Tóm tắt tiểu sử tác giả Văn học 12 - Phần 1

Tóm tắt tiểu sử tác giả Văn học 12 - Phần 1

I-CUỘC ĐỜI

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969), sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, quê tại làng Sen, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời niên thiếu tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác. Người là vĩ lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là nhà văn hoá lớn

Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước

Năm 1918, Người tham gia Đảng xã hội Pháp.

Năm 1919, Người đưa đến Hội nghị Vécxây (Pháp) bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt tiểu sử tác giả Văn học 12 - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
I-CUỘC ĐỜI
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969), sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, quê tại làng Sen, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời niên thiếu tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác. Người là vĩ lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, là nhà văn hoá lớn
Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước
Năm 1918, Người tham gia Đảng xã hội Pháp.
Năm 1919, Người đưa đến Hội nghị Vécxây (Pháp) bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”
Năm 1920, Người dự Đại hội Tua, thành lập Đảng cộng sản Pháp.
Từ băm 1923 đến 1941 Người hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc Thái Lan 
Năm 1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm 1941, về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
Ngày 2 – 9 – 1945 , Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2 – 9 – 1969 
Năm 1990, UNESCO suy tôn Hồ Chí Minh là “ Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn ”
II- QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC
+ Hồ Chí Minh xem văn chương, trước hết là vũ khí chiến đấu, có đối tượng và mục đích rõ ràng. Khi sáng tác bao giờ Người cũng đặt câu hỏi : Viết cho ai?, viết để làm gì?, viết cái gì và viết như thế nào?. Văn chương trong thời đại CM phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ
+ Người quan niệm văn chương phải có tính chân thật, tính quần chúng. Phải giữ gìn bản sắc dân tộc và sự trong sáng của Tiếng Việt. 
III- SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
+ Văn chính luận : đấu tranh trực diện với kẻ thù, tuyên truyền và kêu gọi đấu tranh CM, khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc 
+ Đặc điểm : lập luận chặt chẽ, lôgic, lí lẽ sắc bén, thuyết phục và dẫn chứng chính xác, tiêu biểu 
+ Tác phẩm tiêu biểu : Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Truyện và kí : 
 + Đặc điểm : ngắn gọn, cô động, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, ý tưởng thâm thuý, có sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại
 + Tác phẩm tiêu biểu : Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc
Thơ ca : sáng tác trong nhiều hoàn cảnh 
 + Đặc điểm : ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, cổ điển - hiện đại, thể hiện tình và thép
 + Tác phẩm tiêu biểu : Nhật kí trong tù (133 bài), thơ chữ Hán ( 36 bài ), thơ ca kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ 
IV- PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
-Văn Chương của Hồ Chí Minh có sự kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn học, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tư tưởng và nghệ thuật
- Ngắn gọn, trong sáng, giản dị
- Sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng hình thức thể loại, ngôn ngữ.
V. TÁC PHẨM: Tuyên ngôn độc lập.
1. Hoàn cảnh sáng tác. 
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, CMTT thành công ở Hà Nội, Ngày 26/08/1945, chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang Người soạn thảo Bản tuyên ngôn độc lập. Ngày 02/09/1945, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Người thay mặt cho chính phủ mới đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng vạn đồng bào.
2. Nội dung chính:
+ Nêu chân lý dân tộc.
+ Lên án tội ác thực dân Pháp, sức mạnh phản công thắng lợi của dân tộc ta.
+ Tuyên bố độc lập tự do.
 PHẠM VĂN ĐỒNG
I. Tiểu sử 
+ PVĐ ( 1906 – 2000) quê ỡ huyện Mộ Đức tỉnh quảng Ngãi. Ông là một trong những thanh niên dự lớp tập huấn cán bộ ở Quảng Châu rồi gia nhận vào Hội “VN cách mạng thanh niên ” 1926. 
+ Năm 1927, ông về nước hoạt động CM và bị giặ bắt đày ra Côn Đảo 1929. Năm 1936, ra tù , ông tiếp tục hoạt động CM, tham gia chính phủ lâm thời tháng 8/1945. Từ đó ông luôn giữ chức vụ quan trong trong Đảng và Nhà nước: Bộ trưởng bộ ngoại giao, 1954, thủ tướng chính phủ ( 1955 – 1981 ) chủ tịch hội đồng bộ trưởng ( 1981 – 1987 ) .. 
 II. Sự nghiệp văn chương:
1. Đặc điểm văn chương: Ông vừa là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc vừa là nhà văn hoá lớn. Ông đã được Nhà nước tặng huân chương “Sao vàng” .
2. TP chính: “:Hồ Chí Minh – một con người, một dân tộc, một thời đại” “ Hồ Chí Minh và con người VN trên con đường dân giàu nước mạnh”, Văn hoá đổi mới.
+ Nhiều bài viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình chiểu
3. Bài “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” ông viết nhân kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. 
 Nội dung chính:
+ Giá trị to lớn chủa Văn chương Nguyễn Đình Chiểu: như ngôi sao càng nhìn càng sáng.
+ Cuộc đời và Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. 
+ Kết luận về Đồ Chiểu: Người con quang vinh của dân tộc.
 ­­­­­­­­

Tài liệu đính kèm:

  • docTom Tat TG 12 1.doc