Mỗi người thầy chúng ta được biết đến như một “kĩ sư tâm hồn”, sản phẩm là một con người có nhân cách, có tri thức. Người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn là người giáo dục đạo đức để học sinh hoàn thiện nhân cách, kĩ năng sống, đặc biệt là trong giai đoạn học trung học phổ thông, khi các em đang hoàn thiện nhân cách, muốn tự khẳng định mình. Thách thức lớn nhất của người giáo viên đó là cảm hoá được những học sinh cá biệt (HSCB) trong lớp. HSCB không nhiều nhưng lại là lực cản rất lớn đối với việc thực hiện nội qui nề nếp trường, lớp, hiệu quả học tập nói chung, có thể gây ra những hành vi có hậu quả nghiêm trọng như nạn bạo lực học đường. Tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng và diễn biến phức tạp, gây hoang mang trong học sinh (HS), lo lắng cho gia đình và xã hội.
Do vậy, HSCB đang là vấn đề hết sức bức thiết cần sự chung tay của cả gia đình – Nhà trường – Xã hội. Đối với Nhà trường, người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò quyết định. Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. MỞ ĐẦU...2 1. Lí do chọn đề tài....2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.3 2.1. Mục tiêu..3 2.2. Nhiệm vụ3 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu..3 3.1. Đối tượng3 3.2. Phạm vi nghiên cứu3 3.3. Phương pháp nghiên cứu4 PHẦN II. NỘI DUNG.....5 1. Thực trạng học sinh cá biệt...5 1.1Thế nào là học sinh cá biệt...5 1.2. Nguyên nhân của học sinh cá biệt..5 1.3. Phân loại học sinh cá biệt...... 5 2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm6 3. Những yêu cầu trong công tác giáo dục học sinh cá biệt..6 3.1. Phát hiện sớm những biểu hiện của HSCB6 3.2 Người GVCN cần có một tấm lòng nhiệt huyết yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao.9 3.3. Người GVCN phải “bắt trúng bệnh” để từ đó “trị đúng thuốc”.9 3.4. Người GVCN cần có chuyên môn tốt, luôn là tấm gương mẫu mực...10 3.5. Công tác phối hợp với CMHS phải thường xuyên, chặt chẽ và khéo léo10 3.6. Trong công tác giáo dục HSCB tránh tách rời các HSCB...10 4. Biện pháp giáo dục HSCB...11 4.1. Biện pháp phòng...11 4.2.Biện pháp chữa..12 PHẦN III. KẾT LUẬN.....18 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi người thầy chúng ta được biết đến như một “kĩ sư tâm hồn”, sản phẩm là một con người có nhân cách, có tri thức. Người thầy không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn là người giáo dục đạo đức để học sinh hoàn thiện nhân cách, kĩ năng sống, đặc biệt là trong giai đoạn học trung học phổ thông, khi các em đang hoàn thiện nhân cách, muốn tự khẳng định mình. Thách thức lớn nhất của người giáo viên đó là cảm hoá được những học sinh cá biệt (HSCB) trong lớp. HSCB không nhiều nhưng lại là lực cản rất lớn đối với việc thực hiện nội qui nề nếp trường, lớp, hiệu quả học tập nói chung, có thể gây ra những hành vi có hậu quả nghiêm trọng như nạn bạo lực học đường. Tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng và diễn biến phức tạp, gây hoang mang trong học sinh (HS), lo lắng cho gia đình và xã hội. Do vậy, HSCB đang là vấn đề hết sức bức thiết cần sự chung tay của cả gia đình – Nhà trường – Xã hội. Đối với Nhà trường, người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò quyết định. Giáo viên chủ nhiệm(GVCN) lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách. HSCB không chỉ là vấn đề bức thiết trong giáo dục nói riêng mà còn của xã hội nói chung, tốn không ít giấy mực khi đề cập đến vấn đề này, mặc dù vậy thực trạng học sinh chưa ngoan trong nhà trường vẫn còn đó, nên đòi hỏi nhà giáo dục phải có phương pháp giáo dục phù hợp thì mới tạo cho học sinh một nhân cách, ý thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức phù hợp với chuẩn mực mà học sinh cần có. GVCN có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục học sinh chưa ngoan nhưng lại chưa nhiệt tình. Ngược lại có giáo viên thiếu kinh nghịêm, lung túng nên giáo dục học sinh chưa ngoan lại không đạt hiệu quả cao và để trượt dài theo thời gian. Còn giáo viên bộ môn chưa có sự phối hợp với GVCN để cùng nhau giáo dục, thường thì tạo nên nhiều áp lực cho GVCN. Đứng trước thực trạng đó, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở muốn tìm một giải pháp tối ưu để giáo dục, để cảm hoá các em, giúp đỡ các em theo chiều hướng tốt. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục HSCB”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những yêu cầu và giải pháp hợp lý nhằm giáo dục đạo đức cho HSCB và góp phần hoàn thiện nhân cách HS ở trường THPT. 2.2. Nhiệm vụ. - Tìm hiểu về mặt lí luận có liên quan đến hiện tượng HSCB. - Tìm hiểu về mặt thực tiễn cũng như nguyên nhân dẫn đến hiện tượng HSCB.Từ đó đưa ra một số đề xuất và cũng như lâu dài nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng trên. - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS trong trường THPT. - Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng. - Nghiên cứu các mặt của học sinh cá biệt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Vận dụng cho các lớp đã từng chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy và những chia sẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: + Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các bài tham luận trên Internet. - Phương pháp quan sát: + Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS. - Phương pháp điều tra: + Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. + Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn. + Tham khảo những kinh nghiệm của các GVCN lớp khác trong trường mình. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Thực trạng học sinh cá biệt. 1.1Thế nào là học sinh cá biệt. HSCB hiểu theo nghĩa đúng không chỉ bao hàm ý nghĩa xấu, nhưng trong cách nói và cách dùng chúng ta hiểu HSCB là những học sinh có những biểu hiện bất thường về đạo đức, lối sống và học tập. HSCB biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đáng lo ngại nhất là nạn bạo lực học đường đang diễn ra phổ biến và phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng học sinh trốn học, bỏ tiết đi chơi, nghiện game online, hành nghề gái gọi, trở thành ông bố, bà mẹ sớm, tham gia vào các tệ nạn xã hội,đang trở nên không còn lạ trong các Nhà trường. Thực trạng HSCB trong các nhà trường rất phổ biến thể hiện qua tỉ lệ HS có hạnh kiểm yếu kém cao,nạn bạo lực học đường đang ngày càng nhức nhối, theo thống kê mới nhất của ngành giáo dục, từ đầu năm học 2009-2010 đến tháng 7.2010, trên phạm vi toàn quốc, đã có 1.598 vụ HS đánh nhau trong và ngoài trường. 1.2. Nguyên nhân của học sinh cá biệt. Nguyên nhân của sự xuống cấp đạo đức của học sinh có nhiều: ít được học kỹ năng sống, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, du nhập của lối sống phương Tây, internet, các trò chơi điện mang tính bạo lực, sự thiếu quan tâm chăm sóc của gia đình, Mỗi HSCB có nguyên nhân “cá biệt”, muốn tìm ra giải pháp để giáo dục đạo đức và cảm hóa được cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới cá biệt của từng học sinh. 1.3. Phân loại học sinh cá biệt. Việc phân loại HSCB mang tính chất tương đối, theo kinh nghiệm 5 năm làm công tác chủ nhiệm tôi chia HSCB thành 3 nhóm chính. * Nhóm 1: Gồm các em HS có cá tính nóng nảy, dễ giải quyết mâu thuẫn bằng xung đột có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhóm HS này khá dễ nhận biết, thường gây mất trật tự trong trường và ngoài xã hội. *Nhóm 2: Gồm các em HS không do ảnh hưởng của gia đình, xã hội, có học lực tốt nhưng bản tính ưa nổi loạn, thích thể hiện, kéo bè kéo phái gây mất đoàn kết trong tập thể lớp, chống đối ngầm. *Nhóm 3: Gồm các em HS chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoàn cảnh gia đình, mồ côi, cha mẹ lục đục hoặc ly hôn, bố nghiện ngập hay đánh đập,ít quan tâm chăm sóc. Hoặc các em chịu ảnh hưởng của phim ảnh, internet, các loại game,Các em nhóm này phát triển nhân cách không toàn diện, không có kĩ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, không đầu tư cho việc học nên lực học sa sút dần, dẫn đến chán học, ham chơi, trốn học, bỏ học. 2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Trong nhà trường, GVCN giữ vai trò quyết định trong công tác giáo dục đạo đức cho HSCB. GVCN là cầu nối giữa HS với Nhà trường, giữa HS với các GVBM khác, giữa gia đình và HS, gia đình và Nhà trường, xa hơn nữa VCN chính là nhịp cầu nối HS với xã hội, trang bị cho HS những hành trang cần thiết về phong cách sống đẹp, kĩ năng xử lí tình huống, cách đối nhân xử thế. Một GVCN đã tâm sự: “Được chủ nhiệm một lớp là dịp để GV hiểu và gần gũi với HS hơn”. Công tác giáo dục HSCB trong nhà trường hiện nay còn một số bất cập: GVCN nhiều kinh nghiệm nhưng chưa nhiệt tình, GV ít kinh nghiệm thì lúng túng chưa biết học hỏi kinh nghiệm, GVBM chưa có sự phối hợp tốt với GVCN và còn cho là việc GD đạo đức là của GVCN. Đối với những GVCN nhiệt tình, mặc dù khi nhận trách nhiệm các GV đều nhìn thấy khó khăn phía trước như những điểm yếu của tập thể, có HSCB nhưng với bản lĩnh nghề nghiệp, đó chỉ là những khó khăn tạm thời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều GVCN kêu than bây giờ làm công tác chủ nhiệm lớp không dễ chút nào, điều đó là có căn cứ. Nếu trước đây HS rất thuần, chăm ngoan, luôn nghe lời thầy cô thì bây giờ có nhiều em ngỗ ngược, luôn muốn tự khẳng định mình. Bên cạnh đó, GVCN chưa nắm được những yêu cầu cơ bản trong công tác quản lí lớp và công tác giáo dục HSCB. 3. Những yêu cầu trong công tác giáo dục học sinh cá biệt. 3.1. Phát hiện sớm những biểu hiện của HSCB. Yêu cầu đầu tiên của GVCN trong công tác giáo dục HSCB đó là phải phát hiện sớm các biểu hiện của HSCB để từ đó tìm biện pháp giáo dục kip thời và xửa lí triệt để. Tránh tình trạng HSCB gây ra hậu quả mới được phát hiện, lúc đó GVCN, gia đình, Nhà trường mới phối hợp để tìm đối sách. Để thực hiện được yêu cầu này khi người GVCN bắt tay vào nhận công tác chủ nhiệm phải: + Đề ra nội quy riêng của lớptrên cơ sở nội quy của Nhà trường và phù hợp với đặc điểm của HS trong lớp. Để tìm hiểu đặc điểm của HS, GVCN tìm hiểu thông qua GVCN cũ nếu được nhận chủ nhiệm lại, hoặc tìm hiểu thông qua phiếu điều tra đầu năm nếu mới nhận công tác chủ nhiệm. + Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. + Xây dựng đội ngũ học sinh tín nhiệm. Đây là lực lượng hoạt động bí mật, tay trong của GVCN. Các em HS này phải đáng tin cậy,không có biểu hiện nổi bật trong lớp, GVCN nên liên lạc với các HS này để cập nhật những sự kiện xảy ra trong lớp, tìm hiểu thêm hoàn cảnh của các HS khác trong lớp, từ đó có thêm kênh thông tin, nhưng để hiệu qủa cần giữ kín mối liên lạc với các HS này và phòng trường hợp bị HS khác tẩy chay. Khi thực hiện yêu cầu cũng cần lưu ý: nếu chỉ dựa trên các lỗi mà HS vi phạm để xét hạnh kiểm và kỉ luật HS thì sẽ không thành công, mà GVCN phải tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp GD đạo đức, phối hợp với gia đình và Nhà trường để giáo dục mới hiệu quả Để phát hiện sớm những biểu hiện của HSCB, GVCN cần thực hiện tốt công tác quản lí HS thông qua tính hiệu quả của đội ngũ cán bộ lớp, lập sơ đồ tổ chức lóp khoa học. Lựa chọn ban cán sự lớp. - Cơ sở lựa chọn: + Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS. + Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp: - Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm. Tuy ... h, cuối cùng tôi mới chốt lại những kết luận. 4.2.Biện pháp chữa: Khi học sinh vi phạm, người GVCN cần: Trước tiên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dựa trên các bước tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lí, mối quan hệ bạn bè,.để xác định rõ nguyên nhân và tính hiệu quả khi làm việc với HS đó GVCN đã nắm bắt được toàn bộ những vấn đề có liên quan. Tìm hiểu hoàn cảnh: Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những hoàn cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp học. Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 3, vấn đề tiền bạc không phải là quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính là điều mà các em cần nhất, do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình... vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng có thể trở thành "tự kỷ"... Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh cá biệt" do người cha và mẹ đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha... Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn rồi! Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè... có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với các bạn cùng lớp và như vậy, vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh cá biệt. Đã có trường hợp xung đột giữa Ông bà với Cha mẹ khiến cho các em mất lòng tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ lực nhằm giải quyết các xung đột với bạn học. Cũng có trường hợp gia đình của các em quá khó khăn, các em phải lo phụ giúp gia đình để kiếm sống và thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế, khiến sức học các em bị đuối dần, thế là các em trở thành học sinh cá biệt... Nếu như GVCN nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của học sinh, chắc chắn sẽ có biện pháp kết hợp với gia đình để cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp hơn nhằm đưa học sinh trở lại chính mình Tìm hiểu về tâm sinh lý của học sinh: Học sinh cấp 3, lứa tuổi 15-16 này có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý. Các em không còn là trẻ con để cần được vỗ về chăm sóc, nhưng cũng chưa là người lớn để tự mình giải quyết mọi tình huống. Để khẳng định mình, các em dễ có những hành xử bột phát, bất ngờ mà chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến. Vì vậy, một sự định hướng đúng đắn để giúp các em hình thành tính cách của mình sau này, là điều hết sức quan trọng khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ truyền đạt kiến thức trong học tập, các em cần được trao đổi mọi điều về chính bản thân, về những gì chân - thiện - mỹ trong cuộc sống. Các em thường có những hành vi bắt chước một cách thụ động với mọi người gần gũi với mình. Trong một ngày thì các em chỉ ở trường học tối đa là 8 giờ, còn lại, các em sống trong môi trường gia đình, xã hội xung quanh... Có những em tập tành hút thuốc do thấy người lớn hút thuốc với hình ảnh quá ư là điệu nghệ... có những em chửi thề, nói tục một cách vô thức, do đã quen nghe và cảm thấy như vậy là hay, là sành điệu... có những em quen kiểu cách ăn mặc, trang điểm cho giống với một người lớn nào đấy, giống với diễn viên nào đấy và xem đây là hợp thời, đúng điệu... Do ảnh hưởng của truyền hình, phim ảnh,... các em có thể chọn cho mình một thần tượng và sống theo thần tượng ấy một cách hăm hở, vô thức... lấy lối sống, sinh hoạt, trang điểm của thần tượng ấy là điều mà mình phải làm theo... Nếu như GVCN cập nhật kịp thời những thông tin này của xã hội thì học sinh sẽ cảm nhận Thầy Cô của mình không lạc hậu và như vậy tiếng nói của Thầy Cô sẽ có ảnh hưởng hơn đối với các em. Các em sẽ lắng nghe những phân tính của Thầy Cô, Thầy Cô sẽ có nhiều cơ hội giáo dục hướng cho em phát triển tâm sinh lý phù hợp lứa tuổi. Tìm hiểu mối quan hệ bạn bè: Bạn bè, những mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp cũng là điều mà Thầy Cô chúng ta cần quan tâm. Các em có thể tâm sự hàng giờ với bạn mà không bao giờ hé nửa lời với Thầy Cô về một vấn đề nào đấy, một số lớn các em học sinh xem bạn bè mình là chuyên gia tư vấn Bạn bè xấu, tốt ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em, người xưa nói "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" điều này hoàn toàn không sai... vấn đề là ai sẽ đen, ai sẽ sáng thì Thầy Cô phải can thiệp một cách tế nhị, đúng lúc, kịp thời... Và nếu như Thầy Cô trở thành người bạn của các em thì quả là không gì tốt hơn, điều này rất khó! Thầy Cô có thể tạo môi trường cho các em sinh hoạt chung và từ đó nảy sinh tình bạn tốt, hãy để cho các em phát triển tình bạn một cách tự do trong tầm kiểm soát chừng mực của người lớn. Vấn đề này cần có sự phối hợp của gia đình và nhà trường một cách chủ động. Tìm hiểu năng lực học tập: Có những học sinh học giỏi toán, lý, hóa nhưng lại kém văn, sử ... Có những học sinh rất giỏi ngoại ngữ và các môn xã hội nhưng lại sợ toán, lý... Hãy khơi dậy sự tự hào của các em với nhưng sở trường và khuyến khích các em cố gắng đạt được những tiến bộ so với chính mình ở ngày hôm qua... "hãy đừng phạm sai lầm ngày hôm qua mình đã gặp" chính là chủ trương mà tất cả học sinh đều phải thấm nhuần. Thầy Cô, đặc biệt là Thầy Cô chủ nhiệm cần phải nắm được học sinh của mình yếu môn nào, khi nào thì bắt đầu sa sút, để từ đó có biện phái thúc đẩy, phụ đạo kịp thời, không để học sinh có cảm giác bị bỏ rơi, không để cho học sinh vì yếu một môn mà nản lòng rồi kéo theo bỏ học, trở thành cá biệt. Tìm hiểu sở thích, năng khiếu: Hầu như bất kỳ một học sinh nào đều có một năng khiếu nhất định, năng khiếu này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, vấn đề của người Thầy là thấy được năng khiếu ấy và phát huy sở trường của các em nhằm lấy nó làm động lực kéo theo cho học sinh cố gắng hơn ở những mặt còn kém. Có những học sinh thích lao động chân tay, khéo tay trong những hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng lại học kém các môn cần sự tư duy. Có những học sinh thích văn nghệ, ca múa hát... có những học sinh thích thể thao, võ nghệ... Hãy để cho các em có cơ hội thể hiện mình với các bạn và như vậy các em sẽ trở nên nổi tiếng với các bạn, đấy chính là động cơ thúc đẩy các em học tập tốt hơn nhằm không làm xấu đi hình ảnh của mình với các bạn. Như vậy, tạo ra những hoạt động ngoại khóa, những buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cũng chính là tạo ra những cơ hội cho các em có thể thể hiện tài năng của minh, lấy lại sự tự tin với các bạn, khẳng định thế mạnh của minh để từ đó các em được nhận sự khuyến khích của mọi người xung quanh, các em sẽ cố gắng nhiều hơn ở các mặt còn yếu kém. Sau khi đã thực hiện các bước tìm hiểu như trên, GVCN sẽ phân tích và xác định nguyên nhân làm cho học sinh trở thành HSCB. Trong quá trình tiếp xúc HS, tiếp xúc phụ huynh HS, GVCN phải bộc lộ rõ sự thông hiểu những hoàn cảnh, những mối quan hệ cũng như những ưu, nhược điểm về năng lực học tập, sở thích, năng khiếu để từ đó chiếm được thiện cảm, sự cảm phục, đồng tình, nâng cao hiệu quả quản lí và giáo dục đạo đức đối với HS cũng như sự hợp tác của phụ huynh HS. Bên cạnh đó, dựa trên sự phân loại các nhóm HSCB, GVCN có các biện pháp xử lí phù hợp. * Nhóm 1: Gồm các em HS có cá tính nóng nảy, dễ giải quyết mâu thuẫn bằng xung đột có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhóm HS này khá dễ nhậ biết, thường gây mất trật tự trong trường và ngoài xã hội. Đối với các đối tượng HS này cần sự kết hợp toàn diện GVCN – gia đình – Nhà trường – Chính quyền địa phương. Nếu các biện pháp khuyên răn, kỷ luật ở trường không hiệu quả, hành vi xung đột và bạo lực vẫn tái diễn và ở mức độ nghiêm trọng cần sự chỉ đạo của BGH, phối hợp với chính quyền địa phương. * Nhóm 2: Gồm các em HS không do ảnh hưởng của gia đình, xã hội, có học lực tốt nhưng bản tính ưa nổi loạn, thích thể hiện, kéo bè kéo phái gây mất đoàn kết trong tập thể lớp, chống đối ngầm. Đối với những HS này cần phối hợp GD với gia đình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nội quy, đặc biệt do các có tố chất thông minh nên các tình huống xử lý phải nghiêm minh, không trù dập làm các em tâm phục khẩu phục. * Nhóm 3: Gồm các em HS chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoàn cảnh gia đình, mồ côi, cha mẹ lục đục hoặc ly hôn, bố nghiện ngập hay đánh đập,ít quan tâm chăm sóc. Hoặc các em chịu ảnh hưởng của phim ảnh, internet, các loại game,Các em nhóm này phát triển nhân cách không toàn diện, không có kĩ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, không đầu tư cho việc học nên lực học sa sút dần, dẫn đến chán học, ham chơi, trốn học, bỏ học. Đối với các đối tượng học sinh này cần được tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó có các biện pháp toàn diện. Để thu hút các em vào việc học cần phối hợp với GVBM, thông báo đặc điểm và hoàn cảnh để các em được dạy tận tình hơn, bù đắp các lỗ hổng kiến thức, bên cạnh đó GVCN luôn quan tâm, động viên, khen, thưởng kịp thời, đồng thời tìm một người bạn cùng tiến trong lớp để các em có thể giúp đỡ nhau trong học tập và chia sẻ hoàn cảnh. PHẦN III. KẾT LUẬN Trong công tác giáo dục HSCB của chủ nhiệm, có những cái kết có hậu, nhưng cũng có cái kết không có hậu. Giáo dục HSCB đang là vấn đề cấp thiết của toàn xã hội, cần sự chung tay của gia đình – Nhà trường – chính quyền địa phương và toàn xã hội, GVCN có vai trò quan trọng chính vì vậy mà chịu áp lực lớn song không thể dồn mọi trọng trách lên vai GVCN, trong nhà trường GVCN cần được sự chỉ đạo hướng dẫn của BGH, cần được sự hỗ trợ của các GVBM. Giáo dục đạo đức HS thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào yếu tố khác nữa. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bấc kỳ một phương pháp giáo dục tiên tiến nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”. Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với chi hội cha mẹ học sinh, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng . Trên thực tế, các biện pháp quản lí và giáo dục HSCB có rất nhiều quan điểm, trên đây là một số quan điểm của tôi về vai trò của GVCN trong công tác giáo dục HSCB, đó là những đúc rút từ kinh nghiệm qua 5 năm chủ nhiệm của bản thân, tham khảo của đồng nghiệp qua bản sáng kiến kinh nghiệm này mong được chia sẻ cùng các đồng nghiệp. Tất nhiên trong phạm vi bản sáng kiến kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi được phong phú, hoàn thiện hơn và có tính ứng dụng rộng hơn.
Tài liệu đính kèm: