Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dụcChủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là nhà giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo.

“Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong kháng chiến chống Pháp, vì bận đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa chú ý đúng mức đến văn hóa và giáo dục, Bác đã sửa khẩu hiệu thi đua thanh toán “nạn mù chữ" thành "thi đua diệt giặc dốt". Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc "Thông thái”. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, Người quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong bài viết:"Nhân tài và kiến quốc" (tháng 11/1945), Bác nhận định rằng, bây giờ đất nước đang "kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục", những "kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào và có những nhân tài. Muốn vậy, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

pdf 55 trang Người đăng haha99 Lượt xem 875Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời 
cũng là nhà giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài 
người tiến bộ noi theo. 
“Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” 
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng 
hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói 
của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân 
dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Trong kháng chiến chống Pháp, vì bận 
đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa chú ý đúng mức đến văn hóa và giáo dục, Bác đã sửa khẩu hiệu 
thi đua thanh toán “nạn mù chữ" thành "thi đua diệt giặc dốt". Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để 
đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc "Thông thái”. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, Người 
quan tâm nhiều đến công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong bài viết:"Nhân tài và 
kiến quốc" (tháng 11/1945), Bác nhận định rằng, bây giờ đất nước đang "kiến thiết ngoại giao, kiến thiết 
kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục", những "kiến thiết” ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi 
dào và có những nhân tài. Muốn vậy, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là 
sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. 
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” 
Muốn có cán bộ tốt, công dân tốt, phải "trồng" và dĩ nhiên là rất công phu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ 
cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng, giữa giáo dục với sự nghiệp 
giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước: "muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước 
giàu mọi người Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức 
mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhất. Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu 
trong chiến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài. Trong Nhật ký trong tù, 
Bác viết: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Chiến lược giáo dục là hạt 
nhân trong chiến lược con người, cung cấp trí thức mới, đào tạo nên nhân tài cho đất nước. Gửi thư cho 
học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Bác viết: 
"Ngày nay, các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hưởng một nền giáo dục của một nước độc 
lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các cháu nên nhưng người công dân có ích cho nước Việt Nam, một 
nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu Đó là một nền giáo dục “vì lợi ích 
trăm năm" của đất nước. 
Đào tạo nên những người thừa kế xây dụng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên” 
Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo "những người công dân có ích 
cho nước Việt Nam", "những cán bộ cho dân tộc", "những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ 
tương lai tốt của nước nhà". Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì dân trí phải cao, phải đa dạng hoá các 
loại hình đào tạo, mở trường vừa học vừa làm đề tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ chiến sĩ được 
đi học. Người yêu cầu: phải quan tâm đến giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đồng bào các 
dân tộc ít người, tẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc, đoàn kết thương yêu nhau như anh em một 
nhà, thi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình. 
Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người nhấn mạnh: "Muốn xây 
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Vì thế, nền giáo dục mới 
phải đào tạo nên những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "Hồng" vừa "Chuyên". 
Chú trọng giáo dục toàn diện “đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn 
hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. 
Chủ tịch Hồ Chí minh yêu cầu, phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại 
như: thái độ thờ ơ với xã hội, xa với đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, 
dạy theo lối nhồi sọ. Cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, giáo dục phải toàn diện, 
phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài lan đức. Không những phải 
giàu về tri thức mà còn phải có đạo đức cách mạng. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên 
trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc 
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Phải "trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư 
tưởng tốt" mà phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn 
đề do cách mạng nước ta đề ra, trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. 
“Học với hành phải kết hợp với nhau” 
Về phương pháp đào tạo nên những người tài - đức, Chủ tịch Hồ Chí minh chỉ rõ: "học đi đôi vời hành, 
giáo dục kết họp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền vời xã hội". Chúng ta có thể tìm thấy hàng 
loạt lời chỉ dẫn của Người về vấn đề này trong các bài nói, bài viết, các bức thư của Người về giáo dục. 
Muốn trở nên người thực sự có tài năng và có ích cho xã hội, Bác nhắc nhở: "Các cháu học sinh không 
nên học gạo, không nên học vẹt... Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và 
thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau. Bác dạy: phải coi "giáo dục thiếu nhi là một khoa học". 
Mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn giành thì giờ để chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi 
đua, như phong trào "dạy tốt, học tốt", đề xuất công tác Trần Quốc Toản, phong trào "kế hoạch nhỏ" cho 
các cháu thiếu niên, nhi đồng nhằm tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho phát triển giáo 
dục. 
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” 
Bác căn dặn: cần làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan, bạn tốt và mai sau là những 
công dân có lòng yêu được nồng nàn, "Trung với nước, hiếu với dân", có đạo đức trong sáng, có chỉ khí 
hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần 
cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những cán bộ tốt, công dân tốt. 
Năm 1959, trong dịp sang thăm hữu nghị Liên Xô, nói chuyện với các cháu thiếu nhi Việt Nam đang 
học ở Mátxcơva, Bác căn dặn:" các cháu cố gắng học tập để sau này về phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ 
quốc, góp sức xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Người, mục đích tối cao của giáo dục là bồi dưỡng thế 
hệ cách mạng cho đời sau, "đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam". 
“Nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang” 
Bác luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thảy giáo đối với xã hội. Người nhấn mạnh: "Những 
người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh". Muốn được như 
vậy các cô giáo, thầy giáo, trước hết, phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên 
môn, phải là tấm gương trong sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ ăn nói đến việc làm, phải 
thương yêu chăm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, phải bộ 
mãi. Người nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầy giáo 
phải là những chiến sĩ trên mặt trận đó. Lời dạy của Người đã đi sâu vào tâm thức của đội ngũ giáo viên, 
tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt. 
“Những người làm công tác quản lý giáo dục” 
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: các cấp uỷ chỉnh quyền, các ngành các giới, các đoàn thể quần chửng và 
toàn xã hội phải thật sự quan tâm đến công tác giáo dục, giúp đỡ nhà trường về mọi mặt, phát huy cao 
độ dân chủ trong nhà trường để tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thấy, thầy với trò, trò với trò, 
tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm đề phát 
triển giáo dục. Trong công tác quản lý giáo dục. Người khuyên: phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, 
tổng kết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ chủ trương chính 
sách của trung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, cửa 
cán bộ và của địa phương. 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn thể hiện trong ham muốn tột bậc của Người là: làm sao cho 
nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai 
cũng được học hành". Đây là những bài học vô cùng quý giá để chúng ta học tập, noi theo và làm tốt 
hơn nữa sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp, 
phồn vinh. 
Chủ nghĩa nhân văn Mác - Hồ Chí Minh với định hướng nhân văn 
của sự phát triển đất nước 
I- "Chủ nghĩa cộng sản coi như chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị = chủ nghĩa nhân đạo" 
Trong bối cảnh mới của thời đại với sự xuất hiện kinh tế tri thức, toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển 
như vũ bão của khoa học công nghệ, sự xung đột dân tộc và tôn giáo gia tăng ở một số khu vực trên thế 
giới, trong khi đó hệ thống chủ nghĩa xã hội trước đây đã rơi vào khủng hoảng và thoái trào, một sốt ít 
nước đổi mới cải cách thành công, nhưng thử thách còn nhiều dù thời cơ, cơ hội phát triển cũng rất lớn. 
Việc nhận thức lại định nghĩa lại chủ nghĩa xã hội trong di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác dưới ánh 
sáng mới của thời cuộc đang là một yêu cầu bức thiết. 
Nhân dịp kỷ niệm 160 năm (2004) ra đời tác phẩm đầu tay nổi tiếng của Mác "Bản thảo kinh tế - triết 
học 1844", tôi đã trình bày suy nghĩ và nhận thức của mình từ một luận điểm có ý nghĩa tuyên ngôn và 
vạch thời đại của chủ nghĩa Mác, như sau. 
Mác và Ăngghen nghiên cứu triết học, kinh tế, xã hội chính trị hay nghiên cứu giới tự nhiên thì nội dung 
trung tâm, mục đích hướng tới vẫn là vần đề của chủ nghĩa cộng sản. 
Nhưng tuỳ theo từng thời kỳ mà có những nhận thức khác nhau về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, 
khác nhau ở cách tiếp cận, góc nhìn. Đối với chúng ta ngày nay cũng phải có phương pháp tiếp cận như 
vậy. 
1-Từ góc nhìn chủ nghĩa cộng sản theo cấu trúc luận khoa học. 
Có nhiều cách định nghĩa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản: định nghĩa theo tiến trình, hay theo cấu 
trúc, hay theo hành động cách mạng, hay theo mục đích, theo bản chất cốt lõi, hoặc tổng thể, theo toàn 
bộ hay theo từng mặt. Định nghĩa của của Mác trong Bản thảo nói trên, khi cho rằng "chủ nghĩa cộng 
sản coi như chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị = chủ nghĩa nhân đạo", dù lúc đó còn có phần trừu tượng, nhưng 
cơ bản là một nhận thức sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa cộng sản - tức vạch một hướng đúng. 
Trước đây, chúng ta nhắc tới nhiều và thực hiện cũng quyết liệt công thức của Mác - Ăngghen trong 
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”: chủ nghĩa cộng sản = xóa bỏ chế độ tư hữu (tư bả ... ờng biên giới của ta là bất khả xâm phạm”! 
Những dòng chữ đầy ắp cảm xúc này được trích từ tác phẩm “Thiên nhiên Việt Nam” của GS Lê Bá 
Thảo, nhà khoa học địa lý hàng đầu của Việt Nam xuất bản năm 1990. Từ những ý tưởng ấy nếu biết 
chân thành cảm thụ, bền tâm suy ngẫm, sẽ hiểu ra rất nhiều điều. Từ lớp vỡ lòng con em chúng ta cần 
phải được dạy điều đó để từ tờ giấy trắng tâm hồn tuổi thơ đã đậm tô rõ nét niềm tự hào về biển trời 
thân thương và hùng vĩ của Tổ quốc. Từng bước trưởng thành, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải thường 
xuyên được củng cố và nâng cao nhận thức và tình cảm thiêng liêng đối với Tổ quốc, một đất nước bán 
đảo sừng sững đứng trước biển Đông, với thềm lục địa bao gồm nhiều hòn đảo mà tự bao đời ông cha 
ta đã từng xác lập chủ quyền bằng những hành động cụ thể, có khi bằng máu của mình đã lưu ghi trong 
sử sách. Tình cảm ấy gắn liền với nghĩa vụ thiêng liêng phải gìn giữ và bảo vệ. Chẳng thế mà hơn năm 
trăm năm trước, 1473, theo sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, vua Lê Thánh Tông đã cảnh báo Kiến 
Dương Bá Lê Cảnh Huy: “Nếu người dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, 
thì phải tội tru di”. 
Lùi xa về mấy trăm năm trước nữa, giữa thế kỷ XII, cũng sách trên ghi: Năm 1161, “Lý Anh Tông sai 
đô tướng Tô Hiến Thành và phó tướng Đỗ An Di đem hai vạn quân đi tuần tiễu ở các nơi ven biển miền 
Tây Nam để giữ yên cõi xa”. Năm 1171, vua “đi tuần các hải đảo xem khắp hình thế núi sông, muốn 
biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào”. Năm 1172, “mùa xuân tháng 2, vua lại đi tuần các 
hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về”. Liệu đây có phải 
là vị vua đầu tiên vẽ bản đồ đất nước? 
Đừng quên là nhiều trận quyết chiến chiến lược đánh tan giặc ngoại xâm đã từng xảy ra nơi cửa biển 
khi mà những đạo binh xâm lược luôn dùng đường biển để tiến vào nước ta, như Trận Bạch Đằng năm 
938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán do Vạn Thắng Vương Hoằng Tháo cầm đầu. Bình về chiến 
công này, Ngô Thì Sĩ viết: “Một vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu há phải lừng lẫy ở một thời bấy 
giờ mà thôi đâu”? Không phải kể lại những chiến thắng lẫy lừng trên nơi đầu cửa biển của con sông 
lịch sử này mà mỗi người Việt Nam đều tự hào xúc động khi nhắc đến; trong những trận quyết chiến 
chiến lược đó, thủy binh luôn giữ một vai trò rất quan trọng; trong tương quan về vị thế địa chính trị, 
địa chiến lược thì mỗi thước, mỗi tấc đất trên thềm lục địa, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường 
Sa, lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tổ quốc hôm nay mà mỗi một người Việt Nam càng 
phải hiểu rõ. 
Khi mà vấn đề tranh chấp Biển Đông đang là một thực tế nổi cộm trong đời sống quốc tế, đặc biệt ở 
vùng Đông Nam Á, thì việc thông tin đầy đủ và khởi động tình cảm yêu nước và ý chí bảo vệ chủ 
quyền lãnh thổ phải là nghĩa vụ của tất cả chúng ta. Chúng ta đã có một Nghị quyết TƯ về chiến lược 
biển. Nghị quyết ghi rõ: “Có một chiến lược biển đúng đắn chính là cơ sở và điều kiện để phát huy 
mạnh mẽ hơn nữa vai trò của biển đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và 
bảo vệ Tổ quốc”. Những dòng ấy trong Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ tư có một sức nặng của 
trí tuệ và cảm xúc, điều đã được dẫn giải ở trên. 
Là một bán đảo với chiều dài gấp bốn chiều rộng, bờ biển trải dài từ vịnh Bắc Bộ sang đến vịnh Thái 
Lan, hải phận mở rộng ra 12 hải lý, tức là trên 22km và vùng kinh tế biển rộng 200 hải lý thường tương 
ứng với thềm lục địa ở đáy biển, nối dài bờ biển ra ngoài khơi đến độ sâu 200m thì chiến lược biển phải 
là một chiến lược có tầm vóc xuyên suốt thời gian và không gian. Khi con thuyền đất nước đã vượt qua 
quãng nước lợ pha vị mặn ở đầu cửa sông, khởi đầu một vòng lượn ngoạn mục ở khúc quanh của dòng 
chảy để hướng ra biển thì “chiến lược biển” mà Hội nghị TƯ 4 đã vạch ra cách đây hơn 2 năm là sự ghi 
nhận một bứt phá trong sự nghiệp phát triển đất nước trên tiến trình phát triển đất nước đi vào chiều 
sâu. Để “vượt biển”, trước hết phải vượt lên chính mình, phải thay đổi “tâm thế lục địa” bằng “tầm mắt 
đại dương”. “Chiến lược biển” phải là một bước phát triển có ý nghĩa trực tiếp về kinh tế, nhưng còn 
hơn thế, nó có ý nghĩa khởi động, nhằm chuyển đổi tâm thức của dân tộc. Nâng cách nghĩ của dân tộc 
lên một tầm tư duy mới, đưa đất nước vươn xa hơn trong vị thế địa-chính trị đặc thù của một bán đảo 
nằm ở ngã tư đường biển quốc tế nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. 
Mà đâu phải chỉ bây giờ đây ta mới bàn về “chiến lược biển”. Ngẫm sâu vào tự tình dân tộc sẽ thấy 
rằng, trong cảm thức người Việt chúng ta, núi và biển có sức lay động thật mãnh liệt. Biểu tượng con 
Rồng, cháu Tiên từ huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ ghi đậm không chỉ là hình tượng thăng hoa 
của nguồn cội, mà suy ngẫm cho kỹ, thì ra đây từng là sự lựa chọn thế tồn tại của ông cha ta, hướng núi 
hay hướng biển? “Hình khe thế núi gần xa, đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao”, dựa vào hình thể đất nước 
thì chọn hướng nào để phát triển? Điều này, hai năm trước đây, cũng trên “Hà Nội ngàn năm” chúng tôi 
đã từng đề cập tới. Phải chăng truyền thuyết 50 người con theo cha lên núi và 50 người theo mẹ xuống 
biển là một lựa chọn của sự cân bằng tâm thế hướng núi và hướng biển. Mà hướng biển xem ra có 
phần ưu trội vì trong mô hình mẫu hệ thì “mẹ Âu Cơ” chắc không phải là yếu thế hơn, nếu không là 
ngược lại. 
Chỉ có điều, ân huệ của biển rất nhiều song không dễ thụ hưởng, còn tai họa vì bão lụt do biển gây ra 
thì lại bạo liệt tàn khốc. Vì thế, dựa vào địa hình, “yếu tố trội” và là yếu tố bảo thủ nhất biến đổi chậm 
nhất theo thời gian, cùng với các yếu tố tự nhiên khác như khí hậu, sông ngòi và lớp phủ sinh vật, thì 
chọn “hướng núi”, dựa vào núi để mà mở nước phải chăng là một sự lựa chọn trong thế chẳng đặng 
đừng vào buổi ấy. Mặc dù vậy trong sâu thẳm tâm thức Việt, cả hai hướng ấy quyện vào nhau. Những 
lời “nguyện nước thề non” của thi sĩ Tản Đà, có sức khơi gợi mãnh liệt tâm thức ấy. 
“Non cao đã biết hay chưa, 
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn” 
Mà đâu chỉ nỗi khắc khoải của một tài thơ nằm vắt ngang thế kỷ XIX và thế kỷ XX, hơn nửa thế kỷ 
sau, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng nói về sự gắn quyện ấy: 
“Trong khi ta về lại nhớ ta đi 
Đi lên non cao, đi về biển rộng” 
Vì trên đất nước ta đâu cũng có “những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi”. Người nhạc sĩ thiên 
tài ấy gợi lên một ý tưởng rất lạ: “Bao năm chờ đợi sóng gần ta” và rồi trong “Bao năm chờ đợi” ấy 
liệu đã có những ai nghe được, cảm được “biển có bâng khuâng gọi thầm”? 
Vâng, biển gọi. Vì đi về phía biển là đi tìm một chân trời. 
Lịch sử đã từng ghi nhận bản lĩnh mở đường, đi về phương Nam của Nguyễn Hoàng thế kỷ XVII. Bản 
lĩnh đó được bật dậy từ một tầm nhìn: Nhìn ra cái thế chiến lược của việc mở nước về phương Nam, 
hướng ra biển từ dải Hoành Sơn, tạo ra một thế phát triển mới. Quả là, “vạn đại dung thân” là gì, nếu 
không phải là thay chiến lược bừng sáng trong đầu về một chân trời mới mở rộng ra trước mắt, không 
phải cho một đời Nguyễn Hoàng, mà cho ngàn đời một dân tộc thường xuyên đi tìm lối thoát khỏi một 
vị thế địa dư trứng nằm dưới đá? (Cao Huy Thuần). Tầm nhìn chiến lược, xuyên lịch sử, xuyên không 
gian và thời gian từ đôi mắt của bậc danh sĩ thế kỷ XVI Nguyễn Bỉnh Khiêm, với bản lĩnh và sự nghiệp 
của người anh hùng đi mở cõi Nguyễn Hoàng, đã khởi đầu cho một chuyển đổi tâm thế dân tộc: Hướng 
ra biển. 
Gợi lại đôi điều về “tâm thế lục địa” và “cảm hứng đại dương” gắn liền với “cảm thức về biển” đang là 
một thực tế nổi cộm, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải biết hướng ra biển không chỉ bằng đôi mắt mà 
phải bằng cả trái tim. 
Vì vậy trong khuôn khổ “Chương trình nghiên cứu Biển Đông”, Học viện Ngoại giao đã tổ chức hội 
thảo lần thứ nhất với chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: Lịch sử, Địa chính trị và Luật pháp 
quốc tế” vào ngày 17-3-2009 đã đáp ứng được một đòi hỏi bức xúc của nhân dân ta. Mà cũng vì vậy, 
nội dung của Hội thảo cần được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong thanh 
niên và sinh viên. Hội thảo đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng được hồ sơ pháp lý đầy đủ về vấn đề Biển 
Đông dùng để đấu tranh chính trị, tuyên truyền, đàm phán và lúc cần cho việc phân xử tại Tòa án quốc 
tế. Đây không chỉ là công việc của các nhà chuyên môn, mặc dầu họ là lực lượng quyết định, mà còn 
đòi hỏi sự hậu thuẫn của cả dân tộc, của mọi người Việt Nam yêu nước. 
Một số khuyến nghị đưa ra tại Hội thảo cần được phổ biến rộng rãi trong đông đảo các tầng lớp nhân 
dân vì việc đó vừa đáp ứng quyền được thông tin của người dân, một quyền được ghi trong Hiến pháp, 
vừa trực tiếp nâng cao nhận thức và khơi động lòng yêu nước và nghĩa vụ công dân đối với chủ quyền 
lãnh thổ đất nước. Xin nhắc lại đây một số khuyến nghị đó: 
 Chính sách của Việt Nam về Biển Đông phải đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại toàn diện, 
bao gồm cả an ninh, phát triển và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam. Phải đặt vấn đề Biển 
Đông trong quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 
 Phải xây dựng được hồ sơ pháp lý đầy đủ về vấn đề này dùng để đấu tranh chính trị, tuyên 
truyền, đàm phán và lúc cần cho việc phân xử tại Tòa án quốc tế. 
 Quốc hội cần thông qua Luật và chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa. Chính phủ cần có 
chiến lược biển toàn diện và đồng bộ, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó chú ý đến việc hiện 
đại hóa quân đội nhằm tăng cường sức mạnh răn đe. 
 Nên 4 hóa vấn đề tranh chấp ở Biển Đông: Xã hội hóa, Công khai hóa, Quốc tế hóa và Phi nhạy 
cảm hóa. 
 Đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông 
dựa trên hai sức mạnh là dân tộc và thời đại. Dân tộc: Là khối đại đoàn kết dân tộc (trong và 
ngoài nước); và Thời đại là luật pháp quốc tế, tính chính nghĩa của Việt Nam. 
 Tăng cường công tác nghiên cứu, nâng cao năng lực của đội ngũ khoa học về Biển Đông. Cấp 
học bổng đi học tại nước ngoài. Tuyên truyền và giáo dục cho thế hệ trẻ về Biển Đông, nuôi 
dưỡng tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc của các thế hệ mai sau, coi đó là 
một chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của ta. (Theo Vietnamnet) 
Đây là việc có ý nghĩa vừa trực tiếp vừa lâu dài để khơi động lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, điểm 
tựa quyết định của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên mặt trận ngoại giao. Mọi ứng xử 
linh hoạt, tinh tế, mềm dẻo phải dựa vững vào điểm tựa ấy mới giành được thắng lợi... Đứng trước biển 
bao đời mà tâm thức về biển chưa lấn át được cái trì trệ của tập quán “ao nhà đã quen” cần được xem là 
điểm yếu cần được quyết liệt khắc phục. 
Hướng ra biển phải là cảm hứng Việt Nam, để từ đó tìm ra một giải pháp đi tới cho Việt Nam, một 
giải pháp Việt Nam, giải pháp của trí tuệ Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam. 
Danh sách Thủ khoa 2009 Học viện kĩ thuật Mật mã 
TT Trường Họ và tên Ngày sinh Số báo danh Tỉnh Môn 1 Môn 2 Môn 3 Tổng điểm 
Điểm 
thưởng 
1 KMA Tạ Thị Vân 07-08-91 A 609 19 0700 0950 0750 2400 
Nguyễn Văn Xá 19:59:40 - 05.08.2009 - YPBN 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxa.pdf