Tuyển tập 20 đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016

Tuyển tập 20 đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016

Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

Văn bản 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

 “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu

nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng

thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

 Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được

các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính

xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có

tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và

tâm lý giảm sút ”

pdf 31 trang Người đăng Le Hanh Ngày đăng 31/05/2024 Lượt xem 82Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 20 đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập 20 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT 
 Quốc gia môn Ngữ văn 2016 
Đề 1 
Văn bản 1: Đọc đoạn văn sau (lời bài hát Khát Vọng – Phạm Minh Tuấn) và trả lời các câu hỏi: 
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội 
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao 
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng 
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông 
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la 
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa 
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa 
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư 
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông 
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung 
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc 
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư 
Câu 1: Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên? 
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên? 
Câu 3: Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? 
Câu 4: Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì? 
Văn bản 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
 “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu 
nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng 
thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người. 
 Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được 
các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính 
xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có 
tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và 
tâm lý giảm sút” 
 (Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người - Nanomic.com.vn) 
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn trích. 
Câu 6: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? 
Câu 7: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên. 
Gợi ý trả lời: 
Câu 1: 
- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người. 
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả. 
Câu 2: 
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát: 
+ Điệp ngữ: Hãy sống như, và sao không là 
+ Câu hỏi tu từ 
+ Liệt kê 
- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời 
ca như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp 
Câu 3: 
Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất: 
- Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội 
- Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc 
- Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư. 
Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uống 
nước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất. 
Câu 4: 
Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà 
tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời. 
Câu 5: 
Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người. 
Câu 6: 
Thao tác lập luận diễn dịch. 
Câu 7: 
- Phong cách ngôn ngữ khoa học 
 - Phương thức thuyết minh. 
Đề 2 
Văn bản 1: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4: 
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói 
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ 
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa 
Óng tre ngà và mềm mại như tơ 
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát 
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh 
Như gió nước không thể nào nắm bắt 
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh” 
 ( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt ) 
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào? 
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản. 
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt. 
4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng 
của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay. 
Văn bản 2: Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 5 - 8: 
 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi 
khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó 
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” 
( Hồ Chí Minh) 
5- Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích. 
6- Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên. 
7- Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng? 
8-Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn 
sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước 
và lũ cướp nước.” 
Gợi ý: 
1- Thể thơ tự do. 
2- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh: 
 - Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa 
 - Óng tre ngà và mềm mại như tơ 
 - Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát 
 - Như gió nước không thể nào nắm bắt 
 Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và 
thanh. 
3- Văn bản trên thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của 
tiếng Việt. 
4- Thí sinh phải viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh khoảng 6 – 8 câu trình bày được suy nghĩ về trách 
nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.( Ví dụ: ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong nói và 
viết, phê phán các hành vi cố tình sử dụng sai tiếng Việt). 
5- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
6- Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”. 
7- Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ; 
 + Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm” 
 + Điệp từ “ nó” 
 + Phép liệt kê. 
8- Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận, với những đặc trưng: 
 - Tính công khai về quan điểm chính trị. 
 - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. 
 - Tính truyền cảm , thuyết phục. 
Đề 3: 
Văn bản 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: 
NHỚ ĐỒNG 
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ 
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò! 
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi 
Sao mà cách biệt, quá xa xôi 
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ 
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi! 
Đâu những hồn thân tự thuở xưa 
Những hồn quen dãi gió dầm mưa 
Những hồn chất phác hiền như đất 
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà! 
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi 
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời 
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn 
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời 
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi 
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi 
Say hương đồng vui ca hát 
Trên chín tầng cao bát ngát trời... 
Cho tới chừ đây, tới chừ đây 
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày 
Tôi thu tất cả trong thầm lặng 
Như cánh chim buồn nhớ gió mây. 
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh 
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! 
 Tố Hữu, Tháng 7 /1939 
Câu 1: Đọc kĩ đoạn thơ, các thông tin liên quan đến bài thơ và cho biết Tố Hữu sáng tác bài thơ “Nhớ 
đồng” trong hoàn cảnh nào? 
Câu 2: Đồng quê hiện lên qua nỗi nhớ của tác giả với những bóng dáng con người nào? Nêu cảm nhận 
của anh/chị về tình cảm của tác giả dành cho những con người đó. 
Câu 3: Nhận xét về hai câu thơ đầu đoạn và hai câu cuối đoạn. 
Văn bản 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi từ 4 đến 7: 
  Điền thương con lắm. Vút cái, Điền thấy Điền không thể nào đi được. Điền không thể sung 
sướng khi con Điền còn khổ. Chao ôi! Trăng đẹp lắm! Trăng dịu dàng và trong trẻo và bình tĩnh. Nhưng 
trong trong những căn lều nát mà trăng làm cho cái bề ngoài trông cũng đẹp, biết bao người quằn quại, 
nức nở, nhăn nhó với những đau thương của kiếp mình! Biết bao tiếng nghiến răng và chửi rủa! Biết bao 
cực khổ và lầm than?... Không, không, Điền không thể nào mơ mộng được. Cái sự thật tàn nhẫn luôn 
luôn bày ra đấy. Sự thực giết chết những ước mơ lãng mạn gieo trong đầu óc Điền cái thứ văn chương 
của bọn nhàn rỗi quá. Điền muốn tránh sự thực, nhưng trốn tránh làm sao được? Vợ Điền khổ, con Điền 
khổ, cha mẹ Điền khổ. Chính Điền cũng khổ. Bao nhiêu người nữa, cùng một cảnh, khổ như Điền! Cái 
khổ làm héo một phần lớn những tính tình tươi đẹp của người ta. Tiếng đau khổ vang dội lên mạnh mẽ. 
Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, 
thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng Điền. Điền chẳng cần đi đâu cả. Điền 
chẳng cần trốn tránh, Điền cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời  
 Sáng hôm sau, Điền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài 
đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà. 
 (Trích Giăng sáng – Nam Cao) 
Câu 4: Nội dung chính của văn bản trên là gì? 
Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản trên là của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì? 
Câu 6: Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật Điền trong văn bản trên? Viết câu trả lời trong 
khoảng 10 dòng. 
Câu 7: Điền quan niệm: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau 
khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Anh/chị có đồng ý với quan niệm đó hay không? Vì sao? 
Gợi ý: 
Câu 1: Bài thơ Nhớ đồng sáng tác trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ 
(Huế) tháng 7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp. 
Câu 2: Đồng quê hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ với hình ảnh con người bình dị, mộc mạc mà lam 
lũ, vất vả của quê hương: “Mẹ già xa đơn chiếc”, “những hồn thân” “những hồn quen dãi gió dầm 
sương” “những hồn chất phác hiền như đất”, nhớ qua một “tiêng hò”. Điệp từ nghi vấn “Đâu” đặt ở đầu 
câu cùng với một loạt từ cảm thán đã diễn tả một cách tự nhiên và chân thực tình cảm gắn bó máu thịt 
của nhà thơ đối với cuộc sống và con người quê hương. Dường như người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang 
chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi ức miên man không dứt. Người đọc cảm nhận rất rõ tâm 
trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này. 
Câu 3: Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài thơ khép lại nhưng 
cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng như nhiều vòng sóng đồng tâm, mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng không 
giới hạn. 
Câu 4: Nội dung chính của văn bản: Tâm trạng đau khổ, đầy bi kịch và những trăn trở về nghệ thuật của 
nhân vật Điền. 
Câu 5: Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ nửa trực tiếp, nhà văn hóa thân vào nhân vật để cất lên tiếng 
nói nội tâm của nhân vật -> Ngôn ngữ đa thanh – một trong những đặc trưng của văn xuôi Nam Cao. Nó 
làm tăng sự chân thực cho đoạn văn. 
Câu 6: Cảm nhận về nhân vật Điền: 
- Là 1 nhà văn có lí tưởng đẹp đẽ về văn chương nghệ thuật. 
- Có cái nhìn chân thực, sâu sắc về cuộc đời, về mối quan hệ giữa văn chương nghệ thuật và cuộc sống: 
nghệ thuật phải vị nhân sinh chứ k phải nghệ thuật vị nghệ thuật. 
-> Nhà văn có tâm huyết, có tình thương v ... i tiếng Việt như đất cày, như lụa 
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 
... 
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ 
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn 
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá 
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình. 
(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ - Thơ tình, NXB Văn học 2002) 
1. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì? 
2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: 
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa 
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 
3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ. 
4. Viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc câu thơ: Tiếng Việt ơi 
tiếng Việt ân tình. 
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8: 
(1) Có thể sẽ có nhiều, rất nhiều người không tin. Làm sao để tin được bởi vì chữ "nghề" được hiểu là 
công việc để kiếm sống, tức là có thu nhập để chăm lo cho cuộc sống bản thân, gia đình. Nên nói làm từ 
thiện là "đi cho" chứ ai lại "cá kiếm" bao giờ. 
(2) Chuyện tưởng nghe chừng vô lý, là khó xảy ra, nhưng nó lại là sự thật, thậm chí xuất hiện nhan nhản 
cứ như "nấm mọc sau mưa" trên... mạng xã hội Facebook. Mạng thì tưởng là ảo, nhưng chuyện là thật 
và tiền là thật của trò kiếm sống bằng nghề "làm từ thiện" online. 
... (3) Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may 
mắn là một trong những điều độc ác. Thế nên ai đang nghĩ, đang suy tính hay đang lọc lừa bằng cách 
"lấy từ thiện làm nghề mưu sinh", ắt hẳn chưa bao giờ có được một giấc ngủ trọn vẹn. Họ mới chính là 
những người đáng thương hơn cả những người có số phận không may, kém may mắn, phải không các 
bạn? 
(Theo Blog - Dantri.com.vn, 18/12/2015) 
5. Văn bản trên thuộc kiểu phong cách ngôn ngữ nào? 
6. Chỉ ra giọng điệu và thái độ của tác giả trong đoạn (1). 
7. Thao tác lập luận trong đoạn (3) là gì? 
8. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu văn sau: Ăn chặn tiền từ thiện của các nhà 
hảo tâm dành cho những số phận, những mảnh đời kém may mắn là một trong những điều độc ác. 
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn (1): Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó 
vì lòng người ngại núi e sông. 
– Điểm 0,5: Ghi đúng câu trên. 
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 
Câu 2. Vì theo tác giả, đó là thái độ sống tiêu cực, ích kỉ, chỉ mưu cầu hạnh phúc cá nhân và bàng quan với 
việc nước, việc đời 
(Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ.) 
– Điểm 0,5: Trả lời đúng ý tưởng trên 
– Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý 
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 
Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu: điệp từ (điệp ngữ) 
– Điểm 0,5: Trả lời đúng kiến thức trên 
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 
Câu 4. Ý nghĩa của đoạn trích trên (viết dưới dạng một đoạn văn từ 3 đến 4 câu). 
Đoạn văn có nội dung: Lời khuyên những người học trò hãy sống cho đáng sống, dám hành động, biết xông 
pha, phải có chí tiến thủ, không ngại gian khó 
– Điểm 0,25: Trả lời theo hướng trên. 
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: phương thức biểu cảm/biểu cảm. 
– Điểm 0,25: Trả lời theo 1 trong 2 cách trên 
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 
Câu 6. Các biện pháp tu từ: So sánh và ẩn dụ. 
– Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ trên. 
– Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp tu từ. 
– Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 
Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ: Thể hiện niềm nuối tiếc, bâng khuâng trước sự trôi qua nhanh chóng 
của thời gian – cũng chính là của đời người. Qua đó, thể hiện quan niệm nhân sinh của Hoàng Phủ Ngọc 
Tường: Ý thức tồn sinh mãnh liệt, biết mộng mơ về những điều vĩnh hằng tốt đẹp của cuộc đời dẫu cho ám 
ảnh phù du luôn thường trực 
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
– Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ 2 ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí. 
– Điểm 0,25: Trả lời được 1 trong 2 ý trên; hoặc trả lời đúng hướng nhưng chưa thật rõ ý. 
– Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời. 
Câu 8. Thể hiện niềm nuối tiếc, bâng khuâng trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian – cũng chính là 
của đời người. 
Đề 19 
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: 
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày 
một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể 
thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho 
ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có 
sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” 
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn– Phạm Lữ Ân) 
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) 
Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm) 
Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm) 
Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 
câu. (0,25 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: 
Em trở về đúng nghĩa trái tim em 
Biết khao khát những điều anh mơ ước 
Biết xúc động qua nhiều nhận thức 
Biết yêu anh và biết được anh yêu 
Mùa thu nay sao bão mưa nhiều 
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng 
Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm 
Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh 
(Trích Tự hát – Xuân Quỳnh) 
Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm) 
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm) 
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân 
vật “em”? (0,25 điểm) 
Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong 
khoảng từ 3 – 4 câu. (0,25 điểm) 
Đáp án 
Câu 1: 
Phương thức nghị luận. (0,5đ) 
Câu 2. 
Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn 
thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (0,5đ) 
Câu 3. 
Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố 
thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. (0,25đ) 
Câu 4. 
Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm. (0,25đ) 
Câu 5. 
Biện pháp điệp từ và ẩn dụ. Nêu đúng 01 biện pháp: 0,25 điểm. 
Câu 6. 
Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống 
hết mình với ước mơ của người minh yêu. (0,5đ) 
Câu 7. (0,25đ) 
Những từ: khao khát, xúc động, yêu. 
Học sinh chỉ cần nêu được hai từ. 
Câu 8. 
Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn; (0,25đ) 
Đề 20 
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: 
MẸ VÀ QUẢ 
Những mùa quả mẹ tôi hái được 
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng 
Những mùa quả lặn rồi lại mọc 
Như mặt trời khi như mặt trăng 
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên 
Còn những bí và bầu thì lớn xuống 
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn 
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi 
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời 
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái 
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi 
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh 
(Trích từ "Mẹ của nhà thơ", NXB Phụ nữ, 2008) 
Câu 1. Trong nhan đề và bài thơ, chữ "quả" xuất hiện nhiều lần. Chữ "quả" ở dòng nào mang nghĩa tả 
thực? Chữ "quả" ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (0.5 đ) 
Câu 2. Nghĩa của từ "trông" trong dòng thơ "Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng" là gì? (0.25 đ) 
Câu 3. Trong hai dòng thơ "Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời khi như mặt trăng", tác giả đã 
sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (0.5 đ) 
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 4 đến câu 7: 
Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu lục túi chỉ còn mấy 
đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. 
Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra 
mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống. 
Cô bé nghĩ rằng cậu ta trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn. 
Cậu uống từ từ, rồi hỏi: "Tôi nợ bạn bao nhiêu?" 
Cô bé đáp: "Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một 
điều tốt." 
Cậu ta nói: "Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm." 
Khi Howard Kelly (*) rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người khoẻ khoắn, mà còn thấy 
niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ. 
Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển cô lên bệnh viện 
trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời 
làm chuyên gia. Khi nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ loé lên trong mắt anh ta. Anh đứng bật 
dậy và đi đến phòng cô gái. Anh nhận ra cô gái ngay lập tức. Anh quay trở lại phòng chuyên gia và quyết 
tâm phải gắng hết sức để cứu được cô gái. Anh đã quan tâm đặc biệt. Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn 
bệnh của cô gái đã qua khỏi. Anh cầm tờ hoá đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển lên 
phòng cô gái. 
Cô gái lo sợ không dám mở tờ hoá đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng đến suốt đời thì cô cũng khó 
mà thanh toán hết số tiền này. 
Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn: "Đã thanh toán đủ bằng một ly 
sữa." 
Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly. 
Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: "Lạy chúa, tình yêu thương bao la của người đã lan rộng trong trái 
tim và bàn tay con người." 
(*) Tiến sĩ Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc, đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John 
Hopkins năm 1895. 
Câu 4. Đặt nhan đề cho văn bản. (0.5 đ) 
Câu 5. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? (0.25 đ) 
Câu 6. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.25 đ) 
Câu 7. Câu chuyện trên mang đến bài học gì? (0.75 đ) 
Câu 1: 
 Tả thực: Những mùa quả mẹ tôi hái được/ Những mùa quả lặn rồi lại mọc. 
 Biểu tượng: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Mình vẫn còn là một thứ quả xanh 
Câu 2: Nghĩa của từ "trông": trông chờ, niềm tin, hi vọng vào con cái... 
Câu 3: 
 Trong hai dòng thơ "Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời khi như mặt trăng", tác giả đã 
sử dụng biện pháp tu từ: so sánh. 
 Tác dụng của biện pháp tu từ đó: gợi lên bước đi của thời gian, biểu lộ sự ngậm ngùi cho sự vất vả 
của người mẹ... 
Câu 4: Nhan đề: Một ly sữa/ Sẽ được gì khi ta biết cho đi... 
(Nhan đề phải ngắn gọn, khái quát được chủ đề, hấp dẫn...) 
Câu 5: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự 
Câu 6: Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật 
Câu 7: Câu chuyện trên mang đến bài học: Khi biết cho đi một cách vô điều kiện, ta sẽ được nhận lại nhiều 
niềm vui hơn thế nữa... 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftuyen_tap_20_de_thi_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam.pdf