Tiểu luận Quan niệm của mình về tính chất giao tiếp của hoạt động văn học trên cơ sở lý luận hoạt động giao tiếp ngôn ngữ

Tiểu luận Quan niệm của mình về tính chất giao tiếp của hoạt động văn học trên cơ sở lý luận hoạt động giao tiếp ngôn ngữ

 Loài người luôn có nhu cầu về nghệ thuật dẫn tới sự hình thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc , kiến trúc, múa, kịch .trong đó nghệ thuật văn chương xuất hiện từ rất sớm ( ngay từ khi hình thành con người và xã hội loài người) mặt khác nghệ thuật văn chương dùng chính ngôn ngữ làm chất liệu ( mỗi loại hình nghệ thuật đều cần mộ chất liệu để sáng tác) chính chất liệu chi phối đặc điểm nghệ thuật, hiệu quả thẩm mỹ, cách thức biểu hiện và phản ánh.

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2387Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Quan niệm của mình về tính chất giao tiếp của hoạt động văn học trên cơ sở lý luận hoạt động giao tiếp ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỞ ĐẦU
4
NỘI DUNG
5
I. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ NÓI CHUNG
5
II. CẦN PHẢI QUAN NIỆM HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
6
III. QUAN NIỆM VỀ TÍNH CHẤT GIAO TIẾP CỦA HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC
7
1. Gồm hai quá trình và các nhân tố giao tiếp
7
1.1. Hoạt động giao tiếp ngôn ngữ bao gồm hai quá trình và các nhân tố 
7
. Hoạt động văn học cũng bao gồm hai quá trình 
8
 2. Đều có sự tham gia của nhân tố giao tiếp
9
2.1 Nhân vật giao tiếp
9
2.2 Phải có diễn ngôn
10
2.3 Phụ thuộc vào ngữ cảnh
10
KẾT LUẬN
12
MỞ ĐẦU
 	 Loài người luôn có nhu cầu về nghệ thuật dẫn tới sự hình thành nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc , kiến trúc, múa, kịch.trong đó nghệ thuật văn chương xuất hiện từ rất sớm ( ngay từ khi hình thành con người và xã hội loài người) mặt khác nghệ thuật văn chương dùng chính ngôn ngữ làm chất liệu ( mỗi loại hình nghệ thuật đều cần mộ chất liệu để sáng tác) chính chất liệu chi phối đặc điểm nghệ thuật, hiệu quả thẩm mỹ, cách thức biểu hiện và phản ánh.
Ngôn ngữ được sử dụng làm chất liệu nghệ thuật văn chương, là một hiện tượng phổ biến trong toàn nhân loại, cũng là hiện tượng có tính lịch sử. Mà hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ là chức năng nhận thức và chức năng giao tiếp, các chức năng bổ sung như: chức năng thẩm mỹ, chức năng tạo lập quan hệ, chức năng bộc lộ, chứ năng ý chí..... tuỳ theo từng phạm vi hoạt đọng của ngôn ngữ mà chức năng này được thực hiện ở những mức độ khác nhau. Khác với lời nói tự nhiên, trong ngôn ngữ nghệ thuật, mọi chức năng của ngôn ngữ đều khong được thực hiện một cách trực tiếp mà chủ yếu thực hiện thong qua hình tượng nghệ thuật, thế giớ nghệ thuật của tác phẩm. Vì thế chức năng đầu tiên, có tính chất quyết định của lời nói nghệ thuật là chức năng xây dựng hình tượng nghệ thuật.Đó là chức năng thẩm mỹ của ngôn từ trong tác phẩm nghệ thuật.
Với tư cách là chất liệu sáng tác của nghệ thuật văn chương, ngôn ngữ có những đắc tính cơ bản nhất chi phối quá trình sáng tạo tác phẩm, quá trình tiếp nhận; cũng là chi phối việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc tư tưởng nghệ thuật như: ngôn ngữ là một chất liệu nghệ thuật có tính phổ biến, ti học sinh toàn diện; tính dân tộc; chất liệu ngôn ngữ là chất liệu mang nghĩa; ngôn ngữ mang tính võ đoán; ngôn ngữ có đặc tính cơ bản chi phối hoạt đọng văn chương ( tín hiệu ngôn ngữ mang tính hình tuyến). Ngoài các đặc tính trên, với tư cách là chất liệu nghệ thật. Ngôn ngữ âm thanh và vỏ chữ viết cũng là một loại vật chất thì đều tác động đến giác quan con người. Vì ngôn ngữ là môt phượng tiện giao tiếp của con người, là chất liệu mang nghĩa giúp con người biểu hiện được nhận thức về mọi lĩnh vực trong đó có cả nhận thức về bản thân ngôn ngữ (chức năng siêu ngôn ngữ). từ tất cả những đặc tính trên của ngôn ngữ lại có thể có đặc tính giúp cho người sáng tạo đi vào tác phẩm nghệ thuật và ttở thành một hình tượng trong tác phẩm nghệ thuật.
Do đó cần phải quan niệm hoạt đong văn học là một hoạt động giao tiếp. Vì vậy trong khuân khổ bài tiểu luận tôi xin trình bày Quan niệm của mình về tính chất giao tiếp của hoạt động văn học trên cơ sở lý luận hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Dù đã có sự cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện, tham khảo tài liệu song bài viết không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu của thầy để bài viết của em có chất lượng hơn . Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
Hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các khâu : hiện thực - nhà văn - tác phẩm - bạn đọc . Cho nên, cũng như các mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn ... từ rất lâu, người ta ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp đã rất chú ý đến mối quan hệ giữa tác phẩm với bạn đọc, tức là sự tiếp nhận tác phẩm của bạn đọc. Hiện nay đang tồn tại hai quan điểm về hoạt động văn học theo đó cũng tồn tại hai quan điểm về vai trò của bạn đọc (độc giả) (người đọc). Quan điểm thứ nhất cho rằng hoạt động văn học không phải là một hoạt động giao tiếp bởi khi nhà văn sáng tác tác phẩm không cần quan tâm đến quá trình tiếp nhận của độc giả và sáng tác là để thoả mãn nhu cầu của người nghệ sĩ. Quan điểm này phủ nhận vai trò của độc giả. Quan điểm thứ hai khẳng định hoạt động văn học là một hoạt động giao tiếp bởi nó sử dụng ngôn ngữ để tạo nên các tín hiệu, hình tượng thẩm mĩ và nó cũng bao gồm hai quá trình phát tin (quá trình sáng tác) và nhận tin ( qua trình tiếp nhận) được diễn ra trong những ngữ cảnh nhất định. Quan điểm này rất chú ý đến vai trò tiếp nhận của độc giả, thậm chí còn đề cao một cách khá cực đoan.Cùng quan điểm này, nhà nghiên cứu người Pháp J.Paul.Sartre khẳng định : “Tác phẩm văn chương như một con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện cần phải có một hoạt động cụ thể được gọi là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng”.
I. ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC VỚI HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ NÓI CHUNG
 Cả hai hoạt động đều sử dụng chất liệu ngôn ngữ làm phương tiện khi giao tiếp, đều phải có sự tham gia của các nhân vật là người phát và người nhận tin trong một quá trình sáng tạo và tiếp nhận nghệ thuật. Nhằm hướng đến mục đích nhận thức, tình cảm và hành động. Tuy rằng ở hoạt động văn học mục đích thẩm mỹ là mục đích quan trọng hàng đầu. Có thể chứng minh điều này trong bài ca dao “ Trong đầm gì đẹp bằng sen”:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng;
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
 Bài ca dao từ mục đích cho người đọc (người nghe) hiểu được đặc điểm của cây sen là sống ở đâu (sen thường sống ở ao, đầm có bùn và nước) mang màu sắc như thể nào (lá màu xanh, bông sen màu trắng hoặc màu hồng, nhị sen màu vàng) với cấu tạo cơ bản (phần rễ cây và một phần thân chìm dưới bùn và nước; lá và hoa , hoa bao giờ cũng gồm cánh sen bao bọc bên ngoài trong cùng là nhị sen). Từ việc hiểu đến nhận thức được hương thơm của sen mà nâng cao mục đích thẩm mỹ: khẳng định cái đẹp của hoa sen và sâu xa hơn là cái đẹp nhan cách của con người trong mọi hoàn cảnh “ Trong đầm gì đẹp bằng sen Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, dù cha ông ta thường nói “ gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
 Nguyễn Du khi đặt bút viết Truyện Kiều cũng từng mở đầu và kết thúc bằng hai câu thơ :
“Trăm năm trong cõi người ta
..
Múa vui cũng được một vài trống canh.”
 Hơn nữa cả hoạt động văn học và hoạt động giao tiếp ngôn ngữ đều diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định (có thể khác về ngữ cảnh văn hoá giữa người sáng tác và người đọc về thời gian và không gian).
II. CẦN PHẢI QUAN NIỆM HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
Vì yêu cầu về hoạt động văn học phải được quan niệm như vậy, không phải chỉ là quan niệm của người đọc, hoạt động của các nhà nghiên cứu mà bản thân các nhà văn cũng quan niệm như vậy. Chính quan niệm đó đặt ra yêu cầu đối với bản thân nhà văn và yêu cầu đối với bản thân quá trình sáng tác “ Nghệ thuật là một trong những phương tiện giao tiếp giữa người với người, bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều làm công việc khiến cho người cảm thấy tham gia vào sự giao tiếp với người đã và đang sản sinh ra nghệ thuật”.
“Tác phẩm văn học như một con quay kì lạ, nó chỉ có thể xuất hiện trong vận động. muốn làm cho nó xuất hiện cần phải có một hoạt động cụ thể, được coi là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra nó chỉ còn là một vệt đen trên tờ giấy trắng” ( J Paul Satre) J.Paul Sartre muốn nhấn mạnh tác phẩm văn học chỉ có, khi được đặt trong quan hệ với độc giả tức là trong hoạt động giao tiếp, giống như con quay chỉ có thể quay khi có một ngoại lực tác động. Đối với tác phẩm văn học, ngoại lực ấy chính là “sự đọc” (hoạt động tiếp nhận). Nếu không có “sự đọc” tác phẩm văn học chỉ là một văn bản . Muốn có tác phẩm phải có hoạt động tiếp nhận . Điều này xuất phát từ đặc trưng của văn học: văn học thực hiện các chức năng của mình thông qua các hình tượng nghệ thuật được xây dựng từ chất liệu ngôn ngữ; để xây dựng được hình tượng nghệ thuật phải có sự chuyển hoá từ ngôn ngữ thông thường sang tín hiệu thẩm mỹ, hình tượng nghệ thuật. Đó là một quá trình và quá trình này do tác giả xây dựng; độc giả hiện thực hoá.
 Hoạt động văn học là một bộ phận của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ vì hoạt động văn học đáp ứng yêu cầu của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ nói chung.
	Có nhiều tác giả đặt hoạt động văn học vào trong lĩnh vực hoạt động sáng tác nói chung của con người trong đó có cả hoạt động sáng tác văn chương: sáng tác hàng ngày tạo nên những sản phẩm vật chất. Do đó một số người dựa vào quan niệm rất rộng của của C.Mác trong Bộ Tư bản luận khi nói về quá trình tiếp nhận văn học “ Chỉ có sự thay đổi () mới có thể chứng minh rằng lao động đó có ích cho kẻ khác hay không, nghiã là sản phẩm đó có thoả mãn nhu cầu của kẻ khác hay không.”
	Trong lĩnh vực nghệ thuật đại thi hào Đức Gớt cũng nói “ Muốn được gọi là một tác phẩm hoàn chỉnh thì những con chữ, những từ ngữ, những dòng, những trang của tác phẩm ấy phỉa chịu sự phản ứng qua những xúc động, tình thương và ý nghĩa của một chủ thể tiếp nhận.”
	Chính vì vậy cần phải quan niệm hoạt động văn học là một hoạt động giao tiếp thì mới tạo ra tính hoàn chỉnh cho tác phẩm văn học. Lúc đó tác phẩm văn học mới phát huy được tất cả mục đích và hiệu quả của nó đối với cộng đồng xã hội và đối với loài người nói chung.
	Có quan niệm về bản chất giao tiếp của hoạt động văn học thì mới thấy được vai trò độc giả đối với quá trình tiếp nhận “Chính độc giả và quá trình tiếp nhận mang lại sức sống cho tác phẩm” J Pạu Sarter, không có, đọc giả, không có quá trình tiếp nhận tác phẩm chỉ là một vệt đen trên tờ giấy trắng, như xác không hồn, tác phẩm sẽ chết. Nói khác đi sức sống của tác phẩm nghệ thuật chính là phụ thuộc vào độc giả và quá trình tiếp nhận, chứ không phụ thuộc vào tác giả trong quá trình sáng tạo hơn nữa chính độc giả trong quá trình tiếp nhận làm giàu có thêm cho tác phẩm, làm cho tác phẩm toả ra ánh sáng lung linh. 
Vì tác giả chỉ có một nhưng độc giả thì vô vàn, không giới hạn, các thế hệ độc giả nối tiếp nhau tiếp nhận tác phẩm, mỗi độc giả có thể có sự nhìn nhận, đánh giá ít nhiều giống nhau, có thể làm phong phú cho tác phẩm nghệ thuật . Chính lúc đó vai trò của độc giả, của quá trình tiếp nhậnvà cả hệ quả tích cực của quan niệm: Hoạt động văn học là một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, có thể xét ví dụ sau để làm rõ: 
 “Sáng ra bờ suối tối vào hang
 Cháo bẹ măng tre vẫn sẵn sàng
 Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 Cuộc đời cách mạng thật là sang”
 ( Hồ Chí Minh).
	Câu thơ “Cháo bẹ măng tre vẫn sẵn sàng” có hai cách hiểu: Cách hiểu thứ nhất là cháo bẹ măng tre vẫn sẵn sàng ở nơi núi rừng Tây bắc này; Cách hiểu thư hai dựa trên cách ngắt nhịp câu thơ 2/2/3 dù cuộc sống đơn sơ (cháo bẹ, măng tre) nhưng tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng. Theo Nguyễn Đăng Mạnh chọn cách hiểu thứ nhất là hợp lý vì cách hiểu này phù hợp với phong thái Hồ Chí Minh: lạc quan, yêu đời vượt lên trên hoàn ... trình giải mã- Lý thuyết thông tin)
Do người nhận tin thực hiện
Lý giải tín hiệu từ đó rút ra nội dung
Hoạt động văn học cũng bao gồm hai quá trình 
QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO
( của tác giả)
QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN
(độc giả)
	Xốt xuya trong Giáo trình ngôn ngữ học gọi chung là hoạt động nói năng. Là đi từ người nói đến người nghe:đầu tiên ở người nói nảy sinh một nội dung, ý nghĩ đồng thời người nói mã hoá thành tín hiệu ngôn ngữ
` c
c i
người nói
người nghe
	Nhờ tín hiệu phát âm chuyển qua không gian đến người nghe tiếp nhận bằng thính giác. Người nghe lại diễn ra quá trình ngược lại: quá trình giải mã từ 
i c để nhận được nội dung ý nghĩ. Khi người nghe có hành động phản hồi lại diễn ra hành động nói nghe, người nghe người nói.
 Trong hoạt động nói năng có ba lĩnh vực: lĩnh vực tâm lý; lĩnh vực sinh lý; lĩnh vực vật lý. Hoạt động văn học cung diễn ra ba quá trình như hoạt động nói năng , có thể thấy điều này qua tác phẩm Tì bà hành: Khi đọc tác phẩm không chỉ gợi lên lĩnh vực tâm lý , sinh lý mà còn cả lĩnh vực vật lý: qua việc miêu tả tiếng đàn của Bạch Cư Dị mọi yếu tố của âm nhạc đều được thể hiện: cao độ (cao thấp, dây to, dây nhỏ), trường độ (khoan khoan, nước tuôn chảy mau), cường độ (mưa rào, nỉ non chuyện riêng) 
	Tóm lại hoạt động văn học cần được quan niệm là một hoạt đông giao tiếp luôn gồm hai quá trình: Phát tin ( quá trình sản sinh) và quá trình nhận tin ( quá trình tiếp nhận) xét ví du sau:
 Sáng tác Chí Phèo : Người phát là quá trình sáng tạo của Nam Cao còn diễn ngôn trong hoạt động giao tiếp thì chính là văn bản Chí Phèo, người nhận là độc giả.
 2. Đều có sự tham gia của nhân tố giao tiếp
 2.1 Nhân vật giao tiếp
 	Giao tiếp hàng ngày gồm người nói ( người viết) / người nghe (người đọc). Trong trường hựop phức tạp hơn nhân vật giao tiếp không phải chỉ có hai: Người phát có hai cấp độ ( nguuồn phát, thể phát ) ; Người nhận có hai cấp độ (thể nhận, đích nhận) ví dụ trong cuộc sống không gặp được mà phải nhắn tin: nguồn tin (người thứ nhất), thể phát (người thứ hai), đích nhận (người thứ ba); hay dùng hình thức nhắn tin ; người thứ nhất nói với người thứ hai nhưng đích nhận là người thứ ba.
	Đây cũng là một đặc điểm cơ bản của văn chương, trong một tác phẩm tự sự có cuộc giao tiếp của các nhân vật: A-B nhưng thực chất chỉ là thể phát và thể nhận còn nguồn phát và đích nhận lại không phải là những nhân vật đó, mà chính là tác giả và độc giả.
	Trong văn chương tác giả thường mượn lời nhân vật nói với độc giả: cuộc giao tiếp lớn ( tác giả và độc giả) bao hàm cuộc giao tiếp nhỏ ( nhân vật trong tác phẩm) ví dụ Truyện Kiều có cuộc nói chuyện giữa vãi Giác Duyên và Tam Hợp đạo cô trước cuộc đời đau khổ của Thuý Kiều
“Sư rằng phúc hoạ đạo trời
Cội nguồn cũng ở đạo trời mà ra
Tại trời mà cũng tại ta
Tu là cõi phúc tình là dây oan”
 	Trong cuộc đối thoại này thể phát là Tam Hợp đạo cô/ thể nhận là vãi Giác Duyên. Nhưng nguồn phát lại là tác giả, tư tưởng chình là đạo Phật: Nguyễn Du đặt lời của mình vào nhân vật Tam Hợp đạo cô nói với độc giả, còn đích nhận không thể là ai khác ngoài độc giả.
	Trong giao tiếp hàng ngày hai nhân vật năm trong mối quan hệ chi phối 
hoạt động giao tiếp và chi phối sản phẩm giao tiếp (diễn ngôn): như từ xưng hô, từ sử dụng. có thể khái quát thành hai mối quan hệ sau:
* Xét theo vị thế xã hội: lúc đó nhân vật giao tiếp có thể ngang hàng hoặc cách biệt. Vì thế được căn cứ vào tuổi tác hoặc quan hệ trong gia đình (tính chất xã hội, cộng đồng xã hội ) trong tác phẩm Lão Hạc trong các cuộc nói chuyện giữa Lão Hạc và ông Giáo xét theo vị thế tuổi tác Lão Hạc lớn hơn, theo quan niệm, vị thế xã hội thì ông Giáo cao hơn, ngưng trong quá trình giao tiếp hai nhân vật luôn ý thức để thể sự tôn trọng nhau ( ông Giáo gọi Lão Hạc là cụ, xưng tôi, mời xơi nước; Lão Hạc gọi ông Giáo là ông Giáo ), điều đó chi phối đến nội dung và cả hình thức giao tiếp.
* Theo quan hệ thân hữu, thân sơ, mối quan hệ này phân biệt sự gần gũi / xa cách: quen thuộc/ xa lạ; thân mật/ suồng sã hay phải giữ một khoảng cách. Có thể thay đổi trong quá trình hoạt động giao tiếp diễn ra ví dụ Trong tác phẩm Vợ nhặt, anh Tràng với các cô gái xét ở vị thế xã hội là ngang hàng ( cùng lứa tuổi, cùng là người nghèo), nhưng khi xét theo quan hệ thân sơ, lúc đầu là không quen họ xưng hô “đằng ấy” trong hoạt động giao tiếp dần dần hộ trở nên thân quen: cùng hò, anh Tràng đãi cô Thị bánh đúc, cùng làm việc cuối cùng thành vợ chồng.
Những đặc điểm trong vị thế xã hội (quan hệ thân sơ) chi phối hoạt động giao tiếp, hình thức, nội dung của diễn ngôn. Mỗi người khi nói cần phải căn cứ vào quan hệ với người nghe, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp để lựa chọn một chiến lược giao tiếp thích hợp. Đối với người nghe, người nói phải hình dung ra cái gọi là hình ảnh tinh thần người nghe (người như thế nào, lứa tuổi, giới tính) để lựa chọn chiến lược giao tiếp thích hợp ví dụ đoạn chí Phèo đến ăn vạ nhà Bá Kiến, có các bà vợ và dân làng, chỉ khi Bá Kiến xuất hiện với tất cả kinh nghiệm lọc lõi để đoán biết sự kiện đã sảy ra nhằm vạch ra chiến lược ứng phó từng bước: bắt đầu là quát vợ con “- Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi biết gì”, dồi đưa ra mệnh lệnh với dân làng “- cả các ông, các bà nữa, về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại như thế này?” ( xét về lĩnh vực quân sự nhằm cô lập Chí Phèo). Nói chuyện với chí Phèo (từng bước) hạ nhiệt ở Chí Phèo bằng quan hệ thân sơ, thân hữu như: coi Chí Phèo cùng họ “Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy”( tạo quan hệ ngang hàng) tiếp đến nâng Chí Phèo lên, mắng Lý Cường “- Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết”, bênh vực Chí. Tất cả chiến lược đó thể hiện sự gian sảo, lọc lõi, cáo già của Bá Kiến vì hắn khi nói đã biết căn cứ vào quan hệ với người nghe, hoàn cảnh giao tiếp, quan trong Bá Kiến đã hình dung ra hình ảnh tinh thần của Chí Phèo, cuối cúng hắn đã đạt được mục đích giao tiếp biến Chí thành tay sai của mình.
	Đối với văn chương khi sáng tác, tác giả luôn phải xác định rõ đối tượng độc giả, tuỳ theo độc giả mà tác giả lựa chọn nội dung và hình thức của tác phẩm cho phù hợp. Chả thế mà khi sáng tác Tuyện Kiều mặc dù Nguyễn Du rất giỏi chữ Hán nhưng vẫn lựa chọn chữ Nôm ( dù đây là tác phẩm xây dựng trên tiểu thuyết cả Trung Quốc), với hình thức lục bát vì sự lựa chọn ấy nhằm hướng đến động đảo người Việt Nam ( những độc giả không biết chữ).
2.2 Phải có diễn ngôn
	* Về hình thức: được tạo nên bởi các đơn vị ngôn ngữ, quy tắc ngữ pháp, hành vi ngôn ngữ tạo nên các cấp độ từ nhỏ đến lớn, từ đến câu đến đoạn.
	*Về nội dung: luôn có nội dung nhất định, kể cả trường hợp bề mạt có vẻ phi lý nhưng vẫn chứa đựng một nội dung nào đó, điều này thương thấy ở những bài ca dao nói ngược 
“Voi kia nằm ở gậm giường
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn”
	Bình diện nội dung gồm hai thành phần: thành phần thông tin và thành phần liên cá nhân. Với các diễn ngôn thuộc lĩnh vực văn chương nội dung thông tin liên cá nhân rất quan trọngnhiều trường hợp là mục đích cao nhất của sáng tác nghệ thuật. Tuỳ thuộc vào lĩnh vực giao tiếp mà một trong hai thành phần nội dung đóng vai trò quan trọngvà nổi trội, với các diễn ngôn vă chương, tuỳ theo thể loại văn chương một trong hai thành phần có thể biến đổi ít nhiều. Nhằm thực hiện chức năng: nhận thức, bộc lộ tình cảm, và chức năng hành động.
2.3 Phụ thuộc vào ngữ cảnh
	Ngữ cảnh là môi trường diễn ra hoạt động giao tiếp, vừa là môi trường tự
 nhiên vừa là môi trường xã hội, bao gồm ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp. Trong nội bộ diễn ngôn, ngữ cảnh còn được biểu hiện ở mối quan hệ giữa các bộ phận của diễn ngôn , quan hệ giữa các từ đơn vị ngôn ngữ nói chung ở phần trước với phần sau ( gọi là văn cảnh), xét bài ca dao 
“Bà già đi chợ cầu đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi thay
Thầy bói gieo quẻ bảo rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”
	Khi dùng từ “lợi” người tạo lập đã ý thức dùng từ đồng nghĩa (dùng hai từ đối lập), người tếp nhận dựa vào ngữ cảnh trong nội bộ diễn ngôn để hiểu; “lợi 1” là lợi ích trái với hại, “lợi 2” đặt vào trong văn bản với từ đứng trước và sau nó ( bà già, răng).
	Trong giao tiếp ngôn ngữ ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng: là xuất phát điểm sản sinh diễn ngôn của người phát, còn đối với người nhận là căn cứ để lĩnh hội diễn ngôn. Từ đó xây dựng vai trò ngữ cảnh tronh hoạt động văn học.
 `	Nói tóm lại hoạt động văn học phải được quan niệm là một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ , là sự hiện thực hoá của một kiểu hoạt động giao tiếp đặc biệt, điều đó thể hiện ở tính chất giao tiếp của hoạt động văn học, cũng giống như hoạt động giao tiếp ngôn gnữ phải có sự tham gia của các quá trính và các nhân tố giao tiếp . Tính chất giao tiếp của hoạt động văn học chính là sự tác động qua lại của người phát và người nhận vì không có tính chất này hoạt động văn học chỉ như một cái xác không hồn “ đối với một nghệ sĩ chân chính thì những mối liên hệ với độc giả vừa là ý nghĩa vừa là mục đích sáng tác của người đ”(Khrapchenko).
KẾT LUẬN
	 Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết hoạt động giao tiếp ngôn ngữ và quan điểm coi hoạt động văn học là một hoạt động giao tiếp.Cần phải quan niệm rằng hoạt động văn học là một hoạt động giao tiếp, là một kiểu hoạt động giao tiếp đặc biệt bởi tính chất của hoạt động văn học chính là tính chất giao tiếp. Thiếu tính chất này văn học không được coi là một hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, bởi hoạt động văn học từ xưa đến nay đều vận hành qua các khâu : hiện thực - nhà văn - tác phẩm - bạn đọc .
	Vậy nên , khi coi hoạt động văn học là hoạt động giao tiếp chúng ta cần thấy được vai trò của cả người sáng tác và người tiếp nhận.Nếu cho rằng chính người đọc mới tạo ra nghĩa cho tác phẩm th́ì rất dễ dẫn đến hệ luận là nhà văn chỉ viết ra một văn bản chết , vô nghĩa. Nhưng nếu thế thì người đọc cần gì phải tiếp xúc và không thể thu hoạch được gì từ số không.Đối tượng tiếp nhận đă thế thì chủ thể tiếp nhận cũng không có lí do để tồn tại .Ngược lại, nếu không có sáng tác của nhà văn thì lấy gì mà tiếp nhận và người đọc do đó cũng không tồn tại nhưng nêu không có người đọc tiếp nhận thì sáng tác để làm gì và do đó nhà văn cũng mất lí do tồn tại .Bởi vậy , tiếp nhận phải lấy sáng tác làm tiền đề và mối quan hệ giữa hai bên hàm chứa phép biện chứng như C.Mác đă vạch ra: Trực tiếp của sản xuất là tiêu thụ mà trực tiêp của tiêu thụ lại là sản xuất mỗi bên là trực tiếp của bên kia nhưng đồng thời giữa hai bên cũng tồn tại một tác động môi giới .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ - nghĩa học từ vựng. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. H. 1987.
Đỗ Hữu Châu. Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật. Ngôn ngữ. số 3/1974.
Đỗ Hữu Châu. Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ các sự kiện văn học. Ngôn ngữ. Số 2/1990.
 Nguyễn Thái Hoà. Dẫn luận phong cách học. Nxb Giáo dục. H.1997.
Nguyễn Thái Hoà. Những vấn đề thi pháp của truyện. Nxb Giáo dục. H.2000.
Đỗ Việt Hùng. Ý và nghĩa  Hai quan niệm về ngữ nghĩa học. Ngôn ngữ. Số 16/2002.
Đỗ Việt Hùng- Nguyễn Thị Ngân Hoa. Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (Ngôn từ - tác giả - hình tượng). Nhá xb Đại học Sư phạm.
F. de. Saussure. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học xã hội. H. 1973.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieu luan ngon ngu.doc