âu Lạc và những hoạt động kinh tế 
1. Các giai đoạn phát triển chính
Thời kì này được xác định từ sơ kì thời đại đồng thau đến sơ kì đố sắt. Về thời gian từ thiên niên kỉ thứ 2 trước công nguyên đến vài ba thế kỉ sau công nguyên đây là thời kì hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam .Thời kì dựng nước là sự phát triển liên tục của các nền văn hóa Phùng NGuyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.
Trong văn hóa Phùng Nguyên, tồn tại nửa thiên niên kỉ thứ 2 trước Công nguyên, đồng thau mới xuất hiện người ta đã tìm thấy những dấu tích của lò luyện đồng thau (cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy khuân đúc đồng thau của thời kì này), đó là hợp kim của đồng và thiếc, mở đầu cho cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất.
Trong thời kì này kĩ thuật chế tác đá đã đạt đến đỉnh cao về kĩ thuật và nghệ thuật. Với nhũng kĩ thuật mài, cưa, khoan, tiện đáđã sản xuất ra các công cụ bằng đá có hiệu quả cao so với các loại công cụ đá trước đây, đã dưa nông nghiệp trồng lúa nước lên đến trình độ cao và khẳng định nền nông nghiệp lúa nước đầu tiên ở nước ta.Các bộ lạc Phùng NGuyên là các cư dân biết trồng lúa nước và chăn nuôi các loài gia súc gia cầmcác nghề thử công cũng phát triển như đan lát, xe sợi, dệt vải, đều phát triển.Đồ gốm đã được sản xuất dung kĩ thuật bàn xoay, làm bằng đất sét mịn không pha cát, thành mỏng, đều, với hoa văn đẹp đồ gốm có nhiều chủng loại như nồi vò, vại, bát, đĩaNền kinh tế còn mang nặng tính chất nguyên thủy.
Những công xã thị tộc mẫu quyền đã bắt đầu tan rã thành các công xã thị tộc phụ quyền.
Văn hóa Phùng Nguyên đã phân bố trên một địa bàn rộng lớn các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của nó ở các tỉnh như VĨnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Phòng.
Tiếp đến là giai đoạn Đồng Đậu, cũng được phân bố giống như địa bàn của văn hoa Phùng Nguyên và tồn tại ở nủa sau thiên niên kỉ thứ 2 trước công nguyên.số lượng các công cụ và vũ khí bằng đá vẫn chiếm ưu thế các công cụ và vũ khí bằng đồng chiếm khoảng 1/5 được phân bố ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây,Hà Bắc, Hà Nội.
Giai đoạn Gò Mun tồn tại ở cuối thiên niên kỉ thứ 2 đến đầu thiên niên kỉ thứ nhất, các công cụ và vũ khí bằng đồng đã chiếm ưu thế, khoảng 50% số lượng các công cụ và vũ khí.Đồ gốm thường dày độ nung cao gần như sành, các di tích Gò Mun được phân bố cùng địa bàn với văn hóa Phùng Nguyên và Đồng Đậu.
Đến giai đoạn Đông Sơn ở vào đầu khoảng thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên cho đến hai, ba thế kỉ sau công nguyên .Các dấu tích của thời đại văn hóa Đông Sơn được trải rộng khắp bằng trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trên các con sông Hồng, Mã, Cả.Không chỉ dừng lại ở các vùng trung du và ven trung du mà còn tràn đên các vùng đồng bằng thuộc các tỉnh như ; Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, đồng bằng Thanh Nghệ - Tĩnh.Đây là thời kì đò đồng đã phát triển rực rỡ, đồng thời là sơ kì đồ sắt.
Ở phía Nam từ Thừa Thiên - Huế vào đến Đồng Nai có một nền văn hóa khác cũng thuộc thời đại đồ sắt, tương đương về mặt niên đại với văn hóa Đông Sơn đó là văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh được phát triển lên bởi nền văn hóa sớm hơn đó là văn hóa Tiền Sa Huỳnh.  
Sự hình thành văn hóa Tiền Đông Sơn và phát triển lên văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam được coi là một quá trình liên tục để hình thành nên các cốt lõi của của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của họ.Còn sự phát triển của của văn hóa Sa Huỳnh có liên quan tực tiếp tới sự ra đời và hình thành các tộc người Chăm.
Nhưng do yêu cấu của đề tài là tìm hiểu về tư tưởng thời Văn Lang – Âu Lạc nên chỉ đề cập tới sự phát triển của nề văn hóa tư Tiền Đông Sơn đên Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam nhằm tìm ra những tư tưởng cốt lõi của của người Việt cổ tổ tiên của chúng ta.
Trong thòi kì Tiền Đông Sơn đặc điểm văn hóa địa phương còn khá rõ ràng, phản ánh thời kì tồn tại một nhóm bộ lạc hay liên minh bộ lạc giữa các vùng.Còn đến văn hóa Đông Sơn thì đã xuất hiện một tính thống nhất văn hóa lớn trên một khu vực rộng.Đây có thể coi là một đặc trưng của giai đoạn hình thành quốc gia Văn Lang.
Trong tời kì này mặc dù nền văn hóa mang tính địa phương rõ rệt nhưng nó vẫn diễn ra quá trình giao thoa văn hóa mạnh mẽ.Chính sự giao lưu này đã tạo điều kiện cho sự phát tương đối đồng đều về kĩ thuật trong thời đại đồ đồng.Nhiều hiện vật ở nhiều nơi khác nhau cũng có chung những nét tương đồng với nhau cả về kĩ thuật lẫn hoa văn trang trí.
2. Các hoạt động kinh tế 
2.1 Nông nghiệp
Nhìn chung đồ đòng đã đạt đến mức hoàn hảo về nghệ thuật và kĩ thuật.Giai đoạn này xuất hiện nhiều dụng cụ, công cụ, đồ dùng, đồ trang sức,bằng đồng, trong đó có các nông cụ như: lưỡi cày, cuốc thuổng, dao, rùitrong nghề thủ công có : đục, nạo, rũa, khắc, kimcác vũ khí bằng đồng như rùi, dao, kiếm, mũi tên, mũi lao..đồ đá được sản xuất phần lớn là đò trang sức.
Hầu hết các nông cụ đã được thay thế bằng đồng, và một số nông cụ như cày cuốc, thuổng bằng sắt. Chiêc riù đá và riù đồng tìm thấy rất nhiều trong các di chỉ khảo cổ học đầu tiên được dùng để làm công việc của cái cuốc sau này. Nói cách khác cư dân Văn Lang đã dùng rìu đá và rìu đồng để cuốc đất. Sang giai đoạn Đông Sơn trên cơ sở nghề luyện kim phát triển ngươi dân đã biết dùng công cụ bằng đồng vào việc canh tác. Khi cày ruộng cư dân nước Văn Lang đã biết dùng cày đồng và khi gặt thì dùng lưỡi hái bằng đồng một số nơi vẫn thấy xuất hiện cuốc đá. Người Việt cũng đã biết sử dụng sức kéo của trâu dùng kéo cày hoặc kéo gỗ.  
 Những điều trên phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp trong đó nông nghiệp lúa nước giữ vai trò chủ đạo tạo nên nền “văn minh lúa nước” hay nền “văn minh sông Hồng”. Người Việt có hai loại lúa là lúa nếp và lúa tẻ,trong đó có hàng trăm giống lúa và có hai hình thức canh tác chính đó là làm rẫy và làm ruộng.
Ngoài cây lúa là cay lương thực chính còn có các loại cây trồng khác như khoai, sắn, bông, dâu tằm các loại cây ăn quả.
Thời kì thứ nhất người Hùng Vương đã biết đến nghề đánh cá tập trung nhiều ở nhũng vùng ven sông, ven biển ven hồ. Các di chỉ tìm được như chì lưới, lưới, mảnh gốm mang hình cá đã chúng minh điều đó.
Suốt thời đại Hùng Vương do rừng rậm còn nhiều cho nên nghề săn bắn vẫn còn tồn tại. Nhưng càng về sau nghề săn bắn đã giảm bớt vai trò của nó trong đời sống hằng ngày của người  dân.
Người Việt cổ đã biêt đắp đê ven con sông Mã và sông Hồng để ngăn lũ lụt phá hoại mùa màng.Tuy nhiên hệ thống đê điều này còn rất đơn giản chưa trở thành một hệ thống hòan chỉnh hàng năm nước lũ dâng lên lại đưa vào đồng ruộng một lớp phù sa màu mỡ có thể thay cho các loại phân bón.Kiểu canh tác này rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa nước.Những chân ruộng dược phù sa bồi đắp hàng năm như vậy rất màu mỡ đất đai tơi xốp dễ canh tác, cư dân chi việc :dùng chân dẫm cho cỏ sụt bàn rồi mới cấy lúa” (Lĩnh Nam chích quái). 
Sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp trồng lúa nước dẫn tới hệ quả quan trọng là cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã định cư ở nhũng vùng cụ thể tạo thành một dải đất quần cư kéo dài từ Hoàng Liên Sơn đến vùng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.Công cuộc chinh phục những vùng đồng bằng ven biển đã được bắt đầu.Diện tích canh tác mở rộng  trung tâm kinh tế đã dần chuyển dịch về đồng bằng.Những nơi có điêu kiện thuân jlowij cư dân sống rất đông đúc ở đó hình thành nên xóm làng kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.Bên cạnh đó còn có các nghề khác nữa như trồng dâu nuôi tằm làm vườn trồng rau củ quả, thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm.Các loài vật được nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, dê, chó, mèo, ngựa vừa lấy thịt vừ lấy sức kéo phục vụ trong nông nghiệp.
Trong thời kì này hoạt động săn bắn, hái lượm vẫn tiếp tục tồn tại nhưng bị đẩy xuống hàng thứ yếu.Nghề đánh cá cũng đã phát triển, dụng cụ đánh cá gòm có chài, lưới, câu
2.2 Thủ công nghiệp
Gồm có các ngành chủ yếu như:
Nghề gốm
Nghề chế tác đá nghề này có từ rất lâu đời trước kia nghề chế tác đá có vai trò rất lớn trong đời sống lao động và sinh hoạt của người dân bởi nó trực tiếp làm ra công cụ lao động  nghề chế tác đá càng phát triển thì nên kinh tế nguyên thủy càng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Nếu như trước kia nghề chế tác đá tập trung vào lĩnh vực làm ra công cụ lao động phục vụ sản xuất thì dến thời kì này nghề chế tác đá lại mai một dần đi bởi công cụ bằng đá đã được thay bằng công cụ đồng và sắt có nhiều ưu điểm hơn.Những người thợ đá không chế tạo ra công cụ đá nũa, thay vào đó họ chuyển sang làm đồ trang sức, mĩ nghệ.Các công cụ sản xuất nói chung thường được chế tác bằng đá spilit và quartzit thường có màu trắng xám hoặc xanh đen.Còn đồ trang sức thì chế bằng đá amphibolit và đá nêphrít mặt ngoài trông như sừng có màu xanh biếc hoặc tím hồng rất đẹp. Người thời Hùng Vương đã chế các công cụ sản xuất và các đồ trang sức chủ yếu bằng cách cưa đá khoan đá, tiện đá, rồi mài nhẵn và đánh bóng.  
Đồ gốm thời Hùng Vương khá phong phú.Tất cả đều thuộc loại gốm thô.Ta có thể chia gốm thời đại này thành hai thời kì : thời kì Phùng Nguyên và thời kì Đông Sơn. Chất liệu của gốm thời kì Phùng Nguyên là đất sét pha cát mịn và vụn bã động vật, thực vật. Xương gốm thanh nhẹ nhưng dễ vỡ và thấm nước.Gốm Đông Sơn chất liệu đã có sư khác biệt đất sét pha cáct tương đối mịn hơn, chứa ít tạp chất hữu cơ hơn.Đồ gốm cứng và khó thấm nước.Tuy nhiên chất liệu gốm còn phụ thuộc vào nơi sản xuất. Chẳng hạn như gốm Thanh Hóa, gốm Vĩnh Phú có nhiệt độ nung rất cao, khoảng 500 – 600°C. Đất sét đồ gốm Thiệu Dương lấy ở tầng nông có nhiều tạp chất còn đất sét ở Vĩnh Phú ít tạp chất hơn nhiệt độ nung cũng cao hơn khoảng 800 - 900°C nên cứng hơn ít thấm nước hơn.
Nghề làm gốm giai đoạn này có thêm bước phát triển mới, người thợ đã biết làm xương gốm bàng cách trộn đất sét pha cát với một ít bã động , thực vật để khi nung ít biến dạng và dạn nứt, chịu được độ nung cao và trang trí các hoa văn đẹp.Nghệ thuật làm gốm bằng bàn xoay được cải tiến. Cách tạo hoa văn cũng rất khác biệt trước và có các cách tạo như ; chải, rạch, đập, in, ấn, ghép..
Nghề đúc đồng
Nghề đúc đồng cũng có những chuyển biến, từ sản phẩm đồng thau bằng hợp kim đòng - thiếc, đến sản phẩm đồng thau được sản xuất bằng hợp kim đồng - thiếc - chì.Trừ các công cụ nhỏ có mũi nhọn được chế tạo bằng phương pháp rèn, đập còn hầu hết được chế taọ bằng phương pháp đúc. Miền Bắc Việt Nam có nhiều mỏ đồng đặc biệt là ở Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Lạng Sơn..Các mỏ đồng thường có mỏ ỏ sâu trong long đất, mỏ nông kộ thiên nên khai thác rất rẽ ràng. Đồng thời Hùng Vương không phải là đồng nguyên chất mà là đồng đã được luyện từ việc nấy quặng. Kĩ thuật đúc đồng cũng đạt trình độ cao người thợ đúc đồng không chỉ chế ra khuôn đúc một dụng cụ mà còn chế ra khuân đúc nhiều dụng cụ. Việc đúc trống đồng và thạp đồng rất khó khăn và phức tạp. Người thợ tỏ ra là có kĩ thuật cao khi họ đúc trống đồng Ngọc Lũ và thạp Đào Thịnh. Các công cụ bằng đồng trước hêt phải kể đến là lưỡi cày đòng gồm có lưỡi cày hình thoi hoặc lưỡi cày hình cánh bướm, hình tam giác. Tiếp đến phải kể đến lưỡi hái và rùi là công cụ phổ biến thời Hùng Vương. Ngoài ra còn có đục, kim, dao, nạo, rũa, lưỡi câucác loại nhạc khí  như trống đồng, kèncác loại vũ khí như kiếm, mũi tên, dao, qua đồng
Nghề luyện sắt 
Cuối giai đoạn Đông Sơn khi kĩ thuật luyện đồng đã đạt đến trình độ cao thì nghề luyện sắt cũng xuất hiện Ở di chỉ Đông Sơn đã tìm thấy một thanh kiếm lưỡi sắt có lá chắn bằng đồng và có những mảnh gãy của hai thnah kiếm khác.Ngoài ra còn tìm thấy quặng sắt ở Thanh Hóa và loại giáo ở Quảng Bình có lưỡi bằng sắt và chuôi bằng đồng. Ở Quảng Bình cũng tìm được một số hiện vật khác bằng sắt gồm có công cụ và vũ khí.
Như vậy cuối thời Hùng Vương, cụ thể là cách đây 2400 năm người Việt đã biết dùng đồ sắt biết luyện sắt chế thành công cụ lao động. Đồ sắt được luyện từ quặng chứ không phải tìm thấy trong trạng thái thiên nhiên. Có khả năng người Việt cổ đại đã luyện sắt bằng phương pháp hoàn nguyên, tức phương pháp khử ôxi từ quặng sắt. Dùng phương pháp này, chỉ đốt than gỗ cũng có đủ nhiệt độ để khử oxi (tầm 250 - 800°C, quặng sắt đã có thể bị khử oxi. Rèn là phương pháp phổ biến để biến sát xốp thành dụng cụ. Nhưng không phải người thời đại Hùng Vương chỉ biết chế các dụng cụ bằng phương pháp rèn. Bằng chúng này cho biết ông cha người Việt đã biết rèn sắt và đúc sắt để chế tạo các công cụ hoặc vũ khí.
Tóm lại, cuối thời đại Hùng Vương, đồ sắt gồm công  cụ và vũ khí đã xuất hiện nhưng chưa được dùng rộng rãi bằng đồ đồng. Những công cụ hoặc vũ khí bằng sắt thuộc cuối giai đoạn Đông Sơn mà chúng ta tìm được số lượng không lớn. Hiện vật chủ yếu vẫn là rùi sắt có họng, kiếm sắt, giáo sắt, một số công cụ sắt.    
 Nghề mộc sử dụng các công cụ bằng đồng đã nâng cao hiệu suất lao động, nghề đan lát bằng tre nứa nghề đệt vải bằng gại, tơ cũng phát triển. Ở Việt Khê một số đồ gỗ đã sơn các màu nâu màu đỏ với các đồ án trang trí rất đẹp. Chất sơn tốt và kĩ thuật sơn rất cao.
Nghề dệt xe sợi vải đã có từ thời Phùng Nguyên. Căn cứ vào dấu vết đồ gốm, chúng ta có thể biết rằng bước vào thời kì Phùng Nguyên, ông cha ta đã xe được những sợi rất nhỏ săn và mịn. Người ta đã dùng dọi bằng đát nung vào việc xe chỉ. Trên các trống đồng, thạp đồng có vẽ hình người mặc áo, váyĐử hiểu từ trước thời kì Đông Sơnn nghề dệt đã xuất hiện và có đủ điều kiện để phát triển thuận lợi.
Các nguồn tư liệu của Trung Quốc cho biết thời kì Bắc thuộc người Việt Nam trồng bong, trồng đay, gai để lấy sợi dệt vải. Chúng ta cũng có đầy đủ các tài liệu để chứng minh trước thời Bắc thuộc ta đã có nghề kéo sợi và dệt vải rồi.
Việt Nam cũng xuất hiện nghề đan lát sớm, bởi có nhiều tre nứa. Dấu vết của nghề đan lát đã tìm thấy trên các đồ gốm thuộc thời kì Phùng Nguyên. Những dấu vết này nói lên rằng cob người Phùng Nguyên đã biết đan lát rất khéo. Người ta đan đơcj nhiều kiểu khác nhau như long một, long hai, long thúng, long niaĐến thời kì Đông Sơn nghề đan lát lại càng tinh xảo.  
Trong thời đại Hùng vương nhìn chung nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển cao hơn nhưng mới chỉ có ngành luyện kim là được tách ra thành một ngành độc lập.Còn các ngành khác vẫn nằm trong nông nghiệp, nghề luyện kim trở thành điểm tiến bộ nhất trong nền kinh tế thời kì này.Nhưng nên nông nghiệp thời kì dựng nước đóng vai trò chủ đạo nó đã tạo ra cả nền văn minh đó là “văn minh lúa nước”.Sau nghê nông thì các nghề khác như gốm, mộc, dệt cũng phát triển mạnh.
2.3 Thương nghiệp
Trước thời đại Hùng Vương, trên nền đất sau này là địa vực của nhà nước Văn Lang thì cũng đã xuất hiện những hình thức trao đổi kinh tế và giao lưu văn hóa giữa các vùng. 
Sự  phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề trong thời kì này đã thúc đẩy quá trình trao đổi hành hóa diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hình thức trao đổi chủ yếu là vật lấy vật hoặc thông qua vật ngang giá như vỏ sò, vỏ ốc, vỏ hến
Sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế là cơ sở cho sụ mở rộng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.Hiện tượng một số trống đồng loại I Hêgơ của nước Văn Lang có mặt ở Thái Lan , Malaixiacũng như sụ có mặt của các lưỡi qua đồng Chiến Quốc ở một số di tích văn hóa Đông Sơn chúng tỏ đã có sự trao đổi buôn bán qua lại giữa các vùng,các nước khác nhau.Một số đồ trang sức, trâu bò, vật nuôi đã trở thành hàng hóa trong việc buôn bán giữa Văn Lang – Âu Lạc với các nước lân bang.
Như vậy trống đồng sau khi xuất hiện ở nước Văn Lang trở thành sản phẩm được nhiều nước Đông Nam Á và Châu Á ưa chuộng.Vì vậy nó trở thành một hàng hóa được đem di trao đổi với các nước Đông Nam Á.Từ đó có thể suy rộng ra rằng hoạt động trao đổi hàng hóa sẽ không thể dừng lại đơn thuần trong việc trao đổi trống đồng mà là còn them cả những loại hàng hóa khác đặc biệt là khu vực Đông Nam Á giàu có và nổi tiếng với những sản vật nông – lâm như ngà voi, sừng hươu, các loại cây gia vị, hồi quế,
Con đường giao thong vận tải chính để tiến hành việc trao đổi hành hóa giữa các khu vực trong nước Văn Lang là đường bộ và đường sông.Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì con dường giao lưu chủ yếu là các dòng sông quan trọng nhất là dòng sông Hồng và sông Cửu Long và đường biển.Người nước Văn Lang đã dùng những thuyền lớn đẻ thực hiện trao đổi giao lưu văn hóa này. 
Những sự biến đổi như trên là kết quả của quá trình phôi thai phát triển kinh tế đất nước trong thời kì nguyên thủy và nó lại trở thành mầm mống cho sự phát triển kinh tế đất nước giai đoạn sau.
Các nguồn tài liệu tham khảo 
-         Thời đại Hùng Vương : Lịch sử - kinh tế- chính trị - văn hóa – xã hội, NXB Khoa học xã hội – Hà Nội, 1976.
-         Lê Vă n Quán : Lịch sử chính trị, tư tưởng Việt Nam thừ thời tiền sử đến thời kì dựng nước, NXB Chính trị quốc gia ,2006.
-         Hà Vă n Tấn, Nguyễn Tài Thư (cb) : Lịch sử tư tưởng Việt Nam , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
Nhà ở
Người thời Hùng Vương thửa ban đầu sống trong các hang động mái đá, trên những vùng cao. Sau đó do điều kiện sản xuất thay đỏi nên họ dần chuyển xuống vùng trung du với địa hình tương đói thuận lơi hơn, và cuối cùng là chuyển xuống vùng đồng bằng đất đai màu mỡ bằng phẳng. Cùng với quá trình chuyển cư đó thì văn hóa ở cũng có sự thay đởi cho phù hợp. Khi chuyển về định cư ở vùng trung du đồi núi thì con người đã biết làm nhà để ở. Kiểu nhà lúc này chủ yếu là nhà sàn do địa hình không bằng phẳng và làm như vậy vừa để chống thiên tai như lũ quét, lốc vừa chống thú dữ hại con người. Đến khi chuyển về vùng đồng bằng rồi thì cha ông ta không ở nhà sàn nữa mà chuyển sang ở nhà chệt. nhà chệt có móng vũng chắc được xây dựng trên những mảnh đất bằng phẳng và vũng chắc. Đây là một quá trình kéo dài thể hiện từng bước tiến bộ cả về tư tưởng, văn hóa cửa ông cha ta.
Kết cấu nhà ở cũng có hai dạng chủ yếu như sau : 
Đối với nhà sàn thì nhìn bề ngoài nó rất giống một vật biểu trưng của tộc người đó như cái rìu, hình tròn, hình mui chẳng hạn. Nhà sàn thường cao hơn mặt đất từ 2- 3 m ở dưới là nhũng cây cột to vũng chắc được làm thừ nhũng loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táuNhà sàn thường là một khố thống nhất, ở trong đó có nhà bếp, phòng ngủ, nhà khoNhà sàn có khi chứa được cả hàng trăm người đối với các “đại gia đình”. Lối lên nhà sàn là một cầu thang nhỏ thường là một thân cây gỗ to khỏe, trên đó con người có trang trí theo tín ngưỡng văn hóa của dân tộc mình, tiêu biểu nhất là tín ngưỡng phồn thực với hình dạng của linga và yôni. 
Đối với nhà chệt thì xuất hiện muộn hơn khoảng cuối thời Hùng Vương, tuy nhiên số lượng nhà chệt rất ít chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ven sông Thao ( Vĩnh Phú). KIểu nhà này đảm bảo sự vững chắc và có sự phân chia các phòng theo tùng chứ năng riêng như phòng ăn, phòng ngủ, đặc biệt nhà kho và nhà bếp đã có sự tách biệt. Đây là kiểu kiến trúc tách rời, kiểu nhà này phù hợp với địa hinh đồng bằng. Nhà chệt thường có dạng mái cong giống mái thuyền, có trang trí nhiều chi tiết hoa văn độc đáo. Nhiều ngôi nhà làm bằng những cây gỗ quý và có dát vàng trạm trổ rồng phượng.
Nhìn chung, ngôi nhà cửa người Việt cổ mang đậm nét văn minh nông nghiệp nó là sự dung hợp của các yếu tố kinh tế, văn hóa, và tín ngưỡng vì điều này mà nó có sức sống trường tồn với lịch sử, nó không bị bất cứ một nền văn hóa khác thay thế được.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 4.doc