Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12

MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ:

ĐỀ: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác” (Đi

– đơ – rô). Suy nghĩ của em về câu nói trên?

a. Mở bài:

- Hạnh phúc là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước muôn đời. Hạnh phúc là gì? Sống

như thế nào để có hạnh phúc.

- Đi – đơ – rô, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp đã có câu trả lời đáng cho mọi người suy nghĩ

pdf 63 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1856Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 1
MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 
------------------------------------------------------------------------------------- 
I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ: 
ĐỀ: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác” (Đi 
– đơ – rô). Suy nghĩ của em về câu nói trên? 
a. Mở bài: 
- Hạnh phúc là mục đích mà cả nhân loại hằng ao ước muôn đời. Hạnh phúc là gì? Sống 
như thế nào để có hạnh phúc. 
- Đi – đơ – rô, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp đã có câu trả lời đáng cho mọi người suy 
nghĩ. 
b. Thân bài: 
- Luận điểm 1: Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Câu nói có ý nghĩa gì? 
 + Có nhiều cách trả lời khác nhau: là sự thoả mãn những khao khát trong đời sống; là 
sự thành công sau những thất bại để đạt được mục đích đã được đặt ra. 
 + Điều chung nhất của hạnh phúc: sự mãn nguyện, cảm thấy mình đã sống đúng với ý 
nghĩa của sự sống. 
- Luận điểm 2: Đánh giá ý nghĩa câu nói. 
 + Câu nói đã khẳng định một lối sống đúng đắn, tốt đẹp. Hạnh phúc của một cá nhân 
phải gắn liền với hạnh phúc của người khác. 
 + Đây cũng là lối sống mà các bậc hiền triết ngày xưa, dân tộc ta luôn đề cao. Dẫn 
chứng: Đạo Phật khuyên người ta yêu thương muôn loài, dân tộc ta khuyên “Thương 
người như thể thương thân”; vua Lí Thánh Tôn thấy con gái minh mặc áo ấm mà thương 
cho những tù nhân giá rét trong ngục 
- Luận điểm 3: Bàn bạc, nêu ý kiến bản thân: Sống như thế nào là đem đến hạnh phúc 
cho nhiều người? 
 + Là làm được những việc to lớn, thoả mãn niềm mong ước của nhiều người, của nhân 
loại. Dẫn chứng: nhà phát minh, một bạc anh hùng giải phóng dân tộc 
 + Trong cuộc sống đời thường: hết lòng giúp đỡ người khác không chỉ một lần mà là suốt 
cả cuộc đời. Dẫn chứng: Nhà bác học Pax-tơ hạnh phúc khi cứu được em bé và tìm được 
thuốc chủng ngừa; một bà xơ chăm sóc những người bị bệnh phong 
 + Đạo lí của câu nói đòi hỏi hành động tích cực: không chỉ yêu thương mà còn “đem lại 
hạnh phúc” cho nhiều người. Đòi hỏi sự quên mình, lấy hạnh phúc của mọi người làm 
hạnh phúc của mình, có thể xả thân vì hạnh phúc của mọi người. 
c. Kết bài: 
- Ít nhất một lần trong đời, ai cũng đặt câu hỏi: Hạnh phúc là gì? Sống như thế nào để có 
hạnh phúc? 
- Hãy một lần nghĩ và làm theo phương châm của Đi – đơ – rô. 
II. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: 
ĐỀ: “Vào đại học, có phải là con đường tiến thân duy nhất?” 
* Mở bài: 
- Tình hình hiện nay: Mỗi năm hàng triệu gia đình, học sinh đi thi. 
- Phải chăng: Vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay? 
* Thân bài: 
- Luận điểm 1: Vào đại học đó là con đường tiến thân đẹp đẽ và đáng mơ ước. 
+ Luận cứ 1: Nền kinh tế tri thức ngày nay cần phải có tri thức chuyên ngành mới có 
thể tham gia vào hệ thống sản xuất và các dịch vụ xã hội. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 2
+ Luận cứ 2: Tuổi trẻ là thời kì tốt nhất cho việc tiếp thu tri thức. 
+ Luận cứ 3: Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. 
- Luận điểm 2: Không phải bất kì ai sau khi học xong trung học, cũng phải vào đại 
học. Có nhiều lí do: 
 + Luận cứ 1: Hoàn cảnh gia đình khó khăn 
 + Luận cứ 2: Nguyên do chủ quan: sức khoẻ, trình độ. 
 - Luận điểm 3: Còn có con đường nào khác? 
 + Luận cứ 1: Không nên coi con đường vào đại học phải đạt được bằng bất cứ giá nào. 
 + Luận cứ 2: Nếu vì hoàn cảnh: Có thể vừa học vừa làm. 
 + Luận cứ 3: Có thể chọn ngành học thấp hơn, sau đó liên thông lên đại học. 
 + Luận cứ 4: Chọn nghề chuyên môn và học tốt nghề ấy, trở thành người thợ lành nghề. 
 - Luận điểm 4: Rút ra bài học cho bản thân. 
 + Luận cứ 1: Dù tiến thân bằng con đường nào, cũng phải coi việc học là công việc suốt 
đời 
 + Luận cứ 2: Không ngừng học tập để bổ sung kiến thức 
* Kết bài: 
- Coi chuyện vào đại học sau 12 năm là niềm mong ước đẹp đẽ, cần tập trung và cố gắng 
thực hiện bằng được. 
- Nhưng đó chỉ là một trong những con đường đi đến sự thành công ở đời. 
ĐỀ: Có một lần nào đó, đang đi trên đường, em chợt nhìn thấy một cảnh tượng ngộ 
nghĩnh: Hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng xe vào nhau, cả hai người 
ngã. Sau đó, cả hai cùng đứng dậy, mỗi người nhìn thoáng vào xe mình, gật đầu 
chào nhau và dựng xe đi tiếp. Em nghĩ gì về câu chuyện đó? 
Dàn ý: 
a. Mở bài: 
- Kể lại câu chuyện theo đề bài. 
- Từ câu chuyện gợi chúng ta suy nhĩ gì? 
b. Thân bài: 
- Luận điểm 1: Một câu chuyện tưởng buồn mà thành vui. 
+ Thật không vui khi ta phải chứng kiến một tai nạn giao thông dù nhỏ, nhất là trong một 
buổi sáng đẹp trời. 
+ Nhưng thật bất ngờ, tình huống được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị như 
vậy. 
+ Điều bất ngờ quan trọng nhất: không hề có tiếng cãi vã từ một trong hai con người ấy. 
+ Điều vui nhất: họ đã có cách ứng xử thật văn hoá. 
- Luận điểm 2: Từ câu chuyện nhỏ, gợi cho ta những điều lớn hơn. 
+ Ta cũng có khi lâm vào tình huống như vậy, nhưng cách ứng xử thì khác hẳn: cãi vả, cho 
mình là người có lí, có thể xông vào nếu không nhịn được 
+ Đã có không ít những trường hợp dẫn đến kết quả đáng buồn, đáng tiếc. Ngay cả bản 
thân mình cũng như vậy. 
- Luận điểm 3: Từ đây, ta cần có văn hoá ứng xử. 
+ Mỗi con người ngày nay trong xã hội, mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến 
người khác. 
+ Ứng xử của hai người trong câu chuyện trở thành cách ứng xử rất đẹp, đáng được nêu 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 3
gương. Nhường nhịn nhau thi ta sẽ không thiệt hại gì. 
+ Từ tình huống ta suy ra: còn biết bao tình huống khác đòi hỏi ta phải có cách ứng xử có 
văn hoá: nhường cho người khác như nhường ghế cho người già, phụ nữ, trẻ em khi đi xe, 
biết xin lỗi , biết cảm ơn, không gây mất trật tự nơi công cộng  
+ Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi có những cách ứng xử như vậy. 
c. Kết bài: 
- Trong giao lưu quốc tế xã hội ngày nay, nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất 
nước. 
- Các du khách nước ngoài có thể đánh giá ta qua một câu chuyện nhỏ gặp trên đường phố. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 4
III. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: 
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: 
“Ta về, mình có nhớ ta 
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. 
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. 
Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. 
Ve kêu rừng phách đổ vàng 
Nhớ cô em gái hái măng một mình. 
Rừng thu trăng rọi hòa bình 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.” 
DÀN BÀI GỢI Ý: 
 I. MỞ BÀI: 
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi lớn của cuộc kháng 
chiến chống Pháp, thủ đô Hà Nội được giải phóng, Tố Hữu rời rừng núi Việt Bắc trở về Hà 
Nội. Nhà thơ đã dành cho cuộc chia li này một trong những bài thơ đặc sắc nhất: bài thơ 
Việt Bắc (tập thơ Việt Bắc - 1955) 
- Dẫn vào đoạn thơ: Nhắc lại những kỉ niệm từng gắn bó với Việt Bắc, Tố Hữu có những 
đoạn thơ tưởng có thể đặt vào một trong những hợp tuyển những bài ca dao ngợi ca quê 
hương đất nước: 
“Ta về, mình có nhớ ta 
. 
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”. 
 II. THÂN BÀI: 
 a. Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 
- Cũng như cả bài thơ, đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát của dân tộc, một thức lục bát 
với những lời thơ dễ hiểu, giản dị và giàu hình ảnh như ca dao. Đặc biệt, trong đoạn thơ 
này, cũng như toàn bài thơ, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những lời đối thoại 
giữa kẻ ở với người đi trong một cuộc tiễn đưa. Đại từ dùng để xưng hô là cặp đại từ 
“mình – ta” , gợi nhớ những câu ca quen thuộc ngày xưa: 
“Mình về có nhớ ta chăng 
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” 
- Đi theo phong cách diễn tả của ca dao, Tố Hữu tạo nên trong đoạn thơ những bức tranh 
phong cảnh với những nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. 
b. Khẳng định nỗi nhớ Việt Bắc là nhớ thiên nhiên và con người: 
“Ta về, mình có nhớ ta 
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”. 
- Trong bài thơ của Tố Hữu, hai đại từ “mình – ta” được luân chuyển vị trí, khi thì là 
người ở, khi thì là người ra đi. Riêng trong đoạn thơ này, ta là người ra đi là Tố Hữu, mình 
là người ở lại, là Việt Bắc. Người ra đi muốn hỏi người ở lại: không biết sau khi ta về xuôi 
rồi, người ở lại có còn nhớ ta nữa chăng? 
- Đây chỉ là câu hỏi mang tính tu từ, hỏi để tạo cái cớ cho người ra đi khẳng định về chính 
mình. Người ở lại có thể hiểu rằng: Sau khi ta về xuôi rồi, không biết người ở lại có còn 
nhớ đến ta không, riêng ta sẽ nhớ mãi. 
- Nỗi nhớ được gói trong ba tiếng “hoa cùng người”: 
 + Hoa ở đây vừa mang nghĩa chính, vừa mang nghĩa hoán dụ: Hoa là hoa mà cũng là 
thiên nhiên nói chung. 
 + Từ “cùng” tạo nên một sự liên kết mật thiết: giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc là 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 5
một sự gắn bó, có hoa là có người, có người là có thiên nhiên. 
- Với nỗi nhớ trong sự gắn bó ấy, Tố Hữu tạo nên bốn câu thơ cặp lục bát, vẽ ra bốn bức 
tranh, bức nào cũng có “hoa cùng người”. Từ “nhớ” trở đi trở lại, xuyên suốt đoạn thơ. 
c. Bức tranh thứ nhất: Việt Bắc với những đường nét, màu sắc tiêu biểu. 
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi 
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”. 
- Hai câu thơ, câu trên là hoa, thiên nhiên Việt Bắc: Rừng Việt Bắc với những màu sắc tiêu 
biểu là màu xanh. Đúng là hình ảnh của một vùng đất với núi rừng trùng điệp, hình ảnh 
luôn luôn hiển hiện trong kỉ niệm của người đến Việt Bắc. 
- Cái hay trong bức tranh còn là hình ảnh hoa chuối đỏ tươi , một hình ảnh quen thuộc 
khác của thiên nhiên Việt Bắc. Màu đỏ tươi của hoa chuối làm cho cảnh thiên nhiên trở 
nên rực rỡ. Cả hai màu xanh và đỏ hoà hợp. 
- Nhớ hoa cùng người, từ thiên nhiên, nhà thơ nhớ đến con người quen thuộc của Việt Bắc. 
Đây là hình ảnh của con người lao động trong cuộc sống thường ngày. Con người trên đèo 
cao, được mặt trời chiếu sáng, nắng lấp lánh ánh thép nơi chiếc dao gài thắt lưng. 
d. Bức tranh thứ hai: Việt Bắc mùa xuân. 
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng 
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”. 
- Thiên nhiên cũng là rừng nhưng là một thứ rừng mang vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân 
Việt Bắc, rừng mơ đang giữa mùa hoa. “Nở trắng rừng” là cả một không gian bát ngát 
màu trắng, thứ màu trắng tinh khiết của những cánh hoa mơ. 
- Hoà hợp với vẻ đẹp thuần khiết và dịu dàng ấy của ngày xuân, hình ảnh con người tuy 
vẫn là người lao động bình dị, nhưng công việc gợi lên không khí tĩnh lặng, thanh bình: 
“chuốt giang”, “đan nó”n. Nhà thơ làm rõ không khí ấy bằng hình ảnh và cả thanh điệu: 
“chuốt” - “từng sợi giang”. 
e. Bức tranh thứ ba, mùa hạ: 
“Ve kêu rừng phách đổ vàng 
Nhớ cô em gái hái măng một mình”. 
- Rừng trong tranh lúc này là “rừng phách”, lại là rừng phách với màu vàng. 
- Cấu trúc của câu thơ (“Ve” – “kêu rừng phách đổ vàn”g) còn như cho phép người đọc 
hiểu rằng: tiếng ve kêu khiến rừng phách đổ sang màu vàng, bởi cái màu vàng của rừng 
phách nhẹ quá, lung lin ... chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ” 
- Sau buổi nói chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, nhận thức của Đẩu và 
Phùng có nhiều thay đổi: 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 59
 + Với Đẩu, anh đã vỡ ra nhiều nghịch lí của cuộc sống: lòng tốt là đáng quy nhưng chưa 
đủ, luật pháp là cần thiết nhưng phải đi vào đời sống, muốn con người thoát khỏi cảnh đau 
khổ cần phải có những giải pháp thiết thực chứ không phải li dị. 
 + Với Phùng, anh nhận ra một điều vô cùng thấm thía của một người nghệ sĩ làm nghệ 
thuật, đó là: 
 o Đừng vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời, bởi “nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời 
và vì cuộc đời”. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con 
người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc 
sống xứng đáng với con người. Chính vì vậy mà Phùng đã xông ra buộc người đàn ông 
chấm dứt hành động độc ác với người vợ của hắn. Anh đã suy nghĩ rất nhiều về gia đình 
người đàn bà hàng chài, đã cùng với Đẩu tìm cách giải quyết những bất công ngang trái 
trong gia đình của chị. 
 o Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống 
và con người trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều thì mới phản ánh đúng về con người 
và cuộc sống. 
3. Kết luận: 
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là một hình ảnh ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc 
đời: nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời, phải đi sâu vào cuộc đời chứ không thể nhìn nó 
một cách hời hợt bên ngoài, hay nhìn nó “ngoài xa”. Ở xa thì nhìn thấy nó rất đẹp, nhưng 
khi đến gần, hoặc đi sâu vào bên trong mới phát hiện biết bao điều oái oăm, ngang trái. 
- Từ đó, tác giả muốn gởi gắm quan điểm nghệ thuật của mình: người nghệ sĩ không thể 
nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa dạng, 
nhiều chiều. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 60
Đề: Nhân vật Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) 
đã có câu nói: 
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi một 
cách toàn vẹn” 
Hãy phân tích tình cảnh của nhân vật Trương Ba để làm sáng tỏ lời thoại trên. 
--------------------------------------------------------------------------------------- 
I. Giới thiệu chung: 
- Trương Ba là người làm vườn, yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân 
thực. Vì sự làm việc thiếu trách nhiệm của quan nhà trời là Nam Tào và Bắc Đẩu mà 
Trương Ba phải rơi vào một nghịch cảnh éo le, đáng thương. Đó là hồn Trương Ba phải 
sống nhờ vào thân xác anh hàng thịt thô lỗ, phàm tục. 
- Sau mấy tháng sống nhờ, sống tạm như thế, Trương Ba trở nên ngày càng xa lạ với tất cả 
mọi người và đau khổ nhất là ông nhận thức được điều đó nên tự chán ghét bản thân mình. 
Chính vì vậy, mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt ngày càng quyết liệt. 
- Trương Ba đã nói với Đế Thích khi gọi gặp ông lần cuối: “Không thể bên trong một 
đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi một cách toàn vẹn”. Câu nói này có 
một triết lí sâu sắc về sự thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác trong một con người. 
II. Phân tích tình huống éo le của nhân vật Trương Ba: 
1. Tình huống éo le: 
- Do nôn nóng đi dự tiệc của Thái Thượng Lão Quân nên hai vị tiên nhà trời là Nam Tào 
và Bắc Đẩu đã làm việc thiếu trách nhiệm. Họ gạch tên người chết trong “Sổ tử” một cách 
cẩu thả mà không kiểm tra kĩ càng. Vì vậy, Trương Ba đã chết một cách oan uổng – lẽ ra 
hai mươi năm sau mới chết. 
- Để sửa sai, Đế Thích – vị tiên giỏi đánh cờ trên trời – giúp Nam Tào, Bắc Đẩu bằng cách 
cho hồn Trương Ba được sống trong xác anh hàng thịt Tạ Văn Hợi, vì xác Trương Ba đã 
chết hơn mười ngày nên đã bị phân hủy. 
- Khi sống nhờ vào thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba phải chịu nỗi khổ ghê gớm: Vợ 
con nghi ngờ xa lánh, do sự tác động của thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba có những 
hành vi, cử chỉ thô lỗ, vụng về: tát thằng con trai tóe máu mồm máu mũi, mắng vợ, làm 
gãy cành khi chiết cây, khi sửa diều cho cu Tị thì làm rách cả nan và có lúc súyt phạm tội 
khi đứng trước nhan sắc và sự cám dỗ của vợ anh hàng thịt. 
- Để thoát khỏi tình cảnh éo le khi phải sống trong xác anh hàng thịt xấu xa, để không bị 
tha hóa, biến chất bởi những dục vọng thấp hèn, hồn Trương Ba quyết định gọi Đế Thích 
xuống trần để trả lại thân xác của anh hàng thịt, để được sống với chính mình và mọi 
người. Những lời thoại của Trương Ba với tiên Đế Thích là kết quả của một quá trình tự y 
thức của ông về cái thật - cái giả, cái thiện – cái ác. Ông khẳng định một cách dứt khoát: 
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi một cách 
toàn vẹn”. Hồn Trương Ba ý thức rõ bi kịch khi phải sống nhờ trong thân xác người khác, 
sống không đúng là mình. 
2. Câu nói của hồn Trương Ba toát lên y nghĩa sâu sắc về lẽ sống của con người. Câu 
nói ấy thể hiện rõ quan niệm về hạnh phúc của Lưu Quang Vũ. 
- Hồn Trương Ba đã có một thân xác để tồn tại, để được sống, ngỡ đó là hạnh phúc. Nhưng 
thực ra hạnh phúc ở đời không phải là được sống mà là sống như thế nào cho có y nghĩa, 
cho tốt đẹp. 
- Con người là một thể thống nhất, hài hòa giữa hồn và xác, không thể có một tâm hồn 
thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 61
- Bức thông điệp mà Lưu Quang Vũ muốn nhắn gửi với mọi người qua bi kịch của hồn 
Trương Ba là: Con người phải sống thực với chính mình và con người cần phải sống hòa 
hợp giữa một tâm hồn trong sáng và một thân thể khỏe mạnh. Sống nhờ, sống gửi, sống giả 
dối dù có sung sướng về vật chất nhưng vẫn là một cuộc sống xấu xa, vô nghĩa. Sống 
“toàn vẹn" giữa tâm hồn và thể xác mới là hạnh phúc. 
- Vì vậy, hồn Trương Ba quyết định chọn cái chết vĩnh viễn và xin Đế Thích cho cu Tị 
được sống lại. Điều đó chứng tỏ ông là một con người nhân hậu, sáng suốt, tự trọng, có y 
thức về y nghĩa của sự sống. 
3. Kết luận: 
- Đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ có nhiều lời thoại 
giàu chất triết lí. Lời thoại của hồn Trương Ba với tiên Đế Thích nói trên là một trong 
những câu nói quan trọng bộc lộ quan niệm sống của nhà văn. 
- Ngôn ngữ đối thoại sinh động, giàu y nghĩa, mang tính triết lí sâu sắc, khiến cho vở kịch 
“Hồn Trương Ba da hàng thịt” sống mãi với thời gian. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 62
Đề: Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. 
--------------------------------------------------------------- 
I. Khái niệm: 
- Khuynh hướng sử thi, còn gọi là tính sử thi, là một trong những đặc điểm chủ đạo của văn 
học Việt Nam từ 1945 – 1975. 
- Khuynh hướng sử thi được thể hiện trong tác phẩm văn học trên các phương diện sau: 
 + Đề tài: Các tác phẩm thường hướng tới những vấn đề trọng đại liên quan tới đời sống 
của cộng đồng. 
 + Chủ đề: Thường ca ngợi những phẩm chất kết tinh cho vẻ đẹp và khát vọng của dân 
tộc. 
 + Nhân vật: có cuộc đời bi tráng. 
 + Hình ảnh: thường chọn những hình ảnh hùng vĩ, tráng lệ. 
 + Lời văn: trang trọng và giàu chất thơ. 
II. Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu”: 
1. Chất sử thi được bộc lộ qua đề tài, chủ đề của truyện “Rừng xà nu”: 
- “Rừng xà nu” được viết vào giữa năm 1965, đây là thời điểm Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền 
Nam nhằm thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thay cho chiến thuật “Chiến tranh 
đặc biệt” trước đó. Chúng tổ chức các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt phong trào 
cách mạng miền Nam ngày càng quy mô và rầm rộ hơn. 
- Trước tình thế đó, cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách vô cùng to lớn, 
nhưng ý chí quyết cầm chắc vũ khí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 
vẫn không hề thay đổi. 
- Trong hoàn cảnh ác liệt ấy, Nguyễn Trung Thành viết truyện ngắn “Rừng xà nu” như là 
một biểu tượng cho tinh thần kiên cường bất khuất của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và 
con người miền Nam, dân tộc Việt Nam nói chung. 
Chủ đề mà tác phẩm đặt ra là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với cách mạng miền Nam lúc 
đó: Phải dùng bạo lực cách mạng để trấn áp bạo lực phản cách mạng, phải cầm vũ 
khí đứng lên để chống lại kẻ thù. 
 Chủ đề ấy được gửi gắm qua câu nói ngắn gọn của cụ Mết với dân làng Xô Man: “Chúng 
nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. 
2. Chất sử thi còn được bộc lộ qua cuộc đời bi tráng của nhân vật Tnú – nhân vật 
chính của tác phẩm “Rừng xà nu”” 
- “Rừng xà nu” là câu chuyện về cuộc đời đau thương bi tráng của Tnú gắn liền với câu 
chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man quyết dùng lại bạo lực cách mạng để chống 
lại sự tàn bạo của kẻ thù. 
.(Phân tích nhân vật Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man) 
3. Chất sử thi còn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên được miêu tả tạo bối cảnh 
hùng vĩ, hoành tráng cho câu chuyện: 
- Ngay từ đầu tác phẩm, tác giả đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về hình ảnh 
rừng xà nu. Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu có mặt trong suốt chiều dài của tác phẩm tạo 
nên bối cảnh hùng vĩ, hoành tráng cho câu chuyện về người anh hùng Tnú và cuộc nổi dậy 
của dân làng Xô Man chống lại sự tàn bạo của kẻ thù. 
(Phân tích hình ảnh rừng xà nu) 
4. Chất sử thi còn được bộc lộ qua giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng, giàu âm 
hưởng và có sức ngân vang trong lòng người đọc. 
- Câu chuyện về cuộc đời của người anh hùng Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng XôMan 
được cụ Mết kể lại bằng một giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng, giàu chất thơ, khiến cho 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
Tài liệu tham khảo Ngữ văn 12 
 Trang 63
con người và các sự kiện được đề cập đều nhuốm màu sắc sử thi. 
- Trước khi kể, cụ Mết có những cử chi hết sức trang trọng: 
“Ông cụ đẩy hai, ba đứa trẻ ra, bước tới ngồi xuống trước bếp lửa, bên cạnh Tnú. Ông cụ 
gõ ống điếu lên đầu ông táo, bẻ một que nứa nhỏ ở sạp, cẩn thận soi cho hết tàn thuốc 
trong ống điếu, rồi ngửng lên, nhìn quanh một lượt. Mọi người đã ngồi đâu vào đấy và 
lắng chờ. Ông cụ bắt đầu nói.” 
- Kết hợp với lời kể trầm hùng vang vọng của cụ Mết là hình ảnh “ngoài trời lấm tấm một 
trận mưa đêm” với âm thanh rì rào như làm nhạc nền cho câu chuyện. Bên trong ngôi nhà 
sàn, mọi người ngồi im, phăng phắc chung quanh bếp lửa xà nu rực cháy sáng, dán chặt 
ánh mắt vào miệng cụ Mết, lắng tai nghe từng lời kể của ông cụ. Điều đó càng làm tăng 
thêm không khí sử thi cho câu chuyện kể. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE CUONG ON THI TN VA DH.pdf