Tác giả Hồ Chí Minh

Tác giả Hồ Chí Minh

HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh - Một nhân cách lớn, một nhà thơ, danh nhân

văn hóa vĩ đại của dân tộc.

“.Bác ơi tim bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người.”

(Bác ơi - Tố Hữu)

Viết về Người-Bác Hồ kính yêu của chúng ta- có lẽ dùng bao nhiêu vần thơ, bao nhiêu từ ngữ cũng không hết để tỏ lòng kính yêu và biết ơn.Qủa thật mà nói, nếu không có Bác, dân tộc Việt Nam ta sẽ không có ngày hôm nay, vì:

 

doc 20 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1365Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác giả Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ CHÍ MINH
Hồ Chí Minh - Một nhân cách lớn, một nhà thơ, danh nhân 
văn hóa vĩ đại của dân tộc. 
“..Bác ơi tim bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người..” 
(Bác ơi - Tố Hữu)
Viết về Người-Bác Hồ kính yêu của chúng ta- có lẽ dùng bao nhiêu vần thơ, bao nhiêu từ ngữ cũng không hết để tỏ lòng kính yêu và biết ơn.Qủa thật mà nói, nếu không có Bác, dân tộc Việt Nam ta sẽ không có ngày hôm nay, vì: 
“..Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
..Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây” 
(Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên ). 
Từ những ngày tăm tối ấy của dân tộc, quê hương Việt Nam đã bừng sáng lên một con người vĩ đại, một nhân cách lớn, một tư tưởng điển hình cho cả nhân loại,Bác như được sinh ra để gắn bó, dẫn dắt dân tộc Việt Nam, để đau với nỗi đau chung của mọi người: 
“..Người là Cha, là Bác, là Anh
Qủa tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ..” 
(Sáng tháng năm - Tố Hữu)
Bao la là thế, nhưng Người lại sống vô cùng giản dị, chân chất, có lẽ chính vì thế mà Bác càng vĩ đại hơn.Có ai ngờ đâu bên cạnh cuộc đời hoạt động cách mạng gian lao vất vả ấy, Bác lại làm thơ, viết văn!Bác làm thơ trước hết là cho chính mình, để tăng thêm sức mạnh, sự lạc quan yêu đời trong công việc, rộng hơn, thơ Bác viết đã tiếp thêm nghị lực, lòng yêu nước cho mọi người, truyền sức mạnh và niềm tin tưởng vào cách mạng thành công.Văn Bác viết là để tố cáo chế độ thực dân thối nát ( Vi Hành ), để gửi gắm lại tình thương yêu và những lời nhắn nhủ, những phương hướng, đường đi cho cả dân tộc hôm nay và mai sau ( Dichúc )
Vậy nên để hiểu về con người Hồ Chí Minh, ngoài hoạt động cách mạng,chính trị của Người, ngoài những lần tiếp xúc với bộ đội, nhân dân của Bác, ta còn có thể tìm hiểu về phương diện hoạt động văn, thơ của Bác.
A-Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, trong thời kì đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc; sinh ngày 19-5-1890 tạI Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.Song thân là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan.Thưở trẻ, Người học và dạy học với tên Nguyễn Tất Thành.Năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm 
đường cứu nước.1-1919, Người đưa bản Yêu sách của nhân dân An Nam về quyền bình đẳng, tự do đến Hội nghị Vecxay ( Pháp ).
Hồ Chí Minh đã tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng: Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ( Việt Minh ) (1925 ).2-1941,Người về nước hoạt động và thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo phong trào giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945 ).Từ 1942- 1943 : Người bị cầm tù trong nhà tù Tưởng Gíơi Thạch..2-9-1945, Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc lập.6-1-1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước, lãnh đạo toàn dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Người qua đời ngày 2-9-1969.
Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, tổ chức UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là “ anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”.
( SGK 12/ tập1, tr 3,4 )
B-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc :
1. Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh viết văn và làm thơ vì cách mạng, vì nhân dân :
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chức năng của văn hóa có thể quy tụ vào ba điểm chủ yếu sau:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.Người đã nói: Phải làm thế nào cho văn hóa đi sâu vào lòng người để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, tình yêu thương con người, yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ, yêu tính trung thực, chân thành, ghét những thái hóa biến chất, thói hư tật xấu.Chính văn hóa là lĩnh vực có khả năng tác động đến tình cảm và lý trí con người nhiều nhất.( Theo Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh )
Điều này đặt ra cho các nhà văn, thơ, và các nhà hoạt động nghệ thuật một phương hướng mới : tác phẩm phải có tính chân thật, hình thức biểu hiện phải trong sáng, ngôn từ phải chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, nhân dân và được nhân dân yêu thích. (SGK ) Đặc biệt lúc bấy giờ, đất nước ta đang phải chịu gông cùm của đế quốc Pháp và Nhật, tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng vì độc lập, tự do, tất cả vì Tổ Quốc càng phải thấm nhuần trong từng câu chữ, lối hành văn của tác phẩm. Đi ngựoc lại phương châm này, tác phẩm sẽ khó đứng vững, khó được tiếp nhận.
Hai là, nâng cao dân trí.Theo Người: Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. ( Tư tưởng Hồ Chí Minh )
Vì vậy, văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ (SGK). Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí, văn chương: “ Viết cho ai ?”, “ Viết để làm gì ?”, “ Viết cái gì ?”, và “ Cách viết thế nào ?” ( Hồ Chí Minh toàn tập ).
Như vậy, nhà văn, nhà thơ khi cầm bút viết nên tác phẩm phải chú ý đến ý thức và trách nhiệm của mình . 
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh luôn hướng con người vươn tới cái chân, cái thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Người coi đội ngũ những nhà làm văn hóa, những người làm công tác văn hóa, những văn nghệ sĩ là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp to lớn này.Bác đã nói những câu bất hủ: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.”; “ Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.” (Tư tưởng Hồ Chí Minh ).
Qua phương hướng đúng đắn ấy của Người : văn thơ trong thời kì cách mạng phải hướng về dân, phải ở trong lòng dân, nhiều nhà văn, thi sĩ đã có những tác phẩm bất hủ, có giá trị theo thời gian: Nam Cao (Chí Phèo, Đôi mắt), Tố Hữu (tập thơ Từ ấy),Còn về Bác Hồ kính yêu của chúng ta ? Bác đã viết : “Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,” (Khai quyển-Ngục trung nhật kí). Lời thơ đã nói lên tất cả, Người hầu như không có ý định trở thành một nhà văn, nhà thơ: với trách nhiệm của một người dân mất nước luôn canh cánh trong lòng, dường như Người đã linh cảm con đường tương lai của mình không phải là con đường khoa cử văn chương, mà đó là con đường “đi tìm hình của nước”.
Nhưng chính những tư tưởng, quan điểm đúng đắn đó của Người đã dẫn Người quay trở lại với văn chương trong những lúc khó khăn nhất ( Ngục trung nhật kí ), trong những đêm thao thức, trăn trở về số mệnh của dân tộc ( bài Ngủ không được ), trong những bức thư Người viết gửi đồng bào (Kêu gọi thiếu nhi, Thư trung thu),Văn chương của Bác thật sự là một tấm gương trong suốt phản ánh lại tâm hồn, tấm lòng cao đẹp, mênh mông của Người, một cuộc đời chỉ giành cho dân tộc và nhân dân Việt Nam.
2. Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo:
Hồ Chí Minh là người bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn học cách mạng. Văn chương Người đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.(SGK)
Về thể loại văn chính luận, ngay từ những thập niên đầu thế kỉ XX, bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo Người cùng khổ, Nhân đạo,.. đã gây ảnh hưởng lớn đến công chúng Pháp và nhân dân nhiều nước thuộc địa. Văn chính luận của Bác bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận vớI thực tiễn, giàu tính luận chiến.
Người đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp để kêu gọi, thức tỉnh những người nô lệ liên hiệp lại.Bài luận chiến sắc sảo, vạch trần bọn thực dân giả tạo, đem lại nhiều hiểu biết và gây xúc động, đồng cảm về nỗi đau khổ của nhân dân xứ thuộc địa cho người đọc.
Nghĩ về Bác, ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh Người đọc Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào, dưới trời thu Hà Nội ngày 2/9/1945.Tuyên Ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.Lời văn súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, đầy sức thuyết phục đã làm rung động bao nhiêu trái tim Việt Nam 
và nhân dân các nước bạn. Nhưng điều nổi bật là Người đã viết nên áng văn lịch sử chỉ trong giới hạn một tuần lễ! Như câu nói bất hủ của Người: “Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi”. Hẳn phải tinh thông và thấu hiểu lịch sử Việt Nam và các nước lớn (Người viết dựa trên bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp), hẳn phải 
yêu thương và hết lòng vì dân tộc, Bác mới có thể viết nên những dòng chính luận giàu xúc cảm và đầy sức thuyết phục như vậy, Bác mới có thể để lại cho quê hương một bản Tuyên ngôn Độc lập của riêng Việt Nam và rất Việt Nam!
Theo dòng lịch sử dân tộc, kháng chiến chống Pháp-Nhật giành thắng lợi, đế quốc Mĩ lại vô cớ nhảy vào xâm chiếm nước ta, Bác lại viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì qúy hơn độc lập, tự do (1966) để kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân thù, vững bước trong những giờ phút thử thách đặc biệt của non sông, đất nước.
Luôn nặng tình sâu nghĩa với nhân dân như vậy, trong những ngày tháng cuối đời, Người đã dành trọn sức lực và sự minh mẫn của mình để viết nên Di chúc, một lời căn dặn thiết tha, chân tình đến đồng bào, đồng chí, một chỉ dẫn mang tính chiến lược trong hướng phát triển của đất nước, đồng thời thấm đượm đầy tình thương yêu con người:
“Suốt một đời Bác đã nghĩ về ta
Đến phút cuối tim Bác trào lên bút
Chữ xô dòng, lòng Bác buốt thương dân.
Quá thương đời và lo nỗi dân đau,
Bác cố tránh nói những lời ly biệt
Mượn câu thơ để khuây lòng thương tiếc.
Ôi lòng Người đo sao hết mông mênh..”
(Thấm trong di chúc-Vũ Quần Phương)
Đọc Di chúc của Bác, chúng ta cảm nhận hình ảnh thân thương trìu mến của Người. Bác tuy đã mất, nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức, cách mạng sáng ngời của Người vẫn luôn sống mãi trong muôn triệu trái tim con người Việt Nam, Bác luôn là tấm gương cao đẹp, là sự mẫu mực cho mọi thế hệ Việt Nam “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.” 
Về thể loại truyện, kí, tác gia Nguyễn Ái Quốc đã thành công với những truyện ngắn: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), “Vi hành” (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu(1925).Tập truyện Truyện và kí của Người cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, ý tưởng thâm thúy, kín đáo đầy chất trí tuệ.Lối kể truyện của Người vừa truyền thống, vừa mới mẻ, phong cách, hình tượng giàu tính hiện đại.Có thể nói Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là một con người mang “ hồn của truyền thống và nhịp của thời đại”, nét thâm thuý mà đầy giản dị của Bác cũng chính là từ phong cách ấy của Người.
Ngoài ra, với bút danh Trần Lực, các sáng tác của Bác đầy tinh thần lạc quan cách mạng.
Nếu ở thể loại truyện, kí và văn chính luận, ta nhìn thấy trong các tác phẩm của Bác một giọng điệu hùng hồn, đanh thép khi lên án ... ười Hồ Chủ tịch”. 
Bác thương yêu tất cả mọi người, dù đó là người bạn tù chỉ có cái chăn bằng giấy bồi, đêm thu cũng như Bác, trằn trọc ngủ không yên. Bác thương người tù cờ bạc nghèo không có cái gì ăn trước cái cảnh:
“..Tù “cứng” ngày ngày no rượu thịt,
Tù “nghèo”, dãi với lệ cùng tuôn.”
(Tù đánh bạc)
Bác thương vô cùng người bạn tù đêm qua còn ngồi dựa lưng vào Bác, sáng ngày đã chết cứng. Tuy chỉ là một người tù xa lạ nhưng Bác thương xót như thương xót một người thân, câu thơ đọc lên tưởng như rưng rưng nước mắt:
“..Thân anh da bọc lấy xương 
Khổ đau đói rét hết phương sống rồi...” 
(Một người tù cờ bạc vừa chết)
Thương tâm nhất vẫn là những em bé. Một em bé mới nửa tuổi, có tội tình chi cũng phải theo mẹ vào tù. Bác thương mọi số phận, tha thiết với sự biểu hiện của sự sống và của tâm linh dù đó chỉ là các run khẽ của hương hoa bị người đời và tạo hóa lãng quên, dù đó chỉ là chuyện cái răng, chuyện chiếc gậy bị lính ngục đánh cắp. Người xưa nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện” (Mạnh Tử), “Tính tương cận, tập tương viễn” (Khổng Tử), thì Bác đã có thơ: 
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện 
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền 
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn 
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
(Nửa đêm) 
Qua đó, ta cũng thấy tính triết lí trong các bài thơ của Người. Mỗi bài thơ nêu lên một thái độ sống, hay sự nhìn nhận đúng, hoặc đề ra một cách giải quyết về những định đề đã nêu ra: “Nhật kí trong tù chứa đựng những bài học về nhân sinh, đạo lí cho hôm nay và cho mai sau.” (SGK) Xuân Diệu nói:" Người bạn tù, người tù là đề tài nhân loại đối với Bác". Ðặng Thanh Lê từ việc khảo sát "Hình tượng bằng hữu" trong Ngục trung nhật ký nhận xét chính xác "Bác là một nhân cách văn hóa mang tâm hồn nhân loại". Ðề tài nào Bác cũng viết, hình tượng nào Bác cũng xây dựng, nhân vật nào Bác cũng hướng 
tới nên rất nhân loại. Chế Lan Viên đã phân tích kỹ về hai mối quan hệ đi về giữa dân tộc và nhân loại trong Bác. Ở Bác cái nhân loại trước tiên là nhân loại - nhân bản, nhân loại - văn hóa. Lòng thương người ở Bác chính là tinh thần nhân đạo cao độ. Chúng ta càng thấm thía ở đây là mạch nhân đạo của nhân loại chìm sâu trong Hồ Chủ tịch, có sức gợi, sức rung kỳ diệu. Mạch nhân đạo đó giúp chúng ta hiểu vì sao độc lập tự do, hạnh phúc cứ như là một điệp khúc vang mãi trong tâm tưởng của Người. 
Ngoài tâm hồn yêu thương con người, ngoài tấm lòng nhân đạo, Bác là hình tượng mẫu mực của một nhà thơ lãng mạn-cổ điển:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng)
Sự giao hợp giữa thiên nhiên và con người trong thơ Bác đã trở nên hài hoà, tròn vẹn. Trong hoàn cảnh tù đày, nói cách khác, thiên nhiên đã bầu bạn với Người, giúp Người nguôi ngoai nỗi đau khổ, băn khoăn và cũng đồng thời khích lệ, động viên Người.
Tình yêu thiên nhiên của Bác đã phản ánh được tâm hồn luôn lạc quan yêu đời, luôn tin tưởng vào cách mạng, vào lẽ phải, nhất là vào sự độc lập, tự do của quê hương. Việc trở về với thiên nhiên trong cách ăn mặc, ở, trong cách giao hòa cảm xúc với cây cỏ., trăng sao, một cánh chim, một ánh mây chiều... của Bác là bài học nhân đạo lớn lao biết nhường nào đối với mỗi người và cả thời đại. Với Bác, thiên nhiên đã làm tốt vai trò sinh thái cảm hóa con người "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Với thiên nhiên, Bác đã làm tốt vai trò người hóa: "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". C.Mác nói: "Con người do hoàn cảnh tạo ra, bởi vậy phải làm cho hoàn cảnh mang tính người". Bác Hồ là kiểu mẫu đầy nhân đạo trong tính hai chiều đó : 
"Mặc dù bị trói chân tay, 
Chim ca rộn, núi hương bay ngát rừng; 
Vui say, ai cấm ta đừng 
Ðường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu." 
(Trên đường) 
Thiên nhiên như muốn chia sẻ nỗi vất vả với Bác, thiên nhiên như muốn sưởi ấm thêm tâm hồn Bác. Bởi Bác rất hiểu, rất cảm, rất yêu mến thiên nhiên. Có được tình cảm ấy chính là lòng yêu đời ở Bác. 
Giữa bao nhiêu tăm tối dày đặc vẫn ngời lên ánh sáng của một tâm hồn thương người và yêu đời vô hạn. Giữa bao nhiêu khổ cực Bác vẫn vui, vẫn cảm thấy cái vui tràn đầy trong cuộc sống. Cái vui với trời đất theo một cánh chim, một làn mây, một xóm ven sống. Những hình ảnh như thế không thiếu gì chung quanh ta, nhưng thường nó vẫn trôi qua đi không có một tấm lòng yêu đời sâu sắc không thể nào ghi lại được. Sống là một niềm vui. Sự thật đơn giản và hiển nhiên là như vậy. Nhưng chúng ta còn nhớ biết bao nhiêu tiếng kêu khóc thảm thiết đã vút lên trong văn thơ ngày trước. Trong lòng phải có sẵn một tâm hồn lớn, một niềm tin tưởng vô biên mới nhìn ra được cái sự thật đơn giản và hiển nhiên ấy. 
Trong hoàn cảnh xã hội cũ, lại sống trong tù đầy và giữa biết bao công việc lớn đang chờ đợi thực không dễ gì mà vui. Cũng có lúc Bác thấy buồn vô hạn: 
"Nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ, 
Muôn tơ vương vấn mộng sầu nay; 
Ở tù năm trọng thân vô tội,
Hòa lệ thành thơ tả nỗi này" (Ðêm thu) 
Tóm lại, một trong những biểu hiện rất cao của tình thương người và lòng yêu đời chính là lòng yêu nước. Nhật ký trong tù canh cánh trong lòng nỗi nhớ nước thương dân. Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than. Bác nhớ tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ đồng chí đưa tiễn đến bên sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phất phới, nhớ khi còn tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ: 
" Một canh ...hai canh... lại ba canh, 
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; 
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, 
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.”
(Ngủ không được)
Nhật ký trong tù đã thể hiện một tinh thần bất khuất kiên cường.Tình thương người lòng yêu đời, yêu nước trong thơ Bác về một mặt là kế tục truyền thống thơ xưa, nhưng mặt khác lại không giống thơ xưa, nó là tâm tình của một người Cộng sản, nó gắn liền với chiến đấu, vững tin ở chiến thắng. Bác từng nói rất rõ: 
" Nay ở trong thơ nên có thép 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong" 
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) 
Ý chí sắt đá và tinh thần rèn luyện cao độ, Bác đã giữ vững qua muôn vàn khổ cực và cũng đã từng nói lên được trong những hình ảnh nên thơ: 
"Gạo đem vào giã bao đao đớn 
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.." 
(Nghe tiếng giã gạo) 
Cuộc đời hoạt động của Bác là một bài thơ lớn, tràn đầy sức sáng tạo. Nhật ký trong tù không thể nào sánh được với toàn bộ bài thơ lớn ấy. Bác là người làm thơ trong cuộc đời nhiều hơn văn thơ. Trong sự nghiệp chung của Bác văn thơ chỉ là chuyện phụ. 
Trong cuộc sống nghèo nàn ấy, Bác đã tìm đủ đề tài cho hơn một trăm bài thơ. Cơ hồ như đối với Bác chuyện gì cũng thành thơ.Chuyện núi non trăng hoa thành thơ mà chuyện dưa cà mắm muối cũng thành thơ. Bác làm thơ vì một cái răng, một cái gậy, kể cả những chuyện rất ít nên thơ cũng thành thơ. Cho nên khi Bác nói trong thơ nên có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng."Không phải chỉ nói chuyện thép và giọng thép mới là có tinh thần thép". Trong thơ văn cũng như trong cuộc đời cái điều quan trọng nhất vẫn là cái thực chất của con người Nhật ký trong tù ít có những lời hô to nói lớn: 
"Giọng của người không phải sấm trên cao 
Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước" 
(Sáng tháng năm-Tố Hữu) 
Bác cứ nhỏ nhẹ, cứ hồn nhiên mà toàn bộ tập thơ toát lên một tinh thần thép, tinh thần của một anh hùng bất khuất, luôn luôn vững bước tiến lên, bền gan chiến đấu. 
Sống trong tù lúc nào Bác cũng thể hiện được phong thái ung dung, bình tĩnh, phảng phất thơ văn của nhà nho xưa đầy khí tiết. Nhưng cái ung dung ngày trước có khi là cái ung dung của người quay lưng lại với cuộc đời: trả áo mũ về sống ẩn dật, hay bất chấp mọi nỗi thăng trầm của thế sự. Bác hoàn toàn không phải như vậy. Ðồng chí Phạm Văn Ðồng nói:"Hồ Chủ tịch là hình ảnh của sức mạnh bình tĩnh không khiếp sợ, không hoảng hốt, đó là sức mạnh của những người sống một nhịp với trào lưu của thế giới, với quy luật tiến hóa của lịch sử.:” Chính Bác cũng đã nói : 
"Sự vật vẫn xoay đà định sẳn 
Hết mưa là nắng ửng lên thôi" 
(Trời hửng) 
Nhật ký trong tù chúng ta tìm thấy một sức chịu đựng vô cùng mãnh liệt ở Bác. Nhà tù đã đày đọa thân thể Bác, chúng giải Bác đi khắp nhà tù này đến nhà tù khác, tối ngủ chân bị cùm, đi thuyền thì bị treo giò: 
“Bốn tháng cơm không no 
Bốn tháng đêm không ngủ 
Bốn tháng không giặt giũ 
Bốn tháng không thay quần áo.."
(Bốn tháng rồi) 
Bị giam lâu, chân mềm như trùn, thế mà lúc ra tù, Bác tập leo núi ngay để chờ lúc băng núi rừng về nước. Ðó là cái gương cương nghị ở Bác.Bài thơ "Bốn tháng rồi" đã tổng kết một chặng đường đấu tranh lâu dài, khốc liệt của Bác ơ trong tù. Chứng kiến những nổi đau khổ đè nặng lên con người Bác, huỷ hoại thân thể Bác chúng ta cảm thấy hết sức đau lòng và càng kính yêu Bác. Chúng ta cũng vô cùng sung sướng tự hào trước chiến thắng của tinh thần Bác, tinh thần của một chiến sỹ công sản vĩ đại đã bất chấp cả bạo lực của kẻ thù. Bằng sức mạnh của nghệ thuật, Người đã truyền cho chúng ta một bài học của một tâm hồn sáng chói, bất diệt: 
"..Vật chất tuy đau khổ 
Không nao núng tinh thần .." 
(Bốn tháng rồi) 
Nhờ có tinh thần thép mà mọi gian nguy, hiểm nạn Bác đều vượt qua. Nhờ có tinh thần thép mà mọi thiếu thồn về vật chất Bác đã đẩy lùi. Bác là tinh hoa của lịch sử, khí phách dân tộc, và tâm hồn thời đại. ( Tham khảo trên www.ctu.edu.vn )
Về nghệ thuật, Nhật kí trong tù sử dụng rất thành thục thể tứ tuyệt vừa cô đúc, vừa linh hoạt và tài hoa, hình thức cổ thi hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao. “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh màu sắc không phô diễn mà như cố khép lại đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời.”(Rôgiê Đơnuy, Pháp).
Ngoài Nhật kí trong tù, các tác phẩm Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, Ca sợi chỉ,.. của Bác đều gợi lại chân thực và xúc động thời kì hoạt động bí mật và những vần thơ cũng tham gia trực tiếp vào nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng.
Tập Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh tập hợp 36 bài thơ chữ Hán viết trong nhiều thời điểm. Đề tài: về cuộc kháng chiến chống Pháp (Nguyên tiêu), về những chuyến thăm nước ngoài, về tình bạn (Tặng Bùi công) và cả về một chút tâm tình riêng (Thất cửu-Sáu mươi ba tuổi).
Như vậy, qua những đóng góp Người đã để lại, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo.
C-Hồ Chí Minh- một danh nhân văn hóa vĩ đại của dân tộc:
Không phải vì vô cớ mà năm 1990, tổ chức UNESCO đã ghi nhận và suy tôn Người là “anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”.Không phải vì một phút cảm kích trước nhân cách cao đẹp của con người Hồ Chí Minh mà Ixamaen Gomet Braga (Braxin) đã ca ngợi Người: 
“Vị thánh sống của nghìn thánh sống
Và ân nhân của cả muôn đời
Hồ Chí Minh! - Chưa dễ thấy người
Chúng tôi đây bọn mù mắt sáng!..” 
(Chúc tụng Bác Hồ- Đào Anh Kha dịch)
Viết về Bác và về nhân cách, tâm hồn vĩ đại của Bác phải nói là không có bút mực nào tả trọn vẹn được. Ở đây, chỉ xin nghĩ và viết về Bác ở một vài khía cạnh, ở cuộc sống, tâm hồn và phong thái của Người.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAC GIA HO CHI MINH(3).doc