I/ PHẦN CHUNG:
Câu 1: ( 2 điểm )
Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và các luận điểm chính của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" (Phạm Văn Đồng) ?
Câu 2: ( 3 điểm)
Một lần, trả lời câu hỏi của cô con gái : "Đức tính mà cha quý nhất là gì"?, Các Mác đã trả lời bằng hai tiếng " giản dị". Anh ( chị ) hiểu thế nào về đức tính ấy ?
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Nghệ An THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách LẦN II Môn Ngữ Văn ( Thời gian: 150 phút - Không kể thời gian giao đề ) I/ PHẦN CHUNG: Câu 1: ( 2 điểm ) Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và các luận điểm chính của tác phẩm "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" (Phạm Văn Đồng) ? Câu 2: ( 3 điểm) Một lần, trả lời câu hỏi của cô con gái : "Đức tính mà cha quý nhất là gì"?, Các Mác đã trả lời bằng hai tiếng " giản dị". Anh ( chị ) hiểu thế nào về đức tính ấy ? II/ PHẦN RIÊNG: ( 5 điểm ) Thí sinh học chương trình nào làm câu dành riêng cho chương trình đó. 1/ Chương trình nâng cao: Thí sinh chọn một trong hai câu sau Câu 3a: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của Chế lan Viên: "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa" Câu 3b: Hình tượng người phụ nữ gợi cho anh (chị ) nhiều suy nghĩ nhất trong các tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" ( Tô Hoài), "Vợ nhặt" (Kim Lân), "Một người Hà Nội" ( Nguyễn Khải), và "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu) ? 2/ Chương trình cơ bản: Thí sinh chọn một trong hai câu sau Câu 3a: Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... Thương nhau, chia củ s ắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Câu 3b Trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" ( Nguyễn Thi) nhân vật Chú Năm có nhận xét về hai đứa cháu của mình như sau: "Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn các chú hồi trước" . Hãy phân tích hai nhân vật Việt và Chiến để chứng minh rằng họ là khúc sông sau nhưng có thể chảy xa hơn, rộng hơn. 3/ Chương trình Bổ túc văn hóa: Thí sinh chọn một trong hai câu sau Câu 3a. Phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài thơ "Tây Tiến" ( Quang Dũng ) “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Câu 3b: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Rừng xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyễn Trung Thành? ------Hết------ ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Giám thị 1: Họ và tên thí sinh: Giám thị 2: Số báo danh: Sở Giáo Dục & Đào Tạo Nghệ An THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách LẦN II Môn Ngữ Văn ĐÁP ÁN I/ PHẦN CHUNG: Câu 1: ( 2 điểm ) - Về hình thức: Trình bày theo một đoạn văn chỉnh thể - Về kiến thức: Cần trình bày được 2 ý sau a/ Hoàn cảnh sáng tác: ( 1 điểm ) -Văn bản được viết vào 7 – 1963, kỷ niệm 75 năm ngày mất của NĐC, bài văn được đăng trên tạp chí Văn học 7- 1963. - Văn bản ra đời trong hoàn cảnh lịch sử : Cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra hết sức ác liệt ở Miền Nam - Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa: + Cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh của nhân dân Nam bộ. + Khẳng định con người cũng như giá trị văn chương của NĐC b/ Tác phẩm lµ mét v¨n b¶n nghÞ luËn, bao gåm ba luËn ®iÓm chÝnh: ( 1 điểm ) LuËn ®iÓm 1: Con ngêi vµ quan niÖm v¨n ch¬ng cña N§C: LuËn ®iÓm 2: Th¬ v¨n yªu níc cña NguyÔn §×nh ChiÓu- tÊm gu¬ng ph¶n chiÕu phong trµo kh¸ng Ph¸p oanh liÖt vµ bÒn bØ cña nh©n d©n Nam Bé LuËn ®iÓm 3: Lôc V©n Tiªn, t¸c phÈm lín nhÊt cña NguyÔn §×nh ChiÓu rÊt phæ biÕn trong d©n gian, nhÊt lµ ë miÒn Nam. Câu 2: ( 3 điểm) - Yêu cầu về hình thức: + HS có thể chọn một cách trình bày phù hợp, miễn là hợp lí. + HS cần nhận diện được đây là dạng NL về tư tưởng đạo lí, vì vậy cần biết xác định đúng cách trình bày bài văn - Về kiến thức: Nội dung cần NL là một đức tính quan trọng của con người: Giản dị Cụ thể như sau: a. Giải thích: ( 0,5 ®iÓm ) Giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống, hay nói cách khác đó là một đức tính về phong cách sống. Người ta thường nói : Con người giản dị, tác phong giản dị, ăn mặc giản dị, lời văn giản dị... Đức tính giản dị đối lập với thói xa hoa, thói phô trương, kiểu cách, làm bộ làm tịch, bày vẽ ra nhiều thủ tục rườm ra, rắc rối. Giản dị là sống tự nhiên, tìm một con đường ngắn nhất để đến với mọi người, mọi việc. b.Bàn luận: ( 1,5 ®iÓm ) - Các biểu hiện của đức tính giản dị: ( HS chØ cÇn nªu 3 biÓu hiÖn lµ ®¹t yªu cÇu ) + Giản dị trong cách sống + Giản dị trong cách ăn mặc + Gi¶n dÞ trong c¸ch ¨n nãi + Giản dị trong suy nghĩ + Giản dị còn là không phô trương xa hoa ............. ( Cần có dẫn chứng ) - Nhng gi¶n dÞ kh«ng ph¶i lµ quá ®¬n gi¶n, th« s¬. §¬n gi¶n nhng vÉn phï hîp víi thêi ®¹i, vÉn kh«ng tôt hËu. - ý NghÜa: + Trong cuéc sèng hiÖn ®¹i h«m nay, nÕu chóng ta biÕt sèng ®¬n gi¶n th× sÏ t¹o cho m×nh mét cuéc sèng tho¶i m¸i, tù tin. + Sèng ®¬n gi¶n sÏ h¹n chÕ ®îc ®øc tÝnh xÊu kh¸c cña con ngêi do cuéc sèng nhiÒu c¸m dç ®a l¹i. c. Më réng: ( 0,5 điểm ) ( Tùy theo biểu hiện bàn luận mà có cách mở rộng riêng) + Là học sinh bạn phải sống hòa đồng với bạn bè, sèng hån nhiªn, häc hÕt m×nh, ch¬i hÕt m×nh, gÇn gòi víi mäi ngêi, biÕt chia sÎ víi b¹n bÌ, ngêi th©n + Mét häc sinh gi¶n dÞ lµ mét häc sinh biÕt ¨n mÆc ®Ñp, lÞch sù, s¹ch sÏ, nhng kh«ng lè l¨ng. + Cã b¹n hiÓu gi¶n dÞ lµ ¨n nãi tïy tiÖn, thËm chÝ nãi tôc ë trong líp, tríc mÆt mäi ngêi. Nh thÕ kh«ng ph¶i lµ gi¶n dÞ, mµ lµ thiÕu v¨n hãa, thiÕu t«n träng ngêi kh¸c. + Mét häc sinh gi¶n dÞ trong suy nghÜ th× kh«ng nªn cã th¸i ®é gi¶ t¹o. Ch¼ng h¹n, kh«ng hiÓu mµ kh«ng d¸m hái b¹n, sî mang tiÕng lµ dèt, hoÆc biÕt mµ b¹n hái kh«ng b¶o, gi÷ kÏ. Che ®Ëy m×nh hoÆc khoe khoang m×nh tøc lµ gi¶ t¹o, kh«ng gi¶n dÞ + Mét ngêi häc sinh gi¶n dÞ lµ ngêi häc sinh sèng khiªm nhêng, kh«ng ph« tr¬ng, kh«ng khoe khoang dï m×nh häc giái, nh thÕ chØ lµ sù ph« tr¬ng thµnh tÝch mµ th«i. - MB và KL: ( 0,5 điểm ) II/ PHẦN RIÊNG: ( 5 điểm ) 2/ Chương trình cơ bản: Thí sinh chọn một trong hai câu sau Câu 3a: a, Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích đoạn thơ trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc . b, Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, học sinh cảm nhận được nội dung và thấy rõ những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ (hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu). Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau: - Đoạn thơ là lời của người ra đi – các cán bộ kháng chiến nói với người ở lại – nhân dân Việt Bắc thể hiện nỗi nhớ nhung, lưu luyến thiết tha. - Việt Bắc đã trở thành “ người yêu”, “người thương” trong nỗi nhớ của người ra đi. - Nhớ cảnh vật thơ mộng, hiền hoà: những bản làng bồng bềnh trong sương; những rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê đầy vơi trong nhung nhớ - Nhớ về những ngay gian nan, khó khăn thiếu thốn: cơm chấm muối, củ sắn lùi...nhưng cùng chia sẻ đùm bọc nhường cơm sẻ áo: Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng - Đánh giá: + ViÖt B¾c hiÖn lªn trong hoµi niÖm ®Çy gian khæ nhng t×nh nghÜa thËt mÆn nång. lµ khóc h¸t ©n t×nh chung cña nh÷ng ngêi c¸ch m¹ng, nh÷ng ngêi kh¸ng chiÕn, cña c¶ d©n téc qua tiÕng lßng cña nhµ th¬. + Đoạn thơ tiªu biÓu cho giäng th¬ t©m t×nh, ngät ngµo, tha thiÕt vµ nghÖ thuËt biÓu hiÖn giµu tÝnh d©n téc cña Tè H÷u. c, Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết sáng tạo có cảm xúc, có giọng điệu riêng. - Điểm 4: Trình bày được 2/3 số ý, có thể mắc vài lỗi diễn đạt - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được 1/3 số ý, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3b a, Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc . b, Yêu cầu về kiến thức: Ý1:Trên cơ sở hiểu sâu sắc nét đẹp truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình để hiểu được vẻ đẹp của hai nhân vật Việt và Chiến, họ chính là sự tiếp nối truyền thống gia đình nhưng có khả năng chảy xa hơn, rộng hơn. Điều này đã được chú Năm khẳng định trong câu nói: "Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn các chú hồi trước" . Ý2: Phân tích 2 nhân vật để làm rõ điều đó: cần đạt được các ý sau + PT nét tính cách chung của hai chị em: Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương Hai chị em cùng có chung mối thù với bọn xâm lược. Ty thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con + PT Nét riêng giữa hai chị em: *Nét riêng của chị Chiến: ./ Trước hết là Chiến rất giống mẹ: từ vóc dáng cho đến tính cách mạnh mẽ, đảm đang tháo vát ./ Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến còn biết lo lắng, toán sao cho việc nhà được chu đáo Tính cách “người lớn” ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. à Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến, một nhân vật vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc. *Nét riêng của Việt: ./ Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thực sự thì ở Việt là sự lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. ( Dẫn chứng ) ./ Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở thành một anh hùng: khi tham gia kháng chiến Việt đã trở thành một chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường à Việt là một thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi . Tuy còn hồn nhiên và còn bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một chiến sĩ. Ý3: Đánh giá: Chiến và Vịêt là khúc sông sau nên đi xa hơn cả trong dòng sông truyền thống. Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của họ vừa là sự kế thừa vừa là sự nỗ lực, vươn lên của bản thân .Với những nét tính cách ấy cả hai chị em đều làm cho truyền thống gia đình đẹp hơn ý nghĩa hơn. c, Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết sáng tạo có cảm xúc, có giọng điệu riêng. - Điểm 4: Trình bày được 2/3 số ý, có thể mắc vài lỗi diễn đạt - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được 1/3 số ý, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 3/ Chương trình Bổ túc văn hóa: Thí sinh chọn một trong hai câu sau Câu 3a. a, Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc . b, Yêu cầu về kiến thức: - Biết đặt đoạn thơ trong chỉnh thể bài thơ để hiểu được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. - Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật được vẻ đẹp của người lính: Vừa hào hoa lãng mạn, vừa bi tráng sử thi: + Hai thơ đầu: bật lên từ hiện thực trần trụi mà vẫn tạo được vẻ đẹp khác thường của người lính. Cụm từ “dữ oại hùm” thể hiện cái đẹp của dũng khí, nét oai phong của người chiến binh. + Hai câu 3-4: Diễn tả sinh động vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến. Ở đây cái chí và cái tình của người lính được thể hiện thật đẹp, lãng mạn. Cái chung và cái riêng không mâu thuẫn nhau, tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người chiến sỹ Tây Tiến. + Hai câu 5 và 6: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” là một phần bức tranh hiện thức khắc nghiệt của chiến tranh: Mất mát, đau thương. Người lính Tây Tiến không ngần ngại nhìn thẳng vào hiện thực đó. Họ sống có lý tưởng cao đẹp, dám xả thân vì Tổ Quốc, “Chẳng tiếc đời xanh”. (Chú ý các từ Hán Việt: “Biên cương”, “viễn xứ”, làm tăng vẻ đẹp tôn nghiêm của những nấm mồ người chiến sỹ). + Hai câu thơ cuối: Gợi âm hưởng bi tráng “Áo bào thay chiếu” là sự thật bi thảm...nhưng cảm hứng lãng mạn đã tạo nên ở Quang Dũng cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết: Người chiến sĩ hy sinh được bọc trong những tấm “áo bào” sang trọng. Tiếng gầm của sông Mã nổi lên thành tiếng khóc lớn của thiên nhiên tiễn đưa các anh về cõi vĩnh hằng. Sự hy sinh cao cả cần có sự tiễn đưa lớn. Tới đây, ấn tượng đọng lại trong lòng người đọc là âm điệu bi thương nhưng rất hào hùng. - Giá trị NT của đoạn thơ là sử dụng thủ pháp tương phản, dùng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ mang âm hưởng bi thương mà hào hùng...... c, Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết sáng tạo có cảm xúc, có giọng điệu riêng. - Điểm 4: Trình bày được 2/3 số ý, có thể mắc vài lỗi diễn đạt - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được 1/3 số ý, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3b: a, Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc . b, Yêu cầu về kiến thức: Biết đặt hình tượng RXN trong suốt chiều dài của tp để làm nổi bật vẻ đẹp của chính nó và vẻ đẹp biểu tượng cho con người Tây Nguyên Phân tích hình tượng RXN với những vẻ đẹp: - Trước hết hình tượng RXN tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên. Đây là loại cây chỉ có ở Tây Nguyên, mang nét đẹp rất Tây Nguyên: hùng vĩ, mạnh mẽ, cường tráng - RXN còn mang nhiều phẩm chất biểu tượng cho cuộc sống và tinh thần đấu tranh của nhân dân TN nói chung: + Biểu tượng của cuộc sống đau thương: Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ: Có cái xót xa của các cây non, tựa như đứa trẻ thơ, “Nhựa còn trong, chất dầu chết” Có cái đau dữ dội của những cây xà nu, như con người đang giữa tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt bão” + RXN còn có một sức sống mãnh liệt như sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. có những cây có tấm thân cường tráng “vết thương của chúng chóng lành”, đại bác không giết nổi; sinh sôi nảy nở và trường tồn bất diệt như sức sống của dân làng Xô Man trong công cuộc đánh Mỹ; " Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên" + Cây xà nu còn háo hức phóng mạnh lên bầu trời lớn rộng, không gì cản nổi, như con người Tây Nguyên khao khát tự do và ánh sáng “Cũng Có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế.Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng” + Nó không những tự biết bảo vệ mình mà còn bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man: “Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng” - Đánh giá: + Hình tượng cây xà nu biểu tượng cho các thế hệ dân làng Xô Man , kết tinh vẻ đẹp của con người Tây Nguyên trong hiện tại, mặc dù chịu nhiều đau thương nhưng vẫn tiềm ẩn một sức sống dữ dội . Nối tiếp sức mạnh của cha ông, của truyền thống. + NT: Sử dụng hàng loạt các động từ gây cảm giác mạnh; ngôn ngữ tạo hình đầy chất thơ, lời văn với cảm xúc say mê mãnh liệt, giọng văn ngợi ca khẳng định, bút pháp LM, so sánh, nhân hóa: c, Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết sáng tạo có cảm xúc, có giọng điệu riêng. - Điểm 4: Trình bày được 2/3 số ý, có thể mắc vài lỗi diễn đạt - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được 1/3 số ý, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Tài liệu đính kèm: