Tuyển chọn giáo án và tư liệu hay về bài Đàn ghita của Lor-ca

Tuyển chọn giáo án và tư liệu hay về bài Đàn ghita của Lor-ca

Tiết 41 , Đọc văn :

 ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

-Thanh Thảo-

 I/Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.

 - Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.

 II/Phương pháp:

 - Đọc diễn cảm.

 - Kết hợp phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm.

 III/Phương tiện: Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ

 

doc 24 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1639Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển chọn giáo án và tư liệu hay về bài Đàn ghita của Lor-ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYỂN CHỌN GIÁO ÁN VÀ TƯ LIỆU HAY VỀ BÀI
ĐÀN GHITA CỦA LOR-CA
Tiết 41 , Đọc văn :
 ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
-Thanh Thảo-
 I/Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.
 - Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.
 II/Phương pháp:
 - Đọc diễn cảm.
 - Kết hợp phát vấn, giảng bình, thảo luận nhóm.
 III/Phương tiện: Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ
 IV/Tiến trình dạy học:
 - Ổn định lớp.
 - KT bài cũ.
 - Bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
HĐ1:HD Hs tìm hiểu Tiểu dẫn (sgk).
- GV yêu cầu 1 Hs đọc Tiểu dẫn (sgk).
- GV: Hãy trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo; Những tác phẩm tiêu biểu và đặc điểm của thơ Thanh Thảo.
-GV: Bổ sung các kiến thức về Lor-ca; về trào lưu văn học siêu thực; về trào lưu văn học tượng trưng
-GV: Gọi 1 Hs đọc bài thơ.
-GV: Cho hs xác định bố cục. 
-GV: Nhận xét cách chia bố cục của hs và điều chỉnh, bổ sung.
-GV: Theo em qua bài thơ nhà thơ muốn nói lên điều gì? ( Câu hỏi tìm chủ đề) 
- Hs đọc Tỉểu dẫn.
- Hs dựa vào Sgk trả lời.
- Hs theo dõi, ghi chép.
-Hs đọc bài thơ.(lưu ý cách đọc xúc cảm, luyến láy...như cung bậc đàn ghi ta)
- Hs chia bố cục và lý giải về cách chia bố cục đó.
-Hs tự ghi chép các ý chính.
-Hs dựa vào định hướng ở bố cục để trả lời. 
I/ Giới thiệu chung:
1/ Tác giả: (Sgk)
2/ Sự nghiệp:
a/ Tác phẩm: (Sgk)
b/ Đặc điểm thơ:
- Là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
- Thể hiện sự cách tân thơ Việt: đào sâu cái tôi nội cảm; cách biểu đạt mới với câu thơ tự do, xoá bỏ ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu, cách gieo vần
3/Bài thơ:
a/ Xuất xứ:
- Rút trong tập “Khối vuông Ru – bích”.
- Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
b/ Bố cục: Gồm 4 phần:
* Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật TBN.
* Câu 7- 18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật.
* Câu 19- 22: Niềm xót thương Lor-ca.
* Câu 23- 31: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca.
c/ Chủ đề: 
- Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất. 
- Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca. 
HĐ2: HD Hs tìm hiểu bài thơ:
- GV: đọc lại 18 dòng thơ đầu.
-GV: Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp h/ả “Áo choàng đỏ gắt”, “ tiếng đàn ghi ta?”
-GV:Các h/ả “đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li la” giúp ta liên tưởng đến điều gì?
-GV dẫn dắt chuyển ý: Từ bối cảnh chính trị và nghệ thuật TBN lúc bấy giờà số phận bi thương của Lor-ca.
-GV:Tác giả đã tái hiện cái chết oan khuất của Lor-ca qua các h/ả, chi tiết nào?
-GV: Cảm nhận của em về các bpnt được tác giả sử dụng trong bài thơ? 
(ý nghĩa của các bpnt đó?)
GV: Nhận xét, giảng giải bổ sung và cho hs ghi vở những nét cơ bản.
(Tránh sự áp đặt cách hiểu cho hs, tôn trọng ý kiến hs)
-Hs lắng nghe, nhập cảm.
-Hs nêu cảm nhận.
-Hs lý giải, phân tích các h/ả.
-Hs theo dõi, nêu cảm nhận chung về hình tượng Lor-ca trên cơ sở định hướng của GV.
-Hs dựa vào văn bản, tìm các h/ả, chi tiết liên quan.
-Hs liệt kê các bpnt, thảo luận nhanh giữa các thành viên trong bàn về ý nghĩa của các bpnt và trình bày trước lớp. 
(Khuyến khích những cách hiểu riêng).
-Hs theo dõi, ghi chép.
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1/ Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca:
 a/ Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN:
- Áo choàng đỏ:
+ Gợi bản sắc văn hoá TBN.
+ H/ả Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ.
- Tiếng đàn:
+ Ghi ta: nhạc cụ của người TBN.
+ Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật
- Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li la:
+ Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do.
+ Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật TBN già cỗi.
b/ Lor-ca và cái chết oan khuất:
- Hình ảnh:
+ Áo choàng bê bết đỏ – Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca.
+ Tiếng ghi ta:
 . nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy.
 . xanh: thiết tha, hy vọng.
 . tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.
 . ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.
=> Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Đối lập: 
Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ
 khát vọng >< hiện thực phũ phàng (giữa tiếng hát yêu đời vô tư , giữa tình yêu cái Đẹp và hành động tàn ác, dã man).
+ Nhân hoá: Tiếng ghi ta máu chảy.
+ Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta àLor-ca.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động
* Với việc sử dụng bpnt tài tình, tác giả đã khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca.
-GV: Đọc phần thơ còn lại.
-GV: Theo em, Lor-ca muốn nhắn gửi thông điệp gì qua câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?
-GV: Cho hs nêu cảm nhận 4 câu thơ “Không ai chôn cỏ mọc hoang”.
-GV: Yêu cầu hs giải mã các h/ả “giọt nước mắt , đường chỉ tay, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc”.
-GV:Định hướng cách hiểu.
-Hs theo dõi sgk
-Hs thảo luận nhóm và nêu cảm nhận.
- Hs dựa vào văn bản, suy nghĩ, trả lời. (Khuyến khích những cách hiểu riêng).
-Hs theo dõi, ghi chép.
2/ Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca:
- Lời Lor-ca (đề từ): “Khi tôi chết cây đàn.”
+ Niềm đam mê nghệ thuật.
+ Hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới.
- “Không ai chôn cất cỏ mọc hoang”
+ Nghệ thuật của Lor-ca (cái Đẹp): có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”.
+ Phải chăng không ai dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới.
- Giọt nước mắt trong đáy giếng:
+ Vầng trăng nơi đáy giếngàsự bất tử của cái Đẹp.
- Đường chỉ tay: ẩn dụ về định mệnh nghiệt ngã.
-... dòng sông, ghi ta màu bạc...à gợi cõi chết, siêu thoát.
- Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: có ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn.
* Tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca.
-GV: Tiếng “Li la- li la- li la” trong bài thơ có ý nghĩa gì?
-GV: định hướng.
-Hs tìm hiểu yếu tố âm nhạc trong bài thơ. Nêu ý nghĩa?
-Hs ghi chép.
3/Yếu tố âm nhạc trong bài thơ:
- Chuỗi âm thanh “Li la- li la- li la” luyến láy ở đầu và cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc. 
- Sự kính trọng và tri âm Lor-ca- nghệ sĩ thiên tài.
HĐ3: HD hs tổng kết, dặn dò.
-GV: Yêu cầu hs tự tổng kết bài học về phương diện nội dung và nghệ thuật.
-GV: Nhận xét, định hướng ý chính.
-Hs dựa vào nội dung tìm hiểu văn bản để tổng kết.
-Hs ghi lại những nét chính.
III/ Tổng kết:
1/ Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
- Sử dụng h/ả, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.
- Kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc.
2/ Nội dung:
 Tác giả bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết oan khuất của thiên tài Lor-ca- một nghệ sĩ khát khao tự do, dân chủ, luôn mong muốn cách tân nghệ thuật.
-Dặn Dò : Yêu cầu hs học thuộc lòng bài thơ. Làm bài tập và chuẩn bị bài mới	
............................................................................................................
 Caây ®µn ghi ta cña Lor-ca
 Thanh Th¶o
 A – Môc tiªu bµi häc 
Gióp häc sinh:
- C¶m nhËn ®­îc vÎ ®Ñp bi tr¸ng cña h×nh t­îng Lor – ca trong m¹ch c¶m xóc vµ suy t­ ®a chiÒu võa m·nh liÖt, võa s©u s¾c cña t¸c gi¶.
- ThÊy ®­îc nÐt ®éc ®¸o trong h×nh thøc biÓu ®¹t th¬ mang phong c¸ch t­îng tr­ng.
B – Ph­¬ng ph¸p 
- Sö dông h×nh thøc quy n¹p, vËn dông c¸c ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch, tæng hîp.
C – TiÕn tr×nh tæ chøc bµi häc 
1. Bµi cò
2. Bµi míi.
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
Néi dung cÇn ®¹t
Ho¹t ®éng 1 - Tæ chøc t×m hiÓu chung 
1. HS ®äc TiÓu dÉn, nªu nh÷ng nÐt ng¾n gän, c¬ b¶n vÒ t¸c gi¶ Thanh Th¶o.
I . T×m hiÓu chung
1. T¸c gi¶
- Tªn khai sinh : Hå Thµnh C«ng, sinh n¨m 1946.
- Quª : Mé §øc, Qu¶ng Ng·i.
- Sù nghiÖp v¨n ch­¬ng.
+ Cã c¸c s¸ng t¸c hay vµ ®éc ®¸o vÒ chiÕn tranh vµ thêi hËu chiÕn.
+ C¸c t¸c phÈm : Nh÷ng ng­êi ®i tíi biÓn (1977), Nh÷ng ngän sãng mÆt trêi (1984- 1982), Khèi vu«ng ru bÝch (1985),
+ Nh÷ng n¨m gÇn ®©y : ViÕt b¸o, tiÓu luËn phª b×nh, ®ãng gãp quan träng nhÊt vÉn lµ th¬ ca.
§Æc ®iÓm th¬ :
+ Lµ tiÕng nãi cña ng­êi trÝ thøc nhiÒu suy t­, tr¨n trë vÒ cuéc sèng.
+ ¤ng lu«n t×m tßi kh¸m ph¸ s¸ng t¹o t×m c¸ch biÓu ®¹t míi qua h×nh thøc c©u th¬ tù do, ®em ®Õn mét mÜ c¶m hiÖn ®¹i cho th¬ b»ng thi ¶nh vµ ng«n tõ míi mÎ.
 2. Nªu xuÊt xø bµi th¬ §µn ghi ta cña Lor-ca.
(GV gi¶i thÝch thªm vÒ th¬ t­îng tr­ng vµ siªu thùc)
2. T¸c phÈm
- Rót trong tËp Khèi vu«ng ru bÝch.
- Lµ t¸c phÈm tiÓu biÓu cho t­ duy th¬ Thanh Th¶o : Giµu suy t­, m·nh liÖt vµ phãng tóng, Ýt nhiÒu nhuèm mµu s¾c t­îng tr­ng vµ siªu thùc.
Ho¹t ®éng 2 - Tæ chøc ®äc - hiÓu v¨n b¶n 
1. GV h­íng dÉn ®äc vµ ®äc mÉu. HS ®äc bµi th¬, nªu c¶m nhËn chung vÒ bµi th¬.
II. §äc- HiÓu v¨n b¶n
1. Kh¸i qu¸t chung
Bµi th¬ viÕt theo th¬ tù do thÓ hiÖn c¶m xóc m·nh liÖt cña t¸c gi¶ tr­íc c¸i chÕt cña Lor-ca qua hµng lo¹t h×nh ¶nh mang tÝnh biÓu t­îng.
2. Yªu cÇu HS ®äc chó thÝch, gi¶i m· c¸c h×nh ¶nh : tiÕng ®µn bät n­íc, ¸o choµng ®á g¾t, vÇng tr¨ng chÕnh cho¸ng, yªn ngùa mái mßn,...
(GV cho HS th¶o luËn vµ ph¸t biÓu ý kiÕn)
2. Nh÷ng h×nh ¶nh gîi liªn t­ëng
- C¸c h×nh ¶nh : tiÕng ®µn bät n­íc, ¸o choµng ®á g¾t, vÇng tr¨ng chÕnh cho¸ng, yªn ngùa mái mßn, ®Òu mang tÝnh biÓu t­îng. C¸c dßng th¬ kh«ng hÒ cã h×nh ¶nh vÒ con ng­êi nh­ng bãng d¸ng con ng­êi vÉn hiÖn lªn râ nÐt qua h×nh ¶nh vµ ©m thanh (tiÕng ®µn) mµu s¾c (¸o choµng ®á g¾t), tr¹ng th¸i (chÕnh cho¸ng, mái mßn)
- khæ th¬ ®Çu kh«ng gian ®Ëm chÊt T©y Ban Nha, víi tiÕng ®µn ghi ta- niÒm tù hµo cña ng­êi T©y Ban Nha, víi h×nh ¶nh ¸o choµng ®á g¾t - ¸o choµng kho¸c trªn m×nh nh÷ng vâ sÜ ®Êu bß tãt- mét biÓu t­îng cña T©y Ban Nha.
- §ång thêi ng­êi ®äc kh«ng thÓ kh«ng nhËn thÊy cuéc hµnh tr×nh cña con ng­êi: ®i lang thang vÒ niÒm ®¬n ®éc víi vÇng tr¨ng chÕnh cho¸ng, trªn yªn ngùa mái mßn. §ã lµ cuéc ®éc hµnh cña con ng­êi - cuéc ®éc hµnh cña Lor-ca (mét anh hïng cña T©y Ban Nha).
3. Yªu cÇu HS nªu c¶m nhËn vÒ ®o¹n th¬ :
Kh«ng ai ch«n cÊt tiÕng ®µn
TiÕng ®µn nh­ cá mäc hoang
Giät n­íc m¾t vÇng tr¨ng
Long lanh trong ®¸y giÕng
 HS cã c¶m nhËn kh¸c nhau vÒ khæ th¬ trªn. GV h­íng dÉn, bæ sung ®Ó thÊy ®­îc c¸c líp nghÜa kh¸c nhau.
- HS suy nghÜ vµ ph¸t biÓu c¶m nhËn cña m×nh vÒ c¸c h×nh ¶nh : ®­êng chØ tay ®· ®øt/ dßng s«ng v« cïng/ Lor-ca b¬i sang ngang/ trªn chiÕc ghi ta mµu b¹c.
- V× sao c¸i chÕt cña Lorca ®­îc miªu t¶ ®i liÒn víi h×nh ¶nh c©y ®µn ghi ta?
3. VÎ ®Ñp cña Lor-ca vµ c¸i chÕt cña Lor-ca
+ T¸c gi¶ kh¾c ho¹ nh©n vËt gi÷a mét kh«ng gian hoang d· ®Ëm chÊt T©y Ban Nha : T©y Ban Nha/ h¸t nghªu ngao/ bçng kinh hoµng/ ¸o choµng bª bÕt ®á. TiÕng h¸t nghªu ngao cña nh÷ng ng­êi Digan, ¸o choµng cña vâ sÜ ®Êu bß tãt ®· trë thµnh biÓu t­îng- biÓu t­îng cho sù ®æ m¸u, c¸i chÕt vµ sù cÇu khÊn cho linh hån.
+  ... đỏ gay gắt: hình ảnh này nhắc tới môn đấu bò tót, một sinh hoạt văn hóa khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới.
- Vầng trăng
- Yên ngựa.
- Cô gái Di- gan.
- Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “ li-la-li-la-li-la”
 Tất cả làm nổi bật không gian văn hóa TBN. 
Hình ảnh tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường.Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua TBN với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.
=> Hình tượng Lor- ca nổi bật trên nền văn hóa đó, làm rõ Lor-ca là con người tự do, là ca sĩ dân gian. Đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với Vầng trăng chuếnh choáng, Trên yên ngựa mỏi mòn.Anh đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân mình.
Cái chết oan khuất của Lor- ca: 
 Đấy là khi Lor-ca bị bọn phát xít Prăng-cô giết và ném xác xuống giếng để phi tang.
 Để miêu tả sự việc bi phẫn này, tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thực kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như:
Đối lập:
+ Tự do của người nghệ sĩ >< Thế lực tàn bạo của phát xít.
+ Tiếng hát yêu đời, vô tư >< Hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết máu).
+ Tình yêu, cái đẹp >< Hành động tàn ác, dã man.
Nhân cách hóa: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy => Tạo sức ám ảnh lớn đối với người đọc.
Hoán dụ:
+ Tiếng hát để chỉ Lor- ca.
+ Tấm áo choàng bê bết đỏ để chỉ cái chết.
So sánh chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn => Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng tình cảm của Lor- ca.
 Cái chết oan khuất của Lor- ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.
Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor- ca:
 Nỗi niềm xót thương Lor- ca được chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor- ca: 
 không ai chôn cất tiếng đàn
 tiếng đàn như cỏ mộc hoang.
+ Tiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca.Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.
+ Tiếng đàn còn là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài.
Nhà thơ Thanh Thảo đã thật sự cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Nghệ sĩ Lor- ca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu .Lor- ca đã dặn ”Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”, lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ ,tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước Tây Ban Nha của Lor- ca.Lor- ca cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở thành vật án ngữ,cản trở sư sáng tạo nghệ thuật giúp nghệ thuật đi tới, vươn cao hơn.
 4.Tiếng đàn trong bài thơ:
 Chuỗi âm thanh “ Li-la-li-la-li-la”luyến láy sau hai câu đầu như khúc dạo đầu Và chuỗi âm thanh ấy còn được dùng để kết thúc bài thơ như nốt nhạc cuối của bản nhạc mang ý nghĩa của sự tri âm và kính trọng đối với người nhạc sĩ, nhà thơ Tây Ban Nha Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca.
III.TỔNG KẾT:
Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
+ Sử dụng hình ảnh, biểu tượng- siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.
+Tạo màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ.
+Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
Nội dung:
 Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca - một nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ , luôn mong muốn sự cách tân nghệ thuật và nghệ thuật phải luôn đi tới không ngừng. Tình yêu con người, tình yêu nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor- ca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được.
4/.CỦNG CỐ: GV giúp HS củng cố nội dung chính của bài học:
+ Người nghệ sĩ tự do Lor-ca.
+ Cái chết oan khuất của Lor-ca.
+ Nỗi xót thương và suy tư về cuộc từ giã của Lor-ca.
5/.DẶN DÒ:
+Học bài cũ.
+ Chuẩn bị bài mới:
HỎI CHUYỆN NHÀ THƠ THANH THẢO  VỀ “ĐÀN GHITA CỦA LORCA” 	
      CÁT VĂN	
@ Có nhận định rằng “Thơ Thanh Thảo dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê-nhin, Pa-xtéc-nắc, Gar-xi-a Lor-ca,...” (sách ngữ văn 12 nâng cao). Nhưng  ngoài vấn đề chung ấy, điều gì thôi thúc Thanh Thảo (tức là môi trường cảm xúc trực tiếp) để “Đàn ghi-ta của Lorca”  ra đời? Trong đó, Thanh Thảo có gửi lời tri âm hay kí thác nào không? Nếu có, xin Anh  vui lòng cho độc giả biết thêm về điều này? 	
Thanh Thảo: Thực ra, dù tôi có những mối quan tâm như sách giáo khoa nâng cao nói, thì khi viết một bài thơ cụ thể, như bài  “Đàn ghi-ta của Lorca”, mối quan tâm chính của tôi chỉ là một hình ảnh gợi mở, một âm hưởng hay một nhịp điệu mơ hồ nào từ đâu đó, chứ tuyệt nhiên không có một “vấn đề” nào cả! Anh hỏi tôi có gửi lời tri âm hay ký thác nào vào bài thơ ấy không, tôi xin trả lời rất thật là tôi không biết. Khi làm thơ thì chỉ từ ngữ gọi từ ngữ, nhịp điệu đẩy đưa nhịp điệu. Dĩ nhiên, Lorca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ, cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái chết của ông đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ Lorca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ “ Đàn ghi-ta của Lorca” mà tôi coi như một khúc tưởng niệm Ông.  
@ Lần đầu đọc Đàn ghi-ta của Lorca”, cũng như nhiều bài  trong tập “Khối vuông ru-bích”, tôi, (và chắc cũng nhiều người như tôi) cảm thấy choáng ngợp và lúng túng như đứng trước mỹ nhân có vẻ đẹp hiện đại mà không biết bằng cách nào tiếp cận và khám phá được hết vẻ đẹp của “nàng”. Xin nhà thơ có thế giúp chúng tôi cách vượt qua sự lúng túng ấy.	 
 Thanh Thảo: Anh nói làm tôi nghĩ đến cuộc thi “ Hoa hậu Hoàn Vũ” vừa được tổ chức tại Nha Trang. Thực ra, Thơ có vẻ đẹp riêng của Thơ, nó không hoàn toàn giống vẻ đẹp của các mỹ nhân hay hoa hậu đâu. Cũng như với tôi, có khi sự choáng ngợp hay “cú sốc” đến không phải từ sắc đẹp các cô gái thi Hoa hậu Hoàn Vũ, mà lại đến từ cú “direct” của ông con rể  Cty Hoàn Cầu-Hoàn Vũ (đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi này) đấm thẳng vào mặt phóng viên ảnh Minh Quốc - TTXVN khiến toé máu cơ! “ Cú đấm văn hoá” đậm đà bản sắclưu manh ấy gây ấn tượng vô cùng đối với tôi, dù người ra tay đang có quốc tịch Canada, nhưng không thể dấu đi đâu cái “bản sắc đá cá lăn dưa” của mình như một người gốc Việt chánh hiệu. Thơ nên tránh xa các cuộc thi hoa hậu, dù rất mê các cô gái đẹp, nếu không muốn “xơi” những quả đấm thôi sơn đến từ những đại gia yêu gái đẹp bằngtiền. Vì thế, tôi nghĩ, người yêu thơ không có gì phải lúng túng khi đứng trước thơ theo kiểu đứng trước gái đẹp. Dĩ nhiên, thơ hay thì hoàn toàn khác với “cô gái xấu xí” đang chiếu trên ti-vi. Nhưng nó cũng rất khiêm nhường,lặng lẽ, và đặc biệt giản dị.Hãy đọc thơ Lorca mà xem, những hình ảnh dù lạ tới đâu, siêu thực tới đâu vẫn mê hoặc chúng ta một cách thật tự nhiên và hồn hậu. 	 
 @ Verlaine, nhà thơ Pháp nói “Thơ trước hết là nhạc”. Đọc bài “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA”, tôi có cảm giác như được nghe một bài hát ca ngợi cái chết bi tráng và sự bất tử của LORCA do một nghệ sỹ hát rong đang ôm đàn ghita biểu diễn. Nhà thơ có đồng tình với cảm giác trên không? Nếu có,  xin Anh  nói rõ thêm về tính nhạc của thi phẩm này?
Thanh Thảo: Tôi rất sợ bài thơ của mình được liên tưởng với hình ảnh một ca sĩ (hay hát rong) ôm đàn ghi-ta hát vang lên trong nhà hát hay giữa phố đông người. Đúng như Verlaine nói, thơ trước hết là nhạc, nhưng đó là “nhạc của thơ” chứ không phải âm nhạc bảy nốt hay ngũ cung bát âm. Về nhạc tính trong bài thơ “ Đàn ghi-ta của Lorca” thì như tôi đã nói, chính nhạc tính trong nhiều bài thơ Lorca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ này. Và tôi muốn dùng lại một số hình ảnh (dĩ nhiên đã biến cải) cũng như mơ hồ một vài theme nhạc trong thơ Lorca khi viết bài này. Tôi nghĩ, ở mức độ nào đó, mình đã làm được điều mình muốn. Cũng như nhiều bài thơ ngắn khác của tôi, bài “ Đàn ghi-ta” được viết liền một mạch, trong khoảng thời gian rất ngắn, sau khi ngồi chơi và đàm đạo về thơ Lorca với vài người bạn tâm đắc.	 
@  Những tiếng đàn bọt nước	
      Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt	
       li-la li-la li-la	
       đi lang thang về miền đơn độc	
       với vầng trăng chếnh choáng	
       trên yên ngựa mỏi mòn	
      Qua mấy dòng này, Tôi như thấy Thanh Thảo “bắn những tia hồi quang” còn đọng lại trong ký ức của mình về xứ sở Tây Ban Nha lên trang thơ. Điều ấy có trùng hợp với ý nghĩ của Nhà thơ không? Xin Anh nói rõ hơn về cách biểu đạt mới mẻ này?
Thanh Thảo:Tôi chưa thật rõ lắm câu hỏi của anh. Có lẽ, theo tôi đoán, anh muốn biết tôi đã đưa một số hình ảnh được coi là “đặc trưng Tây Ban Nha” như “áo choàng đỏ gắt” hay “hát nghêu ngao”vào thơ mình như thế nào ? Thực ra, đúng như anh nói, đó là những hình ảnh về Tây Ban Nha đã lặn sâu vào tôi từ khi tôi đọc những tác phẩm của Hemingway-một nhà văn người Mỹ. Mãi cách đây mấy năm, tôi mới có dịp ghé qua Barcelona, trong khi bài thơ này đã viết cách đây ngót 30 năm, nên những hình ảnh Tây Ban Nha mà tôi có được đều qua sách vở. Cách biểu đạt này theo tôi cũng không mới mẻ gì, nhưng nó thích ứng trong bài thơ này, khi Lorca được coi là “con họa mi Tây Ban Nha”. Lorca có câu thơ tôi thuộc lòng từ 40 năm nay, qua bản dịch Hoàng Hưng: “ Con ngựa đen/vầng trăng đỏ/”, còn hoa lila (hoa lys-hoa huệ tây) thì không chỉ có ở Tây Ban Nha, nhưng dường như nó đã đi vào một tác phẩm nào đó viết về Tây Ban Nha mà tôi nhớ. Với lại, li-la còn gợi âm thanh như một cú “vê” ghi-ta -cây đàn mà người Việt mình hay gọi là “Tây Ban cầm”. Một không khí hơi mờ ảo, những hình ảnh mơ hồ lãng đãnglà những gì tôi có được về xứ sở Andalusia mà tôi cảm nhận qua thơ Lorca. Tôi đã cố gắng đưa vào bài thơ mình. May mà nó lại được. 	
@ Trong bài có nhiều hình ảnh gợi cảm: “tiếng đàn bọt nước”, “vầng trăng chếnh choáng”, “yên ngựa mỏi mòn”...	
Vì sao Thanh Thảo lại dùng những hình dung từ này? Ý nghĩa của những hình ảnh đó trong việc thể hiện chủ đề? 	
Thanh Thảo: Anh hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai ? Thực ra, tôi cũng dùng những “hình dung từ” ấy một cách tình cờ thôi, hoàn toàn không cố ý. Tôi vẫn làm thơ như vậy, không cố ý, không “mài giũa ngôn từ”. Những liên hệ (nếu có) giữa các tổ hợp từ ấy trong bài thơ đều gắn một cách vô thức với số phận Lorca. Những “chếnh choáng”, “ mỏi mòn”, “bọt nước” dường như có gần xa ám ảnh cuộc đời Lorca, chúng ám cả vào thi ca của Ông. Ai nghĩ, “bọt nước” sẽ biến mất không để lại dấu vết là nhầm. Bọt nước lúc hiện lúc tan, nhưng tan rồi lại hiện. Nó mỏng manh nhưng không thể bị tiêu diệt. Thơ cũng vậy. Thơ Lorca càng vậy.	 
 @ Giọt nước mắt vầng trăng	
     long lanh trong đáy giếng	
Xin Nhà thơ cho vài lời gợi mở để độc giả có thể hiểu thêm hai câu thơ rất đẹp trên? 
Thanh Thảo: Cảm ơn anh! Nếu anh thấy đẹp, nghĩa là hai câu thơ ấy có thể đẹp. Mà đã đẹp rồi thì không thể cắt nghĩa, không nên cắt nghĩa.	  
@ Xin cảm ơn Nhà thơ Thanh Thảo vì những ý kiến sâu sắc và tâm huyết trên đây. Mong Thanh Thảo tiếp tục cho ra đời nhiều thi phẩm như “ĐÀN GHITA CỦA LORCA”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDAN GHI TA CUA LORCA TUYEN CHON GIAO AN VA TU LIEU HAYVE BAI.doc