1.Tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn
Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ quán trà, có con trai là bé Thuyên bị ho lao ( một trong những bệnh nan y thời đó).Nhờ có người giúp, Lão Hoa tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu người mang về nướng cho con ăn vì cho rằng nó chữa được bệnh lao.Đúng lúc đứa con đang ăn bánh thì những người khách cũng lần lượt xuất hiện ở quán trà-Đủ các thành phần: bác Cả Khang, người râu hoa râm, cậu Năm Gù, anh thanh niên trạc 20 tuổi.Họ bàn về thứ thuốc chữa bệnh lao mà đứa bé vừa và tất cả đều tin tuyệt đối vào hiệu quả của nó.Đồng thời họ tiếp tục bàn về người tử tù vừa mới bị chém sáng nay- đó là Hạ Du – một nhà cách mạng kiên cường ngồi trong nhà lao mà vẫn rủ lão cai ngục “làm giặc”.Nhưng chẳng ai hiểu anh ta, tất cả họ đều cho anh là đáng đánh, là bị điên.
Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên ra nghĩa địa từ rất sớm để viếng con.Nghĩa địa này có một con đường mòn do những người đi tắt thành con đường ngăn cách mộ những người nghèo và những kẻ bị chết chém vàtù tội.Cả hai bên mộ rất nhiều.Mẹ của Hạ Du cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng vì gặp người khác.Vì có nỗi đau giống nhau nên hai bà mẹ bứoc qua con đường mòn và đứng cạnh nhau.Hai người rất ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.
TÓM TẮT CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI LỚP 12 1.Tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ quán trà, có con trai là bé Thuyên bị ho lao ( một trong những bệnh nan y thời đó).Nhờ có người giúp, Lão Hoa tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu người mang về nướng cho con ăn vì cho rằng nó chữa được bệnh lao.Đúng lúc đứa con đang ăn bánh thì những người khách cũng lần lượt xuất hiện ở quán trà-Đủ các thành phần: bác Cả Khang, người râu hoa râm, cậu Năm Gù, anh thanh niên trạc 20 tuổi.Họ bàn về thứ thuốc chữa bệnh lao mà đứa bé vừa và tất cả đều tin tuyệt đối vào hiệu quả của nó.Đồng thời họ tiếp tục bàn về người tử tù vừa mới bị chém sáng nay- đó là Hạ Du – một nhà cách mạng kiên cường ngồi trong nhà lao mà vẫn rủ lão cai ngục “làm giặc”.Nhưng chẳng ai hiểu anh ta, tất cả họ đều cho anh là đáng đánh, là bị điên. Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên ra nghĩa địa từ rất sớm để viếng con.Nghĩa địa này có một con đường mòn do những người đi tắt thành con đường ngăn cách mộ những người nghèo và những kẻ bị chết chém vàtù tội.Cả hai bên mộ rất nhiều.Mẹ của Hạ Du cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng vì gặp người khác.Vì có nỗi đau giống nhau nên hai bà mẹ bứoc qua con đường mòn và đứng cạnh nhau.Hai người rất ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du. 2.SỐ PHẬN CON NGƯỜI Truyện kể về cuộc đời của Anđrây Xôcôlốp.Anh có một cuộc đời đầy sóng gió và đau khổ.Gia đình anh đã bị giết hại chỉ mình anh thoát chết vì đi ;àm thuê cho Cu-lắc.Vượt qua những mất mát đau thương anh xây dựng gia đình và có hai người con gái cùng một cậu con trai học toán rất giỏi.Chiến tranh nổ ra, Xôcôlốp nhập ngũ và chiến đấu rất dũng cảm.Sau đó anh bị thương và bị đày đoạ trong trại tập trung của phát xít.Trốn thoát trở về hàng ngũ của Hồng quân thì anh nhận được tin vợ , 2 con gái và ngôi nhà của anh đã bị bom phát xít chôn vùi.Đau đớn, và bàng hoàng nhưng anh vẫn còn một niềm hi vọng là cậu con trai của anh-bây giờ đã là đại uý pháo binh và cũng đang trên đường tiến về Béc-lin.Xào huyệt cuối cùng của phát xít.Nhưng đúng ngày chiến thắng, niềm hi vọng cuối cùng của anh tan vỡ khi đứa con trai của anh hi sinh. Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp giả ngũ và xin làm nghề lái xe và sống nhờ nhà một người bạn.Ngẫu nhiên anh gặp bé Va-ni-a –một thằng bé rất thông minh nhưngcha mẹ mất trong chiến tranh. Nó sống lang thang bạ đâu ngủ đấy, ai cho gì ăn nấy.Anh nhận nó làm con và chăm sóc nó rất chu đáo và nó trở thành niềm vui là động lực sống của anh.Nó cũng tin rằng anh là cha của nó và rất quấn quít anh.Dù vậy, anh vẫn bị nỗi đau ám ảnh nên phải thường xuyên thay đổi chỗ ở.Tuy vậy anh luôn cố gắng để bé Va-ni-a không nhìn thấy tâm trạng đau khổ của mình. Cuối truyện, người kể chuyện thể hiện thái độ tin tưởng và cảm thông về những số phận bất hạnh trong chiến tranh. 3.Oâng già và biển cả Truyện kể về ông lão Xan-chi-a-gô một ông lão làm nghề đánh cá ở vùng nhiệt lưu đã 84 ngày qua không bắt được con cá nào.Dân làng cho rằng ông gặp vận rủi đã xa lánh ông. Thằng bé Ma-nô-lin cũng bị cha mẹ bắt đi thuyền khác. Ngày 85 ông lão ra khơi và câu được một con cá kiếm rất lớn.Ba ngày liền ông phải chiến đấu với nó trong điều kiện khó khăn và ông đã chiến thắng.Chưa kịp đưa cá kiếm vào bờ ông bị đàn cá mập tấn công.Sau trận chiến căng thẳng với lũ cá mập ông đã chiến thắng nhưng con cá kiếm cũng chỉ còn trơ bộ xương. Ngày hôm sau bé Ma-nô-lin đến thăm ông lão và bật khóc khi nhìn thấy bàn tay rớm máu của ông già TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM 1.Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài Truyện ngắn ra đời năm 1953 , kể về cuộc đời của Vợ chồng A Phủ –đôi vợ chồng người Mèo trên núi cao.Mị là cô gái trẻ, xinh đẹp nhà nghèo ở Hồng Ngài.Bố Mị vay nợ nhà Thống lí Pá Tra nên cô bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống lí.Mị đau khổ sống câm lặng như con rùa nơi xó cửa.Bị bắt làm quần quật còn khổ hơn cả trâu , ngựa nhà Thống lí.Mùa xuân đến, cô lén lấy hũ rượu uống và thả hồn theo tiếng sáo.Mị muốn đi chơi nhưng A Sử về bắt Mị trói đứng vào góc phòng.Chỉ đến khi A Sử đi chơi bị A Phủ đánh Mị mới được cởi trói để đi hái thuốc cho chồng. A Phủ là một chàng trai nghèo, mồ côi nhưng rất giỏi giang, gan góc.Vì đánh A Sử nên A Phủ bị bắt, bị đánh đập và phải làm người ở cho nhà Thống lí.Một lần, A Phủ để hổ ăn mất một con bò nên bị Thống lí Pá Tra trói đứng vào cột, bỏ đói suốt mấy ngày.Những đêm mùa đông trên rẻo cao, đêm nào Mị cũng dậy thổi lửa để sưởi.Ban đầu , Mị thản nhiên khi thấy A Phủ bị trói.Mãi đến khi thấy giọt nước mắt bất lực của A Phủ Mị mới bừng tỉnh.Thương mình, thương người, Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng cắt luôn sợi dây trói buộc đời mình. Hai người trốn sang Phiềng Sa thành vợ chồng.A Phủ được A Châu giác ngộ cách mạng trở thành tiểu đội trưởng du kích cùng với mọi người chiến đấu bảo vệ quê hương. 2.Vợ nhặt- Kim Lân Tác phẩm ra đời vào năm 1954 phản ánh tình trạng thê thảm của làng quê Việt Nam trong nạn đói năm 1945.Câu chuyện kể về việc anh Tràng –một chàng trai xấu xí nhưng tốt bụng nhặt được vợ giữa những ngày đói.Tràng là một người lao động ngèo ở xóm ngụ cư.Giữa lúc nạn đói tràn tới, người chết như ngã rạ Tràng lại nhặt được vợ chỉ nhờ 4 bát bánh đúc.Tràng đưa người vợ nhặt về giới thiệu với mẹ.Bà cụ Tứ-mẹ Tràng sau phút ngỡ ngàng, tủi thân, tủi phận đã nén chặt những nỗi lo ma động viên đôi vợ chồng trẻ.Sau đêm tân hôn, người đàn bà chao chát, đanh đá –vợ Tràng –trở thành người vợ hiền lành đảm đang cùng với mẹ chồng quét dọn nhà cửa với hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn.Tràng thấy mình trưởng thành và gắn bó với gia đình hơn.Bữa cơm ngày đói thật thê thảm nhưng họ ăn thật ngon và gieo vào lòng nhau nhiều hi vọng.Đặc biệt là hình ảnh những người đi phá kho thóc Nhật trên đê Sộp luôn hiện lên trong đầu Tràng.Mọt dự cảm cho ngày mai tươi sáng hơn. 3.Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành Truyện kể về sự quật khởi và kiên cường của làng Xô-ma, một làng hẻo lánh ở Tây Nguyên.Nhân vật trung tâm của truyện là Tnú.Truyện bắt đầu từ việc Tnú về thăm làng sau 3 năm đi lực luợng.Thằng bé Heng gặp anh ở con nước lớn và dẫn anh về làng.Dân làng rất vui mừng khi gặp lại Tnú, niềm tự hào của dân làng Xô-man.Anh rất vui khi cụ Mết vẫn khoẻ mạnh.Dít giờ thành bí thư chi bộ và rất giống Mai.Bên cạnh bếp lửa cụ Mết đã kể lại câu chuyện về cuộc đời của Tnú và cuộc đồng khởi của buôn làng.Làng ở trong tầm đai bác của giặc phải hứng chịu nhiều đau thương nhưng vẫn ưỡn ngực ra để che chở cho làng và cán bộ.Giặc biết được bắt bà Nhan chặt đầu, treo cổ anh Xút.Tnú và Mai thay nhau đi nuôi cán bộ.Tnú rất gan dạ làm liên lạc cho anh Quyết.Một lần Tnú bị bắt .Giặc tra tấn dã man nhưng anh không khai.Sau đó anh vượt ngục trở về lập gia đình với Mai và lãnh đạo dân làng mài giáo chống giặc.Giặc biết được kéo quân vào.Tnú cùng cụ Mết dẫn thanh niên vào làng và bắt mẹ con Mai tra tấn.Tnú không chịu được nên nhảy ra cứu vợ con.Mai và đứa con chết, Tnú bị bắt.Giặc tra tấn dã man nhưng anh nhớ lời anh Quyết cắn rang chịu đựng chứ không kêu rên.Tiếng thét của Tnú là lời hiệu triệu dân lang giết giặc.Tnú tham gia lực lượng vũ trang.Bây giờ được phép về thăm làng. Sau đêm đó anh lại ra đi, cụ Mết và Dít đưa anh lên đường trước cánh rừng xá nu bất tận.
Tài liệu đính kèm: