Tiểu sử
Ông sinh tại tại Phú Thọ nhưng quê ở Quảng Nam, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú thọ cùng cha mẹ.
Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội.
Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
Lưu Quang Vũ Tiểu sử Ông sinh tại tại Phú Thọ nhưng quê ở Quảng Nam, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú thọ cùng cha mẹ. Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội. Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này. Từ 1965 đến 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phòng không - Không quân. Đây là thời kỳ thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ. Từ 1970 đến 1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pa-nô, áp-phích,... Từ 1978 đến 1988: Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ. Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ. Đánh giá Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch . Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu. Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Rất nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu.... Ông còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng. Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh Gia đình Lưu Quang Vũ kết hôn 2 lần, lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyên năm 1969. Hai người li hôn năm 1972. Ông kết hôn lần thứ hai với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh năm 1973. Con trai ông (với Tố Uyên), Lưu Minh Vũ, hiện đang là một trong những người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Em gái Lưu Quang Vũ, PGS.TS. Lưu Khánh Thơ hiện đang công tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học. Tác phẩm Thơ Hương cây (1968 - in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây - Bếp lửa). Mây trắng của đời tôi (1989). Bầy ong trong đêm sâu (1993) Nhiều bài thơ khác chưa được in thành tập. Kịch Sống mãi tuổi 17 Nàng Sita Hẹn ngày trở lại Nếu anh không đốt lửa Hồn Trương Ba da hàng thịt Lời thề thứ 9 Khoảnh khắc và vô tận Bệnh sĩ Tôi và chúng ta Lưu Quang Vũ nhà thơ và nhà soạn kịch nổi tiếng Cách nay đúng 20 năm nhà thơ và cũng là nhà soạn kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ đã tử nạn cùng với vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với con trai trong một tai nạn xe hơi thảm khốc. Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ Chỉ trong vòng mười năm, từ 1978 đến 1988 khi tài năng của ông nở rộ nhất, Lưu Quang Vũ đã sáng tác hàng trăm bài thơ hay và đáng chú ý hơn cả là hơn 50 vở kịch nói của ông đã được trình diễn trong thời gian này. Đang ở thời điểm sáng tác sung sức nhất. Vào đầu thập niên 80 khi người dân Việt Nam đang phải chống chọi lại với hàng loạt biến động kinh tế đang làm đời sống ngày một lún sâu vào khó khăn. Cùng lúc với các chính sách di dân về vùng kinh tế mới, tập trung cải tạo, hay những vụ vượt biên với hàng trăm người phải bỏ thây ngoài biển cả...đời sống văn nghệ chừng như ngừng lại. Người dân hàng ngày phải xem những cuộn phim của Liên sô chiếu liên tục trên đài truyền hình nhà nước mà nội dung thì na ná như nhau. Các chương trình văn nghệ của nhà nước cũng không khá gì hơn. Hàng chục vở kịch nhạt nhẽo, tuyên truyền chính sách hoặc lập đi lập lại thành tích chiến thắng Mỹ ngụy, hay đề cao vai trò xây dựng xã hội chủ nghĩa của toàn dân đã được dân chúng đón nhận bằng những đôi mắt hững hờ gần như vô cảm. Đời sống khó khăn, vật lộn giữa trùng vây đời thường cũng như những vấn nạn xã hội đã bao vây từng cá nhân, gia đình. Niềm tin vào tương lai gần như không còn tồn tại khi giá trị tinh thần của con người gần như bị quên lãng. Giữa cơn trầm lắng ấy thì các vở kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện trên sân khấu kịch nói Việt Nam. Mọi người đều biết đến tên tuổi của nhà soạn kịch tài hoa này. Kịch của Lưu Quang Vũ chứa đựng những gì mà sức hấp dẫn quần chúng ghê gớm như vậy? Cái sâu sắc trong kịch của Lưu Quang Vũ Kịch của Lưu Quang Vũ không những đem hơi thở tươi rói của xã hội vào từng phân cảnh mà người xem còn tìm ra ở đấy chất sáng tạo đương đại trên từng vai diễn cũng như trong cách dàn dựng sân khấu. Tiết tấu nhanh, nhiều phân cảnh, lời thoại gấp gáp, xúc tích lồng trong một chủ đề thời sự đã kích động những thớ thịt của người xem khiến họ tham gia vào kịch bản một cách tích cực. Khán giả không những đồng cảm mà còn tưởng chừng như mình được tham dự giải quyết các tình huống đang xảy ra trên sân khấu. Nét mới lạ trong kịch của Lưu Quang Vũ là sự chuyển động. Những chuỗi sự kiện xoay quanh, hỗ tương nhau một cách một cách nhuần nhuyễn. Kịch Lưu Quang Vũ nổi tiếng đến mức có những đêm hơn 40 đoàn kịch nói công diễn các vở kịch của ông: Tôi và chúng ta, Đỉnh cao mơ ước, Lời thề thứ chín, Tin ở hoa hồng, Ông không phải bố tôi, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Sita, Hoa cúc xanh trong đầm lầy, Hồn Trương Ba, da hàng thịt đã làm cho hàng trăm nghệ sỹ và diễn viên tham gia vào những kịch bản này trở nên nổi tiếng. Lưu Quang Vũ còn là một nhà thơ Không những tài hoa về kịch, Vũ còn được biết đến nhiều qua những bài thơ tình mượt mà. Lưu Quang Vũ làm thơ từ rất sớm nhưng mãi đến những năm sau này thơ ông mới chín, mới tác động mạnh đến từng lời thoại trong nhiều vở kịch của ông. Thơ Lưu Quang Vũ chừng như chỉ sáng tác cho vợ ông là nhà thơ Xuân Quỳnh. Mối tình kỳ lạ của hai người có sức mạnh mãnh liệt khiến cả hai thăng hoa cùng lúc trong tài năng thi ca của họ. Trong bài thơ Cho Quỳnh những ngày xa ông viết: Khi cách nhau hàng vạn dặm không gian anh mới hiểu khoảng cách không đáng sợ anh thấy em bên mình, như nghe từng nhịp thở anh là cửa sổ con tàu nơi xứ lạ em đi Là quê hương ngóng đợi em về Tổ quốc là gì, nếu nơi đó không có người mình yêu dấu? Tình yêu là gì, nếu không vì nó ta yêu thêm Tổ quốc? Chúng ta yêu nhau, chúng ta chiến thắng Cái đáng sợ nhất trên đời này: những khoảng cách Những khoảng cách giữa thực tại và ước mơ giữa những điều ta mong với những gì ta có được ..... Lưu Quang Vũ cũng có những bài thơ mà nhịp điệu và ngôn ngữ tuy mới nghe chừng như hiện đại lắm nhưng càng đọc lâu người ta càng phát hiện nét chân quê trong thơ ông không thua Nguyễn Bính là bao: Nửa đêm nỗi nhớ Người đã lên đường, tàu đã đi xa Anh chỉ là ngọn lửa ở thềm ga Sao cứ đêm ngày khao khát Nghĩ về em không một phút nào yên Ngoài kia mưa trong nắng sáng bừng lên Như những nắm hoa ai ném vào cửa kính Dẫy phố xám hết nằm trong gió lạnh Em đi xa em trở lại rồi Anh vẫn rụt rè không dám nói Chẳng lẽ em chưa biết hay sao Em lấy nụ cười giấu nỗi lo âu Che yếu mềm bằng lời giễu cợt Em gượng bông đùa mà anh muối xát Ước chi còn tất cả để trao em Mơ ước, tình yêu, nỗi vui sướng đầu tiên Gửi em hết, em đừng đi vắng nữa Nắng mong manh, cành xoan cao bỡ ngỡ Những dòng thơ anh viết đã vui hơn Ta sẽ ra ngoại thành xem rau cải lên non Em trẻ đẹp như ngày ta mới gặp Anh lại có sự tươi bền của đất Nói với thời gian bằng sắc cỏ xanh rờn. Ngôn ngữ yêu trong thơ Lưu Quang Vũ mạnh mẽ và cuồng nhiệt bao nhiêu thì trong những bài thơ khắc họa đời sống của ông lại nồng nàn bấy nhiêu. Ông yêu đời sống lạ kỳ, kể cả lúc đời sống ấy nghèo và chật vật biết bao. Trong bài Máy nước đầu ngõ ông viết: Đêm nào nằm mơ trong gác xép Nghe vòi nước ngoài đường nhỏ giọt Những giọt mát lành nhắc chuyện khổ xưa: Ngõ mòn lọc cọc xích lô Bác thợ gầy gục đầu bên máy nước Uống nghẹn ngào từng hớp Mà môi nghèo vẫn khô... Nay rãnh bùn đã vét Ngõ mang tiếng cười tới các phố xa Vòi nước ào ào dội xuống như mưa Hoa tím mùa hè ướt đẫm Quanh máy nước bồ câu nhặt nắng Sân thượng phơi đầy áo trắng áo hoa Hiên gác nào cũng mở tới một trời xa... Thơ Lưu Quang Vũ rất gần với ngôn ngữ kịch của ông. Có phải vì thế mà kịch của ông toát lên hơi hướm thi ca khi mô tả những bất an thường nhật? Trong bài Mưa dữ dội trên mái nhà ông viết: Mưa dữ dội trên đường phố trên mái nhà Như thác trắng vỡ tan như bạc của trời như bước chân của ký ức Em vuốt nước mưa chảy ròng trên mặt Ngoảnh đầu nhìn về đâu ? Trong tiệm cà phê, bài hát về một người đàn bà cầm trái táo Người đàn bà mặc áo xanh đi dưới biển lá cây vàng Những người ngồi sau cửa kính nói gì ta chẳng biết Chỉ thấy họ cười và bình hoa đổ máu run run Những điếu thuốc những làn khói những vỏ chai rỗng không Những tờ báo, tấm ảnh cũ, một nửa khuôn mặt trong tấm gương Một chiếc xe bịt kín đi qua Năm tháng và tuổi trẻ đi qua Mắt em buồn hoang vắng. (Mặc Lâm - RFA
Tài liệu đính kèm: