TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG VỀ
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA, XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
- Kiểm tra đi kèm đánh giá: xác lập kiến thức kĩ năng cùng mức nhận thức; nhận diện đề kiểm tra viết, các loại câu hỏi tự luận, trắc nghiệm ở mức nhận thức nào; hay là dụa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
- Thực hiện nghiêm túc qui trình 6 bước biên soạn đề, hay là 3 khâu biên soạn đề (ma trận nhận thức, ma trận đề, đề kiểm tra).
- Đề kiểm tra là một tập con chọn lọc cốt lõi các đại diện kiến thức, kĩ năng của các chủ đề hay mạch kiến thức, kĩ năng xét đến thới điểm thực hiện chương trình giáo dục do một người soạn hay một tập thể biên soạn. Vì vậy một ma trận nhận thức có thể tổ hợp ra được nhiều ma trận đề, từ một ma trận đề có thể tổ hợp ra được nhiều đề kiểm tra. Trong chỉ đạo chuyên môn của tổ, nhóm bộ môn, ban giám hiệu, phòng giáo dục hay sở giáo dục đào tạo cần công bố ma trận đề cùng các bản mô tả (bản các tiêu chí cho phương án lựa chọn câu hỏi và bài tập) nhằm thúc đẩy năng lực chuyên môn của giáo viên và tự học của học sinh, đồng thời đảm bảo công bằng giáo dục (điểm 9 của vùng cao cũng giá trị như điểm 9 ở vùng đồng bằng vì ngang bằng về mức độ nhận thức và kiến thức kĩ năng của Chuẩn).
TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG VỀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA, XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - Kiểm tra đi kèm đánh giá: xác lập kiến thức kĩ năng cùng mức nhận thức; nhận diện đề kiểm tra viết, các loại câu hỏi tự luận, trắc nghiệm ở mức nhận thức nào; hay là dụa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. - Thực hiện nghiêm túc qui trình 6 bước biên soạn đề, hay là 3 khâu biên soạn đề (ma trận nhận thức, ma trận đề, đề kiểm tra). - Đề kiểm tra là một tập con chọn lọc cốt lõi các đại diện kiến thức, kĩ năng của các chủ đề hay mạch kiến thức, kĩ năng xét đến thới điểm thực hiện chương trình giáo dục do một người soạn hay một tập thể biên soạn. Vì vậy một ma trận nhận thức có thể tổ hợp ra được nhiều ma trận đề, từ một ma trận đề có thể tổ hợp ra được nhiều đề kiểm tra. Trong chỉ đạo chuyên môn của tổ, nhóm bộ môn, ban giám hiệu, phòng giáo dục hay sở giáo dục đào tạo cần công bố ma trận đề cùng các bản mô tả (bản các tiêu chí cho phương án lựa chọn câu hỏi và bài tập) nhằm thúc đẩy năng lực chuyên môn của giáo viên và tự học của học sinh, đồng thời đảm bảo công bằng giáo dục (điểm 9 của vùng cao cũng giá trị như điểm 9 ở vùng đồng bằng vì ngang bằng về mức độ nhận thức và kiến thức kĩ năng của Chuẩn). II. MA TRẬN NHẬN THỨC - Ma trận nhận thức (Bảng chọn của 3 yếu tố: Tầm quan trọng: mức cơ bản trọng tâm của kiến thức, kĩ năng hay câu hỏi, bài toán cốt lõi trong chuẩn; trọng số: mức độ nhận thức của kiến thức, kĩ năng hay câu hỏi, bài toán cốt lõi trong chuẩn; tổng điểm) là một tập chọn kiến thức, kĩ năng rõ yêu cầu đánh giá năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục từ giáo dục đáp ứng thi sang giáo dục tố chất con người - Các thành tố của ma trận nhận thức phủ cấu trúc đề thi: Ta hãy so sánh hai văn bản sau để rõ Ma trận mục tiêu giáo dục và mức độ nhận thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng lớp 12 môn Toán (phần in nghiêng, đậm dành cho chương trình nâng cao) Chủ đề hoặc mạch kiến thức, kĩ năng Tầm quan trọng (Mức cơ bản trọng tâm của KTKN) Trọng số (Mức độ nhận thức của Chuẩn KTKN) Tổng điểm I.1. Sự liên quan giữa tính đơn điệu của một hàm số và dấu của đạo hàm cấp một của hàm số đó. 2 2 4 I..2. Cực trị của hàm số. 3 4 12 I..3. Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số. 3 4 12 I..4. Đồ thị của hàm số 2 1 2 I..5. Đường tiệm cận của đồ thị hàm số. Định nghĩa và cách tìm các đường tiệm cận đứng, tiệm cận ngang, tiệm cận xiên. 2 3 6 I..6. Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số. Giao điểm của hai đồ thị. Sự tiếp xúc của hai đường cong. 8 4 32 II.1. Luỹ thừa. 4 2 8 II.2. Lôgarit. 6 3 18 II.3. Hàm số luỹ thừa. Hàm số mũ. Hàm số lôgarit. 4 3 12 II.4. Phương trình, hệ phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit. 6 4 24 III.1. Nguyên hàm 5 3 15 III.2. Tích phân. 5 3 15 III.3. ứng dụng hình học của tích phân. 4 3 12 IV.1. Dạng đại số của số phức. Biểu diễn hình học của số phức. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số phức. 4 2 8 IV.2. Căn bậc hai của số phức. Giải phương trình bậc hai với hệ số thực.Giải phương trình bậc hai với hệ số phức. 4 2 8 IV.3. Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng. 3 2 6 V.1. Khái niệm về khối đa diện. Khối lăng trụ, khối chóp, khối đa diện. Phân chia và lắp ghép các khối đa diện. 4 2 8 V.2. Giới thiệu khối đa diện đều. 2 1 2 V.3. Khái niệm về thể tích khối đa diện. Thể tích khối hộp chữ nhật. Công thức thể tích khối lăng trụ và khối chóp. 5 3 15 VI.1. Mặt cầu. 3 3 9 VI.2. Khái niệm về mặt tròn xoay. 1 1 1 VI.3. Mặt nón. Giao của mặt nón với mặt phẳng. Diện tích xung quanh của hình nón. 3 3 9 VI.4. Mặt trụ. Giao của mặt trụ với mặt phẳng. Diện tích xung quanh của hình trụ. 2 3 6 VII.1. Hệ toạ độ trong không gian. 5 4 20 VII.2. Phương trình mặt phẳng. 5 4 20 VII.3. Phương trình đường thẳng. 5 4 20 100% 304 CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT Thông thường đề thi có 05 câu, trong đó 3 câu bắt buộc (1, 2, 3) thuộc phần chung, 2 câu còn lại theo chương trình chuẩn là 4a, 5a hoặc theo chương trình nâng cao là 4b, 5b; cụ thể như sau: 1. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT theo chương trình chuẩn Câu 1. Là một bài toán có nội dung về: · Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số. · Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: Chiều biến thiên của hàm số; cực trị; tiếp tuyến, tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị của hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước; tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng); ... Câu 2. Là một bài toán cú nội dung về: · Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit. · Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. · Tìm nguyên hàm, tính tích phân. · Bài toán tổng hợp. Câu 3. Là một bài toán có nội dung về: Hình học không gian (tổng hợp): Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu. Câu 4a. Là một bài toán có nội dung về phương pháp toạ độ trong trong không gian: · Xác định toạ độ của điểm, véctơ. · Mặt cầu. · Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng. · Tính góc; Tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu. Câu 5a. Là một bài toán cú nội dung về: · Số phức: Môđun của số phức, các phép toán trên số phức. Căn bậc hai của số thực âm. Phương trình bậc hai hệ số thực có biệt thức D âm. · Ứng dụng của tích phân: Tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay. 2. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT theo chương trình nâng cao Câu 1. Là một bài toán có nội dung về: · Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số. · Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: Chiều biến thiên của hàm số; cực trị; tiếp tuyến, tiệm cận đứng, tiệm cận ngang của đồ thị của hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước; tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng); ... Câu 2. Là một bài toán có nội dung về: · Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit. · Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. · Tìm nguyên hàm, tính tích phân. · Bài toán tổng hợp. Câu 3. Là một bài toán có nội dung về: Hình học không gian (tổng hợp): Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu. Câu 4b. Là một bài toán có nội dung về phương pháp toạ độ trong trong không gian: · Xác định toạ độ của điểm, vectơ. · Mặt cầu. · Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng. · Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu. Câu 5b. Là một bài toán có nội dung về: · Số phức: Môđun của số phức, các phép toán trên số phức. Căn bậc hai của số phức. Phương trình bậc hai với hệ số phức. Dạng lượng giác của số phức. · Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng và một số yếu tố liên quan. · Sự tiếp xúc của hai đường cong. · Hệ phương trình mũ và lôgarit. · Ứng dụng của tích phân: Tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay. CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Thông thường đề thi có 07 câu, trong đó 5 câu (1, 2, 3, 4, 5) bắt buộc thuộc phần chung, 2 câu còn lại theo chương trình chuẩn là 6a, 7a hoặc theo chương trình nâng cao là 6b, 7b; cụ thể như sau: 1. Cấu trúc đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo chương trình chuẩn Câu 1. Là một bài toán cú nội dung về: · Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số. · Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: Chiều biến thiên của hàm số. Cực trị. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước; tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng); ... Câu 2. Là một bài toán có nội dung về: · Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số. · Công thức lượng giác, phương trình lượng giác. Câu 3. Là một bài toán có nội dung về: · Tìm giới hạn. · Tìm nguyên hàm, tính tích phân. · Ứng dụng của tích phân: Tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay. Câu 4. Là một bài toán có nội dung về: Hình học không gian (tổng hợp): Quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng. Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu. Câu 5. Một bài toán tổng hợp. Câu 6a. Là một bài toán có nội dung về phương pháp toạ độ trong mặt phẳng và trong không gian: · Xác định toạ độ của điểm, vectơ. · Đường tròn, elip, mặt cầu. · Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng. · Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu. Câu 7a. Là một bài toán có nội dung về: · Số phức. · Tổ hợp, xác suất, thống kê. · Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số. 2. Cấu trúc đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo chương trình nâng cao Câu 1. Là một bài toán có nội dung về: · Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số. · Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: Chiều biến thiên của hàm số. Cực trị. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước; tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng); ... Câu 2. Là một bài toán có nội dung về: · Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số. · Công thức lượng giác, phương trình lượng giác. Câu 3. Là một bài toán có nội dung về: · Tìm giới hạn. · Tìm nguyên hàm, tính tích phân. · Ứng dụng của tích phân: Tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay. Câu 4. Là một bài toán có nội dung về: Hình học không gian (tổng hợp):Quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng. Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu. Câu 5. Một bài toán tổng hợp. Câu 6b. Là một bài toán có nội dung về phương pháp toạ độ trong mặt phẳng và trong không gian: · Xác định toạ độ của điểm, vectơ. · Đường tròn, ba đường cônic, mặt cầu. · Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng. · Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu. Câu 7b. Là một bài toán có nội dung về: · Số phức. · Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng và một số yếu tố liên quan. · Sự tiếp xúc của hai đường cong. · Hệ phương trình mũ và lôgarit. · Tổ hợp, xác suất, thống kê. · Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số. III. CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA (Theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT) Biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau: Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng đ ... của hai số hữu tỉ là một số hữu tỉ. cũng là số vô tỉ. Tổng của hai số vô tỉ có thể là số vô tỉ hoặc là số hữu tỉ. Tích của một số hữu tỉ khác không với một số vô tỉ luôn luôn là một số vô tỉ. 4. Trong khi tính tích phân , một học sinh đã viết ra các bước sau: Hãy chỉ bước nào có sai lầm đầu tiên xảy ra (nếu có)? I B. II C. III D. IV 5. Bằng rút gọn, phương trình có thể được quy vể phương trình . Nghiệm của phương trình sau là 4 và 1; nên nghiệm của phương trình đầu là: 4 và 1 B. Không phải 4 mà cũng không phải 1 C. Chỉ 4 D. 4 và một nghiệm khác nữa E. Chỉ 1 Lưu ý rằng vì sự tổng hợp nhấn mạnh vào tính sáng tạo nên các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dường như chỉ có một sự vận dụng hạn chế vào mức độ nhận thức này, và việc sử dụng các hình thức đánh giá khác là một khả năng tốt hơn, chẳng hạn như các câu hỏi mở có kết thúc hoặc các câu hỏi trả lời tự do. Tuy nhiên, các câu hỏi nhiều lựa chọn nếu được xây dựng cẩn thận, có thể đánh giá được mức độ này với một sự thành công nhất định, mặc dầu các câu hỏi thuộc loại này không phải là công cụ duy nhất để giáo viên đo lường kết quả học tập ở các khả năng cao hơn của học sinh CÁCH VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu hỏi tự luận Tự luận là kiểu trắc nghiệm thuận lợi cho việc đánh giá cách diễn đạt và những khả năng tư duy ở mức độ cao, tuy nhiên khó chấm một cách khách quan. Để phát huy ưu điểm của loại trắc nghiệm này và hạn chế độ thiên lệch của việc chấm bài, cần lưu ý các điểm sau đây: 1. Đảm bảo sao cho đề tự luận phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung giảng dạy. 2. Làm cho thí sinh hiểu rõ họ phải trả lời cái gì. Câu cần rõ ràng và xác định. Nếu cần bài tự luận cụ thể hơn, có thể phác hoạ cấu trúc chung của bài tự luận. 3. Cho thí sinh biết sẽ sử dụng cac tiêu chí nào để đánh giá bài tự luận, sẽ cho điểm như thế nào. 4. Lưu ý thí sinh về bố cục và ngữ pháp; 5. Nên sử dụng những câu từ khuyến khích tư duy sáng tạo, bộc lộ óc phê phán và ý kiến cá nhân. 6. Nêu những tài liệu chính cần tham khảo; 7. Cho giới hạn độ dài (số từ) 8. Đảm bảo đủ thời gian để thí sinh làm bài khi làm ở lớp hoặc thời gian nộp bài khi làm ở nhà. 9. Khi ra đề bài tự luận có cấu trúc, nên quy định tỷ lệ điểm cho mỗi phần, và khi chấm bài nên chấm từng phần cho mọi thí sinh. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là loại câu hỏi mà một số phương án trả lời đã được cho sẵn, trong đó có một hoặc nhiều hơn một câu trả lời đúng. Nếu học sinh phải viết câu trả lời thì đó là những thông tin ngắn gọn và duy nhất đúng. Để xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ, người ta thường sử dụng các dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết, câu hỏi ghép đôi và câu hỏi đúng/sai. Giả sử một GV cần phải soạn những câu hỏi TNKQ cho một phần nội dung nào đó của chương trình và GV đó biết ở mức độ khả năng nào để đặt những câu hỏi của mình. Đòi hỏi sau này đặt ra hai điều phải cân nhắc cho người viết câu hỏi, thứ nhất là những câu hỏi phải đúng mức độ khó, và thứ hai là chúng phải bao quát được các mức độ tư duy đòi hỏi: kiến thức, hiểu, áp dụng hay những khả năng cao hơn. a) Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn Đây là dạng câu hỏi TNKQ khó viết nhất nhưng lại cho độ tin cậy cao nhất. Dạng câu hỏi này gồm 2 phần: phần dẫn (hay phần gốc) và phần lựa chọn. Phần dẫn thường làmột câu hỏi hoặc là một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất); phần lựa chọn gồm một số câu trả lời (thường là 4 hoặc 5) cho câu hỏi hoặc phần bổ sung cho phần bỏ lửng ở phần dẫn để HS lựa chọn. Phần dẫn phải tạo cơ sở cho sự lựa chọn ở phần sau bằng cách phải đặt ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng, giúp HS hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi về vấn đề gì. Phần lựa chọn gồm 4 hoặc 5 phương án giải đáp, trong đó chỉ có duy nhất một phương án đúng, các phương án còn lại thường được gọi là nhiễu hay bẫy. Các ví dụ sau minh hoạ cho khái niệm trên. Ví dụ 1: Với mọi x và y, bằng A. B. C. D. E. Ví dụ 2: PQR là một tam giác vuông nằm ngang. QT và RS hai đoạn thẳng đứng bằng nhau. Mệnh đề nào sau đây là đúng về số đo của góc TPQ và SPR? ÐTPQ = ÐSPR ÐTPQ < ÐSPR ÐTPQ > ÐSPR Thông tin đã cho không đủ để xác định A, B hoặc C là đúng. Đôi khi để thuận tiện, người ta nhóm các câu hỏi trắc nghiệm lại với nhau, mỗi câu giải quyết một khía cạnh khác nhau của một tình huống cụ thể. Một sự kết hợp như vậy người ta gọi là một bộ câu hỏi theo tình huống. Các ví dụ sau đây liên quan đến giá trị tuyệt đối của một số. Giá trị tuyệt đối của x được viết là |x|. Với x là một số thực, |x| biểu thị giá trị số của x. Ví dụ 3 |3| + |-2| + |-1| bằng A. 0 B. 2 C. 4 D. 6 Ví dụ 4 Tập {x : |x -2| < 3, x Ρ} bằng A. {x : x > -5, x Ρ} B. {x : x < 1, x Ρ} C. {x : x < 5, x Ρ} D. {x : - 1 < x < 5, x Ρ} Ví dụ 5 Xét hai biểu thức và với x Î ¡. Hai biểu thức này bằng nhau với: A. không tại giá trị nào của x B. chỉ một giá trị của x. C. chỉ hai giá trị của x. D. chỉ ba giá trị của x. E. mọi giá trị của x. Ví dụ 6 Đồ thị nào sau đây có thể là đồ thị của hàm số ? A B C D E Ví dụ 7 Đường cong có phương trình là một đường thẳng B. biên của một tam giác C. biên của một hình vuông D. chu vi của một đường tròn Lưu ý khi biên soạn câu hỏi nhiều lựa chọn Phần dẫn phải có nội dung rõ ràng, ngắn gọn, thể hiện được muốn hỏi vấn đề gì và không nên đưa vào nhiều ý trong một câu dẫn hoặc trong cùng một lựa chọn vì điều này sẽ khiến cho HS khó lựa chọn được đáp án. Nên hạn chế dùng những câu dẫn dạng phủ định, nếu dùng thì phải gạch dưới hoặc in đậm chữ “không” để nhắc HS thận trọng khi trả lời. Phương án nhiễu được thiết kế sao cho không những không đúng mà còn có vẻ hợp lý, có sức thu hút những HS không hiểu kỹ bài. Do đó phương án nhiễu thường được xây dựng dựa trên những sai sót hay mắc phải của HS hay những trường hợp khái quát hoá không đầy đủ;... Nếu có quá ít hoặc không có HS chọn phương án nhiễu nào thì phương án đó không đáp ứng được yêu cầu. Các câu trả lời hoặc bổ sung trong phần lựa chọn phải được viết theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, tức là tương đương về mặt ngữ pháp và chỉ khác nhau về mặt nội dung. Nên sắp xếp các phương án trả lời theo một thứ tự ngẫu nhiên, tránh một vị trí ưu tiên nào đó đối với các phương án đúng. Nói chung nên hạn chế việc sử dụng các phưong án như: tát cả đều đúng, tất cả đề sai; một kết quả khác;... Trong trường hợp không chọn đủ số phương án nhiễu cần thiết (chẳng hạn như người biên soạn không dự kiến hết những sai lầm của HS) thì tốt nhất là nên chuyển sang một câu thuộc dạng trắc nghiệm khác. Có thể mắc sai lầm khi viết câu hỏi có nhiều hơn một phương án đúng, hoặc ngược lại không có phương án nào đúng. Đối với câu hỏi có hình vẽ, nên tránh dùng các kí tự đã dùng trong phần lựa chọn (ví dụ như A, B, C, D) vào phần trả lời hoặc trong hình vẽ, vì có thể làm cho HS nhầm lẫn khi tìm câu trả lời. Như vậy viết được một câu hỏi thuộc dạng này là tương đối khó, đặc biệt là việc chọn phương án nhiễu hay bẫy. Việc thiết kế đủ số lượng các phương án nhiễu theo yêu cầu đòi hỏi người thiết kế phải vừa phái nắm vững chuyên môn giảng dạy, vừa phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn để có thể dự đoán hết những sai sót thường gặp của HS đối với vấn đề đang khảo sát. Ngoài ra, xác suất đoán mò để HS chọn được câu trả lòi đúng là 0,2 (đối với câu hỏi có 5 lựa chọn) và là 0,25 (đối với câu hỏi có 4 lựa chọn). Đây là xác suất đoán mò thấp nhất trong các câu hỏi TNKQ. Do đó câu hỏi nhiều lựa chọn thường được sử dụng nhiều nhất trong quá trình khảo sát thành tích học tập của HS theo các tiêu chí đã đặt ra. b) Câu hỏi dạng đúng/sai Đây là dạng đặc biệt của câu hỏi nhiều lựa chọn, được trình bày dưới dạng một câu khẳng định mà HS phải trả lời bằng cách lựa chọn Đúng hay Sai. Người thiết kế câu hỏi dạng này phải lựa chọn một cách hành văn độc đáo sao cho câu khẳng định trở nên khó hơn đối với những HS chỉ biết học vẹt, chưa hiểu kỹ bài học và tránh tình trạng trích dẫn nguyên văn những câu từ sách giáo khoa. Ví dụ Khoanh tròn chữ Đ hoặc chữ S nếu các khẳng định sau là đúng hoặc sai: 1) a là một nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) =0. Đ S 2) -1/4 là nghiệm của đa thức P(x)= 2x +1/2 Đ S Lưu ý khi biên soạn câu hỏi dạng đúng/sai Do mỗi câu hỏi dạng đúng/sai chỉ có hai lựa chọn nên xác suất đoán mò rất cao (0,5). Vì vậy nên sử dụng dạng câu hỏi này một cách dè dặt, nhiều khi nên chuyển nó thành câu nhiều lựa chọn. Những câu khẳng định phải có tính đúng/sai chắc chắn. Câu khẳng định đúng/sai phải được biên soạn sao cho một HS có học lực trung bình không thể nhận ra ngay là đúng hay sai. Mỗi câu chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc lập, tránh tình trạng nhiều câu chung một ý tưởng hoặc một câu có nhiều ý tưởng. c) Câu hỏi dạng ghép đôi Câu hỏi dạng ghép đôi được thiết kế thành hai cột: cột trái gồm hai hay nhiều ý, mỗi ý có thể là một câu chưa hoàn chỉnh hoặc có thể là một câu hỏi; cột phải cũng gồm nhiều ý, mỗi ý là phần bổ sung để được câu hoàn chỉnh hoặc là phần trả lời cho câu hỏi đặt ra ở cột trái. Người làm TN phải lựa chọn cách ghép mỗi câu chưa hoàn chỉnh hoặc câu hỏi ở cột trái với duy nhất một phần bổ sung hoặc câu trả lời ở cột phải để được một khẳng định đúng. Đây cũng là một dạng đặc biệt của của câu hỏi nhiều lựa chọn vì với mỗi ý ở cột trái, người làm TN phải lựa chọn một trong tất cả các ý ở cột phải để khi ghép hai ý lại ta được một khẳng định đúng. Do vậy các ý ở cột phải thường được gọi là các lựa chọn. Ví dụ Cho . Ghép mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải để được kết quả đúng. a) Điều kiện để tam thức có hai nghiệm trái dấu là b) Điều kiện để tam thức có hai nghiệm phân biệt là 2) n<0 c) Điều kiện để tam thức luôn luôn dương với mọi x là 3) 5) Lưu ý khi biên soạn câu hỏi dạng ghép đôi Số lựa chọn ở cột phải cần phải nhiều hơn số câu cần ghép ở cột trái nhằm tăng độ tin cậy của bộ trắc nghiệm, bởi nếu ngược lại thì khi đến cặp cuối cùng HS không cần suy nghĩ cũng nối đúng. Số ý trong mỗi cột không nên quá dài khiến cho HS mất quá nhiều thời gian để đọc và lựa chọn. Nên thiết kế khoảng 4 đến 5 ý là vừa phải. Chỉ được ghép mỗi ý ở cột trái với duy nhất một ý ở cột phải. Do đó có thể xảy ra trường hợp một ý ở cột phải được ghép với hai hay nhiều ý ở cột trái, nhưng không thể xảy ra trường hợp một ý ở cột trái ghép với hai hay nhiều ý ở cột phải. d) Câu hỏi dạng điền khuyết Câu hỏi dạng điền khuyết có thể được thiết kế theo hai dạng:hoặc là câu hỏi có lời đáp ngắn hoặc là câu khẳng định với một hay nhiều chỗ trống để HS phải điền bằng từ, cụm từ, kí hiệu, giá trị,... thích hợp. Câu trả lời cho dạng thứ nhất hoặc từ, cụm từ, kí hiệu,... cho dạng thứ hai có thể không cho trước hoặc có thể được cho trước để HS lựa chọn. Lưu ý khi biên soạn câu hỏi dạng điền khuyết Chỉ sử dụng dạng điền khuyết khi câu trả lời ngắn, có tiêu chuẩn đúng, sai rõ ràng và các từ, cụm từ, kí hiệu, giá trị... cần điền phải là đơn trị. Trên đây là một số điều lưu ý khi viết các câu hỏi TNKQ. Nếu người viết nắm vững kĩ thuật viết câu hỏi nhiều lựa chọn thì có thể viết được các câu hỏi TNKQ thuộc các dạng còn lại một cách thuận lợi vì hầu như chúng đều là các trường hợp đặc biệt của dạng nhiều lựa chọn.
Tài liệu đính kèm: