Trần Đăng Khoa - Tác giả, tác phẩm

Trần Đăng Khoa - Tác giả, tác phẩm

TRẦN ĐĂNG KHOA

1. Tác giả, tác phẩm

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nông dân. Bố mẹ Trần Đăng Khoa thuộc nhiều thơ truyện và thơ ca cổ.

 Nhà thơ Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh-tác giả các tập thơ Nhà thơ và Hoa cỏ, Bản xô nát hoang rã, 45 Khúc Đàn bầu của kẻ vô danh., nguyên là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Nhưng không những thế chúng ta còn gặp một nhà văn Trần Nhuận Minh rất thân thương qua những đoạn văn trích từ các tiểu thuyết của ông trong SGK như: “Ông tôi” ( SGK lớp 3), “Trên công trường than” (SGK lớp 4) và“Lập làng giữ biển” (SGK lớp 5).

 

doc 14 trang Người đăng hien301 Lượt xem 45188Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trần Đăng Khoa - Tác giả, tác phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN ĐĂNG KHOA
1. Tác giả, tác phẩm
Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, trong một gia đình nông dân. Bố mẹ Trần Đăng Khoa thuộc nhiều thơ truyện và thơ ca cổ.
 Nhà thơ Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh-tác giả các tập thơ Nhà thơ và Hoa cỏ, Bản xô nát hoang rã, 45 Khúc Đàn bầu của kẻ vô danh..., nguyên là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Nhưng không những thế chúng ta còn gặp một nhà văn Trần Nhuận Minh rất thân thương qua những đoạn văn trích từ các tiểu thuyết của ông trong SGK như: “Ông tôi” ( SGK lớp 3), “Trên công trường than” (SGK lớp 4) và“Lập làng giữ biển” (SGK lớp 5). 
Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với hai cụ thân sinh của Nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại Cẩm Phả Quảng Ninh.
Anh trai Trần Nhuận Minh và em gái Trần Thị Thúy Giang đều say mê văn học và thích làm thơ.
Từ nhỏ ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Trần Đăng Khoa có thơ đăng báo từ năm 8 tuổi t. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
Ông cũng được biết đến nhiều với câu truyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu. 
Thơ anh được dịch dịch và in ở nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Liên Xô, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Đức, Bungari
Trần Đăng Khoa được các nhà văn xuôi, thơ nổi tiếng tận tình dìu dắt như Xuân Diệu, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Huy Cận.
Vậy mà tư duy nghệ thuật anh nhanh chóng trưởng thành trong công việc làm thơ.
Năm 1975 khi anh đang học ở cấp ba đoạn cả nước, chống Mỹ đi vào giai đoạn cuối cùng, Trần Đăng Khoa tình nguyện vào bộ đội.
Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường khong còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Được cử học tại học viên Văn học thế giới mang tên Gioocki, công tác ở tạp chí văn nghệ. là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay ông là trưởng ban Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và là Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV.
2.Tác phẩm
Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho xúc cảm khi tác giả đã cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa:
Từ góc sân nhà em, 1968.
Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
Bài "Thơ tình người lính biển" đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc
Đảo chìm, tập truyện - ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần. 
Giải thưởng
Ông 3 lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).
II.NỘI DUNG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
Thiên nhiên nông thôn
* Thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa là một thiên trong trẻo, tình nguyện, kì diệu và đầy chất thơ.
Thơ anh luôn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần nhất, tình nguyện và hết sức thơ mộng. đó là ánh trăng vằng vặc chan hòa khắp mọi nơi. Trời càng khuya trăng càng sáng, vạn vật đều lặng đi trước sự huyền diệu của thiên nhiên như các bài Trăng sáng sân nhà em, Trông trăng, Trăng ơi từ đâu đến, Tiếng đàn bầu và đêm trăng vầng trăng của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên hồn nhiên và trong trẻo, nó rất đặc trưng cho những đêm trăng nông thôn. Cũng có khi trăng được ví như một người bạn thân, dễ thương:
Em chạy nhảy tung tăng
Múa hát quanh ông trăng
Em nhảy trăng cũng nhảy
Mái nhà ướt ánh trăng vàng
( Trông trăng)
* Thiên nhiên trong thơ anh tràn đầy sức sống, luôn luôn vận động và phát triển.
Khung cảnh những buổi sáng ở nông thôn được anh miêu tả ồn ào, náo nhiệt. Đó là những buổi bình minh của nhà nông. Cảnh vật muôn thủa mà vẫn thấy mới lạ, hấp dẫn biết bao trong bài ò ó o
Khắp bốn bề râm ran tiếng gà làm chúng ta cảm nhận được mọi cảnh vật đều bừng tỉnh xôn xang bắt đầu cho một công việc cho ngày mới.
Những trận mưa cũng được anh miêu tả sinh động điển hỉnh trong bài Mưa. Miêu tả sức sống tiềm tang ẩn chứa trong nó.
Qua cái nhìn của anh thiên nhiên đã được nhân cách hóa như con người, ở bài Cây Dừa, Thả diều
Dưới cái nhìn của Khoa, hình ảnh cửa thế giới tự nhiên là biểu trưng cho con người lao động và cuộc sống của họ, bài Thôn xóm vào mùa, Đám ma bác giun. 
Bác giun đào đất suốt ngày 
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà 
 Họ hàng nhà kiến kéo ra 
Kiến con đi trước, kiến già theo sau 
 Cầm hương kiến Đất bạc đầu 
Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang 
 Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng 
Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai 
 Đám ma đưa đến là dài 
Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà 
 Kiến Đen uống rượu la đà 
Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần..
Tóm lại: Thế giới Thiên nhiên nông thôn qua sự cảm nhận của tuổi thơ anh thật rất phong phú, sinh động và trong sáng vô cùng. Tác giả đã thể hiện một năng lực quan sát hết sức nhạy bén, tinh tế, đặc biệt là khả năng cảm nhận thiên nhiên bằng mọi giác quan, bằng sự mở rộng tâm hồn và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.
Hình ảnh người nông dân
Viết về con người, thơ Trần Đăng Khoa chủ yếu nhắc tới người nông dân làng quê. Người nông dân ấy trước hết bố, mẹ, anh, chị em của Trần Đăng Khoa. Anh luôn nhắc tới họ bằng tất cả lòng yêu thương, kính trọng và sự cảm thông sâu sắc như bài: Khi mẹ vắng nhà, Hạt gạo làng ta, Mẹ ốm, Mưa, Vào mùa
KHI MẸ VẮNG NHÀ
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
- Không mẹ ơi! Con chửa ngoan đâu
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan
Âm vang của thời đại qua một tâm hồn thơ trẻ.
Chiến tranh đã qua mấy chục năm, nhưng dấu ấn của những năm chống Mỹ vẫn còn nóng hổi trên mỗi trang thơ của Trần Đăng Khoa bài Tam cúc, Gửi bạn Chi Lê, Dặn em, Sao không về vàng ơi, Tiếng chim chích chòe.
III. Vài nét nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa
Tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách miêu tả cảnh vật
- Trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa tất cả thế giới xung quanh đều như có tâm linh, đều là bầu bạn. Anh thường dùng biện pháp nhân hóa để miêu tả cảnh vật. Với cái nhìn : “Vật ngã đồng nhất” anh có thể kết bạn với một con chó: Sao không về vàng ơi, hay truyện trò thân thiết với người bạn nhà nông, Con trâu đen lông mượt hay với cây trầu thì đánh thức trầu, Buổi sáng sân nhà em, Em kể chuyện này
- Cùng vơi lối nhân hóa, anh viết về cây dừa, khi thì như một người bạn hào phóng “ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”, khi thì như một người lính:
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, giao cảm với tạo vật trong sắc thái dung động tinh vi nhất có sự hòa điệu về tâm hồn. Đánh thức trầu là một ví dụ. lời thơ như tiếng chuyện trò, thủ thỉ. Dịu dàng nâng niu lá trầu bé bỏng, hái một lá cũng thấy trầu đau, anh phải hát để đánh thức trầu dậy. Dường như anh cũng hiểu rằng trầu có cảm giác, nghe được tiếng tâm tình của mình:
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu!
Giao cảm với thiên nhiên, tạo vật, thậm trí Khoa còn có thể nghe được: “Chiếc ngõ – Thở sương đêm – Ông trăng lên – Cười trong lá” ( Chiếc ngõ nhỏ). Chiếc ngõ trong mắt anh có cuộc sống riêng đầy sôi động, một thế giới tâm hồn phong phú.
Chiếc ngõ nhỏ gắn với con người và cuộc sống của họ. Khi các chú bộ đội hành quân đi qua, đi xa, chiếc ngõ nhỏ - ở lại nhà”, nó cũng xao xuyến và nhớ thương
Tất cả quay quần thành một thế giới trẻ thơ tươi vui và thật sống động.
Trí tưởng tượng phong phú bay bổng và sự liên tưởng so sánh kỳ diệu
Anh không bao giờ nhìn sự vật trong sự đơn nhất, trần trụi mà luôn phát hiện ra mối liên hệ của chúng hoặc liên tưởng với những hình ảnh tương đồng khác động từ đó khái quát lên một cái gì đó cao hơn ,như bài Thả diều, Trăng ơi từ đầu đền, Hương nhãn
Ví dụ: Thả diều
Khi thì anh tưởng tượng ra:
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng
Nhưng kỳ diệu nhất là từ tiếng sáo diều, anh thấy cánh đồng lúa xanh hơn, bầu trời như cao hơn, cái nắng như vàng rực rỡ hơn. Cánh diều ấy mảnh mai như có sức mạnh vô biên vượt lên trên bom đạn của kẻ thù:
Tiếng diều vàng nắng
Trời xanh cao hơn
Dây diều em cắm
Bên bờ hố bom
Hay từ một vầng trăng ( Trăng ơi từ đâu đến), có lúc anh thấy:
Trăng hồng như quả chin
Lửng lơ lên trước nhà
Có khi hình dung ra
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Và táo bạo hơn nữa là:
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
Những liên tưởng bất ngờ luôn tạo nên chất lãng mạn kỳ diệu, đem đến sự thú vị cho người đọc. Có thể thấy trong thơ anh không hiếm những câu thơ như thế này:
Vườn xanh biếc tiếng chim
Dơi chiều khua chạng vạng
Thả chơi trong lùm nhãn
(Hương nhãn)
Hoặc:
Mật ngô rưng rưng lên bắp
Phù sa ngan ngát hương sen
Chỉ có tiếng chim không bình yên
Hồi hộp như mùa trái chin
(Khúc hát người anh hùng)
Ngôn ngữ chính xác biểu cảm, giàu âm thanh, nhịp điệu
Mỗi từ mỗi câu trong thơ Trần Đăng Khoa đều thể hiện sự gia công, sáng tạo của tác giả.
- Tả cảnh mẹ ốm:	
 Cảnh màn khép lỏng cả ngày.
Không phải là cánh màn khép chặt, hay cánh màn khép hờ, mà phải đúng là cánh màn khép lỏng. Nếu khép chặt thì ra người đã chết; khép khờ giống như khép lỏng, nhưng sắc thái biểu cảm của nó mờ hơn, nó như sợ hờ hững. Cánh màn khép lỏng vì thường xuyên có “ cô bác xóm làng đến thăm”, và còn vì đằng sau cánh màn ấy luôn có cậu bé con ngồi chăm bà mẹ ốm. 
- Tả nỗi nhọc nhằn của mẹ Chỉ cần một từ hé ra thôi mà hiện lên cả một thế giới tâm hồn sâu sắc. Thông cảm với nỗi vất vả gian truân của mẹ, anh không viết nhiều mà chỉ một câu:
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Người đọc cũng cảm nhận được biết bao yêu thương và sự trân trọng ẩn chứa trong một từ “lặn” ấy.
Miêu tả cảnh ngày mùa: trong bài Thôn xóm vào mùa, anh viết:
Sân kho máy tuốt lúa
Mở miệng cười ầm ầm
Thóc mặc áo vang óng
Thở hí hóp trên sân
Anh dùng từ “ hí hóp”. Khi đăng bài này, biên tập chữa lại là
 “ Thóc mặc áo vàng óng
Nhảy nhót mãi trên sân”lúc đó khoảng 10 tuổi, anh thắc mắc: “ Sao lại chữa của em! Hết ngày mùa thì sao thóc nhảy múa được mãi. Em nói là thóc thở hí hóp cơ mà!”. Về câu thơ này, nhà thơ Xuân Diệu đã có lời bình: “Nhân vật chính là thóc, âm nhạc chính là thóc, múa nhảy chính là thóc Nếu là ngô văng ra giữa sân thì hạt ngô hạt ngô không thể nào thở hí hóp được, vì nó chỉ có một cái vỏ tròn nguyên, còn hạt thóc thì gồm hai mảnh trấu quặp lại thành cái vỏ, nên khi thóc văng ra, thóc mệt, thở hí hóp như con cá có hai mang bị nằm tên cạn.” (Một em nhỏ làm thơ)
	Ngôn ngữ của anh giàu âm thanh nhạc điệu, đó là âm thanh rộn rã, náo nức và nhịp điệu khẩn trương của cuộc sống những năm chống đế quốc Mĩ, bài ò ó o đã thể hiện điều đó.
Ò ó o
Ò ó o
Tiếng gà
Tiếng gà
Giục quả na
Mở mắt
Tròn xoe
Giục hàng tre
Đâm măng
Nhọn hoắt
Gọi ông trời
Nhô lên
Rửa mặt
Ôi ! Bốn bề
Bát ngát
Tiếng gà
Ò ó o
Ò ó o
Bài thơ được viết năm 1967. Nhà thơ Xuân Diệu có lời bình: “ Con gà gáy sáng đã bao nhiêu triệu, bao nhiêu vạn năm nayai nấy cũng đã nghe nhàm chán rồi, nhưng em bé và nhà thơ vẫn phát hiện cái rất là mới. Chao ôi! Tiếng gà gáy đánh tan cả âm khí nặng nề, ở hoàn cảnh nước ta đang có chiến tranh bởi giặc Mĩ xâm lược, sự sống nở ra sáng tươi chiến thắng biết bao!” (Một em nhỏ làm thơ)
Những hình ảnh đẹp sáng tạo độc đáo
Ngoài phong cách đông giao như Kể cho bé nghe, Ò ó o, Mưa, Tiếng võng kêu thơ anh cũng có những bài mang sắc thái êm dịu ngọt ngào, tha thiết như những bài dân ca: Mẹ ốm, Đánh thức trầu, Em dâng cô một vòng hoa, Cây dừa
Anh đặc biệt tập trung, học tập những tinh hoa văn hóa truyền thống và đương đại sáng tạo ra những hình ảnh đẹp, độc đáo trong thơ của mình. 
Trong thơ anh có nhiều hình ảnh được gợi từ những câu ca, điệu hát quen thuộc hoặc những câu chuyện cổ hấp dẫn trong vốn văn hóa dân gian.
Ví dụ trong Truyện Thánh Gióng, hình tượng Thần trụ trơi giúp anh sáng tạo những hình ảnh rất đẹp trong bài Mưa.
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Và
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Từ câu đố dân gian về quả dừa:
Chân không tới đất
Cật không tới trời
Lơ lửng nửa vời
Mà đeo bụng nước
 giúp anh viết rất hay về Cây dừa:
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Khi đọc bài thơ Đám ma bác giun. Chúng ta còn thấy được thoáng bóng những câu ca dao cổ:
Con cò mắc giò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Không chỉ học trong vốn văn hóa truyền thống, anh còn học tập các tác giả hiện đại. Anh lưu giữ những gì đã đọc được để sáng tạo ra cái độc đáo của riêng mình, ví dụ nư hình tượng Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài đã tạo cảm hứng cho anh viết nên những câu thơ nổi tiếng trong bài Gửi bạn Chi Lê:
Ao trường vẫn nở hoa sen
Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu
Hay từ câu thơ của Bàng Bá Lân:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Đã gợi ý cho câu thơ:
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Hình ảnh con cò “ đứng một cẳng mà vững ra phết” trong truyện cổ của An-đéc-xen cũng gợi cho anh viết: 
Chim co chân ngủ
Lim dim cành tre
Tóm lại: Đọc thơ anh, bạn đọc cảm nhận được một tâm hồn thơ trẻ trong sáng, giản dị, chan chứa một tình yêu đằm thắm, tha thiết với con người, thiên nhiên, cuộc sống. Thơ anh đến với tuổi thơ trước tiên bằng những rung động những cảm xúc chân thành nhân ái, Thơ anh còn khơi dậy những rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ được hưởng cảm giác trở về với tuổi thơ, tìm lại mình ở cái trong trẻo tinh nguyên của cảm xúc đối với thiên nhiên, đối với nghệ thuật.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 2(1).doc