Tiết 98, 99: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Tiết 98, 99: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

A. Mức độ cần đạt:

- Kiến thức:

+ Những giá trị cơ bản của văn học.

+ Tiếp nhận trong đời sống văn học, tính chất và các cấp độ tiếp nhận văn học.

- Kĩ năng:

+ Vận dụng những hiểu biết về giá trị văn học để phân tích có chiều sâu tác phẩm văn học.

+ Cảm thụ tác phẩm ở mức độ cao.

- Thái độ: Ý thức tiếp nhận văn chương một cách khoa học

B. Chuẩn bị của GV- HS:

GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn,

HS: SGK, vở soạn, vở ghi,

 

doc 14 trang Người đăng hien301 Lượt xem 5206Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 98, 99: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12C3..............................vắng...............................................
 12C5...............................vắng..............................................
Tiết 98 – 99 
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt: 
- Kiến thức: 
+ Những giá trị cơ bản của văn học.
+ Tiếp nhận trong đời sống văn học, tính chất và các cấp độ tiếp nhận văn học.
- Kĩ năng: 
+ Vận dụng những hiểu biết về giá trị văn học để phân tích có chiều sâu tác phẩm văn học.
+ Cảm thụ tác phẩm ở mức độ cao.
- Thái độ: Ý thức tiếp nhận văn chương một cách khoa học
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, 
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện. 
2. Bài mới: 	
Hoạt động của GV- hS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về giá trị văn học.
- Những ví dụ trên ít nhiều cho ta thấy giá trị của văn học. Vậy thế nào là giá trị của văn học?
- Sau khi học về Truyện Kiều, em có hiểu thêm gì về xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ và tấm lòng của Nguyễn Du? 
- Vậy gía trị nhận thức của văn học là gì? 
 - Do đâu mà có giá trị nhận thức này? Vì sao con người lại có nhu cầu này? 
 - Văn học giúp chúng ta nhận thức điều gì? Lấy ví dụ minh học? 
 - Vậy giá trị nhận thức của văn học khác với giá trị nhận thức của kh như thế nào? 
Khoa học đem lại cho con người kiến thức về quy luật khách quan về xã hội và tự nhiên -> nhận thức lí trí. Vh giúp con người nhận thức về giá trị nhân văn, giá trị tâm hồn 
I. Giá trị văn học: 
- Gía trị của văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người.
1. Giá trị nhận thức: 
- Giá trị nhận thức của văn học là có khả năng đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào thế giới có hiệu quả hơn. 
- Cơ sở: Tác phẩm văn học là kết quả khám phá lí giải hiện thực thế giới con người cuả nhà văn để đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người 
( nhu cầu tinh thần thiết yếu của con ngưởi để tồn tại và phát triển) 
- Nội dung: 
+ Nhận thức nhiều mặt của cuộc sống với những thời gian và không gian khác nhau 
+ Hiểu được bản chất của con người nói chung, tư tưởng, tình cảm, khát vọng, hạnh phúc ...) để từ đó hiểu chính bản thân mình 
=> Văn học thực hiện và hướng tới chân lí giúp người đọc tri thức, nâng cao tầm hiểu biết.
- Qua “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu, gửi đến chúng ta thông điệp gì về cách nhìn nhận cuộc sống ? 
- Em có những tình cảm như thế nào dành cho người phụ nữ làng chài 
- Vậy giá trị giáo dục của văn học là gì? 
- Do đâu mà VH lại có giá trị giáo dục? ( Nhu cầu của con người là gì? ) 
- Văn hoc có thể giáo dục con người điều gì? 
Tôi yêu em – Puskin; Đất nước – NKĐ
“ Em ơi em ...
2. Giá trị giáo dục
- Giá trị giáo dục của văn học là khả năng của văn học có thể làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. 
- Cơ sở: 
+ Nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương.
+ Tác động khách quan của tư tưởng, tình cảm nhận xét ... của nhà văn trong phản ánh và lí giải cuộc sống con người. 
- Nội dung: Đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn: 
+ Về tư tưởng: Hình thành lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ, quan điểm đúng đắn về cuộc sống. 
+ Tình cảm: Giúp con người yêu ghét đúng đắn làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng và cao thượng hơn. 
+ Đạo đức: Nâng đỡ nhân cách con người phát triển, giúp họ phân biệt được phải trái của cuộc sống có quan hệ tốt đẹp, gắn bó cuộc sống mình với cuộc sống chung. 
=> Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện con người mà hướng họ tới những hành động thiết thực, cụ thể vì cuộc sống tốt đẹp hơn. 
Trong Việt Bắc có đoạn “ Rừng xanh hoa chuối ....thủy chung” Em cảm nhận được những gì từ hình ảnh những câu thơ trên? Khổ thơ có làm cho em rung động trước vẻ đẹp hài hòa của con người và thiên nhiên Việt Bắc. Vậy giá trị thầm mĩ của văn học 
là gì?
- Do đâu mà có giá trị này ? ( nhu cầu của con người ? ) 
Tây Tiến của Quang Dũng 
- Giá trị thẩm mĩ của văn học thể hiện ở những nội dung nào? 
Mị: sự cam chịu khổ đau, sức sống tiềm tàng ...
“ Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” 
“Dốc lên khúc ....”
Giá trị thẩm mĩ: 
- Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động giúp con người cảm nhận và biết rung động một cách tinh tế sâu sắc trước vẻ đẹp đó 
- Cơ sở: 
+ Nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp.
+ Phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động và hấp dẫn
+ Đem đến cho người đọc những rung động trước cái đẹp 
- Nội dung: 
+ Đem đến vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc sống. 
+ Đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người ( ngọi hình, nội tâm, tư tưởng, tình cảm, hành động, lời nói ...) 
+ Phát hiện ra vẻ đẹp của những sinh vật nhỏ bé bình thường và vẻ đẹp của một dân tộc suốt thời kì lich sử. 
+ Hình thức: thủ pháp nghệ thuật, cách kết cấu tác phẩm, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ...
=> Với nội dung và hình thức đẹp văn học làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống.
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ của ba giá trị .
Các giá trị của văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào? 
4. Mối quan hệ giữa ba giá trị 
- Giá trị nhận thức là tiền đề cho giá trị giáo dục ( không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục con người có hiệu quả) 
- Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của văn học ( khi nhận thức đúng đắn văn học tác động, thúc dẩy con người hành động) 
- Gía trị nhận thức và giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy tính tích cực, có hiệu quả khi gắn với giá trị thẩm mĩ – Giá trị đặc trưng của văn học.
- Cả ba giá trị cùng một lúc tác động tới người đọc. Đó là sự hài hòa của ba giá trị: chân – thiện – mĩ . 
3. Củng cố : Mối quan hệ giữa ba giá trị
4. Hướng dẫn tự học: 
- Soạn phần “Tiếp nhận văn học” 
- Làm bài tập 
Ngày giảng: 12C3..............................vắng...............................................
 12C5...............................vắng..............................................
Tiết 98 – 99 
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
( Tiếp)
A. Mức độ cần đạt: 
- Kiến thức: Những giá trị cơ bản của văn học. Tiếp nhận trong đời sống văn học, tính chất và các cấp độ tiếp nhận văn học.
- Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết về giá trị văn học để phân tích có chiều sâu tác phẩm văn học. Cảm thụ tác phẩm ở mức độ cao.
- Thái độ: Ý thức tiếp nhận văn chương một cách khoa học
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, 
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện.
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là tiếp nhận văn học
 Một HS đọc mục 1 và 2 (phần II- SGK). 
- GV nêu câu hỏi:
1) Tiếp nhận văn học là gì? 
2) Phân tích các tính chất trong tiếp nhận văn học. 
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính- nêu khái niệm, phân tích tính chất- có ví dụ. 
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
II. Tiếp nhận văn học 
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học
Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng của câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
+ Phân biệt tiếp nhận và đọc: tiếp nhận rộng hơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác (nghe).
2. Tính chất tiếp nhận văn học
Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp (tác giả và người tiếp nhận, người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông). Vì vậy, gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. Điều này thể hiện ở 2 tính chất cơ bản sau:
+ Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống,Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm nét cá nhân. Chính sự chủ động, tích cực của gười tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm. Ví dụ ().
+ Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều khác nhau trong cảm thụ, đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm (nội dung phong phú, hình tượng phức tạp, ngôn từ đa nghĩa,) và người tiếp nhận (tuổi tác, kinh nghiệm, học vấn, tâm trạng,)
Một HS đọc mục 3 (phần II- SGK). 
- GV nêu câu hỏi:
a) Có mấy cấp độ tiếp nhận văn học? 
b) Làm thế nào để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự? 
- HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính (có ví dụ). 
- GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học
a) Có 3 cấp độ tiếp nhận văn học:
+ Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
+ Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của tác phẩm.
+ Cấp độ thứ ba: cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
b) Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:Nâng cao trình độ. Tích lũy kinh nghiệm. Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn. Tiếp nhận một cách chủ động, tích c ... ản. 
Bài tập 2: 
a. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính.
b. Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản có đặc điểm:
- Về từ ngữ: văn bản sử dụng nhiều từ ngữ thường gặp trong phong cách ngôn ngữ hc như: quyết định, căn cứ, luật, nghị định 299/HĐBT, ban hành điều lệ, thi hành quyết định này,
- Về câu: văn bản sử dụng kiêểu câu thường gặp trong quyết định (thuộc văn bản hành chính): ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ căn cứ xét đề nghị quyết định I II III IV V VI
- Về kết cấu: văn bản có kết cấu theo khuôn mẫu 3 phần: 
+ Phần đầu: quốc hiệu, cơ quan ra quyết định, ngày thánh năm, tên quyết định.
+ Phần chính: nội dung quyết định.
+ Phần cuối: chữ kí, họ tên (góc phải), nơi nhận (góc trái).
c. Tin ngắn:
Cách đây chỉ mới vài tiếng đồng hồ, bà Trần Thị Tâm Đan thay mặt UBND thành phố Hà Nội đã kí quyết định thành lập Bảo hiểm Y tế Hà Nội. Quyết định ngoài việc nêu rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu phòng ban, còn quy định địa điểm cho Bảo hiểm Y tế Hà Nội và các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành.
3. Củng cố: Những kiến thức cơ bản
4. Hướng dẫn tự học: 
- Tự lập bàng tổng kết khác về cá kiến thức thuộc phần TV đã học ở lớp 10, 11, 12
- So sánh đặc điểm loại hình của tiếng Việt với đặc điểm loại hình của ngôn ngữ khác (tiếng Anh) để thấy rõ hơn đặc điểm của các ngôn ngữ. 
- Chuẩn bị nội dung cho bài ôn tập văn học theo hướng dẫn trong SGK
Ngày giảng: 12C3..............................vắng...............................................
 12C5...............................vắng..............................................
Tiết 110 – 102 
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt:
- Kiến thức: 
+ Các tác phẩm văn học Việt Nam được học ở Học kì II lớp 12 giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Nội dung, nghệ thuật của các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và văn nhật dụng.
+ Các tác phẩm văn học nước ngoài: nội dung tư tưởng mang tính nhân loại và đặc sắc về nghệ thuật.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu truyện ngắn, trích đoạn tiểu thuyết và kịch bản văn học hiện đại.
- Thái độ: Ý thức củng cố và tổng hợp kiến thức.
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, 
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện. 
2. Bài mới: 	
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HĐ1. Ôn tập kiến thức vhvn
- Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
(GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh. HS phát biểu từng khía cạnh. GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh)
I. Ôn tập văn học Việt Nam
1. Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ nhặt
Vợ chồng A Phủ
Số phận và cảnh ngộ của con người
Tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói năm 1945.
Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng.
Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tương lai tươi sáng.
Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.
 Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
(GV hướng dẫn HS so sánh trên một số phương diện. HS thảo luận và phát biểu ý kiến)
2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi 
Cần so sánh trên một số phương diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
+ Lòng yêu nước, căm thù giặc.
+ Tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống kẻ thù xâm lược.
+ Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.
+ Những nét đặc sắc về nt thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nv, nghệ thuật xây dựng hình tượng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,... 
- Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
(GV gợi cho HS nhớ lại bài học. HS suy nghĩ và phát biểu).
3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất phong phú và sâu sắc:
- Cuộc sống có những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó.
- Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn.
- Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", người nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất.
Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con người thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Người nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con người thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống.
- Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người.
(GV định hướng cho HS những ý chính cần phân tích và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một ý- đại diện nhóm phân tích. GV nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản).
=> Cuộc sống thật đáng quý, nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sợ hoàn thiện nhân cách
4. Đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ 
Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau:
* Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt.
- TB bây giờ không còn là Trương Ba ngày trước.
- Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
- Mọi người xót xa trước tình cảnh của Trương Ba, xác anh hàng thịt cười nhạo Trương Ba, bản thân Trương Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt.
* Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung.
- Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
- Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trương Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị.
- Quyết định cuối cùng của HTB: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn - ý nghĩ nhân văn của quyết định ấy.
* Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa tư tưởng của vở kịch: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng của con người.
3. Củng cố: Những kiến thức cơ bản
4. Dặn dò: Ôn tập những tác phẩm nghị luận, văn bản nhật dụng.
Ngày giảng: 12C3..............................vắng...............................................
 12C5...............................vắng..............................................
Tiết 110 – 102 
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt:
- Kiến thức: 
+ Các tác phẩm văn học Việt Nam được học ở Học kì II lớp 12 giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. Nội dung, nghệ thuật của các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và văn nhật dụng.
+ Các tác phẩm văn học nước ngoài: nội dung tư tưởng mang tính nhân loại và đặc sắc về nghệ thuật.
- Kĩ năng: Đọc – hiểu truyện ngắn, trích đoạn tiểu thuyết và kịch bản văn học hiện đại.
- Thái độ: Ý thức củng cố và tổng hợp kiến thức.
B. Chuẩn bị của GV- HS: 	
GV: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, 
HS: SGK, vở soạn, vở ghi,
C. Tiến trình bài giảng: 
1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện. 
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con người, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
II. Ôn tập văn học nước ngoài
1. Số phận con người của Sô-lô-khốp
* ý nghĩa tư tưởng:
- Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con người sau chiến tranh. 
- Số phận con người khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con người. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con người vượt lên s.ph.
* Đặc sắc nghệ thuật: Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc.
- Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
- LT phê phán những căn bệnh của người TQ đầu tkỉ XX:
+ Bệnh u mê lạc hậu của người dân.
+ Bệnh xa rời q.chúng của những người cm tiên phong.
- Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
+ Cốt truyện đơn giản nhưng hàm súc.
+ Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... 
+ K. gian, t. gian của truyện là một tín hiệu nt có ý nghĩa 
- ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê?
(GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận)
3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê
* ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
- Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
- Ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.
- Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. 
- Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.
3. Củng cố: Những kiến thức cơ bản
4. Dặn dò: Làm dàn ý cho những đề bài sau: 
Câu 1: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Câu 2: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngẵn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) để thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan ngoc het.doc