Tài liệu ôn tập Văn khối 12: Nghị luận xã hội

Tài liệu ôn tập Văn khối 12: Nghị luận xã hội

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A. Hướng dẫn cách làm bài:

 I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí:

1. Mở bài:

- Giới thiệu ý có lien quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí.

- Nêu vấn đề:

˚ Nếu đề bài có câu trích dẫn thì ghi lại nguyên văn câu trích và nhận đúng hay không đúng.

˚ Nếu đề bài không có câu trích dẫn thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù hợp với đề bài.

 

doc 16 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1477Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Văn khối 12: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A. Hướng dẫn cách làm bài:
	I. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
1. Mở bài:
- Giới thiệu ý có lien quan để dẫn vào tư tưởng, đạo lí.
- Nêu vấn đề: 
˚ Nếu đề bài có câu trích dẫn thì ghi lại nguyên văn câu trích và nhận đúng hay không đúng.
˚ Nếu đề bài không có câu trích dẫn thì nêu ý của đề và nêu nhận định phù hợp với đề bài.
2. Thân bài:
Ý 
Tư tưởng đúng
Tư tưởng sai
1
Làm rõ tư tưởng, đạo lí (giải thích, có thể nêu ví dụ)
2
Phân tích những mặt đúng, chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của của tư tưởng, đạo lí
Phân tích các mặt sai, chỉ ra tác hại của tư tưởng, đạo lí.
3
Bác bỏ những tư tưởng sai lệch có liên quan đến vấn đề.
Nêu quan điểm đúng có lien quan đến vấn đề, chỉ rõ ý nghĩa, tác dụng.
4
Rút ra bài học nhận thức và hành động
Rút ra bài học nhận thức và hành động.
3. Kết bài: Nhận định chung, cảm nghĩ chung về tư tưởng, đạo lí.
II. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
1. Mở bài:
- Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
- Nêu vấn đề: Nêu hiện tượng và nhận định chung (là hiện tượng tốt thì cần học tập phát huy, là hiện tượng xấu thì cần khắc phục)
2. Thân bài:
Ý 
Hiện tượng xấu
Hiện tượng tốt
1
Trình bày về hiện tượng (giải thích, nêu biểu hiện)
2
Phân tích tác hại của hiện tượng.
Phân tích ý nghĩa của hiện tượng.
3
Phân tích nguyên nhân của hiện tượng.
Phê phán hiện tượng trái ngược.
4
Đề xuất biện pháp khắc phục.
Đề xuất phương hướng rèn luyện.
3. Kết bài: Kết luận chung về hiện tượng. Nêu cảm nghĩ cá nhân.
B. Một số dàn bài tham khảo: 
1. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa tài và đức.
	Gợi ý:
a. Giải thích khái niệm:
	- Tài: tài năng, năng lực, kĩ năng, kĩ xảo của con người trong lao động. Tài là kết quả của nhiều yếu tố: năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong học tập, sự chăm chỉ rèn luyện trong lao động và cuộc sống. Tài biểu hiện trong lao động chân tay và lao động trí óc.
	- Đức: đạo đức, phẩm chất đạo đức, nhân cách của một con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất thiên phú, môi trường sinh sống, học tập trong gia đình, nhà trường, xã hội, công phu trau dồi, tu dưỡng của bản thân được soi sáng bởi một lí tưởng. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.
b. Nghị luận về mối quan hệ khắng khít giữa tài và đức:
	- Có tài mà không có đức là người không trọn vẹn. Họ có thể được nhiều người nể phục, nhưng họ dễ trở nên kiêu căng, ngạo mạn, độc ác, dễ trở thành kẻ xấu xa, nguy hiểm cho gia đình, xã hội, con người (người con bất hiếu, học trò bất xứng, công dân phạm pháp)
	- Có đức mà không có tài cũng là người không trọn vẹn. Người có đức thường được mọi người kính trọng. Nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành được nhiệm vụ và khó có kết quả cao trong công việc.
	- Đức và tài có quan hệ gắn bó với nhau. Đức là nền tảng giúp cho tài bay cao vững chắc. Thiếu đức, tài sẽ giống như quả bóng không được níu giữ: quả bóng không càng bay cao càng dễ vỡ, quả bóng mang độc tố càng bay cao càng nguy hiểm. Đức giúp tài được nâng cao giá trị của sự tài ba. Có tài, tấm gương sáng của đức lại càng thêm tỏa sáng.
	- Trước đây, cha anh ta quan niệm tài và đức là chuyên và hồng. Hồ Chí Minh cũng từng nói: có tài mà không có đức thì vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có đức có tài là người cao quý, là hiền tài, là vốn quý của quốc gia.
c. Bài học rút ra: 
	- Về nhận thức: Thấy được mối quan hệ gắn bó khắng khít giữa tài và đức. Ngày nay, tài là kĩ năng nghề nghiệp, óc sáng tạo; đức là phẩm chất của người Việt Nam yêu nước, yêu người, phấn đấu cho lí tưởng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc.
	- Về tình cảm: Tình cảm làm cơ sở cho sự phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đức và tài là tình cảm chân thật yêu nước, yêu người.
	- Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
2. Bài học cuộc sống được rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày”.
	Gợi ý:
a. Giải thích:
- “đã khóc”: Sự buồn bã, đau xót và tuyệt vọng, buông xuôi.
- “không có giày để đi”: Hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
- “không có chân để đi giày”: Hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã của số phận.
- “đãcho đến khi”: Sự nhận thức, ngộ ra một vấn đề trong cuộc sống
→ Ý nghĩa của lời tâm sự: Sự thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì nếu so sánh với những xót đau, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.
b. Bình luận:
- Cuộc sống của mỗi người luôn có thể gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trước những điều đó, con người nếu thiếu bản lĩnh, nghị lực và nhận thức dễ buồn đau, thất vọng và buông xuôi. Tuy nhiên, nếu bước ra cuộc đời, hoặc nhìn lại chung quanh, ta sẽ thấy có những con người phải chịu những thiệt thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều.
- Nhận thức về điều đó, một mặt, ta phải tự vươn lên hoàn cảnh của chính mình – bởi thực ra, nó chưa thật sự đáng sợ như ta nghĩ; mặt khác, phải hiểu rằng: chính hoàn cảnh khó khăn ấy là thử thách, tôi luyện để ta ngày càng trưởng thành, hoàn thiện.
- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Hơn thế nữa, ta còn phải nhìn ra cuộc đời để nhận biết, đồng cảm, chia sẻ; từ đó mà thêm động lực, thêm tin yêu để sống, làm việc và cống hiến.
3. Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven nói: “Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”. Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
	Gợi ý:
a. Giải thích: 
- Hạnh phúc: Cuộc sống tốt đẹp, niềm vui, sự thỏa mãn về tinh thần, tình cảm của con người
- Câu nói thể hiện quan niệm sống đẹp, vị tha.
b. Bình luận:
- Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế.
- Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác là những người có tấm lòng nhân hậu, có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng. (Nêu dẫn chứng làm rõ luận điểm)
- Phê phán lối sống vị kỉ đối với nhân loại, xã hội, như Victor Huygo đã nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì kẻ ấy vô tình đã chết với người khác”.
- Liên hệ bản thân.
4. Vai trò của gia đình trong cuộc sống ngày nay.
	Gợi ý:
a. Giải thích:
- Gia đình: Tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái.
- Vì vậy gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho con người khôn lớn.
→ Gia đình có vai trò to lớn đối với con người.
b. Chứng minh vấn đề:
- Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Ví dụ: Trong văn học, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng lớn từ truyền thống khoa bảng của gia đình mình. Trong cuộc sống, Nguyễn Hữu Ân biết nghe lời mẹ
- Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, che chở, giúp con người vượt qua những khó khắn, trở ngại trong cuộc sống.
c. Khẳng định vấn đề:
- Khẳng định vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống.
- Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.
- Mỗi con người cần biết bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó, trong gia đình, mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc, chở che cho nhau.
- Phê phán những hành vi bạo lực trong gia đình, thói gia trưởng
5. Trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác”. ( Sách Dám thành công – NXB trẻ)
	Gợi ý:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.
- Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ trong cuộc sống.
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân thì sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
	˚ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì. Vì thế, mọi thứ khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa.
˚ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, dễ sa ngã, đánh mất chính mình.
˚ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống.
- Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân:
˚ Đối với mỗi cá nhân, phải không ngừng học tập trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng giao lưu học hỏi, sớm hình thành lí tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lí tưởng đó.
˚ Đối với các cơ quan quản lí xã hội: xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh viên; động viên, trân trọng những cá nhân dám nghĩ dám làm.
- Liên hệ bản thân.
6. Chứng minh rằng tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khốp đã tạo ra cái nhìn mới về hạnh phúc.
	Gợi ý:
- Hạnh phúc được xây đắp bằng nghị lực của bản thân, của việc chấp nhận và tự vượt lên trên hoàn cảnh. Sống là phải có ích không chỉ cho riêng mình mà còn cho cả những người khác nữa.
- Niềm tin là sức mạnh tạo nên nghị lực để duy trì sự sống. Niềm tin sẽ giúp con người vượt qua mọi gian lao thử thách. Đây là niềm tin không chỉ vào chính mình mà còn là niềm tin vào chính những người khác, tin vào cái thiện, vào lòng nhân ái trong cuộc đời, niềm tin vào đồng đội.
- Nhân vật Xô-cô-lốp là một nhân vật biết sống, không ỷ lại, không chờ đợi những ân huệ ban phát. Sống đối với anh là không ăn bám, không dựa dẫm, là phải làm việc. Sống là vì mình nhưng cũng là vì người và cho đời. Anh nhận bé Va-ni-a làm con nuôi không phải xuất phát từ những động cơ thấp kém hay những toan tính vụ lợi mà vì trách nhiệm của con người đối với đồng loại. Và đó là hạnh phúc chân chính.
7. Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.
	Gợi ý:
a. Nêu vấn đề: Sách là một phương tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện, giúp ta giải đáp th ... nh yêu trong giới trẻ hiện nay:
˚ Phức tạp, đa dạng nhiều vẻ, đúng sai, tích cực, tiêu cực xen lẫn giữa cổ điển và hiện đại.
˚ Tình yêu vẫn gắn với lí tưởng, sự nghiệp chung và riêng.
˚ Tình yêu là thiêng liêng, thương nhớ thủy chung.
˚ Tình yêu tính toán vị kỉ, cá nhân, đào mỏ, lợi dụng.
˚ Tình yêu chơi bời, hời hợt, thân xác, nhục dục, tầm thường, vị kỉ, sa đọa, tội lỗi
- Quan niệm về tình yêu của bản thân.
18. Bàn luận về quan niệm sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay: Trước hết là phải sống cho mình.
	Gợi ý:
- Giới thiệu vấn đề: Tầm quan trọng của quan niệm về lẽ sống đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ.
- Phân tích quan niệm lẽ sống: trước hết là phải sống cho mình trong một bộ phận thanh niên hiện nay (Nêu dẫn chứng cụ thể: ăn chơi, không lí tưởng, chỉ biết hưởng thụ cá nhân, không quan tâm đến nỗi đau của người khác, thờ ơ, bàng quan trước mọi hiện tượng diễn ra trong đời sống)
- Nguyên nhân xuất hiện và tồn tại quan niệm trên: lối sống ích kỉ cá nhân, chỉ biết “nhận” chứ không biết “cho”
- Điểm tiêu cực và hậu quả nguy hại của nó: tạo ra bệnh vô cảm, thiếu sự đoàn kết, không có sức mạnh của cộng đồng, xã hội không phát triển, có thể dẫn đến mất nước, làm nô lệ cho người khác
- Quan niệm lẽ sống của bản thân.
19. Trình bày suy nghĩ về câu nói: “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử”.
	Gợi ý:
a. Giải thích ý kiến: 
- Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối.
- Về thực chất, ý kiến này còn đề cập đến đức tính trung thực của con người.
b. Bàn luận về trung thực trong khi thi và cuộc sống:
- Trong khi thi:
˚ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất.
˚ Là một người trung thực, dù bị thi trượt trong thi cử, ta vẫn có thể học lại để có kiến thức thật sự cho bản thân mình. Gian lận trong thi cử giúp ta đỗ đạt trong kì thi nào đó nhưng ta không có kiến thức thật sự, và đến một lúc nào đó ta sẽ bị đào thải.
- Trong cuộc sống:
˚ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Sống trung thực là niềm hạnh phúc cao quý.
˚ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội.
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Bản thân cần nhận thức sâu sắc: trung thực làm nên giá trị, làm nên nhân cách của mình, ngay cả cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
- Đồng thời, cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong thi cử. Cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
20. Trình bày suy nghĩ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.
	Gợi ý:
- Quan niệm sống được đặt ra trong luận đề:
	˚ Tiền bạc có sức mạnh vạn năng trong nền kinh tế hàng hóa, là thước đo của mọi sản phẩm, thỏa mãn được nhiều nhu cầu của con người trong đời sống.
˚ Tiền không mua được hạnh phúc bởi tiền không thể sản sinh ra tình yêu, niềm vui, nỗi buồn, ước mơ, khát vọng, sự sẻ chia, động viên, an ủi
- Quan niệm trên là một quan niệm đúng:
˚ Trong cuộc sống, con người nhiều khi có đầy đủ mọi nhu cầu vật chất song vẫn không tìm thấy hạnh phúc.
˚ Tiền bạc có thể kích thích sự nỗ lực, phấn đấu của con người, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, nhưng nếu xem tiền là trên hết thì rất dễ rơi vào bi kịch.
˚ Nói thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của tiền (vật chất). Có điều phải biết coi trọng đời sống tinh thần: Con người cần có tình yêu, khát vọng, lí tưởng sốngvà hạnh phúc chính là hoàn thành mĩ mãn những điều đó.
- Cần phê phán những kẻ sống nặng vì tiền mà quên đi nghĩa tình, đạo đức. Mỗi một chúng ta nên hiểu đúng về giá trị của tiền và giá trị của hạnh phúc để có một thái độ sống tích cực nhất.
- Vận dụng những dẫn chứng trong văn học và trong thực tế để làm sang tỏ ý tưởng.
21. Trình bày suy nghĩ về câu danh ngôn: Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi.
	Gợi ý:
- Xác định ý nghĩa câu nói: cái chết là chết là về mặt vật chất, tàn lụi tâm hồn là cái chết về tinh thần (như không biết thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống, không biết cảm thông, chia sẻ với người khác, không biết ước mơ và hi vọng, nhìn cuộc đời bằng con mắt thờ ơ hoặc hận thùdần dần dẫn đến những suy nghĩ đen tối, những hành động sai lầm. Đó là sự mất mát lớn nhất của con người).
- Tại sao để tâm hồn lụi tàn lại là mất mát lớn nhất? Vì con người có đời sống tinh thần và vật chất. Cái chết là điều mất mát rất lớn, nhưng chỉ là mất đi về thể xác, theo một quy luật tất yếu. Cái chết về tinh thần là mất mát toàn bộ ý nghĩa cuộc sống của con người, bởi con người có tâm hồn.
- Bình luận: Đời sống tâm hồn tàn lụi không chỉ gây tổn hại cho chính bản thân mình mà còn gây đau khổ cho những người xung quanh, làm cho xã hội trở nên tẻ nhạt, tầm thường, nguy hiểm. Người có tâm hồn đẹp, sống đẹp thì sẽ trở nên có ý nghĩa với mình, với xã hội, sẽ bất tử ( Chứng minh bằng những tấm gương sống đẹp trong lịch sử, trong thực tế, trong văn học).
- Bài học: Câu nói rất sâu sắc với bản thân và mọi người, cần rèn luyện đời sống tâm hồn mọi lúc mọi nơi, từ những việc nhỏ cho đến những việc lớn
22. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng 9inh5 mình.
	Gợi ý:
- Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của mục đích học tập:
˚ Học để biết là bước khởi đầu để có tri thức, có hành trang chủ động bước vào cuộc sống.
˚ Học để làm là bước tiếp theo để ứng dụng, thực hành một cách thiết thực, hiệu quả, không bỏ phí những tri thức đã lĩnh hội được.
˚ Từ hai mục đích trên, cần tiếp tục học để chung sống, hòa nhập cộng đồng, hội nhập với thế giới trong thời đại mới, cộng tác để cùng tiến bộ.
˚ Cuối cùng, hoàn tất quá trình học tập là cái đích cuối “học để tự khẳng định mình”, học làm chủ bản thân, hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện cái tôi của mỗi người trong mối quan hệ với cộng đồng.
→ Như vậy, từng mục đích học tập cụ thể thống nhất với nhau theo một quá trình không ngừng tiến bộ của mỗi con người. Cũng cần phải hiểu rằng, việc học trước hết là hoạt động của mỗi con người, nhưng cũng là mục đích xã hộiBởi lẽ, sự tiến bộ của mỗi cá nhân, sự hoàn thiện của từng con người là cơ sở cho sự tiến bổ của cộng đồng. Vì thế, mục đích xã hội của việc học tập được nhấn mạnh: “học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Cũng có thể xem đây là những mục đích cao nhất của quá trình học tập nhưng là hệ quả của những mục đích trước đó. Có tri thức, có lao động, con người mới hòa nhập được với cộng đồng, và tự khẳng định được chính mình. Mặt khác, khái niệm học ở đây cũng rất mở rộng: học kiến thức, học kĩ năng, học cách sống, học cách giao tiếp, ứng xử, học trong nhà trường, học qua tiếp xúc xã hội, học trong quá trình làm việc
- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
˚ Việc học tập với những mục đích tốt đẹp như trên đã đem lại những giá trị gì cho đời sống con người? → xã hội loài người từ mông muội tiến tới văn minh là do học tập. Những nhà nông học như Lương Định Của, Võ Xuân Tòng đã cụ thể hóa lí thuyết bằng những công trình nghiên cứu phục vụ nông dân. Những vấn đề quan tâm của nhân loại hiện nay như AIDS, môi trường, vũ khí hạt nhân, an ninh lương thựccần sự chung tay góp sức của toàn nhân loại.
˚ Con người không học tập sẽ chịu những thiệt thòi, mất mát gì?
˚ Những tấm gương nỗ lực học tập với mục đích tốt đẹp gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
˚ Con người sẽ mắc sai lầm gì khi không có mục đích học tập đúng đắn?
- Trình bày trải nghiệm của bản thân:
˚ Bản thân anh/chị đã xác định mục đích học tập như thế nào?
˚ Anh/chị có bao giờ mắc phải sai lầm trong việc xác định mục đích học tập không? Vì sao?
˚ Anh/chị đã và sẽ làm gì để tiếp tục thực hiện mục đích học tập của mình?
23. Bàn về tác dụng của việc đọc sách.
	Gợi ý:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Sách là sản phẩm tinh thần của con người, là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.
- Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnhcho con người.
- Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu lựa chọn.
- Khuyến khích sự đọc sách sáng tạo.
- Trải nghiệm của bản thân về vấn đề đã trình bày.
24. Vào đại học là con đường lập thân duy nhất.
	Gợi ý:
- Vào được trường đại học mà mình yêu thích là nguyện vọng chính đáng của đa số thanh niên, HS vì:
	˚ Trường đại học là môi trường học tập lí tưởng của thanh niên, HS.
˚ Là nơi trang bị cho thanh niên, HS những tri thức cơ bản, hiện đại để có thể tiếp tục học lên, để có kiến thức làm việc..
˚ Là môi trường để thanh niên rèn luyện tính tự lập, để tự khẳng định mình, để rèn luyện các kĩ năng sống, để hoàn thiện nhân cách
- Nhưng nếu không vào được đại học vì nhiều lí do khác nhau thì thanh niên, HS cũng còn nhiều cách để lập thân, lập nghiệp:
˚ Vào học tại các trường cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghềrồi phấn đấu học tiếp bằng nhiều con đường
˚ Học một nghề mà mình yêu thích, mà nhu cầu xã hội đang cần để tạo dựng cho mình một nghề phù hợp.
˚ Tự nâng cao tay nghề trong quá trình lao động.
- Như vậy, vào đại học không phải là con đường lập thân duy nhất của thanh niên, HS. Khi đã có mục đích sống đúng đắn, có nghị lực vươn lên, có niềm tin, có bản lĩnh, thanh niên sẽ có nhiều con đường để lập thân, lập nghiệp. Nhiều tấm gương trong văn học, trong cuộc sống đã chứng tỏ điều đó (Lấy một số dẫn chứng minh họa).
25. Trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
	Gợi ý:
- Nêu hiện tượng: tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
- Tác hại:
˚ Tiêu cực trong thi cử làm cho HS ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, tạo ra những “tiến sĩ giấy” làm cản trở sự phát triển của xã hội.
˚ Bệnh thành tích trong giáo dục: tạo ra những kết quả ảo, lừa dối xã hội, lừa dối chính bản thân mình, gây ra một thói xấu khác là chủ quan, tự mãn một cách vô lối.
- Biện pháp khắc phục:
˚ Tổ chức thi cử nghiêm túc, giám thị và giám khảo gương mẫu, giáo dục lòng tự trọng cho người học, có quy trình tuyển chọn và đào thải khoa học, xử lí nghiêm các hành vi gian lận trong thi cử
˚ Có lương tâm và trách nhiệm khi làm việc, cũng như khi báo cáo, có sự kiểm tra chặt chẽ về kết quả đạt được trên báo cáo so với thực tế, xử lí nghiêm khắc những trường hợp báo cáo không đúng sự thật.

Tài liệu đính kèm:

  • doccach lam bai nghi luan xa hoi.doc