Tài liệu phân tích: Thuốc - Lỗ Tấn

Tài liệu phân tích: Thuốc - Lỗ Tấn

Truyện ngắn Thuốc được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng nổ.

Khi viết truyện ngắn này Lỗ Tấn muốn nói về căn bệnh đớn hèn của người Trung Quốc, nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: người Trung Quốc cần suy nghĩ thật nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

Người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn chính là Bác Hồ

 

doc 46 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu phân tích: Thuốc - Lỗ Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỐC
Lỗ Tấn
Truyện ngắn Thuốc được Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng nổ. 
Khi viết truyện ngắn này Lỗ Tấn muốn nói về căn bệnh đớn hèn của người Trung Quốc, nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: người Trung Quốc cần suy nghĩ thật nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
Người Việt Nam đầu tiên đọc Lỗ Tấn chính là Bác Hồ
Tóm tắt 
Vợ chồng Hoa Thuyên - chủ quán trà, có con trai bị ho lao (một trong những bệnh nan y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới cai ngục bánh bao chấm máu của tử tù mang về cho con ăn, vì cho rằng như thế nó sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc đứa con ăn bánh thì người khách xuất hiện ở quán trà, sau đó, một số người tiếp tục bàn tán về người tử tù vừa bị chém sáng nay. Thì ra, anh ta là Hạ Du - một nhà cách mạng kiên cường, nằm trong tù mà vẫn còn rủ lão đề lao " làm giặc". Nhưng chẳng ai hiểu gì về anh ta, nhiều người cho Hạ Du là điên.
Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãI tha ma cùng viếng mộ con. Dĩ nhiên, ăn bánh bao chấm máu tử tù không chữa khỏi bệnh lao, người con Hoa Thuyên đã chết, mộ của nó rất gần mộ Hạ Du. Hai bà mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ hạ Du có một vòng hoa "hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum". Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm một mình : "Thế này là thế nào ?". 
...THUỐC (1)
I 
Một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi, nhưng mặt trời chưa mọc. Tầng không xanh thẳm. Ngoài những giống đi ăn đêm, còn thì ngủ say cả. Lão Hoa Thuyên bỗng ngồi dậy, đánh diêm, thắp cái đèn nhầy nhụa những dầu là dầu. Ánh đèn trắng xanh sáng khắp hai gian quán trà. 
- Bố thằng Thuyên đi đấy à. 
Đó là tiếng một người đàn bà đã có tuổi. Ở buồng phía trong bỗng nổi lên một cơn ho. 
- Ừ. 
Lão vừa trả lời, vừa lắng tai nghe tiếng ho, vừa cài nút áo, rồi chìa tay ra, nói tiếp: 
- Đưa đây tôi. 
Bà Hoa sờ soạng một lúc lâu duới gối, lấy ra một gói bạc đồng, đưa cho chồng. Lão cầm lấy, bỏ vào túi áo, tay run run, vuốt hai ba lần phía ngoài túi, rồi thắp cái đèn lồng, tắt ngọn đèn con, đi vào buồng phía trong. Buồng phía trong có tiếng động lạch cạch, tiếp theo là một con ho. Đợi cơn ho dứt, lão mới khẽ nói: 
- Thuyên à! Con cứ nằm đấy! Công việc dọn hàng để mẹ con lo cho. 
Không nghe con nói gì, lão cho rằng nó đã yên tâm nằm ngủ lại rồi, bèn mở cửa đi ra. Bên ngoài, trời tối om, và hết sức vắng. Chỉ mặt đường xam xám là trông thấy rõ. Chiếc đèn lồng chiếu thẳng vào hai chân lão bước đều. Thỉnh thoảng, gặp một vài con chó, nhưng chẳng con nào buồn sủa. Trời lạnh hơn trong nhà nhiều, nhưng lão cảm thấy sảng khoái, như bỗng dưng mình trẻ lại, và ai cho phép thần thông cải tử hoàn sinh. Lão bước những bước thật dài. Trời cũng sáng dần và đường cũng càng lâu càng rõ. 
Đang chăm chú bước, bỗng lão giật mình nhìn thấy ngã ba đường đằng xa, trước mặt. Lão quay lại, đi mấy bước, tìm một cửa hiệu còn đóng kín mít, rẽ vào dưới mái hiên, tựa lưng vào cửa. Một lúc sau, lão thấy hơi lành lạnh. 
- Hừ! Một ông già! 
- Thích nhé ! . . . 
Lão lại giật mình, trố mắt nhìn. Có mấy người đi qua. Một người còn quay đầu lại nhìn lão. Lão không trông rõ là ai, nhung thấy ánh mắt cú vọ ngời lên, như người đói lâu ngày thấy cơm. Lão nhìn chiếc đèn lồng. Đèn tắt rồi. Lão đặt tay lên túi áo. Gói bạc vẫn cồm cộm ở đấy. Ngước đầu nhìn xung quanh, lão thấy bao nhiêu người kỳ dị hết sức, cứ hai ba người một, đi đi lại lại như những bóng ma. Nhưng nhìn kỹ thì lại chẳng lấy gì làm quái lạ nữa. 
Một lát, lại thấy mấy người lính đi đi lại lại. Đằng xa cũng thấy rõ miếng vải tròn màu trắng ở vạt áo trước và vạt áo sau; khi họ đi qua trước mắt thì thấy cả đường viền màu đỏ thẫm trên chiếc áo dấu (2) . Tiếng chân bước ào ào. Trong nháy mắt, bao nhiêu người đi qua. Những người tụm năm tụm ba lúc nãy bỗng cũng dồn lại một chỗ, rồi xô nhào tới như nước thủy triều, gần đến ngã ba đường thì bỗng đứng dừng lại, quây thành một nửa vòng tròn. 
Lão Thuyên cũng nhìn về phía đó, nhưng chỉ thấy lưng người mà thôi. Người nào người nấy dướn cổ ra như cổ vịt bị một bàn tay vô hình nắm lấy xách lên. Im lặng một lát. Bỗng hình như có tiếng động. Rồi cả đám xô đẩy nhau ào ào, lùi về phía sau đến chỗ lão đứng, chen lão suýt nữa ngã. 
- Này! Tiền trao cháo múc, đưa đây! 
Một người áo quần đen ngòm đứng truớc mặt lão, mắt sắc như hai lưỡi dao chọc thẳng vào lão làm lão co rúm lại. Hắn xòe về phía lão một bàn tay to tướng, tay kia cầm một chiếc bánh bao nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt . 
Lão vội vàng móc gói bạc trong túi ra, run run đưa cho hắn, nhưng lại ngại không dám cầm chiếc bánh. Hắn sốt ruột, nói to: 
- Sợ cái gì? Sao không cầm lấy? 
Lão còn trù trừ. Người mặc đồ đen giật lấy chiếc đèn lồng, xé toạc tờ giấy dán bên ngoài, bọc chiếc bánh lại nhét vào tay lão, tay kia thì giật lấy gói bạc, nắn nắn, rồi quay đi, miệng càu nhàu: 
- Cái lão này! 
- Chữa cho ai đấy? 
Lão Thuyên nghe hình như có người nào hỏi, nhưng lão không trả lời. Lúc này, lão còn để hết tinh thần vào cái gói bánh như nhà mười đời độc đinh nâng niu con, không chú ý đến gì nữa. Lão sẽ mang cái gói này về nhà, đem sinh mệnh lại cho con lão, và lão sẽ sung suớng biết bao! 
Mặt trời đã mọc, chiếu sáng con đường lớn đi về nhà lão, và cũng chiếu sáng cái bảng mục nát trên cái nhà bia ở ngã ba đường sau lưng lão, có đề bốn chữ thếp vàng đã nhạt màu: Cổ... đình khẩu. (4) 
II
Lão Thuyên về đến nhà thì quán hàng đã bày biện sạch sẽ, các dãy bàn trơn bóng sắp đặt ngăn nắp. Nhưng không có khách, chỉ có thằng Thuyên đang ngồi ăn cơm ở cái dãy bàn phía trong, mồ hôi trán nhỏ từng giọt to tướng, chiếc áo kép dính vào xương sống, hai xương vai gồ lên thành chữ "bát" in nổi. Thấy vậy, lão không khỏi chau mày. Bà Hoa từ trong bếp vội vã chạy ra, giương to mắt nói, đôi môi run run: 
- Có được không?
- Được rồi ! 
Hai người cùng trở vào bếp, bàn bạc một hồi. Bà Hoa lại đi ra, một lát cầm về một cánh lá sen già, trải lên mặt bàn. Lão cũng mở cái chao đèn, cầm chiếc bánh đẫm máu, lấy lá sen bọc lai. Thằng Thuyên đã ăn xong. Bà Hoa vội nói: 
- Thuyên, con cứ ngồi đấy, đừng vào trong này! 
Lão Thuyên vừa thổi lửa trong bếp, vừa cầm cái gói lá xanh và cái chao đèn rách nát loang lổ máu, dúi vào bếp. Ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán trà. 
- Thơm ghê nhỉ! Hai bác ăn quà sáng gì đấy? 
Cậu Năm Gù đi vào. Cậu ta ngày nào cũng lê la ở cái quán này, thường đến sớm nhất mà cũng về muộn hơn ai hết. Vừa đi vào, cậu ta liền ngồi vào cái bàn ở góc tường phía ngoài gần đường cái, hỏi ngay. Nhưng không ai trả lời. 
- Rang cơm đấy à? 
Vẫn không ai trả lời. Lão Thuyên vội vàng chạy ra, pha trà cho câu. 
- Thuyên ơi! Vào đây con! 
Bà Hoa gọi con vào nhà trong, giữa nhà đặt sẵn một chiếc ghế đẩu. Thuyên ngồi xuống. Bà ta bưng một cái đĩa lại, trên đĩa có vật gì tròn tròn, đen thui, nói rất khẽ: 
- Ăn đi con! Sẽ khỏi ngay thôi!... 
Thuyên cầm lấy vật đen thui, nhìn một lúc, có cảm giác rất lạ không biết thế nào mà nói, như đang cầm tính mệnh của chính mình trong tay. Y bẻ đôi ra, rất cẩn thận. Một làn khói trắng bốc ra từ lần vỏ cháy sém. Làn hơi tan dần, mới thấy đó là hai nửa miếng bánh bao bằng bột mì trắng. Không bao lâu, chiếc bánh đã nằm gọn trong bụng, mùi vị như thế nào cũng đã quên rồi. Trước mặt chỉ còn trơ lại chiếc đĩa không. Lão Thuyên đứng một bên, bà Hoa đứng một bên, trố mắt nhìn con như muốn rót vào người con một cái gì, đồng thời cũng muốn lấy ra một cái gì. Thuyên nghe tim mình đập mạnh không sao cầm nổi, đưa tay vuốt ngực. Lại một cơn ho. 
- Thôi con đi ngủ một giấc, sẽ khỏi ngay! 
Thuyên nghe lời mẹ, vừa ho vừa nằm xuống. Đợi nghe tiếng thở dìu dịu, bà Hoa mới nhẹ nhàng lấy chiếc mền kép vá chằng chịt đắp cho con. 
III
Quán trà đã đông khách. Lão Thuyên cũng bận, tay xách chiếc ấm đồng lớn, đi đi lại lại, pha trà. Hai mắt lão thâm quầng.
Một người râu hoa râm nói: 
- Ông Thuyên à! Mệt phải không? Hay là ốm đấy? 
- Có làm sao đâu? 
Người hoa râm chữa lời: 
- Không sao à? Ừ, nghe tiếng cuời thì không ra người ốm! 
- Chỉ vì ông ta lận đận quá! Giá thằng con... 
Cậu Năm Gù chưa dứt lời thì một người mặt thịt ngang phè từ ngoài đâm sầm vào. Hắn mặc chiếc áo vải màu huyền, không gài khuy, dải thắt lưng cũng màu huyền quấn ở ngoài, xộc xệch. Vừa vào, đã nói oang oang: 
- Đã ăn chưa? Đỡ rồi chứ? Ông Thuyên này! May phúc cho nhà ông đấy nhé! Phúc nhà ông, đấy là nhờ tôi biết tin sớm... 
Lão Thuyên một tay xách ấm trà, một tay buông xuống, vẻ cung kính, cười hề hề, lắng tai nghe hắn nói. Cả quán cũng cung kính lắng tai nghe hắn nói. Bà Hoa mắt cũng thâm quầng, tươi cười mang đến trước mặt hắn một cái chén, bỏ một nhúm trà và thêm vào một quả trám. Lão Thuyên liền đem nước sôi lại chế. 
Người mặt thịt ngang phè vẫn nói oang oang: 
- Cam đoan thế nào cũng khỏi. Thứ thuốc này đặc biệt lắm. Ông tính lấy về còn nóng hôi hổi, và ăn cũng còn nóng hôi hổi. 
Bà Hoa cám on hắn hết lời: 
- Thật đấy! Không có bác Cả Khang đây giúp cho thì đừng có hòng... 
- Cam đoan thế nào cũng khỏi. Ăn còn nóng hôi hổi thế kia mà! Bánh bao tẩm máu người như thế, lao gì ăn mà chẳng khỏi! 
Bà Hoa nghe nói đến "lao", sắc mặt hơi đổi khác, ý không được vui, có điều cũng gượng cuời, bỏ đi, ngượng nghịu. Nhưng bác Cả Khang không để ý đến, cứ giương cổ nói oang oang đến nỗi thằng Thuyên nằm ngủ trong nhà cũng phải ho lên như phụ họa theo. 
- Ừ, thằng Thuyên nhà ông may phúc thật! Nhất định khỏi thôi mà! Chẳng trách ông cứ cười cả ngày! 
Nguời râu hoa râm vừa nói vừa đi lại trước mặt bác Cả Khang, hạ thấp giọng nói: 
- Bác Cả này! Nghe nói tên phạm chém hôm nay là người họ Hạ. Con nhà ai đấy nhỉ? Tội gì thế hở bác? 
- Con nhà ai nữa! Con nhà bác Tứ chứ con nhà ai? Thằng quỷ sứ!
Bác Cả Khang thấy mọi nguội vểnh tai nghe, lấy làm thú lắm, những thớ thịt trên mặt nổi từng cục. Bác ta cao hứng nói càng to: 
- Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa, thế thôi. Lần này, tớ chẳng nước mẹ gì. Đến cái áo nó cởi ra, cũng lão Nghĩa, cái lão đề lao, mắt đỏ như mắt cá chép ấy, lấy mất. May nhất có thể nói là ông Thuyên nhà này, thứ đến là cụ Ba. Cụ ta được thưởng hai mươi lạng bạc trắng xóa, một mình bỏ túi tất, chẳng mất cho ai một đồng kẽm! 
Thằng Thuyên từ nhà trong ới ra, bước chậm chạp, hai tay ôm ngực, ho lấy ho để. Y vào bếp, xúc một bát cơm nguội, chan ít nước nóng, ngồi ăn. Bà Hoa bước theo con, khẽ nói:
- Thuyên! Con có đỡ tí nào không, con? Con vẫn cứ hay đói bụng thế à? 
- Cam đoan khỏi mà! 
Bác Cả Khang liếc nhìn thằng Thuyên một cái, rồi quay lại, tiếp tục câu chuyện với mọi người. 
- Cụ Ba đến là khôn! Giá cụ ta không đem thằng cháu ra thú thì cả nhà mất đầu hết. Nay thì được bao nhiêu là bạc! Còn cái thằng nhãi con ấy thì chẳng ra cái thá gì hết. Nằm trong tù rồi mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc!
Một anh chàng trạc hơn hai mươi tuổi ngồi dãy bàn sau, nghe nói tức máu: 
- Ái chà chà! Ghê nhỉ! 
- Anh có biết không, lão Nghĩa mắt cá chép đến lân la hỏi dò hắn thì hắn bắt chuyện ngay. Hắn nói: Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta (5) . Thử nghĩ xem, nói thế mà nói được à? Lão Nghĩa mắt cá chép c ... ó sức mạnh đặc biệt, một mặt vừa mỉa mai những lời “cam đoan nhất định khỏi” của lão Cả Khang, mặt khác vừa phủ nhận công năng của loại thuốc “đặc biệt” đó. Tiếng ho của thằng Thuyên và giọng nói “oang oang” của Cả Khang cứ đan xen lẫn nhau, tạo thành một hòa âm đau đớn, vang lên từ không gian ngột ngạt đầy tử khí đó. Câu chuyện chỉ diễn ra trong chưa đầy một ngày, bắt đầu từ thời điểm tờ mờ sáng và kết thúc sau đó vài giờ, song lại hàm chứa những tầng ý nghĩa sâu xa, buộc người đọc phải nghiền ngẫm nghĩ suy về thuốc ở đây là gì? Có phải chỉ là thuốc chữa bệnh thể xác đơn thuần hay là thuốc cần để chữa trị căn bệnh tinh thần, chữa trị vấn đề nhận thức mà không chỉ có những người có “râu hoa râm” cậu Năm Gù hay anh chàng “trạc hai mươi tuổi” kể cả Hạ Du nữa cũng đang cần đến ?
Phần IV đóng vai trò phần kết hay phần hợp của câu chuyện và được thay bằng một không gian khác: không gian nghĩa địa. Nhân vật chính của bức tranh này là hai bà mẹ. Họ đều có điểm chung là có con bị chết trẻ, họ cùng đến nghĩa địa để viếng con. Những người con của họ đều được chôn tại “miếng đất dọc chân thành phía Tây vốn là đất công”. Điều khác biệt là những đứa con ấy được chôn ở hai phía của nghĩa địa được ngăn cách bằng “con đường mòn, nhỏ hẹp, cong queo” do “những người hay đi tắt giẫm mãi mà thành”. Con đường tạo ra bởi thói quen, bởi thành kiến ngự trị lâu ngày, thói quen ăn sâu thành nếp nghĩ trong đầu óc mọi người, bởi thế con đường này không chỉ để đi mà con đường này còn là con đường của thành kiến, được tạo ra bằng sự u mê, dẫn tới sự đối xử không bình thường, thành sự ngăn cách tự nhiên, bất khả kháng của những con người trong xã hội ấy. Đứa con của bà Hoa được chôn ở “phía tay phải” nơi dành cho “những người nghèo”, còn đứa con của bà Hạ thì chôn ở phía tay trái, nơi dành cho “những người chết chém hoặc chết tù”. Con đường trở thành ranh giới ước định giữa “dân” và “giặc”. Điểm nổi bật lên từ nghĩa địa này là “cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ” mà từ đó toát lên ý nghĩa biểu trưng là các nhà giàu, tức tầng lớp thống trị trong xã hội Trung Hoa thời đó, tồn tại trên sự hi sinh xương máu của “dân” và của “giặc”, “dân” bị bóc lột, bị bần cùng hóa mà chết dần chết mòn trong đói khổ, còn nếu chống đối thì bị qui là “giặc” và tất yếu là phải chết. Cả hai loại chết đều cùng vì khổ đau, vì bị áp bức nhưng lại bị phân biệt đối xử rõ ràng qua hai nửa của nghĩa địa được ngăn cách bằng con đường của thành kiến mê muội ấy. Điều đó thể hiện qua hình ảnh “bà kia ngập ngừng không dám bước tới nữa, sắc mặt xanh xao bỗng đỏ lên vì xấu hổ”, bởi lẽ phần mộ của con bà nằm bên phía dành cho người “chết tù hoặc chết chém” tuy “nấm mộ” của con bà “với nấm mộ của thằng Thuyên nằm cùng một hàng, chỉ cách con đường mòn ở giữa”.
Việc vượt qua ranh giới định kiến ấy mang một ý nghĩa biểu tượng quan trọng song để có điều ấy thì phải có một biến cố. Đó là vòng hoa trên mộ Hạ Du, “một vòng hoa, hoa hồng hoa trắng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”. Vòng hoa ấy đã làm cho bà Hạ “tay chân hơi run lên, rồi loạng choạng lùi lại mấy bước, mắt trợn trừng ngơ ngác” mà nhìn thấy sự việc đó bà Hoa “cầm lòng không đậu” đã “bước sang bên kia đường mòn”. Như vậy động lực thúc đẩy bà Hoa vượt qua con đường ranh giới giữa những ngôi mộ của người chết nghèo với những ngôi mộ của người chết chém chính là tình thương. Có thể bà Hoa không biết chiếc bánh bao mà con bà đã ăn với hi vọng khỏi bệnh song điều đó không thành, đã được tẩm bằng máu của chính Hạ Du, nhưng nếu bà có biết sự thật đó thì, trước hết, bà đau nỗi đau đồng cảm, nỗi đau của những bà mẹ mất con, cho nên bà “sợ bà kia thương con quá” mà “phát điên”. Và rồi cũng như bà Hạ, bà Hoa ngạc nhiên: “Cả hai bà, mắt mờ từ lâu rồi, nhưng nhìn những cánh hoa trắng hoa hồng kia thì còn thấy rõ”. Để so sánh, “bà Hoa vội nhìn về phía mộ con mình và những nấm mộ khác xung quanh, chỉ thấy vài nụ hoa không sợ lạnh, bé tí, trắng trắng, xanh xanh”. Sự so sánh đó đã khiến bà ngạc nhiên và sự ngạc nhiên đó lại càng được tăng lên qua phát ngôn của bà Hạ: “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi!... Thế này là thế nào? Rõ ràng vòng hoa ấy không phải ngẫu nhiên mà là vòng hoa có chủ và được đặt vào mộ Hạ Du một cách có chủ ý. Song ai là chủ nhân của vòng hoa ấy thì cả hai bà đều không biết được và bà Hạ chỉ luôn nghĩ đến nỗi oan khuất của con mình. Nỗi oan mà chính bà con họ hàng của bà đã gây ra và càng không ai dám đến đó nữa để khỏi phải liên lụy. Bà cũng chưa nghĩ được xa hơn đến những đồng đội, đồng chí của Hạ Du, tới những người cùng chí hướng với Hạ Du. “Hoa không nhiều lắm, xếp thành vòng tròn tròn, không lấy gì làm đẹp, nhưng cũng chỉnh tề”, trở thành biểu tượng của sự thống nhất ý chí, của sự đoàn kết, của một niềm tin mới được khơi dậy. Khác với đám người “tụm năm tụm ba” tại ngã ba đường trên kia mà cũng chỉ xếp được nửa vòng tròn thì ở đây vòng tròn đã rõ nét, đã liền khối, và cho dù chưa tròn lắm song cũng đã định hình. Tất cả khơi gợi trong tâm trí bà Hạ một điều gì đó, một cảm thức nào đó khó tả. Câu hỏi: “Thế là thế nào nhỉ?” cứ trăn đi trở lại trong lòng bà Hạ, song nó đã có định hướng bằng một hình tượng đầy biểu trưng khác, đó là hình ảnh con quạ. Có thể bà Hoa cũng không biết tên bà Hạ cũng như bà Hạ không biết tên bà Hoa. Sự gặp gỡ của họ chỉ là ngẫu nhiên vì tiết thanh minh, theo truyền thống văn hóa Trung Hoa, ai cũng đi tảo mộ, thăm mộ. Nhưng tác giả đã cố ý xếp đặt để cho họ gặp nhau vào thời điểm hợp lí đó và vào tiết thanh minh mùa xuân, cho dù lúc ấy “trời vừa rạng” thì hơi ấm tình người của họ kết hợp với vòng hoa bất ngờ trên mộ Hạ Du cũng sưởi ấm cho họ, khơi dậy cho họ một niềm tin vào một cái gì đó mới mẻ mà họ cũng chưa biết được. Không gian ở đây cũng rộng lớn hơn và tuy vẫn phảng phất màu sắc ảm đạm vì là nghĩa trang nhưng điều khác biệt là không gian này đã có thêm chiều cao vươn tới, nó không còn bị giới hạn và ngột ngạt như không gian ngôi nhà - quán trọ. Tính chất ảm đạm, thê lương của không gian nghĩa trang cũng được giảm bớt khi sự sống mới bắt đầu trở lại, khi con người đã nhận ra được con đường tất yếu mà họ phải đi, khi tình người được nối lại, khi khối đoàn kết dân tộc thống nhất được tạo ra.
Con quạ là một hình ảnh đặc biệt và có ý nghĩa biểu trưng trong phần kết truyện. Khi đang cố nhìn ngó xung quanh để xem ai đã đến đặt vòng hoa lên mộ con bà thì bà Hạ chỉ nhìn thấy “một con quạ đen đậu trên cành khô trụi lá”. Tiếng khóc của bà Hạ cất lên sau đó là lời kết án, theo luật nhân quả báo ứng trong tâm thức của những người dân bình thường: “chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bị báo ứng thôi”. Con quạ trong văn hóa Trung Hoa có một ý nghĩa khác với quan niệm dân gian của Việt Nam. Ở Việt Nam, con quạ là kẻ tham ăn, vì thế nó đã phải mang bộ lông màu đen suốt đời, là biểu tượng của điềm dữ, thường gắn liền với những bất hạnh của con người. Con quạ vốn là loài chim phổ biến ở các nước xứ lạnh. Trong văn hóa Trung Hoa cũng như trong văn hóa Nhật Bản, con quạ là biểu tượng của “đức hiếu thảo”(1), cho nên lời cầu khẩn của bà Hạ: “Nếu hồn con quả thật đang ở đây nghe lời mẹ nói thì con ứng vào con quạ kia, đến đậu vào nấm mộ con cho mẹ xem, con ơi!” cũng cho thấy quan niệm văn hóa đặc biệt đó. Cho dù “con quạ vẫn đậu trên cành khô trụi lá, rụt cổ lại, im lìm như đúc bằng sắt” thì trong cảm thức bà Hạ vẫn sống dậy một niềm tin. Ngoài ra, người Hán xem quạ như một dấu hiệu thần kì để tái lập trật tự xã hội, người Nhật xem quạ là biểu tượng của tình cảm gia đình. Đối với người Trung Hoa, quạ là con chim của mặt trời, là hiện thân của mặt trời, là “kim ô” mà câu chuyện Hậu Nghệ bắn mặt trời luôn được truyền tụng đã cho thấy điều đó. Số là thượng đế phái mười con quạ mang ánh sáng từ cây dâu của mặt trời đi khắp bốn phương tám hướng, nhưng chúng thường tụ tập với nhau một chỗ khiến cho mặt đất nứt nẻ, bốc cháy. Hậu Nghệ đã bắn chết chín con, chỉ còn một con sợ quá trốn biệt sau phải nhờ con gà cất tiếng gáy để gọi về.
Hình ảnh hai bà già cùng đi về, bên nhau, có thể sóng đôi hoặc kẻ sau người trước, song đều cùng về, tạo ra sự tiếp nối mà ghép tên của hai bà, Hoa và Hạ, thì sẽ có ngay tên gọi của Trung Hoa hùng mạnh, thống nhất và thái bình cổ xưa: đất nước Hoa Hạ. Họ cùng bước trên một con đường chung, con đường đó không có ngã ba nào. Kết hợp hình ảnh hai người cùng đi ấy với hình ảnh con quạ cất lên một tiếng kêu “rất to”, rồi “xòe đôi cánh, nhún mình” và “vút bay thẳng về phía chân trời xa”, “như một mũi tên” và gắn với kiểu thức tư duy của Trung Hoa coi quạ là mặt trời thì con quạ bay lên đồng nghĩa với mặt trời đã mọc, là dấu hiệu của một trật tự xã hội mới đã xuất hiện, thì ta sẽ thấy rõ hơn niềm tin của Lỗ Tấn vào tương lai, vào sự thức tỉnh của những người dân vốn trước đây mê muội, đã từng sử dụng bánh bao tẩm máu người để làm thuốc. Họ đã thức tỉnh, họ đã biết cùng sát cánh bên nhau. Con đường ngăn cách hai loại người chết trong cùng một nghĩa địa không còn là ranh giới ngăn cách hai bà mẹ nữa. Ranh giới ấy đã bị xóa nhòa. Vòng hoa trên mộ Hạ Du trở thành vòng hoa biểu trưng cho sự chiến thắng, của tình người vốn bị cuồng tín, mê muội chia cắt nay đã lại nối liền thành một khối thống nhất. Một sức mạnh mới đã hình thành. Phần IV mang lại cho độc giả những kết luận quan trọng mà tác giả gửi gắm và gợi mở một tương lai, thắp sáng và thức tỉnh mọi người, bằng sự hợp nhất những con người vốn bị chia rẽ.
1Câu chuyện nhẹ nhàng, không có xung đột gay cấn, song với cách thức tổ chức theo hệ thống khai - thừa - luận – kết, khai – thừa – chuyển - hợp, đã tạo thành một cốt truyện hoàn chỉnh, chặt chẽ, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa đẹp về mặt kết cấu, tổ chức nghệ thuật, vừa chuyển tải được một nội dung mang tính cách mạng cao. Câu chuyện được tái hiện trong hai không gian khác nhau, mỗi không gian đều có những nét riêng, độc đáo, đều nhằm nhấn mạnh một khía cạnh riêng của chủ đề. Câu chuyện diễn ra trong hai không gian đều có khung thời gian được kể là một buổi sáng, tạo ra một kiểu trùng lặp nhằm nhấn mạnh sự thay đổi về nhận thức của con người. Điều khác biệt là buổi sáng của không gian thứ nhất thuộc về mùa thu, mùa của sự tàn tạ, héo hon, của sự buồn bã chia li, còn buổi sáng của không gian thứ hai gắn với mùa xuân, mùa của sự sống trỗi dậy, mùa của sự sinh sôi nảy nở, cho dù trong không gian thứ hai có hình ảnh cành cây khô trụi lá, nhưng “những cây dương liễu” đã “đâm ra được những mầm non bằng nửa hạt gạo”. Sự chuyển đổi các không gian theo mùa, do đó, cũng tạo ra ý tưởng về sự phát triển đi lên, tạo ra niềm tin và khơi dậy niềm lạc quan tin tưởng, tạo ra ấn tượng về sự thay đổi cuộc đời mang tính chất chu kì “bĩ cực thái lai” của truyền thống tâm thức Trung Hoa. Vì thế Thuốc vẫn luôn là một trong những sáng tạo nghệ thuật tài ba của nhà văn Lỗ Tấn. Thứ thuốc mà quần chúng nghèo khổ Trung Hoa cần có đã được chỉ ra. Đấy cũng là thứ thuốc mà độc giả thu nhận được qua thông điệp nghệ thuật của nhà văn
____________
(1) Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Nxb. Đà Nẵng - Trường Viết văn Nguyễn Du, 1997, tr.750.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUOC Lo Tan tai lieu hay.doc