Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu

Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản. Thơ ông đã đi qua những thời kỳ, những giai đoạn lớn của cách mạng. Ông đã có những đóng góp rất quan trọng và luôn là ngọn cờ đầu ở mỗi chặng đường thơ.Thơ Tố Hữu đã truyền được cho mọi người sức mạnh và niềm tin, đó là sức mạnh của cách mạng và niềm tin vào tương lai. Từ một tiếng nói thơ ca cất lên trong tuổi trẻ khát khao lý tưởng và hăng say trong đấu tranh cách mạng, Tố Hữu đã lần lượt sáng tạo được những đỉnh cao mới trong thơ. Đến với mọi cuộc đời riêng thơ ông là lời tâm sự của người bạn, người đồng chí gần gũi chân thành . Đồng thời thơ ông còn là ngọn cờ phấp phới vẫy gọi tâm hồn ta thêm bay bổng, trái tim thêm giàu có tin yêu, giúp cho con người vượt qua những gian truân, những thử thách của cuộc sống mà thêm yêu cuộc đời và vững bước đến với ánh sáng của một ngày mới tươi đẹp.

 

doc 17 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 29990Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH DÂN TỘC TRONG THƠ TỐ HỮU
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản. Thơ ông đã đi qua những thời kỳ, những giai đoạn lớn của cách mạng. Ông đã có những đóng góp rất quan trọng và luôn là ngọn cờ đầu ở mỗi chặng đường thơ.Thơ Tố Hữu đã truyền được cho mọi người sức mạnh và niềm tin, đó là sức mạnh của cách mạng và niềm tin vào tương lai. Từ một tiếng nói thơ ca cất lên trong tuổi trẻ khát khao lý tưởng và hăng say trong đấu tranh cách mạng, Tố Hữu đã lần lượt sáng tạo được những đỉnh cao mới trong thơ. Đến với mọi cuộc đời riêng thơ ông là lời tâm sự của người bạn, người đồng chí gần gũi chân thành . Đồng thời thơ ông còn là ngọn cờ phấp phới vẫy gọi tâm hồn ta thêm bay bổng, trái tim thêm giàu có tin yêu, giúp cho con người vượt qua những gian truân, những thử thách của cuộc sống mà thêm yêu cuộc đời và vững bước đến với ánh sáng của một ngày mới tươi đẹp. 
Tố Hữu đã kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật thể hiện. Chính điều này đã đem đến cho thơ ông một sức sống trường tồn, vĩnh cửu. Với việc tìm hiểu tính dân tộc trong thơ Tố Hữu chúng ta sẽ thấy được nỗi lòng của con người Việt Nam, thấy được bản sắc, hơi thở, tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Trong lý luận, phê bình văn học, trong nghiên cứu lịch sử văn thơ cách mạng Việt Nam hiện đại, nhà thơ Tố Hữu đã và sẽ là những đề tài nghiên cứu mới mẻ và hấp dẫn.
Tuy nhiên, với khuôn khổ của một đề tài tôi không thể trình bày được một cách toàn diện những vấn đề có liên quan đến “Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu” ở mọi góc độ, mọi khía cạnh mà chỉ có thể trình bày những hiểu biết chung, những cảm nhận của mình về vấn đề này, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. 
2. NỘI DUNG
	Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” – Nhà xuất bản Giáo dục. 2004 của Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì Tính dân tộc là một khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng – thẫm mỹ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử và phân biệt với văn học của các dân tộc khác.
	Tính dân tộc thể hiện ở mọi yếu tố, từ nội dung cho đến hình thức của sáng tác văn học :
	Về nội dung, dễ dàng nhận thấy trước hết là tính dân tộc biểu hiện trong sự phản ánh màu sắc dân tộc của thiên nhiên, của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Nội dung căn bản của tính dân tộc là ở tinh thần dân tộc, tính cách dân tộc và cái nhìn dân tộc đối với cuộc đời.
	Về hình thức, tính dân tộc biểu hiện ở chỗ: mỗi nền văn học dân tộc có hệ thống thể loại truyền thống, có các phương tiện miêu tả, biểu hiện riêng, nhất là có ngôn ngữ dân tộc thể hiện bản sắc riêng trong tư duy và tâm hồn của dân tộc mình.
	Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và hình thức nghệ thuật thể hiện.
Tính dân tộc trong nội dung thơ Tố Hữu: 
Tính dân tộc trước hết thể hiện ở tinh thần dân tộc: 
Dân tộc ta rất giàu tình cảm. Tình cảm đã làm cho con người qua cay đắng vẫn 
ngọt ngào, “Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tươi tình bạn”. Tố Hữu ca ngợi tình cảm thuỷ chung, đặc điểm này có cội rễ sâu xa trong truyền thống dân tộc, lại được bồi bổ phát huy thêm trong đấu tranh cách mạng. Người dân Việt Nam mang nặng tình nghĩa đối với Đảng đã hồi sinh đất nước, đem lại cuộc đời mới cho riêng mỗi người. Chính vì “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay” mà “lòng ta ơn Đảng đời đời”. Chưa bao giờ chúng ta sống khẩn trương như trong những ngày chống Mỹ cứu nước và cũng chưa bao giờ chúng ta thấy gần gũi với cha ông,với quá khứ hào hùng của dân tộc như lúc này:
	“Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc
 Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi!”
	Người Việt Nam yêu quý đất nước mình, tự hào về dân tộc mình. Nghĩa tình thuỷ chung là đặc tính của dân tộc ta từ nghìn xưa đến nay. Trong đấu tranh gian khổ, tình cảm ấy lại càng ngời sáng. Những con người hầu hết đã lớn lên cùng cách mạng, luôn gắn bó với quê hương đất nước. Bài thơ “Chào xuân 67” đã nêu lên một cách cô đọng và đầy sức hấp dẫn với những đặc điểm tinh thần, tính cách của dân tộc Việt Nam:
	“Ở đâu? Mỗi ngọn núi dòng sông
 Cũng hiển hách chiến công
 Lừng danh dũng sĩ.
 Ở đâu? Một mũi chông, một ngọn tầm vông
 Càng hiên ngang như trường thành, chiến luỹ
 Và ở đâu? Trên trái đất này
 Người vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay
 Sống chết từng giây, mưa bom bão đạn 
 Lòng nóng bỏng căm thù vẫn mát tươi tình bạn”.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, hai bản anh
hùng ca của dân tộc đã được Tố Hữu miêu tả với bao cảm xúc trân trọng, cảm phục. Quần chúng nghèo khổ, những cuộc đời lam lũ trước đây đi theo Đảng đã vụt trỗi dậy thành những nhân vật anh hùng và làm nên bao kỳ tích suốt trong nửa thế kỷ đấu tranh. Tố Hữu là nhà thơ đã nói được sâu sắc niềm vui, nỗi buồn của dân tộc qua những chặng đường dài lịch sử:
	“Hãy bay lên ! Sông núi của ta rồi !
 Nước mắt ta trào, húp mí,tràn môi
 Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc !
 ..
Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời.”
	(Huế tháng Tám) 
	Sau hai thập kỷ đấu tranh, đất nước ta đã thống nhất trong nỗi niềm chờ đợi, cháy bỏng của mọi người:
	“Ôi Việt Nam ! Yêu suốt một đời 
 Nay được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!”
	(Vui thế hôm nay)
	Có thể nói lúc nào thơ Tố Hữu cũng có mặt trên những vấn đề thời sự nhất của đất nước. Suốt nửa thế kỷ qua. Suốt nửa thế kỷ qua, chúng ta luôn ở mũi nhọn và trong cơn lốc xoáy của thời đại. Tố Hữu đã nói đến “điểm tựa của lịch sử”, “hạt giống của mùa sau”, “ánh lửa trong đêm” và ý thức ấy đã được thể hiện trong sáng tác. Có thể nói hơn bất kỳ một nhà thơ nào, thơ Tố Hữu đã ghi lại chân thực dòng sự kiện nóng hổi của đời sống dân tộc trong thơ và từ đó tạo được những bài thơ hay, những ngôi sao lấp lánh trên thi đàn dân tộc.
	Bên cạnh sức cuốn hút của dòng sự kiện trong đời sống hiện tại, thơ Tố Hữu còn bắt rễ sâu và khơi nguồn từ đời sống hằng ngày của dân tộc. Có tiếng nói chân thành của bạn bè bốn phương. Có tiếng nói vọng sâu từ quá khứ vọng về tiếp sức cho cuộc đời hiện tại. Ông cảm thông với những oan khuất và đau khổ của cha ông:
	“Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
 Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều !
 Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
 Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”
	(Bài ca mùa xuân 1961)
	Quá khứ được miêu tả trên nhiều bình diện, có truyền thống anh hùng bất khuất, có những xót xa tủi cực. Tất cả như đang tiếp sức và tham gia vào cuộc chiến đấu hiện tại.
	Trong truyền thống ấy có hình ảnh của người mẹ “Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”, người chị đảm việc nước, việc nhà. Có thể nói rằng tất cả những gì gần gũi, thân yêu của đời sống dân tộc đều được Tố Hữu trân trọng miêu tả trong thơ. Tác giả đã cố gắng bắt lấy những hình ảnh, âm thanh của đời sống rất đời thường nhưng cũng xiết bao gợi cảm ở chốn rừng núi xa xôi:
	“Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
 Chày đêm nện cối đều đều suối xa.”
	(Việt Bắc)
Điều đáng quý là đời sống chính trị và xã hội của dân tộc được Tố Hữu biểu 
hiện bằng tiếng nói sâu thẳm, đằm thắm của con tim xúc động và những giao cảm tinh 
tế với cái đẹp. Trái tim ấy có lúc rung lên trong niềm vui lớn của dân tộc:
	“Ôi, nỗi mừng dâng mọi nỗi mừng
 Trào vui nước mắt cứ rưng rưng
 Cả Việt Nam tiến công, cả Miền Nam nổi dậy
 Dồn dập tim ta, trăm trận thắng bừng bừng.”
	(Toàn thắng về ta)
Tính dân tộc thể hiện ở tính cách dân tộc:
Thơ Tố Hữu là một tập hành khúc nồng nàn, đằm thắm hoà nhịp với cuộc đấu 
tranh của nhân dân Việt Nam dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng cộng sản Đông Dương ngày trước, của Đảng Lao Động Việt Nam ngày nay. Từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, qua cuộc kháng chiến toàn quốc cho đến cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ những ngày thơ ấu, Tố Hữu đã cảm thấy tất cả cái đau khổ của người dân mất nước, của những con người lương thiện bị chà đạp cho nên ông tắm mình trong bầu không khí đấu tranh và được ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin soi đường. Sau này, nhà thơ sẽ nhắc lại, trước hình ảnh của bà mẹ quý mến những nét tình cảm đậm đà nhất trong tâm hồn mình, trong thời gian thanh thiếu niên:
	“Nước mất, nhà tan, đời khổ thế
 Không làm nô lệ, đứng lên thôi!
 Con lớn lên con tìm cách mạng
 Anh Lưu, anh Điểu dạy con đi
 Mẹ không còn nữa, con còn Đảng
 Dìu dắt con khi chửa biết gì”
	(Quê mẹ)
	Nổi bật lên trong thơ Tố Hữu là những gương mặt anh hùng của dân tộc, những nhân vật trữ tình vừa đượm những nét truyền thống, vừa mang những phẩm chất mới cao đẹp. Tố Hữu trân trọng những cuộc đời người mẹ – biểu tượng của tấm lòng nhân ái và đức hy sinh lớn lao. Từ bà má Hậu Giang, bà bầm, bà bủ đến mẹ Tơm, mẹ Suốttấm lòng của người mẹ mở ra theo tầm vóc của đất nước suốt trong bốn chục năm đấu tranh, ngày càng kiên cường bất khuất và thêm đằm thắm yêu thương. Những thế hệ anh hùng kế tiếp theo như Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý đã tô điểm thêm cho truyền thống bất khuất của dân tộc những dòng chữ đẹp đáng tự hào.
	Đi qua hai cuộc chiến tranh cách mạng, Tố Hữu đã ghi lại những hình ảnh tuyệt đẹp của người chiến sĩ trong thơ: anh Vệ quốc quân trong những năm kháng chiến chống Pháp, anh Giải phóng quân của thời đại chống Mĩ. Người anh hùng trong thơ Tố Hữu vĩ đại mà thật bình dị, hiện đại mà cũng thật gần gũi thân quen. Đó là những người ... ngữ và hình ảnh thơ. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “Tố Hữu có một hơi thơ dân tộc trong âm điệu”. Có được điều ấy bởi lẽ Tố Hữu là nhà thơ có biệt tài trong việc phối hợp các âm thanh, từ ngữ, tiết tấu, vần điệu của ngôn ngữ tiếng Việt để tạo nên một ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc điệu, có thể chứa đựng cảm xúc dân tộc, thể hiện được tâm hồn dân tộc qua từng giai đoạn cách mạng. Rất nhiều bài thơ của Tố Hữu có một hơi thở đậm đà hồn dân tộc và rất giàu âm hưởng trữ tình.
	Ơû bài thơ “Tiếng hát sông Hương” có một âm điệu ngọt ngào đằm thắm như một lời thủ thỉ tâm tình, một điệu ru, một điệu hò buồn thương man mác, trầm bổng nhịp nhàng :
	“Trên dòng Hương Giang 	 Em buông mái chèo
	 Trời trong veo
	 Nước trong veo
	 Em buông mái chèo
	 Trên dòng Hương Giang
	 Trăng lên trăng đứng trăng tàn
	 Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng
	 Thuyền em rách nát 
	 Mà em chưa chồng”
	Bài thơ có giọng điệu tâm tình dịu ngọt, đầm ấm, lắng sâu vào tâm hồn con người. Vần “eo” ở cuối mỗi câu thơ êm như mái chèo của cô gái khua trên sông tạo nên một âm điệu trữ tình ngọt ngào giàu xúc cảm, thiết tha của lòng người.
	Trong bài thơ “Ta đi tới” thì lời thơ ào ạt, giục giã, diễn tả khí thế cuồn cuộn của một dân tộc đang đi tới trong cuộc hành trình cách mạng. Niềm vui hoà bình đã chắp cánh cho hồn thơ Tố Hữu bay lên trong cảm hứng lãng mạn hào hùng, trong niềm tự hào của dân tộc và niềm tin mãnh liệt vào tương lai đất nước:
	“Ai về Hưng Hoá
	 Ai xuống khu Ba
	 Ai vào khu Bốn
	 Ai đi Nam Bộ
	 Tiền Giang, Hậu Giang
	 Ai vô thành phố
	 Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.”
	Mỗi từ “ai” đi liền với một địa danh như một lời mời gọi thiết tha đầy quyến rũ. Càng vui với miền Bắc hoà bình, nhà thơ càng tha thiết hướng tới miền Nam, ông như muốn gọi mãi tên những miền đất nước. Nhịp điệu lời thơ ngắn lại rồi lại trải rộng ra trong nhịp ngân dài của cảm xúc tha thiết không bờ bến. Nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng: “Đọc lên và hãy để cho lời thơ lôi cuốn ta đi, ta sẽ thấy những tên gọi vang lên, ngân dài trong ta một tình yêu đắm say. Yêu như không bao giờ cạn, như tát mãi không cùng. Và mỗi tiếng ai kia như đào mãi sâu thêm tình yêu thương đất nước. 
	Thơ Tố Hữu có một sức hấp dẫn to lớn đối với đông đảo công chúng. Năm 1961 khi trả lời phóng viên Tạp Chí Văn Nghệ, Tố Hữu nói: “Tôi thấy hình như thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đờiThơ là chuyện đồng điệuThơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Cái hồn nhiên trong thơ Tố Hữu có lẽ bắt đầu từ chỗ ông tìm thấy được “mặt trời chân lý chói qua tim”, từ tiếng hát của một người thanh niên, một người cộng sản trong “Từ ấy” đến “cái nền nhạc đặc biệt” của tình thương mến trong “Việt Bắc”, từ tiếng ca vui của nhân dân ta trên miền Bắc sau khi hoà bình lặp lại đền cái day dứt về miền Namtạo nên một lời ru thăm thẳm và đầm ấm của thơ Tố Hữu. 
Ngoài ra, kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển,tính dân tộc đậm đà về hình thức còn được thể hiện ở chổ Tố Hữu đã vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc như : lục bát, song thất lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ. Đặc biệt, Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát – một thể thơ quen thuộc của ca dao tục ngữ để vận dụng vào các bài thơ như : Việt Bắc, Bầm ơi, Chuyện em, Mẹ Tơm, Quê mẹlàm cho các bài thơ đó trở nên gần gũi thân thương dễ đọc, dễ nghe và dễ nhớ. Không phải ngẫu nhiên mà các bà, các mẹ thường lấy thơ Tố Hữu để hát ru con, bởi vì thơ ông mang đậm đà âm hưởng dân tộc nó như ăn liền trong máu thịt của mỗi con người Việt Nam.
Gorki đã từng nói: “Nhà văn không biết đến văn học dân gian là một nhà văn tồi”. Kalinin nói: “Những tác phẩm ưu tú của các nhà thơ vĩ đại ở tất cả các nước đều bắt nguồn từ kho tàng quý báu của các sáng tác tập thể trong dân gian. Học tập và kế thừa truyền thống văn học dân gian là một điều tối cần thiết, và là lẽ sống còn của văn học dân tộc. Bởi vì không còn nghi ngờ gì nữa, nền văn học dân gian tức là những gì mà nhân dân để lại, truyền tụng hàng bao thế kỷ, là hình thưc cao nhất, hay nhất và thiên tài nhất ”. Tố Hữu cũng đã từng nói: “Việc nghiên cứu cái hay của văn nghệ cổ truyền giúp cho phát triển tính dân tộc của văn nghệ, giúp cho văn nghệ sĩ dễ đại chúng hoá vì đại chúng chính là những kẻ vận tải cái hay ấy qua các thời đại, nên họ rất dễ cảm xúc với những hình thức văn nghệ cũ, và điệu cảm xúc bình dị của nhân dân đời trước rất quen thuộc với họ”.
Rất nhiều yếu tố trong thơ ca dân gian đã được Tố Hữu sử dụng như những biện pháp nghệ thuật. Chẳng hạn như tiếng hát ru. Trong cuốn “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” Vũ Ngọc Phan có viết: “Hát ru em là một loại dân ca phổ biến khắp trong nước, mỗi miền hát một cách khác nhau, nhưng các điệu hát đều ngân nga êm ái”. Tố Hữu được lớn lên trong tiếng hát ru ngọt ngào êm ái của người mẹ hiền xứ Huế vì thế mà ông thường hay nhắc đến tiếng hát ru “nhớ thương”, “nhè nhẹ”:
	“Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương!
 Mái nhì man mác nước sông Hương
 Hà ơi, tiếng mẹ ru nhè nhẹ
 Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường!”
	(Quê mẹ)
	Hình thức hát ru làm cho thơ Tố Hữu gắn bó mật thiết với đời sống tình cảm của nhân dân, nó như thành máu thành thịt trong con người ta. 
Nhà thơ Tố Hữu đã vận dụng nhuần nhị, sáng tạo những nét đẹp của ngôn ngữ và thơ ca dân tộc. Nhờ đó thơ ông vừa dạt dào chất trữ tình, vừa đậm đà hồn dân tộc. Đó cũng là nét đặc trưng cho bản sắc riêng của hồn thơ Tố Hữu. 
Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình của con người cách mạng. Ông chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ. Một nét đặc sắc của thơ ông là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết ngọt ngào của quê hương. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giải bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơn thơ liền mạch.
Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lý cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hoà nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lý của dân tộc. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyển nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những cách phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc. Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
3. KẾT LUẬN
	Đến với thơ Tố Hữu ta như thấy con đường đi của dân tộc trong suốt bốn nghìn năm lịch sử hiện ra thẳng tắp, từ quá khứ cuồn cuộn đổ về những ngày hiện tại. Tố Hữu luôn có ý thức trở về cội nguồn dân tộc để tìm lại những giá trị tinh thần cao đẹp của sức mạnh truyền thống. Thơ ông luôn tìm đến những hình ảnh và cách nói gần gũi, thân thuộc của dân tộc. 
Tố Hữu là nhà thơ cộng sản, một nhà thơ có lý tưởng, nhà thơ có vai trò dẫn đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Dẫu cho thời gian cứ trôi đi song thơ Tố Hữu mãi mãi là chứng trích của tâm hồn, âm vang của thời đại đau thương mà anh dũng của dân tộc Việt Nam. Thơ Tố Hữu đã thổi một luồng sinh khí mới cho thơ ca và kế tục truyền thống “văn dĩ tải đạo” của thơ ca dân tộc một cách xuất sắc. 
Với Tố Hữu, lý tưởng cộng sản là ngọn nguồn cảm xúc, là nghệ thuật, là lẽ sống, là niềm tin và sức mạnh giúp ông vững bước tiến lên. Nếu Bác Hồ đọc “Luận cương” của Lênin mà tìm thấy con đường giải phóng dân tộc ,thì Tố Hữu cũng nhờ lý tưởng cộng sản mà tìm thấy con đường đấu tranh, chí hướng phấn đấu. Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu với thế hệ người đọc là ở niềm say mê lý tưởng, tính dân tộc đậm đà trong cả nội dung và hình thức. Đọc thơ Tố Hữu người đọc dễ nhận thấy cái trách nhiệm của nhà thơ đối với đời, với con người và với cả dân tộc đồng thời thơ ông cũng giúp cho chúng ta thấy được trách nhiệm và ý thức của bản thân, biết sống vì người khác hơn là vì chính mình bởi có một điều đơn giản và dể hiểu đó là:
	“ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” . 
Đây cũng chính là lẽ sống của những con người Việt Nam hồn hậu, chất phát và rất đỗi thân thương. 
Tố Hữu đã ra đi để lại trong lòng mỗi người niềm tiếc thương vô hạn. Nhưng mỗi lần đọc thơ ông chúng ta lại thấy ngọn lửa nhiệt huyết cách mạng trong lòng tỏa sáng, điều đó càng làm tăng thêm sự quyết tâm và niềm tin đi tới. Vì lẽ đó mà nhà thơ Tố Hữu luôn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
	TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phong Lan – với sự cộng tác của Mai Hương (Tuyển chọn và giới thiệu)
Tố Hữu – Về Tác Gia Và Tác Phẩm. Nhà xuất bản Giáo Dục. 1999.
Hoàng Như Mai – Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Hà Minh Đức – Nguyễn 
Văn Long – Trần Hữu Tá
Văn học 12 – Tập 1. Nhà xuất bản Giáo Dục. 2000.
(Tái bản lần thứ năm).
Thơ Tố Hữu Và Những Lời Bình.
Nhà xuất bản Văn Hoá – Thông Tin. 2003.
Tố Hữu – Nhà Thơ Lớn Của Nhân Dân.
Trường Đại Học Hồng Đức.
Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội. 2005.
Tố Hữu – Tác Phẩm Thơ.
Hà Minh Đức giới thiệu.
Nhà xuất bản Văn Học. Hà Nội. 1979.

Tài liệu đính kèm:

  • docTinh dan toc trong tho To Huu.doc