Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 trong một gia đình rất nghèo. Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông thân sinh là Vũ Văn Lân, người Hưng Yên, làm thợ điện. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người Hà Đông, sống bằng nghề khâu vá thuê.
Cha mất vì bệnh lao khi ông mới được 7 tháng tuổi, để lại một gia cảnh rất đơn côi, gồm một mẹ già, người vợ hiền thảo và đứa con trai đang còn trong trứng nước. Tài sản gia đình hầu như không còn gì đáng kể ngoài bàn tay tần tảo sớm hôm nuôi mẹ nuôi con của người vợ góa. Bà mẹ của Vũ Trọng Phụng có tấm lòng da diết yêu thương của người mẹ trẻ mới 24 tuổi ở vậy nuôi con. Bà đã dành hết tâm huyết đời mình cho tương lai con. Điều này đã để lại trong tâm hồn Vũ Trọng Phụng, nhà văn của chúng ta sau này, một niềm tin tưởng bất diệt vào sự cao quý và tốt đẹp của con người.
TÌM HIỂU VỀ NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG (1912-1939) VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 trong một gia đình rất nghèo. Vũ Trọng Phụng quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội. Ông thân sinh là Vũ Văn Lân, người Hưng Yên, làm thợ điện. Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, người Hà Đông, sống bằng nghề khâu vá thuê. Cha mất vì bệnh lao khi ông mới được 7 tháng tuổi, để lại một gia cảnh rất đơn côi, gồm một mẹ già, người vợ hiền thảo và đứa con trai đang còn trong trứng nước. Tài sản gia đình hầu như không còn gì đáng kể ngoài bàn tay tần tảo sớm hôm nuôi mẹ nuôi con của người vợ góa. Bà mẹ của Vũ Trọng Phụng có tấm lòng da diết yêu thương của người mẹ trẻ mới 24 tuổi ở vậy nuôi con. Bà đã dành hết tâm huyết đời mình cho tương lai con. Điều này đã để lại trong tâm hồn Vũ Trọng Phụng, nhà văn của chúng ta sau này, một niềm tin tưởng bất diệt vào sự cao quý và tốt đẹp của con người. Vũ Trọng Phụng lớn lên trong tình yêu thương ấm áp của mẹ và được đến trường. Năm 1921, lên 9 tuổi, Vũ Trọng Phụng bắt đầu học Pháp văn ở trường Hàng Vôi, sau học ở trường Hàng Kèn, sau đó là trường Sinh Từ. Từ thuở nhỏ, Vũ Trọng Phụng cũng đã tỏ ra là người có năng khiếu nghệ thuật, đánh đàn nguyệt hay, vẽ giỏi, thích làm thơ, hay tìm hiểu. Nhưng trong thế giới vui tươi của nhà trường, hoàn cảnh nghèo khó, mồ côi và sự cách biệt với đám bạn học nhà giàu chưa biết đến tình thương, đã gieo vào đầu óc non trẻ của Vũ Trọng Phụng mặc cảm yếu đuối, đơn độc. Mặc cảm đó ngày một lớn dần trong lòng cậu học trò thơ ngây, rắn lại thành sự phẫn nộ, thù ghét cái bất công, cách biệt vô lý ở đời. Năm 1926, 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học. Trong hoàn cảnh gia đình rất bần cùng, Vũ Trọng Phụng chọn thi vào trường Sư phạm sơ cấp, hy vọng có học bổng để đỡ phần nào người mẹ sớm hôm tần tảo lo cuộc mưu sinh cho cả gia đình nhưng kỳ thi không kết quả. Vậy là mới học hết tiểu học,15-16 tuổi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống. Khoảng tháng 10/1926, Vũ Trọng Phụng xin vào làm thư kí đánh máy cho hãng buôn Goddard. Được hai tháng, vì mê văn chương hơn là làm tròn bổn phận một thư ký, ông bị đuổi và thất nghiệp. Ít lâu sau, ông đánh máy chữ cho Nhà in Viễn Đông nhưng hai năm sau lại bị đuổi. Năm 1930, 18 tuổi, lúc còn làm ở nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng đã có những bài báo đầu tay in trên tờ Ngọ báo – những bài theo ông chủ bút Tam Lang Vũ Đình Chí là “có một lối văn đặc biệt”, một lối viết “quá bạo”. Lúc này bài viết đực đăng đã là quý lắm chứ chưa có nhuận bút. Nhưng do say mê văn chương báo chí, Vũ Trọng Phụng vẫn cứ tiếp tục viết. Bị mất việc, ông quyết định chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp. Chính trong khoảng thờ gian đi làm thư ký và qua cuộc sống diễn ra ở phố Hàng Bạc – nơi nhà văn ở gần hết cuộc đời, Vũ Trọng Phụng đã tiếp xúc với nhiều hạng người, va chạm với cuộc mưu sinh, những cách làm tiền, bon chen, tội ác, trụy lạc, cạm bẫy, những cảnh bi đát và đê tiện. Cũng năm 1930, chàng thanh niên 18 tuổi lại chạm trán với những sự kiện xã hội bi thương của lịch sử: cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 trên quy mô toàn thế giới, làm cho đời sống của giai cấp cần lao các dân tộc đã khốn đốn lại càng khốn đốn hơn. Tiếp theo là cuộc khủng bố trắng chưa từng có thời kỳ 1930-1931; bầu không khí căng thẳng của cuộc thoái trào cách mạng 1931-1933; phong trào Âu hóa rầm rộ, trớ trêu như một dịch bệnh tràn lan khắp chốn thị thành. Tất cả cộng lại làm cho tình trạng xã hội vốn đã bi thương lại thêm bi hài, đặc biệt đối với tầng lớp trí thức tiểu tư sản thì cuộc sống lại càng bế tắc. Đời sống xã hội ấy đã cung cấp cho Vũ Trọng Phụng nhiều mẫu hình nhân vật, gây ra trong ông ý thức mạnh bạo, sự cần thiết phải bày tỏ thái độ trước một thực trạng xã hội vô nghĩa lý, cũng như ý thức về thân phận và tình cảnh nghèo khó của mình. Trong khoảng thời gian 1930-1939, Vũ Trọng Phụng cộng tác với rất nhiều tờ báo: Hà thành ngọ báo, Nhật tân, Tiến hóa, Nông công thương, Tân thiếu niên, Hà Nội báo, Công dân, Phụ nữ thời đàm,v.v.. và viết đủ các thể loại – truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết bình luận chính trị, trào phúng, v.v.. Ngoài ra ông còn dịch tác phẩm của văn hào Victo Huygô. Vũ Trọng Phụng thường dùng hai bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng và đặc biệt nổi danh trong hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết. Năm 1930, Vũ Trọng Phụng đã có bài đăng trên tờ Ngọ Báo. Bắt đầu ông viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý. Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, thì bắt đầu gây được sự quan tâm của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo. Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày. Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba "nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta". Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã góp phần tạo nên danh hiệu "ông vua phóng sự của đất Bắc" cho Vũ Trọng Phụng. Những tiểu thuyết và phóng sự của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác. Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề "Dâm hay không Dâm" trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông. Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường được đăng trên các báo trước khi in thành sách. Tuy là một trong những hiện tượng văn học gây ra nhiều tranh luận vào bậc nhất trong văn học Việt Nam hiện đại, nhưng hầu hết các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã được tái bản trong thời kỳ đất nước tiến hành sự nghiệp Đổi mới từ năm 1986. Vũ Trọng Phụng được quan tâm nhiều trong đời sống nghiên cứu, giảng dạy văn học và trong đông đảo bạn đọc. Đầu năm 1938, Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ Mỵ Lương, con một gia đình buôn bán nghèo ở phố Hà Nội. Cuối năm, Vũ Trọng Phụng có con, đặt tên là Vũ Mỵ Hằng. Tuy viết về nhiều các tệ nạn, thói ăn chơi nhưng Vũ Trọng Phụng là một người đạo đức, bình dị, phải chăng, giàu lòng tự trọng, nề nếp, khuôn phép và sống rất kham khổ. Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong có tiền nuôi bà nội, giúp mẹ già và dành dụm để cưới vợ, có con nối dõi. Dù ông viết rất nhiều – trong khoảng thời gian chưa đầy 10 năm, gần 20 tác phẩm và nhiều bài báo – nhưng cái nghèo cứ bám riết lấy gia đình ông. Khoảng năm 1938, ông bị lao phổi, nhưng không có tiền chữa bệnh. Do phải làm việc quá sức, lại trong hoàn cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao ngày càng thêm trầm trọng và làm ông kiệt sức. Nghe theo lời thầy thuốc, ông hút thuốc phiện để kéo dài cuộc đời mình. Những ngày cuối đời, trên giường bệnh ông từng phải thốt lên với Vũ Bằng: "Nếu mỗi ngày tôi có một miếng bít tết để ăn thì đâu có phải chết non như thế này". Ngày 13 tháng 10 năm 1939, ông chết trong một căn nhà tồi tàn ở Ngã Tư Sở Hà Nội, khi mới 27 tuổi. Ông để lại bà nội, mẹ, vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái vừa đầy năm. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CÁC TÁC PHẨM: Phóng sự Cạm bẫy người (1933), bút danh Thiên Hư - Báo Nhật Tân; viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội Kĩ nghệ lấy Tây (1934) - Báo Nhật Tân; viết về cái nghề lấy Tây để nuôi thân Dân biểu và Dân biểu (1935) Cơm thầy cơm cô (1936); viết về cảnh đời những người đi ở Lục xì (1937) - báo Tương Lai; viết về lục xì, cơ quan y tế chuyên khám và chữa bệnh cho phụ nữ làm nghề mại dâm trong thời Pháp thuộc Một huyện ăn Tết (1938) Tiểu thuyết Dứt tình (1934), còn có tên khác là Bởi không duyên kiếp - Hải Phòng tuần báo Giông tố (1936), khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch. Vỡ đê (1936) - Báo Tương Lai Số đỏ (1936) - Hà Nội báo Làm đĩ (1936) - Tạp chí Sông Hương Lấy nhau vì tình (1937) Trúng số độc đắc (1938) Quý phái (1938-1939) Người tù được tha (di cảo) Kịch Không một tiếng vang (1931) Tài tử (1934) Hội nghị đùa nhả (1938) Phân bua (1939) Tết cụ Cố (di cảo) Dịch Giết mẹ (1936) - dịch theo Lucrèce Borgia của Victor Hugo Truyện ngắn Bà lão lòa Bộ răng vàng Bụng Trẻ Con Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc Cái ghen đàn ông Chống nạng lên đường Con người điêu trá Cuộc vui ít có Cuộc vui ít có Đi săn khỉ Đoạn tuyệt (di cảo) Đời là một cuộc chiến đấu Gương... tống tiền Hai hộp xì gà Hồ sê líu hồ líu sê sàng Lấy vợ xấu Lỡ lời Lòng tự ái Máu mê Một cái chết Một con chó hay chim chuột Một đồng bạc Người có quyền Sao mày không vỡ, nắp ơi Sự cụ triết lý Tết ăn mày Tình là dây oan Tự do Từ lý thuyết đến thực hành QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT Vũ Trọng Phụng là nhà văn xuôi hiện đại Việt Nam có nhiều thành tựu nhất trong thế kỷ XX. Tài năng văn chương của ông bộc lộ ở tư tưởng, thi pháp, phong cách nghệ thuật... Tất cả được bắt đầu từ quan niệm văn chương, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Quan niệm văn chương của Vũ Trọng Phụng trước hết là quan niệm của một người lao động hành nghề văn chương, sản xuất ra văn chương. Với ông, sản phẩm văn chương được làm ra là nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bản thân và thực hành chức năng xã hội đặc biệt của nó. Thực chất của hoạt động sáng tạo cũng như bản chất và ý nghĩa của các hiện tượng văn chương theo Vũ Trọng Phụng chung quy là ở chỗ tìm kiếm, lý giải sự thật và nghĩa lý cuộc đời. Những năm đầu bước vào làng văn, thể nghiệm bằng những sáng tác đầu tay ở thể truyện ngắn và kịch, Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ khuynh hướng Hiện thực, có cảm tình đối với các nhà văn tả chân xã hội. Ông tìm đọc, lược dịch để truyền bá quan điểm, tư tưởng nghệ thuật của các nhà văn phương Tây, thuộc trào lưu hiện thực phê phán như G.Maupassant ... qua đó ông gián tiếp bộc lộ khuynh hướng sáng tác của mình cùng quan điểm với các nhà văn này. Ông đưa ra quan điểm "chỉ tả sự thực, toàn một giống thực". Nhưng sự thực ở đời và sự thực trong văn chương có một khoảng cách, không giống nhau, đó là sự thực có ý vị , chớ chẳng cốt nêu cái sự thực hoàn toàn . Văn học không thể tách rời cuộc sống. Một nhà văn đã nói: “Không yêu cầu văn học phải sao chép y nguyên cuộc sống, như thư kí chung thành của thời đại. Nhưng nhà văn phải miêu tả cuộc sống với những bản chất cơ bản của nó. Không bao giờ văn học được quyền xa rời sự thật ở đời”. Quan niệm này chi phối toàn bộ sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Tiểu thuyết của ông luôn đậm đà màu sắc hiện thực, ông có một tư duy mang tầm khái quát lớn, và khả năng chiếm lĩnh hiện thực sâu sắc. Vũ Trọng Phụng không ngần ngại thực thi quan niệm đó vào trong sáng tác của mình, động cơ, mục đích của lối viết tả chân. Hơn hẳn các nhà văn trước năm 30, tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đã xông xáo, táo bạo, lột mặt nạ dơ dáy của xã hội thực dân nửa phong kiến. Và ô ... ôi và các nhà văn cùng chí hướng với tôi , muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời, các ông muốn tiểu thuyết tùy thời chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật, thành ra nguy hiểm, vì sự thật mất lòng. Và Vũ Trọng Phụng còn chỉ rõ nhiệm vụ của nhà văn là: “Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca những sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột...”. Và khẳng định mục đích của văn tả chân: “Cất tiếng nói khám phá xã hội bất công, mục nát xấu xa phản tiến bộ, trong đó lòng lương thiện thường bị bóc lột, đè nén, bị bần cùng và tha hóa. Bên cạnh đó tầng lớp trên thì ăn chơi trác tán, xa hoa, phè phỡn, lố lăng.” Ông cho rằng xã hội đương thời với những vết thương chầm trọng, thối rữa đến tận xương tủy, như thế thì có gì phải giấu giếm? Phải vạch trần chân tướng xấu xa của nó, phanh phui ung nhọt của nó, chỉ ra sự bất công và nỗi thống khổ tràn lan, dày vò con người. Từ đó làm cho dân chúng căm hờn phỉ nhổ tệ nạn bất công mà đấu tranh cho sự công bình và những điều tốt đẹp đó há phải sứ mệnh cao đẹp của văn chương tả thực hay sao?. Với quan niệm văn chương nghệ thuật như vậy, Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tiến bộ, có sự đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có thể coi là người đặt nền móng vững chắc cho thể loại phóng sự Việt Nam và không ngừng phát triển về tiểu thuyết . CÁC ĐỀ TÀI CHÍNH Vũ Trọng Phụng viết đủ các thể loại – truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, tiểu thuyết bình luận chính trị, trào phúng, v.v. Dù viết ở thể loại nào, văn Vũ Trọng Phụng cũng sắc sảo như dao chém, như roi quất. Ngòi bút tả chân, kết hợp nghệ thuật trào phúng được sử dụng rất linh hoạt và rất hiệu quả. Nhưng thành công nổi bật của văn chương Vũ Trọng Phụng là ở hai thể loại: phóng sự và tiểu thuyết. Phóng sự: Ngay từ những trang viết mở đầu, Vũ Trọng Phụng đã tỏ rõ là một cây bút sắc sảo và nhanh chóng thu hút được sự chú ý của bạn đọc. Ông được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”. Theo thứ tự thời gian, Vũ Trọng Phụng đã để lại cho hậu thế 7 thiên phóng sự (viết trong vòng 6 năm) sau đây: 1. Cạm bẫy người (1933); 2. Kỹ nghệ lấy tây (1934) 3. Dân biểu và dân biểu (1935) 4. Cơm thầy cơm cô (1936) 5. Vẽ nhọ bôi hề (1936) 6. Lục sì (1938) 7. Một huyện ăn tết (1938) Trong số các tập phóng sự dài, nổi bật là Kĩ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô. Đây là những trang viết hết sức sắc sảo, thông minh, linh hoạt. Đề tài: Phóng sự của Vũ Trọng Phụng tập trung vào những cảnh đời, những số phận của lớp người dưới đáy trong xã hội thành thị nhơ nhớp, tối đen. Đó là những kẻ chuyên sống bằng nghề cờ bạc bịp (Cạm bẫy người). Đó là những người phụ nữ dùng việc lấy chồng người Tây như một “nghề kiếm sống” và nâng nó lên thành một “kĩ nghệ” có mục đích kinh doanh lạnh lùng (Kĩ nghệ lấy Tây). Đó là những đứa trẻ, những cô gái trôi nổi từ nông thôn đói nghèo vì mất mùa, vì cha mẹ ốm đau, vì bị bọn địa chủ cường hào ức hiếp ra Hà Thành để làm thằng ở, con sen, vú em, vú già sống như kiếp ngựa trâu, bị khinh rẻ, thậm chí bị đánh đập tàn nhẫn (Cơm thầy cơm cô) Nội dung và cảm hứng: Trong các phóng sự, với ngòi bút tả chân, “triệt để”, “sắc sảo và khôn ngoan”, Vũ Trọng Phụng ít nhiều đã phản ánh tình trạng phá sản, lưu manh hóa của một bộ phận tiểu tư sản, dân nghèo thành thị trong xã hội thực dân nửa phong kiến, nhất là giai đoạn kinh tế khủng hoảng 1929-1933. Từ đó, ông tỏ ra phẫn uất đối với thế lực đồng tiền và cuộc đời bất công, giả dối. Tuy vậy, bên cạnh những thành công về giá trị hiện thực tố cáo, phủ nhận xã hội trong nhiều trang phóng sự, nhà văn sa vào những triết lý vụn vặt, bộc lộ những tâm trạng bi quan, bế tắc. Các phóng sự của ông chứa đựng một hiện thực phong phú được chắt lọc từ chính cuộc sống, với những dung lượng thông tin đầy ắp, sống động như chính máu thịt của cuộc sống, với nhiều gương mặt, nhiều lớp người khác nhau. Chúng có sức khái quát cao và tổng hợp lại chính là bức tranh xã hội rộng lớn, có giá trị tố cáo sâu sắc và mạnh mẽ. Ngòi bút của ông không chỉ phản ánh những sự kiện, hiện tượng đơn lẻ, mà thực sự đào sâu vào hiện thực, phơi bày những mặt trái thối tha, ghê tởm của cái ung nhọt xã hội thị thành Việt Nam những năm 30 nơi đầy ắp những ổ mại dâm, những tệ nghiện hút, cùng những phường lưu manh, trộm cắp và nhan nhản những trẻ em bị đọa đày, trôi dạt trong kiếp tôi đòi. Những thiên phóng sự nổi tiếng như: "Cạm bẫy người"; "Kỹ nghệ lấy tây"; "Cơm thầy cơm cô"; "Lục sì" đều có sức tổng hợp và khái quát cao độ, động chạm tới những vấn đề có tính quy luật, tính thời đại: quy luật tha hóa của con người trong xã hội thực dân, phong kiến, quy luật thống ngự của đồng tiền, quy luật cạnh tranh gay gắt, "khôn sống, mống chết" theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé" đến cạn kiệt cả nhân tính. Mặc dù còn nhiều hạn chế và không thành công bằng tiểu thuyết, nhưng những thiên phóng sự của “ông vua phóng sự Vũ” vẫn cùng tên tuổi ông sống mãi, bất tử giữa dòng đời vô tận hôm nay. Tiểu thuyết: Ở thể loại này, Vũ Trọng Phụng thu được nhiều thành công hơn phóng sự. Từ cuối năm 1935 đến hết năm 1936, ông sáng tác liên tiếp cuốn truyện dài: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ. Trong đó, hai cuốn Giông tố và Số đỏ đã trở thành tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc trong lịch sử văn học hiện thực Việt Nam. Đề tài và không gian nghệ thuật: Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng mở rộng hơn nhiều so với phóng sự. Nhà văn viết về cuộc sống con người ở thành thị, nông thôn, vùng mỏ, thuộc đủ mọi tầng lớp: bọn tư sản mại bản kiêm chính khách rởm hợm, trụy lạc, bất nhân, vô học, lũ lưu manh (Giông tố, Số đỏ); những người nông dân đói khát, hoặc bị tha hóa, vài ba trí thức tiến bộ nhưng lúng túng (Vỡ đê); những cô con gái nhà lành bị sa ngã (Làm đĩ), mấy nhà cách mạng bí hiểm v.v. Tuy là tiểu thuyết nhưng “ông vua phóng sự” vẫn sử dụng xen kẽ ngòi bút phóng sự tả chân, hoạt kê trào lộng nên tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng ngồn ngộn sự sống, nhất là sự sống đời thường, đầy chất thế sự. Nội dung, cảm hứng: Mỗi cuốn tiểu thuyết của nhà văn phản ánh một sự thực xã hội khác nhau và thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc mạnh mẽ, bộc trực đến lạnh lùng, tàn nhẫn Giông tố tái hiện một bức tranh toàn cảnh xã hội Việt Nam thực dân nửa phong kiến đương thời. Trong đó, nổi bật nhất là bộ mặt tàn ác, đểu cáng của bọn tư sản hãnh tiến cỡ lớn. Viết Giông tố, nhà văn nghiêm khắc lên án bọn người không chỉ bỉ ổi, xấu xa về mặt xã hội mà còn ghê tởm, khinh bỉ chúng về mặt đạo đức trong quan hệ gia đình, trong tình nghĩa vợ chồng, cha con, anh em Cả một xã hội nổi bão giông đễ rồi sụp đổ, tan tành, hủy hoại tất cả. Số đỏ, được nhà văn mệnh danh là “tiểu thuyết hoạt kê”, miêu tả một bình diện xã hội hẹp hơn nhưng đề cập vấn đề cụ thể hơn và sâu hơn. Cảm hứng toát ra từ Số đỏ là sự ghê tởm đến rùng mình, lời phê phán đến cay độc, sự phủ nhận đến tàn khốc, triệt để. Tuy vậy, ý nghĩa phê phán, phủ nhận của tác phẩm mới dừng ở mặt đạo đức, chưa đề cập tới vấn đề mâu thuẫn giai cấp, những hài kịch xã hội. Trong miêu tả, đôi chỗ nhà văn sa vào tự nhiên chủ nghĩa, chịu ảnh hưởng quan điểm của học thuyết Freud. Vỡ đê phản ánh một phạm vi hiện thực rộng hơn: từ thành thị đến nông thôn, đề tài, chủ đề cũng có độ sâu hơn: lên án những chính sách, thủ đoạn thống trị của bọn thực dân, quan lại đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đói rách cơ cực. Làm đĩ, Lấy nhau vì tình được viết vào thời kì cách mạng gặp khó khăn, bộc lộ nhiều hạn chế trong bút pháp lẫn nội dung, cảm hứng của nhà văn. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Về phóng sự: Văn phóng sự của Vũ Trọng Phụng vừa giàu chất liệu sống, nhiều chi tiết cụ thể, chính xác, vừa chuyễn biến với tốc độ nhanh, kết hợp lời kể và tả, kết hợp dựng nhân vật, sự việc và những lời phân tích, bình luận, đôi khi triết lý khá hấp dẫn, mặc dù có những triết lý mang tính bảo thủ, chủ quan và tàn nhẫn Sự phong phú, đa dạng về phương thức tiếp cận hiện thực là yếu tố quan trọng tạo lên tính độc đáo cho những thiên phóng sự Vũ Trọng Phụng. Đó là cá tính sáng tạo của riêng ông, đồng thời chứa đựng cả tấm lòng , tâm huyết với nghề . Đa phần các phóng sự của ông đều có dung lượng rộng lớn hoặc tương đối rộng lớn. Đó chính là xu hướng tiểu thuyết hóa ... đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định tài năng của ông trong địa hạt văn chương, khi ông bước một bước dứt khoát từ làng báo sang làng văn và sáng tạo ra thể tiểu thuyết phóng sự với những tác phẩm bậc thầy như: Giông tố và Số đỏ. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng có lối tiếp cận hiện thực độc đáo và linh hoạt: tiếp cận từ góc độ cơ cấu và tổ chức. So với các đồng nghiệp đương thời, Vũ Trọng Phụng là nhà phóng sự có khả năng nắm bắt và chiếm lĩnh hiện thực một cách mau lẹ và nhạy bén. Tiếp cận với hiện thực, bao giờ Vũ Trọng Phụng cũng nhìn thấy chúng tồn tại trong mối quan hệ của một chỉnh thể, một cơ cấu tổ chức thống nhất. Ngòi bút của ông khát khao theo dõi đến tận cùng sự vật, từ lúc nó bắt đầu vận động cho tới điểm kết thúc cuối cùng, khám phá ra những điều sâu xa, thú vị, bất ngờ đến lạ lùng. Trong cách miêu tả và tập hợp tư liệu, Vũ Trọng Phụng thường uyển chuyển linh hoạt. Khi đột nhập từ trực diện, lúc tạt sườn, có lúc lại từ trung tâm mà bứt phá, phanh phui ra bốn hướng, có khi lại tiến vào từ cổng hậu. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng mang dấu hiệu khá đậm nét của thế ký văn học, với xu hướng tiểu thuyết hóa rõ rệt. Cốt truyện được ông quan niệm như một yếu tố đặc biệt quan trọng tạo nên tính chặt chẽ của kết cấu tác phẩm. Các nhân vật của ông có hồn và giàu chi tiết điển hình. Cái tôi trần thuật đã thực sự hòa nhập, gắn bó và hết sức linh hoạt, trở thành cái tôi nhân vật, khiến phóng sự của ông giàu chất thẩm mỹ, gợi cảm và có duyên; tạo nên tính đa nghĩa của văn bản và tư liệu, vì thế các phóng sự của Vũ Trọng Phụng giữ được sức sống dài lâu. Về tiểu thuyết: Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đạt đỉnh cao về bút pháp trào lộng châm biếm, biểu hiện rõ nhất ở ba khía cạnh chính: Xây dựng được niều tình huống mang tính kịch cao, nhất là hài kịch. Khắc họa được nhiều chân dung nhân vật sống động mang tính biếm họa độc đáo, khá điển hình. Cùng các nhân vật điển hình trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng đã góp vào bức chân dung con người xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân nửa phong kiến nhiều khuôn mặt và tính cách sống động Ngôn ngữ kể chuyên,miêu tả và đối thoại của nhân vật trong tiểu thuyết rất linh hoạt, biến hóa, tuy đôi chỗ cường điệu, song đầy ấn tượng, hóm hỉnh và thật chua cay, sắc nhọn. ª«¬ Nhìn toàn bộ sự nghiệp và văn chương, người ta thấy sáng tác và thế giới quan của Vũ Trọng Phụng khá phức tạp và có nhiều mâu thuẫn, đã từng gây nên nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, Vũ Trọng Phụng vẫn là một nhà văn hiện thực xuất sắc, đã tiếp bước cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại với ngòi bút đặc biệt tài năng, một bản lĩnh nghệ thuật kiên cường. Với tất cả những gì Vũ Trọng Phụng đóng góp cho văn học Việt Nam, ông xứng đáng là nhà văn tiêu biểu cho thế kỉ XX. Văn học là tiếng kêu khắc khoải của con người trước thực tế đời sống không bao giờ cảm thấy bằng lòng và thật sự không bao giờ hiểu hết. THE END.
Tài liệu đính kèm: