Trong giai đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển thì giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam.
“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Bác kêu gọi “tôi muốn đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” và “tự tôi ngày nào cũng tập”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định mà sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Để có con người hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng được hai yêu cầu phát triển trí lực và thể lực. Vì thế, trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho học sinh về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà trường đóng góp một vai trò quan trọng.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong giai đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển thì giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam. “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Bác kêu gọi “tôi muốn đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” và “tự tôi ngày nào cũng tập”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định mà sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Để có con người hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng được hai yêu cầu phát triển trí lực và thể lực. Vì thế, trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho học sinh về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà trường đóng góp một vai trò quan trọng. Hiện nay, môn học thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bố ngày một nhiều hơn. Chính vì thế thể thao tự chọn là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường. Thể thao tự chọn là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích của học sinh và phát triển năng khiếu cá nhân. Do đó, thể thao tự chọn được học sinh yêu thích và say mê tập luyện. Trong số các môn thể thao tự chọn như bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, bơi, đẩy tạ, thì môn bóng chuyền là môn thể thao được nhiều giáo viên lựa chọn để giảng dạy cho học sinh. Bởi vì môn bóng chuyền là môn thể thao được đa số học sinh yêu thích và phù hợp với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường. Môn thể thao tự chọn Bóng chuyền có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của các em về mọi mặt Đức – Trí - Thể - Mỹ. Nếu trong tiết dạy thể thao tự chọn có chất lượng sẽ giúp cho học sinh nắm được kiến thức từ đó hình thành kỹ năng vận động, tạo ra những giờ học vui vẻ và bổ ích cho học sinh. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định, quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động dựa trên quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Như vậy, tính trực quan trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao giữ một vai trò quan trọng. Vì hoạt động tiếp thu kiến thức động tác của học sinh về cơ bản là mang tính chất thực tiễn vận động phát triển các cơ quan cảm giác, từ đó học sinh hình thành thói quen vận động đúng. Để xây dựng kỹ năng vận động được tiến hành không chỉ bằng thị phạm động tác, mà bằng cả lời nói và tư duy, tức là phải sử dụng các phương pháp dạy học thể dục trong việc xây dựng kỹ năng vận động cho người luyện tập thể dục thể thao mà đối tượng ở đây là học sinh trường trung học phổ thông Quang Trung, và người huấn luyện hướng dẫn đó là giáo viên dạy thể dục thể thao. Trong thời gian của một tiết dạy chỉ 45 phút mà có đến hai hay ba nội dung học khác nhau đan xen vào, giáo viên phải làm thế nào để truyền tải kiến thức giúp học sinh nhanh chóng hình thành kỹ năng vận động, nghĩa là vừa xây dựng nhận thức cho các em về kỹ thuật động tác vừa phải đảm bảo đủ lượng vận động cần thiết cho các em trong một tiết học, hay nói cách khác trong một thời gian cực ngắn người giáo viên phải vừa giúp các em nắm được yếu lĩnh kỹ thuật động tác, vừa phải hướng dẫn cho các em thực hiện động tác. Muốn đạt được điều này, theo tôi, người thầy phải tăng cường sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức như phương pháp sử dụng lời nói, nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp luyện tập. Hay phải tăng cường làm mẫu thị phạm kết hợp với sử dụng lời nói giảng giải ngắn gọn, mấu chốt, đủ ý. Hay nói cách khác là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học vấn đáp; Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề; Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ vào giảng dạy để giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động. Trong dạy học, toàn bộ hoạt động của giáo viên đều liên quan đến việc sử dụng lời nói, bằng lời nói giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh, kích thích tư duy, giao nhiệm vụ, phân tích và đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người học. Đối với học sinh, lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh hành động. Các hình thức sử dụng lời nói gồm: Thuyết trình (giảng giải), kể chuyện và thảo luận (đàm thoại), đôi khi giáo viên còn kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, nhưng các phương tiện trực quan đóng vai trò minh họa lời nói giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên còn dùng các động tác bổ trợ là những động tác đơn giản hơn hoặc có kết cấu gần giống nhưng dùng sức nhẹ hơn động tác chính. Ngoài ra chúng ta thường sử dụng thêm các phương pháp trò chơi, thi đấu và tổng hợp,vào giáo dục thể chất. Vậy làm thế nào để học sinh nhanh chóng hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động trong môn thể thao tự chọn bóng chuyền và tiến tới phát triển các tố chât nâng cao sức khoẻ? Qua thực tế giảng dạy từ khi về trường đến nay tôi nhận thấy rằng cần phải đầu tư cho môn Bóng chuyền nhiều hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường. Đặc biệt là đối với học sinh khối 10, 11 là học sinh đầu cấp cần nắm vững kỹ thuật cơ bản về môn thể thao tự chọn này là một điều kiện hết sức cần thiết thuận lợi cho việc phát triển kỹ năng, kỹ xảo vận động làm nền tảng cho các năm học tiếp theo. Vậy việc tìm ra phương pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học môn Bóng chuyền. Vì lí do đó, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu “Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền ” để có thể giảng dạy môn Bóng chuyền tốt hơn giúp cho học sinh tập luyện tiến bộ và ngày càng yêu thích môn Bóng chuyền. Qua đó góp phần làm tốt hơn nữa công tác rèn luyện sức khỏe cho học sinh trường Trung học phổ thông Quang Trung. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận: Để đất nước ta có nguồn lực lượng lao động đảm bảo sức khoẻ, đạt chuẩn về trình độ kiến thức, có kĩ thuật tay nghề cao, đó là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục hiện nay và giáo dục thể chất nói riêng để xây dựng con người phát triển một cách cân đối và toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần phải làm cho môn học thể dục trở thành môn học yêu thích của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy giáo dục thể chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học và sân bãi học tập, một số thiết bị dạy học thì đã cũ kỉ, hư hỏng, giáo viên chủ yếu giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn và học sinh tự trang bị cho mình những thiết bị học tập, những khó khăn, thiếu thốn đó chủ yếu là trường xa trung tâm và thành phố. Bên cạch đó, một tiết học thể dục thường đan xen hai hay ba nội dung học tập lại càng thêm khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động ở học sinh và đa phần học sinh còn xem nhẹ môn học thể dục và coi thể dục là môn học phụ, còn e ngại và lười biếng trong tập luyện chính vì thế chất lượng của giáo dục thể chất vẫn chưa cao, hiệu quả còn tương đối thấp so với một số môn văn hoá khác. II. Cơ sở thực tiễn: Trường THPT Quang Trung đóng trên địa bàn nông thôn với đa số gia đình học sinh là chủ yếu sống bằng nông nghiệp, cơ sở vật chất, sân bải phục vụ cho giảng dạy và học tập trong trường đang còn thiếu. Thời tiết khắc nghiệt, có những thời điểm mưa gió quá nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện, cũng có những thời điểm quá nắng nóng do đó ảnh hưởng lớn đến quá trình giảng dạy và học tập môn thể dục. Từ thực trạng đó việc dạy và học môn thể dục trở nên rời rạc không liên tục làm hạn chế sự hình thành kỹ năng vận động của học sinh. Nội dung thể thao tự chọn bóng chuyền các em học sinh cấp dưới chỉ mới được tiếp xúc ít, chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản. Nên khi lên lớp trên các em đang còn bỡ ngỡ và khi học lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi tập luyện không được thường xuyên, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học không đảm bảo sẽ tạo cho các em uể oải, mất hứng thú trong học tập, không chú trọng và hình thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động dẫn đến kỹ thuật và số lần thực hiện động tác cũng như thành tích thấp không ổn định. III. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể trong Nhà trường đã xây dựng hai sân bóng chuyền để giúp cho học sinh có điều kiện tổ chức tập luyện và tổ chức thi đấu giao lưu môn bóng chuyền. - Phần lớn học sinh đều yêu thích và nhiệt tình, hăng say tập luyện. - Ở trong nhà trường có nhiều học sinh yêu thích và chơi tốt môn bóng chuyền qua đó lối cuốn nhiều học sinh khác chơi theo. 2. Khó khăn: - Sân tập chưa đạt chuẩn, nhiều giờ học gặp thời tiết không thuận lợi như rất nắng nóng hoặc mưa nhiều dẫn đến không học được và không gây được hứng thú cho học sinh khi tập luyện. - Các tiết học trong nội dung thể thao tự chọn thường bị gián đoạn bởi điều kiện thời tiết. - Thời gian của một tiết học hạn chế nên giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinh tập luyện kĩ thuật và từ đó học sinh tự tập là chính, không có điều kiện để giáo viên sửa sai nhiều cho các em, thời gian các em thi đấu tập ít và vui chơi hạn chế. Đa số học sinh chưa làm quen với môn bóng chuyền. Từ những tồn tại và khó khăn đó nên công tác giáo dục thể chất nói chung và công tác dạy và học chính khoá môn thể dục nói riêng hiệu quả không cao, chưa dáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra là phát triển con người toàn diện. Để khắc phục tình trạng trên, trong quá trình giảng dạy nhiều năm tôi đã trăn trở, suy nghĩ nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp để nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ dạy và học. IV. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu nhằm đưa ra các phương pháp giảng dạy vào trong quá trình dạy học, qua đó để kiểm tra đánh giá kết quả tác dụng cũng như khẳng định tính thiết thực của nó trong quá trình giảng dạy môn thể thao tự chọn bóng chuyền nói riêng cũng như việc huấn luyện thể dục thể thao nói chung. - Biết cách và thực hiện cơ bản đúng các kỹ thuật như: Tư thế chuẩn bị, một số động tác di chuyển cơ bản, chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt, chuyền bóng thấp tay, đệm bóng, - Nhằm nâng cao kết quả môn thể dục nói chung và môn bóng chuyền nói riêng, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu môn bóng chuyền. - Thúc đẩy phong trào tập luyện môn bóng chuyền trong trường THPT Quang Trung cũng như trên địa bàn huyện Củ Chi. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu kỹ thuật của học sinh thông qua kiểm tra chuyền bóng cao tay bằng hai tay (trước mặt), chuyền bóng thấp tay, phát bóng thấp và cao tay ở học sinh lớp 11 và 12. - Nghiên cứu điều kiện và thực tiễn giảng dạy nội dung môn thể thao tự chọn bóng chuyền qua các năm. - Nghiên cứu sức khoẻ, trình độ tập luyện, tâm sinh lí giới tính, từ đó tìm ra các phương pháp, biện pháp nhằm xây dựng tâm lí thoải mái, hứng thú ... m tay tiếp xúc bóng. + Phát bóng qua lưới từ giữa sân, sau đó lùi dần về biên ngang. + Luyện tập hoàn chỉnh kỹ thuật: khả năng dùng sức, phối hợp lực toàn thân. + Điều chỉnh điểm rơi của bóng khi phát theo đúng ý muốn. NT GV (Đội hình tập luyện chung cả lớp không bóng) + Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai cho các em. + Đội hình tập với bóng theo nhóm - Nam khoảng cách 13 - 15m - Nữ khoảng cách 10 - 12m NT NT (Đội hình nhóm 1) GV (Đội hình nhóm 2) NT GV (Bên phát bóng) Phát bóng qua lưới (Bên phục vụ) - Một bên phát bóng còn bên kia các bạn phục vụ nhặt bóng và lăn sang cho bạn phát, sau đó đổi bên phát bóng. * Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi một số em của các nhóm lên thực hiện lại kỹ thuật động tác. Cho các em tự nhận xét bạn về mức độ thực hiện kỹ thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu điểm,), cho các nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. + Những sai lầm thường mắc trong phát bóng thấp tay chính diện: Tung bóng không đúng; điểm tiếp xúc bóng chưa đúng nên bóng chỉ bay lên cao, không đi xa, bóng đi lệch hướng. Cách sửa: Tại chỗ tập tư thế chuẩn bị (không bóng), tại chỗ tập động tác tung bóng nhiều lần và thẳng hướng, tay tiếp xúc bóng đúng vị trí (đánh vào giữa sau và dưới tâm bóng). Đứng mũi chân trước đúng hướng phát bóng. Tập phát bóng qua lưới vào các vị trí khác nhau ở bên kia sân. v Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện: - Đây là kĩ thuật có độ chuẩn xác cao, uy lực tấn công lớn và thường được các học sinh nam sử dụng. - Vì vậy kỹ thuật phát bóng cần được chú ý và tập luyện thật tốt. Dưới đây là một số hình ảnh về kỹ thuật: Phát bóng cao tay chính diện v Phương pháp: Giáo viên dùng phương pháp sử dụng lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp luyện tập. + Giáo viên thị phạm, phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác ngắn gọn đủ ý, về yêu cầu chung của từng yếu lĩnh, những điểm cần chú ý (tư thế chuẩn bị, động tác tay tiếp xúc bóng, kết thúc động tác). + Bên cạch làm mẫu động tác thì giáo viên cho các em xem hình ảnh minh họa về kỹ thuật động tác. + Gọi 1 – 2 em lên thực hiện lại theo động tác mẫu, cả lớp xem và nhận xét nhanh, giáo viên nhận xét lai. + Luyện tập tư thế cơ bản và chuyển động của tay đánh bóng (không bóng). + Luyện tập phối hợp kỹ thuật tung bóng và đánh bóng (không bóng). + Tự tung bóng theo yêu cầu kỹ thuật và để bóng rơi xuống đất, học sinh tự kiểm tra độ cao của bóng khi tung và độ chính xác của điểm rơi khi bóng chạm đất. + Tung bóng và mô phỏng kỹ thuật đánh bóng (tay không chạm vào bóng). + Phát bóng vào tường, phát bóng cho bạn ở cự li gần, tập trung chú ý điểm tay tiếp xúc bóng. + Phát bóng qua lưới từ giữa sân, sau đó lùi dần về biên ngang. + Luyện tập hoàn chỉnh kỹ thuật: khả năng dùng sức, phối hợp lực toàn thân. + Điều chỉnh điểm rơi của bóng khi phát theo đúng ý muốn. NT GV (Đội hình tập luyện chung cả lớp không bóng) + Giáo viên theo dõi quan sát sửa sai cho các em. + Đội hình tập với bóng theo nhóm - Nam khoảng cách 13 - 15m - Nữ khoảng cách 10 - 12m NT NT (Đội hình nhóm 1) GV (Đội hình nhóm 2) NT GV (Bên phát bóng) Phát bóng qua lưới (Bên phục vụ) - Một bên phát bóng còn bên kia các bạn phục vụ nhặt bóng và lăn sang cho bạn phát, sau đó đổi bên phát bóng. * Sau khi tập xong giáo viên củng cố gọi một số em của các nhóm lên thực hiện lại kỹ thuật động tác. Cho các em tự nhận xét bạn về mức độ thực hiện kỹ thuật (chỗ nào đúng chỗ nào đang còn sai khoảng bao nhiêu điểm,), cho các nhóm đánh giá sau đó các nhóm thi đua với nhau. Giáo viên nhắc lại kiến thức, nhận xét đánh giá cá nhân và từng nhóm. Nhắc cho học sinh những sai lầm thường mắc và cách sửa sai. + Những sai lầm thường mắc trong phát bóng thấp tay chính diện: Tung bóng không đúng; điểm tiếp xúc bóng chưa đúng nên bóng chỉ bay lên cao, không đi xa, bóng đi lệch hướng. Cách sửa: Tại chỗ tập tư thế chuẩn bị (không bóng), tại chỗ tập động tác tung bóng nhiều lần và thẳng hướng, tay tiếp xúc bóng đúng vị trí (đánh vào giữa sau và dưới tâm bóng). Đứng mũi chân trước đúng hướng phát bóng. Tập phát bóng qua lưới vào các vị trí khác nhau ở bên kia sân. v Đấu tập, thi đấu: - Trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật thì giáo viên có thể vận dụng phương pháp đấu tập và thi đấu vào tổ chức cho các em vận dụng các kỹ thuật đã học vào thực tế, vận dụng các điểm luật vào đấu tập và tập làm công tác trọng tài, và đó cũng là biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận động, thấy được điểm mạnh – yếu của mình. rèn luyện nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết cho các em. Ngoài ra tạo không khí vui chơi, rèn luyện thể lực. vPhương pháp: (Trọng tài số 2) GV (Trọng tài số 1) Giáo viên cho các em thành lập nhiều đội để thi đấu trong thời gian ngắn nhất định và thay nhau vào thi đấu tập. IX. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Qua kết quả thu được sau khi kiểm tra đánh giá giữa các lớp thực nghiệm nghiên cứu và các lớp đối chứng tôi thấy được sự khác biệt giữa các lớp. Lớp được áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy thì các em hiểu và nắm bắt được kĩ thuật từ đó trong quá trình học tập và kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn và có sự khác biệt hơn so với các lớp không được vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào học tập. Kết quả đạt được sau khi thực hiện với 3 lớp 11A8, 12A4, 12A9 năm học 2019-2020 như sau: v Kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt Lớp Điểm 11A8 (46 HS) 12A4 (39 HS) 12A9 (31 HS) (Đ) 46 100% 39 100% 31 100% Chưa(Đ) vKĩ thuật chuyền bóng thấp tay Lớp Điểm 11A8 (46 HS) 12A4 (39 HS) 12A9 (31 HS) (Đ) 46 100% 39 100% 31 100% Chưa(Đ) vKĩ thuật phát bóng thấp tay Lớp Điểm 11A8 (46 HS) 12A4 (39 HS) 12A9 (31 HS) (Đ) 46 100% 39 100% 31 100% Chưa(Đ) vKĩ thuật phát bóng cao tay Lớp Điểm 11A8 (46 HS) 12A4 (39 HS) 12A9 (31 HS) (Đ) 46 100% 39 100% 31 100% Chưa(Đ) - Kết quả kiểm tra ở trên cho thấy kết quả của các em có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể ở ba lớp 11A8, 12A4 và 12 A9 (lớp áp dụng thực nghiệm): - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt: + Điểm (Đ): 100% + Điểm chưa (Đ): - Kỹ thuật đệm bóng: + Điểm (Đ): 100% + Điểm chưa (Đ): - Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện: + Điểm (Đ): 100% + Điểm chưa (Đ): - Kỹ thuật phát bóng cao tay: + Điểm (Đ): 100% + Điểm chưa (Đ): Các lớp không được áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình học tập thì không có sự chuyển biến và thay đổi về chất lượng và kết quả học tập không cao. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: I. KẾT LUẬN Để đạt được mục đích giáo dục thể chất trong sự nghiệp giáo dục con người phát triển toàn diện, việc sử dụng những phương pháp giảng dạy nhằm nhanh chóng hoàn thiện kỹ năng vận động, góp phần nâng cao sức khoẻ cho học sinh là rất cần thiết, đặc biệt trong những tiết học có nhiều nội dung lồng ghép với nhiều kỹ thuật khác nhau. Vì vậy, vận dụng “Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền ” đã giúp các em nhanh chóng nhận thức được tính chất và yêu cầu động tác sớm hơn từ đó hoàn thiện được kỹ năng, kỹ xảo vận động. Bên cạch đó còn giúp cho giáo viên tích lũy thêm những phương pháp dạy học tích cực, biết vận dụng các phương pháp vào bài giảng một cách khoa học. Sẽ dẫn tới những tiết học thực sự sinh động sôi nổi, học sinh trở nên hứng thú hăng say học tập tích cực thêm mà không bị nhàm chán. Do đó, theo bản thân tôi có thể áp dụng phương pháp này vào từng tiết dạy để giảng dạy cho học sinh. Những kinh nghiệm được trình bày trên đây là xuất phát từ thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Quang Trung. Bản thân công tác chưa lâu nên chắc chắn kinh nghiệm còn hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến chân thành từ các đồng chí, đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu. Ngày càng hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy, đem lại kết quả cao hơn. * BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Giáo dục thể chất là môn học rất có ý nghĩa, mang tính giáo dục cao, không chỉ tạo ra những con người khỏe mạnh về thể chất, mà thông qua đó còn giáo dục về đạo đức, ý chí, tính kiên trì, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết,Vì vậy để đạt được ý nghĩa ấy của môn thể dục thì giáo viên phải có phương pháp để cho những giờ dạy đạt kết quả cao, giáo viên phải luôn bám sát từng khâu lên lớp, giảng dạy cần phải lựa chọn những phương pháp và hình thức đa dạng, hấp dẫn, tạo không khí sôi nổi, thoải mái, vui vẻ, lối cuốn học sinh, tạo sự hưng phấn khi tập luyện, làm cho học sinh hứng thú say mê trong khi học, hiểu được ý nghĩa của việc tập luyện. Từ đó học sinh mới ý thức được việc tập luyện và vận dụng được những điều đã tiếp thu được vào học tập, lao động và vui chơi. II. KIẾN NGHỊ: Đây là nội dung đề tài của tôi mặc dù đã được đầu tư nghiên cứu, song thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, điều kiện phục vụ nghiên cứu có hạn. Hơn nữa điều kiện về sân bãi và dụng cụ tập luyện phục vụ cho việc học tập đang còn hạn chế, tài liệu nghiên cứu không được nhiều chắc rằng còn nhiều thiếu sót mong được các anh chị đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thêm để có được những phương pháp dạy học hay để áp dụng vào giảng dạy gây sự kích thích, đam mê và hứng thú học tập cho học sinh, để đạt hiệu quả cao hơn và được nhân rộng nhiều hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ dạy và học môn thể dục. Trên đây là một số kinh nghiệm tích luỹ được của bản thân trong quá trình giảng dạy, tuy chưa được đầy đủ song cũng là một phần đóng góp nhỏ cho công tác giáo dục thể chất, rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! TP. Hồ Chí Minh Ngày 03 tháng 02 năm 2020 Người thực hiện Phan Nghĩa Thanh Bình TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài này tôi đã đọc và tham khảo một số tài liệu sau: 1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Thể dục - NXB Giáo dục 7 -2007. 2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10,11,12 môn Thể dục -NXB Giáo dục 7 - 2006. 4. Sách giáo viên Thể dục 10-NXB Giáo dục 6 - 2006. 6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục trung học phổ thông - NXB Giáo dục Việt Nam 2009. 7. Lí luận và phương pháp giáo dục thể chất. 8. Sinh lí học của BS Nguyễn Xuân Điền. 9. Báo giáo dục sức khoẻ và thể chất trong trường học. 10. 101 Bài luyện tập môn Bóng chuyền - NXB Trẻ 12 - 2005. 11. Tôi yêu thể thao Bóng chuyền - NXB Mỹ thuật 3 - 2009. 12. Cùng một số tài liệu khác có liên quan. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ... ...
Tài liệu đính kèm: