Thi kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn - Khối 11

Thi kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn - Khối 11

ĐỀ A

I/ LÝ THUYẾT: (3đ)

1/ Nêu những ưu điểm, nhược điểm của luân lí xã hội Việt Nam xưa và nay được đề cập đến trong văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” – Phan Chu Trinh? (1,5đ)

2/ Nêu những phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận? Cho ví dụ. (1,5đ)

II/ TỰ LUẬN: (7đ)

1/ Xây dựng đoạn văn từ 12 đến 15 câu xoay quanh chủ đề : Sau khi đọc và suy nghĩ kĩ về đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ, anh (chị) thấy mình còn có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội? (2đ)

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1281Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn - Khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 – NIÊN HỌC: 2008 – 2009
THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ A
I/ LÝ THUYẾT: (3đ)
1/ Nêu những ưu điểm, nhược điểm của luân lí xã hội Việt Nam xưa và nay được đề cập đến trong văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” – Phan Chu Trinh? (1,5đ)
2/ Nêu những phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận? Cho ví dụ. (1,5đ)
II/ TỰ LUẬN: (7đ)
1/ Xây dựng đoạn văn từ 12 đến 15 câu xoay quanh chủ đề : Sau khi đọc và suy nghĩ kĩ về đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ, anh (chị) thấy mình còn có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội? (2đ)
2/ Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, Sê-khốp đã phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được!” (Ghi nhớ Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập II – trang 70).
Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về điều đó? (5đ)
Tên:  - Lớp: 
 THI KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 – NIÊN HỌC: 2008 – 2009
THỜI GIAN: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ B
I/ LÝ THUYẾT: (3đ)
1/ Tác giả Hoài Thanh đã đề cập đến những nội dung gì của chữ “tôi” trong văn bản “Một thời đại trong thi ca”? (1,5đ)
2/ Nêu những phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận? Cho ví dụ. (1,5đ)
II/ TỰ LUẬN: (7đ)
1/ Xây dựng đoạn văn từ 12 đến 15 câu xoay quanh chủ đề : Sau khi đọc và suy nghĩ kĩ về đoạn trích “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ, anh (chị) thấy mình còn có thể bình luận gì thêm về vai trò của pháp luật và của việc giáo dục pháp luật trong xã hội? (2đ)
2/ Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, châm biếm, mỉa mai vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, Sê-khốp đã phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được!” (Ghi nhớ Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập II – trang 70).
Anh (chị) có cảm nhận như thế nào về điều đó? (5đ)
Tên:  - Lớp: 
ĐÁP ÁN
(Dành cho cả hai đề A - B)
I/ CÂU HỎI: (3đ)
1) Câu 1: (1,5đ)
@ Đề A:
+ Ưu điểm xưa: (0,5đ)
 Dân tộc Việt Nam “hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích”, biết “góp gió lám bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay”.
+ Nhược điểm nay: (1đ)
“Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”, chưa hiểu “nghĩa vụ với mỗi người trong nước”, chỉ biết “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”. (0,5đ)
Còn những kẻ “mang đai đội mũ, áo rộng khăn đen”, hay nói đúng hơn là “lũ ăn cướp có giấy phép” thì lại “mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa mà sinh ra giả dối nịnh hót”, chỉ “muốn giữ túi tham mình được đầy mãi, địa vị của mình được vững mãi” nên đã “phá tan tành đoàn thể của quốc dân”. (0,5đ)
@ Đề B: ( 1,5đ - Mỗi ý 0,5đ)
+ Chỉ ra sự khác nhau giữa chữ “ta” ngày trước và chữ “tôi” ngày nay. Trước đây, chữ “tôi” phải ẩn mình sau chữ “ta”. Còn chữ “tôi” bây giờ thì được thể hiện theo nghĩa tuyệt đối của nó.
+ Cái tôi ngày nay u buồn nên đánh mất đi dáng vẻ hiên ngang, hào khí của thời trước. Chữ “tôi” trong thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra trong hồn thế hệ thanh nin trí thức.
 + Chính vì vậy m họ tìm lối thốt bằng cch gửi cả tình yu vo tiếng Việt.
2) Câu 2: (1,5đ)
@ Đề A: SGK Ngữ văn 11 – tập II – trang 105, 106
 Nêu đúng, đủ, có ví dụ cho ba phương tiện diễn đạt của PCNNCL => Mỗi phương tiện 0,5đ
@ Đề B: SGK Ngữ văn 11 – tập II – trang 107, 108
 Nêu đúng, đủ, có ví dụ cho ba đặc trưng cơ bản của PCNNCL => Mỗi đặc trưng 0,5đ
II/ LÀM VĂN: (7đ – Dành cho cả 2 đề A - B) 
 @ Câu 1: (2đ) : HS viết đoạn văn về một vấn đề xã hội với các yêu cầu cần được đáp ứng như sau:
a) Kĩ năng: Đoạn văn có giới hạn số câu; bố cục rõ; diễn đạt lập luận mạch lạc; có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
b) Nội dung: 
- Trình bày được ba bước cơ bản của một đoạn văn bình luận: Nêu, đánh giá, bàn luận về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận – >(Mỗi bước: 0,5đ + có nêu DC: (0,5đ)
- Kiến thức: Dựa trên cơ sở từ văn bản “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ kết hợp với những hiểu biết của bản thân về xã hội, liên hệ với tình hình và hòan cảnh x hội mang ý nghĩa thời sự hiện nay => Từ đó, đưa ra những ý kiến bình luận về vai trò của pháp luật và việc giáo dục pháp luật trong xã hội.
* Lưu ý: 
+ HS có thể trình bày vấn đề với nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng phải nhận thức đúng vấn đề và đáp ứng đủ các yêu cầu về diễn đạt.
+ Nếu bài làm có nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp thì cho không quá 1,5 điểm. 
 @ Câu 2: (5đ) 
1) Đáp án: Yêu cầu nêu được các điểm cơ bản như sau:
Nội dung:
 - Những biểu hiện “trong bao” của B-li-cốp.
 - Bê-li-cốp làm mọi người khiếp sợ.
 - Xung đột giữa Bê-li-cốp và Cô-va-len-cô. Bê-li-cốp bị trấn áp và cái chết của hắn.
 - Thái độ của người kể đối với lối sống “trong bao”.
b) Nghệ thuật:
	 - Để nhân vật trong truyện kể lại câu chuyện nhằm tạo cho người đọc dễ có niềm tin về sự xác thực của câu chuyện.
	 - Cách dựng chân dung nhân vật dễ khảm vào tâm trí của người đọc.
	 - Lối viết hiện đại ở chỗ không cần phải kể hết hoặc miêu tả tỉ mỉ.
	 - Nghệ thuật hài hước, châm biếm cũng đạt đến độ tinh xảo.
	 - Đặc biệt, trong lối kể luôn có xu hướng ngầm đánh giá, bình xt một cch kín đáo, không lộ liễu.
2) Biểu điểm:
+ Điểm 5: Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu cuả đề bài; nội dung đủ ý; có khai thác giá trị nghệ thuật; thể hiện tư duy, cảm nhận tốt; bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; nét chữ và cách trình bày sạch đẹp.
+ Điểm 4: Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu cuả đề bài; nội dung đủ ý; có khai thác giá trị nghệ thuật; thể hiện tư duy, cảm nhận khá sắc sảo; bố cục chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; không mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp (1 -2 lỗi).
+ Điểm 3: Hiểu và đáp ứng khá tốt yêu cầu cuả đề bài; bài làm có đôi chỗ thể hiện tư duy, cảm nhận tốt; bố cục tương đối rõ ràng; diễn đạt khá mạch lạc, có cảm xúc; có thể mắc 3-4 lỗi chính tả, ngữ pháp.
+ Điểm 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu cuả đề bài; nội dung còn chung chung, lan man; tư tưởng tình cảm có những biểu hiện sai lệch; bố cục chưa rõ; diễn đạt còn lúng túng, ý rời rạc; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
+ Điểm 1: Không hiểu và không đáp ứng yêu cầu cuả đề bài; sai kiến thức, lạc đề; tư tưởng tình cảm có những biểu hiện sai lệch; không có bố cục; không biết cách diễn đạt ý; mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
+ Điểm 0: Để giấy trắng hoặc viết vài câu vu vơ.
* Lưu ý:
- Những bài chép lại gần như nguyên vẹn một tài liệu nào đó (như văn mẫu), chỉ được xem xét cho ở mức điểm trung bình là cao nhất.
- Khuyến khích những bài làm có sự cảm thụ và diễn đạt tinh tế, có sự sáng tạo nhưng phải phù hợp với nội dung cuả đề bài.
- Khuyến khích những bài làm đạt yêu cầu chữ viết, trình bày sạch, đẹp./.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI 11HKII.doc