Tài liệu ôn thi TNTHPT môn Ngữ Văn

Tài liệu ôn thi TNTHPT môn Ngữ Văn

 Bài 1

GIỚI THIỆU CÁC KĨ NĂNG LÀM BÀI THI

I.Kĩ năng làm bài với câu hỏi 2 điểm.

1. Câu hỏi về tác giả và sự nghiệp sáng tác thì làm theo các bước sau:

- Tên tuổi, bút danh, năm sinh, năm mất.

- Quê quán.

- Thành phần gia đình.

- Qua trình trưởng thành hoặc quá trình hoạt động.

- Nêu 3 tác phẩm chính chọn những tác phẩm dễ nhớ

- Nêu nội dung và nghệ thuật các sáng tác của tác giả đó.

2. Câu hỏi về ý nghĩa nhan đề.

- Giải thích nghĩa đen của nhan đề.

- Chỉ ra các nghĩa tượng trưng – tức là nghĩa bóng.

3. Câu hỏi về giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Giá trị nội dung: trước hết nêu nội dung nghĩa đen của văn bản tức là trả lời câu hỏi văn bản đó viết cái gì? Kể cái gì? Miêu tả cái gì?. Sau đó nêu các nghĩa bóng, nghĩa tương trưng.

- Giá trị nghệ thuật: thì trả lời theo ba câu hỏi sau: Ngôn ngữ của văn bản như thế nào? Biện pháp tu từ nào được sử dung?Cách xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống, hình ảnh như thế nào?

 

doc 68 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi TNTHPT môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1 
GIỚI THIỆU CÁC KĨ NĂNG LÀM BÀI THI
I.Kĩ năng làm bài với câu hỏi 2 điểm.
Câu hỏi về tác giả và sự nghiệp sáng tác thì làm theo các bước sau:
Tên tuổi, bút danh, năm sinh, năm mất.
Quê quán.
Thành phần gia đình.
Qua trình trưởng thành hoặc quá trình hoạt động.
Nêu 3 tác phẩm chính chọn những tác phẩm dễ nhớ
Nêu nội dung và nghệ thuật các sáng tác của tác giả đó.
Câu hỏi về ý nghĩa nhan đề.
Giải thích nghĩa đen của nhan đề.
Chỉ ra các nghĩa tượng trưng – tức là nghĩa bóng.
Câu hỏi về giá trị nội dung và nghệ thuật.
Giá trị nội dung: trước hết nêu nội dung nghĩa đen của văn bản tức là trả lời câu hỏi văn bản đó viết cái gì? Kể cái gì? Miêu tả cái gì?. Sau đó nêu các nghĩa bóng, nghĩa tương trưng.
Giá trị nghệ thuật: thì trả lời theo ba câu hỏi sau: Ngôn ngữ của văn bản như thế nào? Biện pháp tu từ nào được sử dung?Cách xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống, hình ảnh như thế nào?
4. Các câu hỏi khác: thì cần suy nghĩ kĩ để tìm cách làm bài cho phù hợp, nhưng có thể ứng dụng cách làm bài sau cho tất cả các câu hỏi khác:
- Nêu nghĩa đen của vấn đè đó- nghĩa này hiện trên câu chữ.
- Sau đó suy nghĩ tìm ra các nghĩa bóng, nghĩa biểu tương, nghĩa tượng trưng. 
II.Kĩ năng làm bài với câu hỏi dạng 3 điểm.
Đây là kiểu bài nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có một vốn sống phong phú.
Kiểu bài này là kiểu bài đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng viết ngắn, viết cô đọng, không lan man.
Bố cục của một bài văn nghị luận xã hội.
Mở bài.
Giới thiêu luận đề và luận điểm của đề, nêu tầm quan trọng của vấn đề cần bàn bạc.
Thân bài.
Giải thích vấn đề hoặc hiện tượng đó- đoạn văn 1.
Phân tích và đánh giá các biểu hiện của vấn đề đúng hay sai.- đoạn văn 2.
Phân tích nguyên nhân, dự báo hâu quả ( hoặc kết quả) – đọan văn 3
Đưa ra những giải pháp hoặc biện pháp để giải quyết vấn đề - đoặn văn 4.
Kết bài.
Tổng kết những ý kiến, nhấn mạnh vấn đề.
III. Kĩ năng làm bài với câu hỏi dạng 5 điểm.
 -Đây là kiểu bài nghị luận văn học đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng viết dài và muốn viết dài được chúng ta phải đọc tác phẩm nắm chác các nội dung và nghệ thuật.
 - Kiến thức phải vững vàng, kĩ năng dung từ đặt câu, kĩ năng viết đoạn văn.
 - Dưới đây là một số kiểu bài nghị luận văn học:
 Nghị luận văn học: Lưu ý các dạng đề. 
 1. Dạng đề phân tích tác phẩm (cả thơ và văn xuôi)
* Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh ra đời)
- Khái quát nội dung, nghệ thuật.
* Thân bài:
- Phân tích nội dung
+ Tác phẩm thể hiện nội dung gì? Thông qua chi tiết hình ảnh nào?
+Tâm tư, tình cảm của tác giả gửi gắm thông qua tác phẩm.
- Phân tích nghệ thuật: 
+Kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật, miêu tả nội tâm, sử dụng từ ngữ.
+Việc sử dụng các biện pháp tu từ, chi tiết độc đáo
 (Có thể phân tích đan xen giữa nội dung và nghệ thuật)
* Kết luận:
-Nhận xét, đánh giá thành công, hạn chế (nếu có) về nội dung, nghệ thuật.
- Đóng góp của tác phẩm vào kho tàng văn học (giá trị của tác phẩm)
 2. Dạng đề phân tích (cảm nhận) hình tượng nhân vật
* Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm.
- Khái quát đặc điểm nhân vật.
* Thân bài: tùy vào từng nhân vật trong từng tác phẩm mà phân tích (cảm nhận) theo các nội dung sau:
- Cuộc đời, số phận.
- Ngoại hình.
- Suy nghĩ, hành động.
- Tâm lí, tính cách.
* Kết bài:
- Tính điển hình của nhân vật
- Nhận xét đánh giá thành công, hạn chế (nếu có) về xây dựng nhân vật.v.v 
 3. Dạng đề phân tích giá trị tác phẩm văn học: (Cả giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực)
	 * Mở Bài:
	- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
	- Nêu nội dung luận đề.
	 * Thân bài:
 Triển khai từng nội dung của giá trị, mỗi giá trị tương đương với một luận điểm - một đoạn văn.
 Chú ý nếu là giá trị nhân đạo thì tác giả lên án, tố cáo; cảm thông cho số phận, bênh vực quyền sống của con người; ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người đồng thời, mở ra cho họ con đường sống, con đường đi đến tương lai;
	* Kết bài:
	- Khẳng định vấn đề.
	- Đánh giá thành công hoặc hạn chế (nếu có) về nội dung, nghệ thuật và những đóng góp của tác giả đối với tiến trình phát triển của nền văn học.
BÀI 2. 
CÂU HỎI VẬN DỤNG KIẾN THỨC XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
ĐỂ VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NGẮN
 PHẦN 1: Kiến thức lí thuyết
 1. Phân loại.
 a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình.
 b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.
 2. Các bước làm bài nghị luận xã hội
 2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
 A. Mở bài: 
 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
 B. Thân bài:
 Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
 Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
 Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
 Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
 C. Kết bài:
 - Khái quát lại vấn đề NL.
 - Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người.
 2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
 A. Mở bài: 
 Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
 B. Thân bài
 - Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
 - Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
 - Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân.
 - Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào).
 C. Kết bài: 
 - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
 - Bài học rút ra cho bản thân.
 II. PHẦN 2: Luyện tập
Câu 1 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc của con người.
Câu 2 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Câu 3 (3 điểm):
“Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng
	Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động
	Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời
	Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi.
	Những vần thơ trên của thi hào người Đức G.Bê-khe gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về sự phấn đấu của tuổi trẻ học đường hiện nay. Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
	Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường và xã hội hiện nay
Câu 5 (3 điểm): “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” (Lét-xinh). Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị).
Câu 6 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
Câu 7 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn : “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”.
 Câu 8 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vô cảm trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay.
 Câu 9 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay.
 Câu 10 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh hiện nay.	
 Câu 11 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện Ka-ra-ô-kê và In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
 Câu 12. (3 điểm): Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn học “tủ” dẫn đến những kết quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đó.
 Câu 13. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng dũng cảm.
 Câu 14. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng tự trọng
 Câu 15. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về sự tự tin
 Câu 16. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng nhân ái
 Câu 17. (3 điểm): Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về tinh thần trách nhiệm.
 Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết một số câu:
 Câu 1: Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc của con người.
 A. Mở bài
 - Bắt đầu bằng một câu chuyện bạn gặp trên đường phố (hành động không đẹp của một cô cậu thanh niên đối với người già)
 - Nhìn cảnh ấy tôi chợt hỏi phải chăng các bạn ấy không biết “Tình thương là hạnh phúc của con người”.
 B. Thân bài
 Ý 1: Thế nào là tình thương? Tình thương là tình cảm cao quý nhất giữa con người với con người trong cuộc sống. Là sự bảo ban, chăm sóc khen ngợi kịp thời; là sự sẻ chia động viên giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Tình thương phải bắt đầu từ trái tim chứ không phải là sự thương hại, sự thương hại không bắt nguồn tự sự yêu mến mà nó nảy sinh từ cái nhìn của một người có thế đứng cao hơn.
 Ý 2: (biểu hiện)
 + Đã là con người ai cũng muốn được yêu thương, để được sống vui vẻ, hạnh phúc, có nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Yêu thương sẽ giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống.
 + Không chỉ được người khác yêu thương mà còn cần phải biết yêu thương người khác, nếu bản thân không dành tình yêu thương cho mọi người thì cũng sẽ khó nhận được tình yêu thương lâu dài từ người khác.
 + Yêu thương và được yêu thương dường như là tất cả ý nghĩa của cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy mình là người có ích khi đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.
 + Bác Hồ của chúng ta đã dành cả tình yêu thương bao la của mình cho nhân loại, điều ấy được nhà thơ Tố Hữu viết:
Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa 
 + Chúng ta luôn nhận được tình yêu thương từ cha, mẹ, thầy cô ngược lại chúng ta cần đáp lại tình yêu thương ấy bằng chính những lời nói lễ phép, những hành động có ý nghĩa nhất là trong học tập
 + Tấm gương Nguyễn Hữu Ân
 Ý 3: phê phán những người sống thiếu tình thương. VD : Có một bộ phận các cá nhân ngày nay đang quay lưng lại với những người mang di chứng chất độc màu da cam
 Ý 4: Tình yêu thương là tình cảm hồn nhiên, nguyên thủy nhất của con người. Tình cảm ấy là cội nguồn cho mọi lẽ sống. Nhờ nó nhân loại vượt qua được những định kiến xấu xa trên đời, để con người thực sự ... ấm lại phần nào. Trong đời thường anh gặp phải rủi ro và bị tước bằng lái xe. Nỗi đau mất mát trong chiến tranh vẫn luôn ám ảnh anh. Hai cha con anh, phải thay đổi chỗ ở, đến Ka-sa-rư để tìm cuộc sống mới. Anh luôn giấu mọi nỗi đau để đem lại niềm vui cho Vania.
 3. Hoàn cảnh sáng tác
Từ một câu chuyện được nghe vào mùa xuân năm 1946, nhà văn Xô Lô Khốp đã viết truyện ngắn này . Số phận con người được in lần đầu ở Liên Xô trên hai số báo Sự thật ra ngày 31-12-1956, ngày 1-1-1957.
 4. Nhân vật Xô-cô-lôp, Va- ni-a
 4.1. Chiến tranh và thân phận con người:
 a. Người lính Xô-cô-lốp với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt nổi:
 - Trong chiến tranh : 	
 + Bản thân bị thương, bị bắt làm tù binh.
 + Vợ, con gái và người con trai – niềm hi vọng cuối cùng của Xô-cô-lôp bị chết dưới bom đạn của phát xít.
 - Chiến tranh kết thúc:
 + Anh không trở về quê hương vì anh đâu còn người thân thích
 + Anh đến nhà một người bạn ở U-riu-pin-xcơ nương thân
 + Anh làm lái xe cho một đội vận tải
 + Tìm sự bình yên sau mỗi chuyến xe bằng những ly rượu lử người dù biết nó rất nguy hại
 - Hoàn cảnh của Xô-cô-lốp bắt buộc anh phải đối mặt và phải duy trì sự sống, chấp nhận mọi thách thức để sống, cần phải có ý chí và nghị lực để vượt qua thử thách khắc nghiệt của cuộc sống.
 b. Bé Va-ni-a, một nạn nhân khác của chiến tranh:
	Chiến tranh đã cướp đi của em tẩt cả: 
 + Cha chết trận
 + Mẹ chết bom
 + Không biết quê hương
 + Không người thân thích
 + Cuộc sống lang thang, vất vưởng, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đó.
 + Con chim non nớt đã học cách thở dài của người lớn
 4.2 Nghị lực vượt qua số phận:
 + Xô- cô- lốp đã không để cuộc đời của mình và bé Va-ni-a chìm nghỉm. Anh nhận bé Va-ni-a làm con nuôi và gọi con bằng một cái tên rất đỗi thân thương: Va- niu-ska.
 + Trái tim tưởng chừng như hoá đá của Xô-cô-lốp đã ngân rung trở lại.
 + Xô-cô-lốp rất hạnh phúc khi quyết định cưu mang bé Va-ni-a: anh run lên vì hạnh phúc, anh sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho bé va-ni-a từng cái ăn, cái mặc đến giấc ngủ. Lần đầu tiên sau một thời gian khá dài anh thấy mình ngủ ngon, trái tim đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ nay trở nên êm dịu hơn
 + Còn bé Va-ni-a cậu bé như con chim chích ríu rít, líu lo, vui với niềm vui của người cha mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ: “Bố yêu của con ơi!..con chờ mãi mới được gặp bố Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngọn cỏ trước gió”
 + Trong niềm vui hạnh phúc khi có bé Va-ni-a, Xô- cô- lốp lại phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống thường nhật. Ngay cả bữa ăn cũng không thể qua quýt được: phải mua sữa, phải luộc trứng, phải có đồ ăn nóng mà công việc của Xô-cô-lốp lại cần gấp. Anh quyết đinh để bé Va-ni-a ở nhà và cậu bé khóc suốt từ sang đến tối.
 + Những câu hỏi về chiếc áo bành tô da của cha đẻ Va-ni-a làm nhói lại ở Xô-cô-lốp nỗi đau về quá khứ của bé.
 + Trong niềm vui hạnh phúc khi có bé Va-ni-a, Xô- cô- lốp vẫn có nỗi khổ tâm riêng: hầu như đêm nào cũng chiêm bao thấy người thân quá cố, và lúc nào cũng thế, tôi ở bên này sau hang rào dây thép gai, còn vợ con thì tư do bên kia và rồi khi tỉnh giấc, gối đẫm nước mắt. Xô- cô- lốp đã nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui trọn vẹn cho bé Vanina.
 => đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả của người lính và người dân Xô Viết thời hậu chiến: long nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh và niềm hy vọng vào tương lai.
 5. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm
- Lên án chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó.
- Sự khâm phục và tin tưởng của nhà văn trước tính cách Nga kiên cường và nhân hậu
 - Sô- lô- khốp thong báo trước muôn vàn khó khăn và trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai và hạnh phúc. Ông tin tưởng rằng: Con người vượt qua bất hạnh bằng tình yêu thương và lòng nhân ái. Tác giả tin tưởng vào tương lai của nước Nga qua thế hệ của bé Va-ni-a.
 - Xác nhận thêm quan điểm nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo. Trước số phận trớ trêu, bi thảm của con người, nhà văn cũng bất giác để lộ sự đồng cảm và nhân hậu của mình.
 - Xã hội cần quan tâm hơn tới số phận của những người “đã chiến đấu vì tổ quốc” 
 5. Nghệ thuật 
- Nghệ thuật kể chuyện : kết hợp giữa hình tượng nhân vật kể chuyện với người kể chuyện là tác giả.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : khắc họa tính cách, miêu tả tâm lý.
- Những lời trữ tình ngoại đề của người dẫn chuyện ở phần cuối tác phẩm gây xúc động lớn cho người đọc
 7. Chủ đề tư tưởng, nhan đề:
- Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Tuy viết về những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra nhưng tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
- Nhan đề của truyện: Số phận con người, gợi lên ý niệm về số phận con người, khi đặt nhân vật hoàn cảnh bất đắc dĩ, hoàn cảnh bất thường, đòi hỏi con người phải tự vươn lên hoàn cảnh. Hai con người, hai số phận, Xô-cô- lốp và bé Va-ni-a đều là nạn nhân của chiến tranh họ gắn kết với nhau bằng quan hệ cha-con, thì cả hai lại trở thành chung một số phận. Tính chất số phận xuất hiện như là một cách thức khái quát triết lí bao hàm mọi số phận của những người khác. Điều đặc biệt ở đây là khi hai con người đều bị bão tố chiến tranh thổi bạt một cách phũ phàng gặp nhau để tạo thành một số phận mới thì số phận ở đây không phải là một định mệnh thần kì mà số phận do chính con người tạo nên. Cũng như vậy, hạnh phúc của con người là do chính con người làm nên.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp
Xem mục 1
Câu 2 (2 điểm): Tóm tắt và nêu xuất xứ tác phẩm
Xem mục 2,3
Câu 3. (2 điểm): Những biểu hiện của tính cách Nga kiên cường, nhân hậu qua nhân vật Xô-cô-lốp. Nêu chủ đề tư tưởng và nhan đề của truyện?
Xem 4 và mục 7
Câu 3. (2 điểm): Ý nghĩa của lời trữ tình ngoại đề
Xem mục 5
BÀI 3:
 ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ 
(HÊ-MINH-UÊ)
 1. Những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác.
 a. Cuộc đời.
 - Ơ- nít Hê- minh-uê (1899-1961) sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình tri thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.
 - Tham gia tích cực chống chiến tranh thế giới lần thứ 1,2
 - Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cảm thấy mình là thế hệ mất mát, khó hoà nhập với cuộc sống đương thời, tìm sự bình yên trong men rượu và tình yêu.
 - Sang Pháp, làm báo và sáng tác, 1926 cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc”
 b.Sự nghiệp sáng tác.
 - Số lượng các tác phẩm đồ sộ, ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, một số bài thơ, hồi kí
 - Tác phẩm tiêu biểu: Chuông nguyện hồn ai; ông già và biển cả.
 - Là người đề ra nguyên lí sáng tác: tác phẩm văn chương như một tảng băng trôi- một phần nổi, bảy phần chìm. Nhà văn nhấn mạnh vào yếu tố hàm súc, ngụ ý trong mạch ngầm văn bản, tạo ra được “ý tại ngôn ngoại” và khẳng định hiệu quả của cách viết ấy. Tác giả phải hiểu biết cặn kẽ những điều mình muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc khi tiếp xúc với chúng vẫn có thể hiểu được những gì mà tác giả đã lược bỏ đi. Nhiệm vụ của người đọc tự tìm ý nghĩa, giá trị qua phần chìm của tảng băng, những hình tượng, hình ảnh giàu tính tượng trưng, đa tầng nghĩa.
 - Thống nhất trong ý đồ sáng tác: viết một áng văn xuôi trung thực giản dị về con người.
 c. Đóng góp, vị trí.
 - Nhà văn Mĩ vĩ đại nhất thế kỉ XX
 - Được nhận giải thưởng Pu-lit-dơ giải thưởng văn chương cao quý nhất của nước Mĩ. 
 - Nhận giải Nô-ben về văn chương.
 2. Hoàn cảnh sáng tác
	Viết năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu- ba. Bối cảnh câu chuyện là ngôi làng chài yên ả bên bến cảng La- ha- ba- na. Phu- en-tec một thuỷ thủ trên tàu được coi là nguyên mẫu của ông lão Xan-ti-a-gô.
 3. Tóm tắt tác phẩm
Ông lão Xan- ti- a- gô 74 tuổi thường đánh cá trên vùng biển Nhiệt lưu. Đã 84 ngày ông đi biển cùng chú bé Manôlin mà chẳng kiếm được con cá nào. Đêm ngủ ông vẫn mơ về thời trai trẻ. Một ngày kia ông quyết định một mình ra khơi tới vùng “Giếng lớn”. Thế rồi một con cá lớn mắc mồi. Đó là con cá kiếm mà ông hằng mơ ước. Bằng ý chí, sức chịu đựng phi thường và phải chiến đấu gần như kiệt sức, đến ngày thứ 3 ông mới hạ được con cá. Nhưng sau đó, cả một đàn cá mập bao vây, tấn công con cá kiếm. Ông lại phải chiến đấu đơn độc với cả đàn cá mập hung dữ, tuy nhiên ông vẫn nghỉ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Cuối cùng khi đưa được thuyền trở về bến ông chỉ còn bộ xương con cá kiếm trơ trụi.
 4. Hình tượng con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng
- Rất lớn và đẹp
- Đầy sức mạnh
- Kiêu hùng, bất khuất.
=> Ý nghĩa biểu tượng : tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh của thiên nhiên; cho những trông gai thử thách của cuộc đời; cho ước mơ, sáng tạo của nghệ thuật; cho lí tưởng và hoài bão cao đẹp mà con người theo đuổi.
 5. Hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a- gô 
 - Ông lão là người thạo nghề 
 - Ông có sức mạnh tinh thần của người chiến thắng :
+ Luôn có niềm tin vào bản thân 
+ Có ý chí và nghị lực phi thường 
 - Là biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người. 
 - Từ hình tượng ông lão đánh cá, toát lên bài học của thành công : Phải có trí tuệ và hiểu biết, tỉnh táo và nhẫn nại, có niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua thử thách.
 6. Đặc sắc nghệ thuật
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn kể và lời văn miêu tả nhân vật, miêu tả đối thoại, độc thoại nội tâm.
- Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật qua cảm giác, sử dụng ngôn ngữ kể và ngôn ngữ của nhân vật để khắc hoạ điều này.
- Cách viết giản dị nhiểu chỗ tưởng như “lỏng” song kì thực lại rất chặt chẽ. Viết theo nguyên lí tảng băng trôi.
 7. Đặc điểm của nghệ thuật tảng băng trôi qua đoạn trích
 - Phần nổi của “tảng băng trôi”: hành trình theo đuổi, chiến đấu để bắt được con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô.
 - Phần chìm của “tảng băng trôi”:
+ Hành trình theo đuổi và thực hiện ước mơ giản dị nhưng lớn lao của con người.
+ Hành trình khám phá vẻ đẹp và chinh phục thiên nhiên của con người.
+ Hành trình vượt qua thử thách để đến với thành công. 
+ Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng. 
+ Cần phải chinh phục tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng cũng chớ coi thường thiên nhiên. Thiên nhiên là kẻ thù nhưng cũng là bạn của con người. Chiến đấu hết mình để giành thắng lợi trước các lực lượng của tự nhiên nhưng cũng phải biết sống hoà hợp với thiên nhiên. 
+ Bài học về niềm tin vào bản thân, vào sức mạnh và khả năng tồn tại của con người trong cuộc sống. 
 8. Chủ đề
Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, chiến thắng con cá kiếm, Hê-minh-uê gửi gắm một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ diệt nhưng không thể đánh bại”
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. (2 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hê-minh-uê?
Câu 2. (2 điểm): Tóm tắt và nêu chủ đề đoạn trích
Câu 2. (2 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về nguyên lí tảng băng trôi? Nguyên lí ấy được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích được học?
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT !
 ĐÀO MINH TRUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TNTHPT.doc