Tài liệu ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn Địa lí - Ban chuẩn

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn Địa lí - Ban chuẩn

Câu 1:Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ?

Trả lời : Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX đã có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta :

 - Xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng được tăng cường đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế-xã hội đất nước.

 - Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kĩ thuật và tăng cường liên kết hoá đã cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn vốn và khoa học kĩ thuật, cũng như học tập được kinh nghiệm sản xuất từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước.

 - Đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, đòi hỏi cần phải có những đối sách thích hợp nhằm phát triển ổn định và bền vững về kinh tế-xã hội.

 

doc 69 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1304Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn Địa lí - Ban chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN ĐỊA LÍ – 
Ban CHUẨN- 2009
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MÔN ĐỊA LÍ – Ban CHUẨN- 2009
Bài
Kiến thức cơ bản
Câu hỏi ôn luyện & Trả lời tóm tắt
Bài 1:
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
 Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội. 
	- Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979, được khẳng định từ Đại hội Đảng lần VI ( năm 1986 ), đưa nền kinh tế -xã hội nước ta phát triển theo ba xu thế :
	 + Dân chủ hoá đời sống kinh tế-xã hội. 
	 + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. 
	 + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. 
	- Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn : nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. 
	- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu sắc với quốc tế và khu vực thể hiện qua việc gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế ( ASEAN, APEC, WTO) đã đem lại những kết quả to lớn : thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển ngoại thương, hợp tác giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị
	- Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
Câu 1:Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc Đổi mới ở nước ta ?
Trả lời : Bối cảnh quốc tế trong những năm cuối thế kỉ XX đã có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta :
	- Xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng được tăng cường đã thúc đẩy quá trình hội nhập, đổi mới nhanh chóng và toàn diện nền kinh tế-xã hội đất nước. 
	- Việc phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, kĩ thuật và tăng cường liên kết hoá đã cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn vốn và khoa học kĩ thuật, cũng như học tập được kinh nghiệm sản xuất từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước. 
	- Đặt nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, đòi hỏi cần phải có những đối sách thích hợp nhằm phát triển ổn định và bền vững về kinh tế-xã hội. 
Câu 2: Hãy nêu các thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta? 
 Trả lời : Công cuộc đổi mới ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn :
	- Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài, lạm phát được đẩy lùi. 
	- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao ( trên 8% trong suốt giai đoạn từ năm 2005 đến nay)
	- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ( giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và khu vực III ). 
	- Cơ cấu lãnh thổ kinh tế cũng có sự chuyển biến rõ rệt: cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ quan trọng. 
 - Đời sống của nhân dân không ngừng được tăng lên, giảm tỉ lệ nghèo của cả nước. 
Câu 3 : Nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập ở nước ta. 
 Trả lời : Các định hướng chính :
	- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. 
	- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. 
	- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. 
	- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. 
	- Có giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. 
	- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường. 
Bài 2-
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí
	- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. 
	- Nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng. 
 2. Phạm vi lãnh thổ
	Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất liền, vùng biển và vùng trời. 
	- Vùng đất liền có diện tích 331. 212 km2. 
	- Vùng biển có diện tích khoảng 1 triệu km2. 
	- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất liền và vùng biển. 
 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và pham vi lãnh thổ
 Ý nghĩa tự nhiên
Ý nghĩa kinh tế, văn hoá-xã hội và an ninh quốc phòng
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. 
- Phong phú, đa dạng về tự nhiên ( khoáng sản, sinh vật, phân hoá theo Đông-Tây, Bắc-Nam, thấp-cao )
- Nhiều thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán)
- Giao thông thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với nhiều nước. 
- Phát triển nhiều ngành kinh tế biển. 
- Nằm trong khu vực kinh tế năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. 
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta. 
Trả lời :
a) Vị trí địa lí :
	- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. 
	- Vị trí bán đảo, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. 
	- Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng. 
 b) Phạm vi lãnh thổ :
	- Hệ toạ độ địa lí :
	 + Điểm cực Bắc : 23023’ B ( xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang )
	 + Điểm cực Nam : 8034’ B ( xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau )
	 + Điểm cực Tây : 102009’ Đ (xã Sín Thầu, tỉnh Điện Biên )
	 + Điểm cực Đông : 109024’ Đ ( xã Vạn Thạnh, tỉnh Khánh Hoà )
	- Phạm vi lãnh thổ : gồm 3 bộ phận :
	 + Vùng đất : là toàn bộ phần đất liền và hải đảo. Có đường biên giới chung với các nước : Trung Quốc ( 1400 km ), Lào ( 2100 km ), Campuchia ( 1100 km )
	 + Vùng biển : Diện tích trên 1 triệu km2. Đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên. 
	 + Vùng trời : là khoảng không gian bao trùm lên trên vùng đất và vùng biển nước ta. 
Câu 2 : Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về tự nhiên, kinh tế, văn hoá-xã hội và an ninh quốc phòng. 
Trả lời :
 a) Ý nghĩa tự nhiên :
	- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa : giàu nhiệt, ẩm và ánh sáng, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều. 
 - Nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á-Thái Bình Dương và là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú. 
 - Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên : theo Bắc-Nam, Đông-Tây, thấp-cao. 
 * Khó khăn : Thường chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh
 b) Ý nghĩa kinh tế, văn hoá-xã hội và an ninh quốc phòng :
 - Về kinh tế :
	 + Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. 
	 + Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. 
	* Khó khăn : Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt. 	
 - Về văn hoá-xã hội :
	 Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hửu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực. 
	- Về chính trị và quốc phòng :
	 + Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. 
	 + Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. 
	* Khó khăn : Đường biên giới dài ( trên bộ và trên biển ) nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng. 
Bài 4 : 
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Giai đoạn Tiền Cambri ( diễn ra cách đây khoảng 2, 5 tỉ năm, kéo dài khoảng 2 tỉ năm )
	- Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam : đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển, chỉ xuất hiện một số mảng nền cổ ( vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum )
	- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam, chỉ diển ra trên một phạm vi hẹp , các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu, sinh vật hầu như chưa phát triển.
Câu 1: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta đã trải qua những giai đoạn nào ?
Trả lời:
 Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta trải qua ba giai đoạn :
	- Giai đoạn tiền Cambri : giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất- khoảng 2 tỉ năm. 
	- Giai đoạn Cổ kiến tạo : tiếp nối giai đoạn tiền Cambri, kéo dài 477 triệu năm. 
	- Giai đoạn Tân kiến tạo : tiếp nối giai đoạn Cổ kiến tạo, kéo dài cho tới ngày nay. 
Câu 2 : Vì sao giai đoạn tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam ?
Trả lời:
 Giai đoạn tiền Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta là vì :
	- Trái Đất lúc đó còn có nhiều biến động lớn và chưa được hình thành rõ ràng. Đại bộ phận nước ta còn là đại dương, các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. 
	- Trên lãnh thổ Việt Nam lúc đó chỉ có các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum tạo thành những điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ Việt Nam về sau. 
Câu 3 : Nêu những đặc điểm chính của giai đoạn tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta. 
Trả lời :
 Các đặc điểm của giai đoạn tiền Cambri :
	- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam. 
	 + Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta có tuổi cách đây 2-3 tỉ năm được tìm thấy ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn. 
	 + Giai đoạn này diển ra ở nước ta trong thời gian dài khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm. 
	- Chỉ diển ra trong một phạm vi hẹp trên một phần lãnh thổ nước ta hiện nay. 
 Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi với các mảng nền cổ như vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã, khối nhô Kon Tum. 
	- Ở giai đoạn này các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. 
 Thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển mới xuất hiện ban đầu còn rất mỏng. Sinh vật bắt đầu xuất hiện ở dạng sơ khai như tảo, động vật thân mềm. 
1.Giai đoạn Cổ kiến tạo (diễn ra cách đây 542 triệu năm, kéo dài tới 477 triệu năm)
	- Là giai đoạn hình thành và ổn định lãnh thổ :
	 + Phần lớn lãnh thổ được các vận động kiến tạo nâng lên thành các vùng đất liền : vận động uốn nếp và nâng lên ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, hoạt động macma mạnh ở Trường Sơn Nam. 
	 + Các hoạt động bào mòn, hạ thấp lãnh thổ cũng liên tục diễn ra. 
 + Các khoáng sản được hình thành : đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý. 
	 + Cảnh quan địa lí nhiệt đới phát triển : sinh vật phát triển mạnh mẽ, những khối núi đá vôi hùng vĩ và các mỏ than lớn được hình thành. 
 2 Giai đoạn Tân kiến tạo (cách đây khoảng 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn đến ngày nay )
	- Hoàn thiện các kiến trúc cổ hình thành từ giai đoạn trước. 
	- Các hoạt động biến đổi, phát triển dần dần xác lập và hoàn chỉnh lãnh thổ nước ta như ngày nay. 
	- Các hoạt động địa chất vẫn còn đang tiếp diễn trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu 1: Nêu những đặc điểm chính của giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta
Trả lời:
 Những đặc điểm chính của giai đoạn Cổ kiến tạo :
	a) Diển ra trong một thời gian khá dài, tới 477 triệu năm. 
	Bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm và chấm dứt vào kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm. 
 b) Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta. 
	-  ... ới trung tâm Vũng Tàu và các điểm du lịch khác như: Côn Đảo, Long Hải Du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.
- Mở rộng cảng biển, hiện đại hóa hệ thống cảng sông Sài Gòn sẽ tác động mạnh mẽ tới các ngành giao thông vận tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu
- Khai thác tốt ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản sẽ tác động mạnh đến các ngành công nghiệp chế biến.
Câu 4. Hãy nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
Trả lời
- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc, hóa dầu. Phát triển mạnh cụm khí điện Phú Mỹ.
- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở những vũng, vịnh có tiềm năng.
- Tập trung khai thác, phát tiển du lịch biển.
- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu, cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.
- Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển cần chú ý giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường.
Bài 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.
- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của đổng bằng Sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với sự phát triển kinh tế của vùng.
- Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến đồng bằng Sông Cửu Long thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.
- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của đồng bằng Sông Cửu Long trên Át lát địa lí Việt Nam.
Câu 1: Nêu các bộ phận hợp thành đồng bằng Sông Cửu Long?
Trả lời
- Đồng bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 40 nghìn km2, chiếm 12% diện tích toàn quốc và số dân hơn 17,4 triệu người năm 2006, chiếm 20,7 % dân số cả nước.
- Là đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, bao gổm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu ( thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông ( đồng bằng Cà Mau).
 Những điều kiện tự nhiên nào giúp cho đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước ? 
Trả lời
- Có diện tích rộng lớn hơn 4 triệu ha, trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoảng 3 triệu ha.
- Đất phù sa màu mỡ, đặc biệt 1,2 triệu ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu.
- Ngoài ra còn có các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khác như khí hậu, nguồn nước thích hợp cho trồng lúa.
- Bên cạnh trở ngại lớn nhất của vùng là đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, thiếu nước vào mùa khô và sự chậm phát triển của một số ngành kinh tế khác.
Câu2. Trình bày thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển KT-XH. 
Trả lời
a. Thế mạnh;
- Đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, hoa màu.
- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lượng mưa lớn từ 1300-2000mm/năm thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất, sinh hoạt.
- Khí hậu cận xích đạo thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên sinh vật phong phú. Thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, rừng tràm. Động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.
- Tài nguyên biển phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, diện tích mặt nước rộng lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
- Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí.
b. Hạn chế
- Thiếu nước mùa khô
- Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
- Lũ lụt, hạn hán.
Câu 3: Để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải giải quyết những vấn đề chủ yếu nào ?
Trả lời
- Thiết lập công trình thủy lợi để tháo chua, rửa mặn cho đất
- Mở rộng diện tích canh tác
- Thâm canh , tăng vụ.
- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp 
Câu 3. Cho bảng số liệu: Cơ cấu sử dụng đất ở đông bằng sông Cửu Long, năm 2005
Các loại đất
Tỉ lệ %
Đất nông nghiệp
63,4
Đất lâm nghiệp
8,8
Đất chuyên dùng
5,4
Đất ở
2,7
Đất chưa sử dụng
19,7
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 2005.
Qua biểu đồ, rút ra nhận xét về cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long
Trả lời.
a. Vẽ biểu đồ.
- Vẽ biểu đồ hình tròn
- Yêu cầu: Ghi đầy đủ tên biểu đồ, có kí hiệu và chú thích cho từng loại đất, ghi số liệu vào biểu đồ.
b. Nhận xét và giải thích.
* Nhận xét.
- Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long rất khác nhau.
+ Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn ( 63,4 % )
+ Diện tích đất chưa sử dụng còn quá lớn ( 19,7 % )
+ Diện tích đất lâm nghiệp quá ít ( 8,8 % )
+ Diện tích đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỉ lệ quá nhỏ.
Câu 4. Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: tạ/ha)
Năng suất lúa cả năm của cả nước, của đồng bằng sông Hồng, và đ.bằng sông Cửu Long
Năm
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
1995
36,9
44,4
40,2
2000
42,2
55,2
42,3
2005
48,9
54,3
50,4
Hãy vẽ biểu đồ so sánh năng suất lúa của cả nước, của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Qua biểu đồ rút ra nhận xét về năng suất lúa của 3 khu vực nói trên.
Trả lời
a. Vẽ biểu đồ hình cột gộp nhóm 
b. Nhận xét.
- So sánh năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long với năng suất lúa của cả nước và đồng bằng sông Hồng:
+ Năm 1995: Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn đồng bằng sông Hồng 4,2 tạ/ha và cao hơn năng suất trung bình cả nước là 3,3 tạ/ha.
+ Năm 2000: Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn đồng bằng sông Hồng 12,9 tạ/ha và thấp hơn năng suất trung bình cả nước là 0,1 tạ/ha.
+ Năm 2005 Năng suất lúa đồng bằng sông Cửu Long tăng lên nhanh và chỉ thấp hơn đồng bằng sông Hồng 3,9 tạ/ha và cao hơn cả nước là 1,5 tạ/ha.
- So sánh tốc độ tăng của năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long với cả nước và đồng bằng sông Hồng:
+ Giai đoạn 1995 – 2000: đồng bằng sông Cửu Long tăng chậm hơn cả nước và đồng bằng sông Hồng.
+ Giai đoạn 2000-2005: Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh nhất, tăng 1,19 lần, trong khi đó cả nước tăng 1,15 lần, còn đồng bằng sông Hồng lại giảm.
Bài 42: 
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ,AN NINH QUỐC PHÒNG 
Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
Đánh giá tổng quan về các nguồn lợi biển, đảo của nước ta
- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta
- Biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
- Xác định được các đảo, quần đảo, huyện đảo trên Atlat địa lý Việt Nam
Câu 1. Hãy cho biết vùng biển nước ta bao gồm những bộ phận nào ? Vì sao Việt Nam cần tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong quản lý các vấn đề về biển và thềm lục địa ? 
Trả lời
- Nội thủy: Là phần nước ven bờ phía bên trong đường cơ sơ. Có ý nghĩa chủ quyền như đất liền (theo công ước quốc tế về luật biển năm 1982)
- Lãnh hải ( rộng 12 hải lý )
- Vùng tiếp giáp lãnh hải ( 12 hải lý )
- Vùng đặc quyền kinh tế ( 200 hải lý tính từ đường cơ sở )
- Vùng thềm lục địa ( 200 hải lý đến tối đa 350 hải lý ) 
 Với định nghĩa này, vùng biển đặc quyền kinh tế nước ta có diện tích ước khoảng 1 triệu km2 trên tổng 3,7 triệu km2 điện tích của Biển Đông ( vùng biển lớn thứ 2 thế giới)
Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng.
- Là nhân tố tạo sự phát triển bền vững, ổn định trong khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích nhất ở Biển Đông
Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước.
Câu 2. Nêu những điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển?
Trả lời
- Nguồn lợi sinh vật: Cá , tôm, mực, hải sâm ,bào ngư, sò huyết, yến
- Tài nguyên khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên
- Phát triển giao thông vận tải biển: do nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng
- Phát triển du lịch biển, đảo: Có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
Bài 43 : CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
Vai trò và đặc điểm của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta .
- Quá trình hình thành và thực trạng phát triển của 3 vùng kinh tế.
- Vị trí , vai trò, nguồn lực và hướng phát triển chính của vùng kinh tế trọng điểm
- Xác định được trên Atlat địa lý việt Nam 3 vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh, thành phố ( cấp tỉnh ) và các thành phố trực thuộc trung ương của mỗi vùng.
Câu 1. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ?
 Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:
+Nước ta đi lên từ diểm xuất phát thấp. Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế tuy có những điểm khởi sắc, song trình độ phát triển vẫn còn nhiều hạn chế, vì thế cần phải có đầu tàu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước.
+Nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội của nước ta tương đối phong phú, đa dạng, nhưng lại có sự phân hóa theo các vùng. Nước ta còn là một nước nghèo, nguồn vốn trong nước có hạn. Rõ ràng, trong chiến lược đầu tư với nguồn vốn hạn chế thì phải lựa chọn cách thức đầu tư có hiệu quả, nghĩa là đầu tư có trọng điểm.
+Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nước ta đã và đang thu hút được nhiều đầu tư từ nước ngoài. Đây là nguồn vốn quan trọng góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Song muốn thu hút các nhà đầu tư, cần phải tạo ra các vùng thuận lợi, hấp dẫn cho họ đầu tư vào nước ta.
 Tất cả các điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
Câu 2. Vùng kinh tế trọng điểm nước ta có đặc điểm gì về phạm vi lãnh thổ, thế mạnh và hướng phát triển ?
 Tiêu chí
Vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc
Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam
Diệntích,%socả nước
15,3 nghìn km
( chiếm 4,7 % )
27,9 nghìn km
( chiếm 8,5 % )
36 nghìn km
( chiếm 9,2 % )
Dân số % so với cả nước
13,7 triệu người
( chiếm 16,3 % )
6,3 triệu người
( chiếm 7,4 % )
15,2 triệu người
( chiếm 18,1% )
Phạm vi
Hà Nội, Hưng yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Thừa Thiên- Huế,
Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Thế mạnh
- Vị trí thủ đô Hà Nội
- quốc lộ 5 và 18 là các tuyến giao thông gắn kết cả Bắc Bộ và cụm cảng Hải Phòng
- Cảng nước sâu Cái Lân
- Lao động dồi dào, chất lượng cao
- Có nền văn minh lúa nước lâu đời.
- Nhiều ngành công nghiệp truyền thống. 
- Dịch vụ du lịch phát triển mạnh
- Vị trí chuyển tiếp Bắc -Nam
- Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất, sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai.
- Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.
- Thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông- lâm- thủy sản
- Bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng Bằng sông Cửu Long.
- Tiềm năng dầu khí lớn nhất cả nước.
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
- Tập trung nhiều lao động kĩ thuật cao.
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất về công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu của cả nước.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kĩ thuật phát triển mạnh.
- Tập trung vốn đầu tư nước ngoài.
Trần Như Thảo – THPT Hương Trà- tổng hợp & biên soạn – tháng 4, 2009
Địa chỉ liên lạc: ĐT : 054-3558371 - E mail: thaonhutran@gmail.com – Web site: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI TOT NGHIEP THPT MON DIA (HAY).doc