Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12 tiết 22: Việt Bắc (Trích) –Tố Hữu

Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12 tiết 22: Việt Bắc (Trích) –Tố Hữu

Vieät Baéc

(Trích) –Tố Hữu

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm được:

1. Kiến thức:

- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm CM và k/c gian khổ; bản hùng ca về cuộc k/c bản tình ca về nghĩa tình CM và k/c.

- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái DG, dân tộc.

2. Kĩ năng:

¬- Giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của TP, về giai điệu, về cảm xúc kẻ ở người đi.

- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ và tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của lối nói giao duyên, cách xưng hô, hình ảnh kẻ ở -người đi, về tình cảm CM cao đẹp của bài thơ.

3. Thái độ:

- Tự hào về một thời CM và kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc.

- Tự nhận thức về nghĩa tình thuỷ chung CM của những con người việc Bắc qua đó tự rút ra bài học cho bản thân.

- Niềm tin về sự soi đường dẫn lối của Bác Hồ với dân tộc chúng ta.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1374Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế dạy học Ngữ Văn 12 tiết 22: Việt Bắc (Trích) –Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/ 08/ 10
ND:16/ 08/ 10
Tiết: 22 – Tuần 8
Tiết 25,26 – Tuần 9
Vieät Baéc
(Trích) –Tố Hữu
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm được: 
Kiến thức: 
- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm CM và k/c gian khổ; bản hùng ca về cuộc k/c bản tình ca về nghĩa tình CM và k/c.
- Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái DG, dân tộc.
Kĩ năng:
- Giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của TP, về giai điệu, về cảm xúc kẻ ở người đi.
- Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ và tư duy sáng tạo: PT, SS, BL về vẻ đẹp của lối nói giao duyên, cách xưng hô, hình ảnh kẻ ở -người đi, về tình cảm CM cao đẹp của bài thơ.
Thái độ:
- Tự hào về một thời CM và kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc.
- Tự nhận thức về nghĩa tình thuỷ chung CM của những con người việc Bắc qua đó tự rút ra bài học cho bản thân.
- Niềm tin về sự soi đường dẫn lối của Bác Hồ với dân tộc chúng ta.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, TL chuẩn KT, KN, TL GD kĩ năng sống, TK DH
C/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc sáng tạo, đặt câu hỏi, hỏi trả lời, động não, trao đổi nhóm nhỏ, trình bày 1 phút.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:	
1. Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Trong câu chuyện với nhà nghiên cứu VH người Pháp là Mireille Gansel, TH tâm sự rằng anh “phải lòng” đất nước và nhân dân mình, và đã nói về ĐN, về nhân dân như nói với người đàn bà mình yêu. Cho nên, tình yêu biến thành tình nghĩa, và Việt Bắc trở thành tiếng hát ân tình chung của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm rất đáng ghi nhớ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: I/ Tìm hiểu chung:
GV gợi ý cho HD tiểu hiểu những khía cạnh sau về tác giả
- Xem tiểu sử (SGK).
- Sơ lược về các chặng đường thơ của TH.
- Đưa ra những nhận định khái quát về thơ TH.
GV HD học sinh dựa vào mục III, SGK ghi ngắn gọn những nét p/c của thơ TH.
GV chốt kết luận.
Dựa vào TD, SGK , tr 109 trình bày hoàn cảnh ra đời TP
Gợi ý cho HS xác định vị trí đoạn trích?
HD HS sử dụng kĩ năng giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ bằng KT đặt câu hỏi:
?. 10 khổ thơ, chia thành mấy phần chính?
?. ND trữ tình của mỗi phần?
Đọc vài nét về TS ở nhà.
Chỉ ra 5 chặng đường thơ với 7 tập.
Trình bày nhận định khái quát về TH và thơ TH.
Dựa vào mục III, SGK ghi ngắn gọn những nét p/c thơ và trình bày trước lớp.
Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ VB.
Xác định vị trí và ND đoạn trích.
Sử dụng kĩ năng giao tiếp: trình bày trao đổi về mạch cảm xúc của bài thơ.
- 2 phần: 8 câu đầu- 82 câu sau.
- Phát biểu KQ ndung.
1. Tác giả:
a/ Vài nét về tiểu sử
b/ Đường CM, đường thơ:
- 5 chặng đường thơ ứng với 7 tập thơ (SGK)
- Thơ TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
- TH là lá cờ đầu của nền thơ CM VN hiện đại.
c/ Phong cách thơ :
*Về nội dung: P/c trữ tình, chính trị
Thơ TH thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm CM, của con người VN hiện đại. 
*Về nghệ thuật:
Mang đậm tính dân tộc, truyền thống: thể thơ dân tộc; dùng từ ngữ và cách nói DG, phát huy tính nhạc của TV.
2/ Tác phẩm:
a/ Hoàn cảnh sáng tác: 
- Chiến thắng ĐBP, 7/54, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hoà bình lập lại, miền Bắc giải phóng, xây dựng cuộc sống mới.
- T 10/54, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về xuôi, TW Đ và Chính phủ rời chiến khu VB về Thủ đô. 
à Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, trong buổi chia tay lưu luyến, TH viết bài này
b.Vị trí: Bài thơ gồm 2 phần, đoạn trích thuộc phần I: Tái hiện những kỉ niệm CM và kháng chiến.
c/ Mạch cảm xúc:
2 phần:
- 8 câu đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
- 82 câu sau: Những kỉ niệm về VB hiện lên qua hoài niệm.
Hoạt động 2: II. Đọc - hiểu:
 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm VB bằng cách phân vai: lời người ra đi và người ở lại.
HD HS sử dụng kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về khung cảnh cuộc chia tay và tâm trạng của con người bằng KT đặt câu hỏi:
?. Hình thức của 4 câu trên?
?. Nội dung của câu hỏi?
?. Dưới hình thức 2 câu hỏi tu từ cùng với cách khơi gợi kniệm và nghĩa tình, người ở lại thể hiện nỗi niềm gì?
?. 4 câu dưới là lời của ai? 
?. TG sử dụng hình thức nào để diễn tả tâm trạng của người ra đi.
?. Từ những chi tiết ấy, anh (chị) hãy trình bày cảm nhận sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình được giãi bày trong trích đoạn?
HD HS sử dụng KN tư duy sáng tao: phân tích, so sánh, bình luận về:
Vẻ đẹp của lời nói (Hỏi – Đáp)
Cách xưng hô.
Hình ảnh kẻ đi người ở, ân tình CM.
?. Diễn biến tâm trạng như tình yêu lứa đôi ấy được tổ chức theo hình thức nào? Hãy phân tích?
?. Theo anh (chị) hình thức đối đáp ấy đã từng xuất hiện ở đâu trong VH? 
?. Tố Hữu đã vận dụng hình thức quen thuộc ấy như thế nào trong bài thơ?
?. Cùng với lối đối đáp, tg sử dụng cặp đại tình “Ta-Mình”. Ptích cái hay trong sử dụng?
GV nêu vấn đề:
?. K3: 12 câu hỏi, người ở lại khơi gợi điều gì về phía người ra đi?
?. VB hiện lên như thế nào trong lời người ở lại?
GV nêu vấn đề: 7 khổ còn lại là lời đáp. Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ điều gì? 
?. PT 4 câu đầu đoạn?
?. Nội dung 28 câu thơ tiếp?
?. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình , vẻ đẹp của cảnh núi rừng VB hiện lên ntn?
?. Cảm nhận khái quát về vẻ đẹp ấy?
?. Con người và cuộc sống hiện lên qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình như thế nào?
?. Qua hồi ức của chủ thể trữ tình, anh (chị) cảm nhận như thế nào về nỗi nhớ và nghĩa tình được thể hiện trong đoạn thơ?
Dẫn vào mục (c3)
?. Khung cảnh hùng tráng của VB trong chiến đấu được TH khắc hoạ ra sao?
- Tìm chi tiết thơ miêu tả VB chiến đấu.
- Khung cảnh VB chiến đấu được tái hiện như thế nào? (Về không gian? Hoạt động? Hình ảnh? Âm thanh?)
- TH đã dựng lên không khí và âm hưởng như thế nào khi khắc hoạ khung cảnh này?
Nêu vấn đề vào mục (c4): Từ trong những năm tháng đen tối đến những ngày k/c gian lao VB có vai trò quan trọng với CM và kháng chiến. Hãy phân tích?
(*) Tích hợp GD tư tưởng Hồ Chí Minh.
2 HS đọc VB bằng cách phân vai qua HD của GV. Cả lớp chú ý, trực cảm.
Sử dụng kĩ năng tư duy sáng tạo: phân tích, so sánh, bình luận về khung cảnh cuộc chia tay và tâm trạng của con người.
XĐ hình thức và Nd 4 câu trên
Phân tích nỗi niềm của người ở lại.
Lời của người ra đi.
HS tìm và phân tích những chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Dựa vào những chi tiết đã phân tích trình bày cảm nhận về sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Sử dụng KN tư duy sáng tao: phân tích, so sánh, bình luận về các vấn đề GV nêu
Lối đối đáp.
Một hình thức quen thuộc trong ca dao, dân ca.
Vận dụng sáng tạo, đối thoại thực chất là độc thoại (chủ thể trữ tình “phân thân”)
Ptích cái hay trong cách xưng hô “Ta- Mình”
Khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm tháng CM, k/c.
Tìm và pt những chtiết làm bật lên kỉ niệm.
Bộc lộ nỗi nhớ da diết với VB.
Phân tích.
Khái quát nội dung.
Tìm và phân tích chi tiết thơ bật lên vẻ đẹp cảnh thiên nhiên VB.
Trình bày cảm nhận khái quát..
Tìm và phân tích chi tiết thơ bật lên vẻ đẹp của con người và csống.
Trình bày cảm nhận.
Dựa vào VB thơ tìm hiểu và trình bày ý kiến.
Dựa vào NL mà GV dẫn, tìm hiểu vai trò của VB trong CM và kháng chiến. 
1. Khung cảnh cuộc chia tay và tâm trạng của con người:
a. Khổ 1: 2 câu hỏi tu từ liên tiếp: 
- Lời ướm hỏi khơi gợi kniệm về 1 giai đoạn đã qua (15 năm ấy), về KG nguồn cội, nghĩa tình (cây núi, sông nguồn)
- 1 nỗi niềm dây dứt không nguôi (Sợ xa mặt cách lòng).
b.Khổ 2:
- Những từ ngữ biểu đạt trực tiếp tâm trạng: bâng khuâng, bồn chồn.
- Miêu tả hành động không nỡ rời xa, không thốt thành lời 
=> 1 sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động, bâng khuâng, lưu luyên. Chuyện ân tình CM được khéo léo thể hiện như tình yêu lứa đôi.
2/ Những kỉ niệm về VB hiện lên qua hoài niệm:
a. Lối đối đáp và cách xưng hô:
- Lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca à Mở ra bao kỉ niệm, bao niềm nhớ thương.
- Đối thoại cũng là độc thoại -> sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của nhà thơ, của những người tham gia k/c. 
- Cách xưng hô: vận dụng, sáng tạo cặp đại từ Ta-Mình (chuyển hoá đa nghĩa) trong ca dao tạo tình cảm giao hoà, thắm thiết.
b. Khổ 3:
 Những câu hỏi tu từ + điệp cấu trúc + điệp từ “nhớ” -> Khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm tháng CM, k/c: 
- Gợi lên những gì rất tiêu biểu của VB.
- Nhân dân ân tình, thuỷ chung, hết lòng với CM và k/c
- VB- chiến khu an toàn với những đia danh lịch sử đáng tự hào. 
c. 7 Khổ tiếp theo:Bộc lộ nỗi nhớ da diết với VB.
c1 /Khổ 4: khẳng định nghĩa tình chung thuỷ, son sắt.
c2 /Khổ 5,6: Nỗi nhớ thiên nhiên và con người cuộc sống.
 *Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc:
- Những thời khắc, những không gian với vẻ đẹp khác nhau: ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm,
- Bức tranh được khắc hoạ như nghệ thuật tạo hình Phương Đông: tranh tứ bình: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+ Mỗi mùa với cẻ đẹp khác nhau.
+ Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, gợi cảm, đầy màu sắc.
+ Vẻ đẹp thiên nhiên hài hoà với vẻ đẹp của con người lao động, có bóng dáng con người bức tranh sinh động, gần gũi và thân thiết hơn.
à Vẻ đẹp vừa hiện thực vừa thơ mộng, thi vị gợi nét riêng độc đáo.
*Con người, cuộc sống:
- Hiện ra trong nhiều khung cảnh thân thuộc:
+ Cảnh sống thanh bình.
+ Sinh hoạt thời k/c rất gian khổ mà hết sức gắn bó, lạc quan.
- Con người cùng chia sẻ thiếu thốn, niềm vui -> trong cảnh gian khó, nghĩa tình son sắt với CM và k/c càng sáng đẹp hơn.
- Con người bình dị, cần cù, góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc k/c.
=> Nỗi nhớ da diết, à khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu ĐN, yêu đời.
c3. Khổ 7, 8: Khung cảnh Việt Bắc chiến đấu: 
- Không gian núi rừng rộng lớn.
- Hoạt động tấp nập.
- Hình ảnh hào hùng.
- Âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức.
- CM và k/c xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, khơi dậy sức sống mạnh mẽ.
- Cả dân tộc đã lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh lịch sử.
=> Âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ 1 sử thi hiện đại, tái hiện khung cảnh chiến đấu hoành tráng, khí thế mạnh mẽ của dân tộc đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do của TQ.
c4 /Khổ 9,10: Vai trò của VB trong CM và k/c
- VB, 1 chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh đi vào lịch sử.
- VB nơi có Đảng, có Bác, soi đường, dẫn lối.
-> Những vần thơ mộc mạc, gần gũi mà thắm thiết nghĩa tình, TG khẳng định niềm tin yêu của cả nước với VB, Đảng và Bác Hồ.
Hoạt động 3 III/ Tổng kết:
HD HS đánh giá hai mặt nghệ thuật và nội dung của trích đoạn bằng KT: Trao đổi nhóm nhỏ và trình bày 1 phút
?. Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn như thế nào?
?. Hãy tìm cấu tứ của bài thơ và hiệu quả nghệ thuật của lối cấu tứ này
?. Nhận xét gì về NN thơ?
?. TH đã tạo ra 1 giọng điệu thơ đặc biệt. Hãy phân tích?
?. Khái quát giá trị nội dung?
HS tổng kết, đánh giá nd và nt dưới sự hướng dẫn của GV.
( 2 bàn 1 nhóm, mỗi nhóm 1 câu hỏi. Sau đó đại diện trình bày, cá nhân cho ý kiến bổ sung)
1.Nghệ thuật: 
- Thể thơ truyền thống vận dụng tài tình.
- Sáng tạo cách diễn đạt của DG: lối đối đáp và cách xưng hô.
- Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi.
- Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào tha thiết.
-> Đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho p/c thơ TH.
2.Nội dung: 
- Bản hùng ca về cuộc k/c; bản tình ca về về nghĩa tình CM và k/c.
- Niềm tin với CM, kháng chiến và BH.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học:
Tìm đọc toàn bộ bài thơ VB.
Chọn bình giảng đoạn thơ: “Ta về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
Giá trị biểu cảm của cách xưng hô “ mình – ta”: 
+ Quen thuộc trong ca dao. -> Tình nghĩa thắm thiết, gắn bó.
+ Có sự chuyển hóa đa nghĩa.
Hoạt đông 5: Củng cố, dặn dò:
- Việt Bắc là khúc ân tình cách mạng. Thiên nhiên Việt Bắc thơ mộng trữ tình, con người Việt Bắc thủy chung, gần gũi, giản dị Tất cả khắc sâu trong lòng nhà thơ.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới : Làm văn: Phát biểu theo CĐ:
+ Đ ọc VB SGK.
+ Chuẩn bị trước các ý theo HD của SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN THEO CHUAN KT KN.doc