Thiết kế bài học Ngữ văn 12: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)

Thiết kế bài học Ngữ văn 12: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)

Thiết kế bài học: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

 Thanh Thảo

A. Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm cảm nhậnvẻ đẹp của hình tượng Lor-cảtong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ

- Cảm nhận được vẻ đẹo độc đáotrong hình thức biểu đạt mang hình thức hiện đại.

B. Phương pháp dạy học:

 SGK, SGV, TKBH

C. Cách thức tiến hành:

 Kết hợp giữa quy nạp, phận tích tổng hợp

D. Tiến trình tổ chức dạy học

 KTBC

 GT bài mới

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài học Ngữ văn 12: Đàn ghi ta của Lor-Ca (Thanh Thảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế bài học: đàn ghi ta của Lor-ca
 Thanh Thảo
A. Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm cảm nhậnvẻ đẹp của hình tượng Lor-cảtong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ
- Cảm nhận được vẻ đẹo độc đáotrong hình thức biểu đạt mang hình thức hiện đại.
B. Phương pháp dạy học:
 SGK, SGV, TKBH
C. Cách thức tiến hành:
 Kết hợp giữa quy nạp, phận tích tổng hợp
D. Tiến trình tổ chức dạy học
 KTBC
 GT bài mới
 Bài dạy
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc và nêu những nét chính về tác giả và bài thơ
- Huớng dẫn đọc bài : Giọng thiết tha, đau xót, yêu thương và đầy trăn trở.
- Cảm nhận ban đầu của em về bài thơ?
DKTL:
Bài thơ hay, nhưng không hề đơn giản, có nhiều hình ảnh mang mà sắc tượng trưng. Nhịp điệu thơ tự do, phóng khoáng, giàu chất nhạc.
- Bài thơ được gợi hứng từ đâu? và viết về cái gì?
- Học sinh cho biết bố cục?
- Những hình ảnh tương phản ở 6 dòng thơ đầu cho anh chị cảm nhận về hình tượng Lor-ca và bối cảnh thời đại TBN ngày ấy?
( GV có thể gợi ý để hs thấy những h/a đó mang dấu ấn của trừng phái tượng trưng)
- Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” nói lên điều gì?
- Qua đoạn thơ ta thấy cái chết của Lor-ca như thế nào?
- Cái chết của Lor- ca đã tác động như thế nào đến TBN, đến tác giả ? Tâm trạng của tác giả đã dc diễn tả ra sao?
Di chúc của Lor-ca cũng là đề từ của bài thơ đẫ nói lên diều gì?
Em hiểu như thế nào về hình ảnh
 “ Không ai chôn cất tiếng đàn-Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”?
 Cảm nhận của em về hai câu thơ “Giọt nước mắt vầng trăng- long lanh trong đáy giếng”
- Hành động ném lá bùa, ném trái timtượng trưng cho điều gì?
- Tác giả có suy tư gì về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca?
Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý những ẩn dụ gì?
Hình tượng Lor-ca trong bài thơ?
Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ?
I. Tiểu dẫn
1.Nhà thơ Thanh Thảo
- Thanh Thảo được chúng ta đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến.
- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của những trí thức đầy suy tư trăn trở về những vấn đề thời đại. Tuy nhiên mong muốn về cuộc sống phải được cảm nhận ở bề sâu nên luôn khước từ lối diễn đạt dễ dãi.
2. Bài thơ:
-Xuất xứ: Rút trong tập “Khối vuông Ru-bích” (1985), là một sáng tác tiêu biểu cho tư duy Thanh Thảo.
- Nghệ sĩ Ga-xi-a Lor-ca:
- Trường phái thơ tượng trưng
II. Đọc hiểu
1. Đọc hiểu khái quát và bố cục :
- Đoạn 1(6 dòng đầu)Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.
-Đoạn 2(12 dòng tiếp)Ga-xi-a Lor-ca bị sát hại và nỗi xót thương về sự dở dang của khát vọng cách tân
- Đoạn 3(4 dòng tiếp)niềm xót thương Ga-xi-a và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật không ai tiếp tục
- Đoạn 4: (9 dòng cuối): Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca
2.Đọc hiểu chi tiết:
*) Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân
- Học sinh nêu những hình ảnh tương phản, đối lập .
- Những hình ảnh ấy cho phép ta hình dung về Lor-ca:
+Người tự do
. Khát vọng dân chủ
. Khát vọng cách tân nghệ thuật
 + Con người mong manh, cô độc trơng khát vọng của mình
- Bối cảnh TBN:
+ Nền chính trị độc tài 
+ Nền nghệ thuật già nua
=> Trận quyết đấu không cân sức , bi thảm , xót xa nhưng cao đẹp
*) Cái chết của Lor-ca và nỗi xót xa trước những đổ vỡ, mất mát lớn lao:
- Hình ảnh thực: “áo choàng bê bết đỏ” diễn tả cảch Lor- ca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng.
- Cái chết đối với Lor-ca bất ngờ mặc dù con người trong sạch và vô tội ấy luôn bị ám ảnh về cái chết của chính mình.
- Sự kiện thảm khốc ấy đã tạo ra những cú sốc dây chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắc, hình khối, thành dòng máu chảy.
( phân tích hình ảnh tiếng đàn ghi ta: nâu, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghita ròng ròng máu chảy)
- Nhịp thơ tự do, câu ngắn, ngắt ra từng đoạn, như nỗi kinh hoàng của con người, của TBN đang nghêu ngao bài hát cũ buông sững sờ trước cái chết của nghệ sĩ trắng trong.
*) Niềm xót thương những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không được tiếp tục:
- Di chúc của Lor-ca cũng là đề từ của bài thơ nói lên:
+ Tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuậtTình yêu tha thiết của Lor-ca với TBN cầm
+ Cũng là lời trăn trối của Lor-ca vói nghệ sĩ trẻ: Cần biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới.
- Hai câu mở ra nhiều cách hiểu:
+ Nỗi xót thương trước cái chết của thiên tài
+ Nỗi xót tiếchành trình cách tân dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mà còn với nền nghệ thuật TBN, Lor-ca chết , nghệ thuật vắng thiếu kẻ dẫn đường, nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang..: đông thời thể hiện cảm nhận về sức sống kì diệu của nghệ thuật.
+ Nỗi buồn của người nghệ sĩ ham tìm tòi cách tân người phương Đông vì rốt cụôc không ai thực sự hiểu di chúc của Lor-ca.
- Hai câu thơ với 
+ Hình ảnh đẹp, buồn: vừa rất thực vừa gợi nhiều suy tưởng: Sau khi sát hại Lor-ca, giếngVầng trăng, long lanh trong đáy giếng
+ Viết theo lối sắp đặt dựa trên nguyên lí cốt lõi gián đoạn.
=>Tạo lập nên một hình ảnh trùng phức, giao thoa, ánh xạ vào nhau, gợi những suy tư đa chiều diễn tả nỗi xót đau.
*) Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca
- Các hành động ném lá bùa, ném trái tim đều mang ý nghĩa tượng trưng cho sự từ giã và giải thoát chia tay thực với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian.
- Suy tư của tác giả: hãy để cho Lor-ca có một sự giải thoát thực sự. Đành chấp nhận sự thực phũ phàng vì: Cái chết thực sự của nhà cách tân là những khát vọng của anh ta không người tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn hơn cả của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sáng tạo của anh ta được đưa lên bệ thờ và trở thành một bức tường kiên cố cản trở cách tân nghệ thuật của người đến sau.
III Tổng kết- kiểm tra- đánh gía
-Giá trị nội dung: 
+Nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Ga-xi-a Lor-ca nhà thơ thiên tài TBN.
+Thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng.
- Nghệ thuật: Thể thơ tự do phóng khoáng, nhịp điệụ linh hoạt, sức gọi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ; kết hợp hài hoà giữa thơ và nhạc
IV.Hướng dẫn chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet ke bai giang mau.doc