TỐ HỮU
I-CUỘC ĐỜI
- Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông thân sinh là một nhà nho nghèo, tuy không đỗ đạt và phải chật vật để kiếm sống bắng nhiều nghề nhưng lại yêu thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Từ thủơ nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế. Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm mười hai tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.
TỐ HỮU I-CUỘC ĐỜI - Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại Hội An, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông thân sinh là một nhà nho nghèo, tuy không đỗ đạt và phải chật vật để kiếm sống bắng nhiều nghề nhưng lại yêu thơ và thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. Từ thủơ nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế. Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm mười hai tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế. - Năm 1937, bắt đầu hoạt động cách mạng và sáng tác. - Năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương - Năm 1939, Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lượt bị giam ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên - Năm 1942, ông vượt ngục rồi tiếp tục hoạt động cách mạng - CMT8, Tố Hữu làm Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa ở Huế - Từ năm 1946-1986, luôn giữ những cương vị trọng yếu trong Đảng và Nhà nước - Năm 1996, ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật - Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người thi sĩ luôn thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp Cách mạng. II-SỰ NGHIỆP VĂN HỌC + Tập thơ Từ ấy (1937-1946) là chặng đường đấu mười năm thơ TH, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ gáic ngộ qua thử thách đến trưởng thành cảu người thanh niên cách mạng trong một giai đoạn lịch sử đã diễn ra nhiều biến cố to lớn làm rung chuyển và thay đổi sâu sắc xã hội VN. Gồm 3 phần : Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng + Tập thơ Việt Bắc (1947-1954) là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tập thơ hướng vào con người quần chúng kháng chiến với một nghệ thuật thơ giàu tính dân tộc và đại chúng. Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến ngày thắng lợi + Tập thơ Gió lộng (1955-1961) khai thác những nguồn cảm hứng lớn, những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần cảu con gnười Việt Nam đường thời : niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc, tình cảm quốc tế vô sản rộng mở với các nước anh em + Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977) là chặng đường thơ TH trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ trong cuộc chiến đấu quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc + Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ quát và kiếm tìm những giá trị bến vững III- PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị Thơ Tố Hữu có khuynh hướng sử thi và tràn đầy cảm hứng lãng mạn Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào. - Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc Xuân Quỳnh I, Tiểu sử: + Xuân Quỳnh ( 1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh tại xã La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. XQ từng là diễn viên múa của đoàn dân công trung ương. Tại đây, XQ bắt đầu làm thơ. + Từ năm 1963, XQ chuyển sang làm báo, làm biên tập ở nhà xuất bản tác phẩm mới, được bầu vào BCH HỘi nhà văn VN khoá III. + Giữa lúc tài năng đang sung mãn, ngày 29 tháng 8 năm 1988, Xuân Quỳnh từ trần trong một tai nạn giao thông tại tỉnh Hải Hưng, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai là Lưu Quỳnh Thợ + XQ được tặng giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001. II.CÁC TÁC PHẨM CHÍNH: 1. Đặc điểm thơ: Thơ XQ in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu chân thực và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. 2. tác phẩm chính: THƠ: - Tơ tằm - Chồi biết (In chung);Hoa dọc chiến hào ;Gió Lào cát trắng ;Lời ru trên mặt đất ;Sân ga chiều em đi ;Tự hát Hoa cỏ may + SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI:Cây trong phố - Chờ trăng (tập thơ - In chung); Bầu trời trong qủa trứng (tập thơ - Giải thưởng văn học năm 1982 - 1983 của Hội nhà văn); Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ) 3. bài “ Sóng” a. Xuất xứ: Trích trong tập “Hoa dọc chiến hào”, thể hiện tình yêu nồng thắm, thuỷ chung của một cô gái đang yêu. b. Nội dung chính: + Hình tượng sóng và em. + Tình yêu nồng thắm thuỷ chung của cô gái.
Tài liệu đính kèm: