Phong cách nghệ thuật của Anh Đức

Phong cách nghệ thuật của Anh Đức

Phong cách nghệ thuật của Anh Đức

1. Là cây bút văn xuôi trữ tình đằm thắm

- Văn phong của Anh Đức được đánh giá là điềm đạm và thanh thoát. Từ những truyện ngắn đầu tay của ông, nhà văn Đoàn Giỏi từng dự đoán ông sẽ còn tiến xa trong văn nghiệp.

- Đó là những trang viết trong tác phẩm miêu tả cảnh vật thiên nhiên của Hòn Đất, những tâm sự của chị Sứ.

- Tác phẩm Vườn chim của ông lão vườn chim: miêu tả tình cảm của ông tư vườn chim, cô du kích.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2725Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phong cách nghệ thuật của Anh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phong cách nghệ thuật của Anh Đức
Là cây bút văn xuôi trữ tình đằm thắm
- Văn phong của Anh Đức được đánh giá là điềm đạm và thanh thoát. Từ những truyện ngắn đầu tay của ông, nhà văn Đoàn Giỏi từng dự đoán ông sẽ còn tiến xa trong văn nghiệp.
Đó là những trang viết trong tác phẩm miêu tả cảnh vật thiên nhiên của Hòn Đất, những tâm sự của chị Sứ.
Tác phẩm Vườn chim của ông lão vườn chim: miêu tả tình cảm của ông tư vườn chim, cô du kích.
Anh Đức thiên về xây dựng nhân vật, đặt nhân vật trước những thử thách để tê liệt tàn nhẫn của hoàn cảnh để từ đó có gì bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của họ.
Chị tư hậu, chị Sứ, ông lão vườn chim.
- Về truyện ngắn, ông được đánh giá là tuy không có những cốt truyện gay cấn, đặc sắc, nhưng cao tay trong cách dựng và sử dụng chữ, chi tiết đắt, tình huống hấp dẫn. Về bút ký, Anh Đức không bao giờ kể chuyện chay, những lời đại ngôn, mà bằng những chi tiết. Ngôn ngữ của ông được chọn lọc, khi sử dụng phương ngữ thường dùng những từ nêu bật nét đặc sắc của vùng đất. Trong Bức thư Cà Mau, những đoạn viết về cách đốt than, những chi tiết như người thợ đốt lò ngửi mùi xem than đã chín chưa hay vốc bụng nước U Minh đỏ ngầu như rượu vang... đều được đánh giá rất cao.
- Về mặt tiểu thuyết, nhắc tới Anh Đức, nhiều người nghĩ tới tác phẩm Hòn Đất. Hòn Đất được coi là một trong những tiểu thuyết viết về chiến tranh tiêu biểu thời bấy giờ với những nhân vật rất sống động sau này được lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Sứ.
Tác giả bám sát hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến tranh để phản ánh kịp thời tinh thần dũng cảm của đồng bào miền nam và sức chịu đựng bền bỉ của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc.
- Với đề tài chính của các nhà văn thời bấy giờ: cuộc Chiến tranh Việt Nam, Anh Đức được đánh giá là không thi vị hóa cuộc chiến mà tìm ra nét đẹp của con người trong hoàn cảnh tàn bạo nhất của chiến tranh. Ông cũng ca ngợi tình người, sự anh dũng của lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam.
- Giai đoạn sau 1975, Anh Đức viết không nhiều và cũng cố gắng tìm tòi những cách thể hiện mới mẻ, phù hợp hơn, nhưng không thực sự thành công.
- Các tác phẩm Giấc mơ ông lão vườn chim, Hòn đất (trích đoạn) và Bức thư Cà Mau (trích đoạn) của ông từng được đưa vào giảng dạy ở chương trình văn học phổ thông.
Tóm lại: Tác phẩm của Anh Đức được mọi người yêu mến, qua những trang miêu tả cảnh và con người Nam Bộ.
VÍ DỤ: 
Tác phẩm Hòn đất, “ Hòn đất” là hòn ngọc thật thỏa đáng, đúng như Hoài Thanh- Nhà phê bình văn học đã nhận định: “Một chân lý nói lên chân lý lớn nhất, đáng phấn khởi nhất của thời đại và nói lên bằng một câu truyện hấp dẫn, bằng những hình ảnh tuyệt đẹp khó quên, khiến cho hang vạn chục người đang quần nhau với giặc mà vẫn đọc say sưa, nhiều chỗ cảm động đến rơi nước mắt và đọc xong thấy thêm lòng tin thêm sức mạnh để tiến lên tiêu diệt quân thù, một quyển sách như thế chưa phải là có giá trị văn học cao thì thế nào mới là giá trị văn học cao?”
Đọc Hòn Đất, chúng ta cảm thấy thích thú hơn cả vẫn là những sự việc xảy ra y như trong cuộc sống thực. Những cảnh, những người qua diễn biến của nó đã lôi cuốn người đọc từ phần này sang phần khác. Phải nói không chương nào là không có những đoạn văn hay, như những cụm hoa tươi, như những bong mát in trên đường dài; chính vì vậy mà Hòn Đất rất xứng đáng để cho chúng ta học tập và nghiên cứu.
Nguyễn Quang Sáng
1. Là nhà văn Nam Bộ rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất quê hương ông, ông chủ yếu và chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình.
2. Truyện của ông có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống khá bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý.
3. Nghệ thuật kể chuyện, dẫn truyện của tác giả thường thỏa mái tự nhiên với giọng thân mật dân dã.
4. Ngôn ngữ trong truyện gần với khẩu ngữ và đậm màu sắc Nam Bộ.
5. Ngòi bút miêu tả tâm lý- đặc biệt là tâm lý trẻ em- tinh tế chính xác, thể hiện sự nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn với con người và tình người.
Ví dụ: Trong truyện “ Chiếc lược ngà” tác giả đã sử dụng nghệ thuật trần thuật là một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện nói chung và khá nhiều truyện của ông nói riêng. Ông xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những bất ngờ nhưng hợp lý: bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ càng gây đựơc hứng thú cho người đọc khi hiểu được tính hợp lý của các sự việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn. ở phần sau của truyện tác giả còn tạo them một bất ngờ nữa đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần ông cùng đoàn cán bộ đi theo đường dây giao lien, vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười. 
Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện them sức thuyết phục.
Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra tự đáy long nó”. Lòng chắc ẩn sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông “bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim”
Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để xét, bình luận của người kể chuyện. Ví dụ: “ Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy”, “ Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 2.doc