Bài Nội dung
Khái quát VH 45-hết thế kỉ XX - Hoàn cảnh XH, chính trị, kinh tế ảnh hưởng đếnVH
- Các giai đọan phát triển.
- Ba đặc điểm lớn.
Tuyên ngôn độc lập - Hoàn cảnh sáng tác.
- Giá trị lịch sử và giá trị văn học.
Tây Tiến - Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội , đẹp đẽ.
- Tình nghĩa quân dân sâu nặng.
- Chân dung người lính hào hoa, oai hùng.
Việt Bắc -Thiên nhiên VB tươi đẹp, hùng vĩ.
- Tình nghĩa sâu nặng quân dân giữa người đi kẻ ở.
- Lòng biết ơn và kính yêu, tin tưởng Cách mạng, Bác Hồ.
Đất nước ( NĐT) - Mùa thu xưa Hà Nội đẹp lung linh.
- Mùa thu kháng chiên và mùa thu giải phóng.
NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - MÔN NGỮ VĂN ——————————————— PHẦN I: TÁC PHẨM TT Bài Nội dung Nghệ thuật 1 Khái quát VH 45-hết thế kỉ XX - Hoàn cảnh XH, chính trị, kinh tế ảnh hưởng đếnVH - Các giai đọan phát triển. - Ba đặc điểm lớn. - Sự phong phú và da dạng về thể loại, phong cách và tính hiện đại, tính dân tộc. - Đề tài, quy mô và ngôn ngữ 2 Tuyên ngôn độc lập - Hoàn cảnh sáng tác. - Giá trị lịch sử và giá trị văn học. - Đặc điểm văn chính luận: chặt chẽ, chính xác,hùng hồn và hấp dẫn. 3 Tây Tiến - Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội , đẹp đẽ. - Tình nghĩa quân dân sâu nặng. - Chân dung người lính hào hoa, oai hùng. - Bút pháp tả thực, lãng mạn, hào hoa và trẻ trung. - Ngôn ngữ cảm xúc chân thực, hấp dẫn. 4 Việt Bắc -Thiên nhiên VB tươi đẹp, hùng vĩ. - Tình nghĩa sâu nặng quân dân giữa người đi kẻ ở. - Lòng biết ơn và kính yêu, tin tưởng Cách mạng, Bác Hồ. - Lối hát giao duyên. - Thể thơ lục bát và bút pháp lãng mạn của cảm xúc cách mạng. 5 Đất nước ( NĐT) - Mùa thu xưa Hà Nội đẹp lung linh. - Mùa thu kháng chiên và mùa thu giải phóng. - Nghệ thuật tả cảnh và tâm trạng. - Ngôn ngữ hiện đại, giàu nhạc điệu, giàu màu sắc. 6 Đất nước (NKĐ) - Đất nước trong lịch sử nguồn gốc truyền thống. - Đất nước là của nhân dân, là của mỗi người. - Thơ trữ tình chính luận. - Thể loại trường ca. 7 Sóng - Vẻ đẹp tâm hồn và khát vọng hạnh phúc chân thành và sâu sắc của người phụ nữ trong tình yêu. - Ngôn ngữ gợi cảm, nghệ thuật đồng hiện (sóng-em), thể thơ ngắn, kết cấu liên tưởng, nhịp điệu.. 8 Đàn ghi ta của Lorca - Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lorca - Nghệ thuật biểu hiện độc đáo biểu hiện cảm xúc, suy tư bằng cảm giác và màu sắc tượng trưng. 9 Người lái đò sông Đà - Vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà. - Hình ảnh giản dị và kì vĩ của người lái đò. - Bút pháp độc đáo, biến hóa của thể tùy bút. 10 Ai đã đặt tên cho dòng sông -Tình yêu, niềm tự hào tha thiết sâu lắng về sông Hương. - Bút pháp độc đáo, biến hóa của thể bút kí. 11 Vợ nhặt - Tình cảnh thê thảm của người nông dân năm đói. - Khát vọng hạnh phúc gia đình, tình yêu thương và niềm tin cuộc sống. - Nghệ thuật dựng tình huống, miêu tả tâm trạng và tả cảnh, đối thoại. 12 Vợ chông APhủ - Cuộc sống cơ cực và quá trình vùng lên tự giải phóng của người dân vùng cao Tây Bắc. - Nghệ thuật trần thuật, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ giàu chất thơ đậm màu sắc dân tộc. 13 Rừng xà nu - Vẻ đẹp của tình yêu nước, yêu cách mạng của nhân dân Tây Nguyên thời chống Mĩ. - Nghệ thuật miêu tả nhân vật, tả cảnh, tả tâm trạng và ngôn ngữ đậm chất sử thi. 14 Những đứa con trong gia đình - Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và cách mạng tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tả cảnh, trần thuật và ngôn ngữ đậm chất Nam bộ. 15 Chiếc thuyền ngoài xa - Vẻ đẹp của bức tranh nghệ thuật hoàn mĩ và nhận thức mới của người nghệ sĩ trước cuộc đời. - Số phận và bi kịch của người phụ nữ sau chiến tranh. - Kết cấu độc đáo, xây dựng cốt truyện, khắc họa nhân vật, ngôn ngữ giản dị. 16 Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Bi kịch của con người và vẻ đẹp con người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại nghịch lý cuộc đời để được sống thật, sống hoàn thiện nhân cách. - Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch, đối thoại, hành động và ngôn ngữ giàu chất trữ tình đằm thắm. 17 Thuốc - Hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội và lòng tin của nhà văn vào tương lai người Trung Hoa sẽ thức tỉnh và theo cách mạng. - Cách viết cô đọngm súc tích, ngôn ngữ giàu hình ảnh mang tính biểu tượng. 18 Số phận một con người - Tính cách Nga kiên cường và nhân ái, lòng tin và ý chí nghị lực của con người có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách của số phận. - Bút pháp hiện thực táo bạo và nghệ thuật miêu tả nhân vật, dựng truyện, ngôn ngữ truyện ngắn độc đáo. 19 Ông già và biển cả - Vẻ đẹp của con người theo đuổi một giấc mơ giản dị nhưng rất to lớn của mình. - Nghệ thuậtt viết truyện ngắn độc đáo, đa nghĩa, giàu cảm xúc và hình ảnh biểu tượng, PHẦN II CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC ------------------------- Đề bài năm 2010 không có gì hay đổi so với kì thi năm 2009. Phần chung gồm 2 câu hỏi , chiếm 50 % số điểm của bài thi. Phần riêng chiếm 50 % với mỗi chương trình một câu hỏi, tùy học sinh chọn lựa theo năng lực cảu mình ( không bắt buộc theo chương trình học Cơ bản hay Nâng cao). Tuy nhiên, học sinh nên chọn một chương trình học ngay từ đầu và khi làm bài chọn đúng câu hỏi, không phân tâm chọn lựa mất thời gian. Khi làm bài thí sinh cũng cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào (Nghị luận xã hội hay Nghị luận văn học). Từ đó đọc thật kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề về nội dung, kiến thức sử dụng và các thao tác lập luận về vấn đề đề bài gợi ý qua từ ngữ và cách diễn đạt của đề. Định hướng đúng yêu cầu sẽ tránh lạc đề, trình bày đúng và trúng trọng tâm, không trả lời thừa hoặc thiếu. Thí sinh còn đọc kĩ đề bài để hiểu rõ phân bố chia điểm cho từng câu, từ đó chia thời gian cho từng câu hợp lí, tránh mải mê làm câu 2 điểm mà không còn thời gian để viết những câu sau mặc dù kiến thức vẫn dồi dào. Phân bố đủ thời gian cho mỗi câu giúp thí sính tự chủ và bình tĩnh, cân nhắc, lựa chọn viết vừa đủ, không sa đà lan man. Làm như thế, bài văn vừa đúng yêu cầu (có thể chưa hay, chưa sâu) , vừa gọn gàng, phù hợp với tâm lí các giám khảo và đương nhiên sẽ được lợi khi đáng giá. Đọc đề bài mỗi thí sinh phải thận trọng đọc thật chậm và đọc nhiều lần để lắng nghe và thấu hiểu từng câu, từng chữ , từng cách diễn đạt của đề bài. Đề bài đôi khi là vấn đề mới , rất lạ. Thí sinh không lo lắng quá mà bình tĩnh nghiền ngẫm để tìm câu trả lời “Vấn đề này là gì? Hiểu như thế nào? Biểu hiện là gì? Tại sao lại hiểu như vậy? Có thể hiểu khác được không?” Vì cấu trúc đề thi gồm có 2 câu chung (5 điểm) và 01 câu riêng (5 điểm) nhưng được soạn theo hướng: + Câu 2 điểm: Yêu cầu tái hiện kiến thức về một tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác hay tóm lược nội dung và nghệ thuật, hay nêu một nội dung đặc sắc, một đặc điểm hay ý nghĩa của nhan đề , hình ảnh nào đó Đề thi tốt nghiệp thường chọn câu tái hiện về một trong ba tác giả nước ngoài chọn học trong chương trình cơ bản. Đề thi ĐH thì yêu cầu việc học thuộc kiến thức phải trình bày gọn , đủ và diễn đạt tốt. + Câu 3 điểm: Yêu cầu thí sinh bày tỏ hiểu biết và thái độ của mình về một vấn đề đặt ra trong đời sống. Một vấn đè tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sông (đã được học lý thuyết trong chương trình 12) dành cho học sinh cuối cấp bàn luận thường là những vấn đề gần gũi và quen thuộc với tuổi teen và học đường. Đề bài hỏi thí sinh là sẽ hiểu vấn đề này như thế nào, hiểu đến đâu, từ đó suy nghĩ và hành động thế nào cho phù hợp, cho đúng? Đề bài tránh hỏi những vấn đề liên quan tới chính trị, hay vấn đề đạo dức nhạy cảm, hay những vấn đề còn nhiều ý kiến tranh luận. Với dung lượng vừa phải ( khoảng 400 từ hay 600 từ) thi sinh không nên viết dài, viêt lan man. + Câu riêng 5 điểm: Thí sinh được quyền chon làm một câu trong hai câu thuộc hai chương trình. Người ra đề đã cân nhắc cả về kiến thức cả về thể loại để không tạo ra ngộ nhận có độ khó dễ giiữa câu 3a hay3b. Nội dung chắc chắn sẽ không quá dài, cũng không ôm trọn một tác phẩm mà sẽ chỉ là một bài thơ ngắn hay một phần, một đoạn, hay một nội dung của tác phẩm văn xuôi. Thời gian cho câu 5 điểm đủ để thí sinh trình bày đủ các nội dung về kiến thức văn học qua vấn đề nêu trong đề bài. Những thí sinh học lực khá giỏi có thể viết sâu hơn nhưng không tham lam đi quá xa yêu cầu của đề. Nên nhớ kỹ rằng trong khoảng 70 phút, sẽ phải viết những gì cần thiết nhất làm sáng tỏ vấn đề? Không có lựa chọn thơ hay văn xuôi và cũng không còn đề I, đề II nhưng cấu trúc đề thi môn Ngữ văn năm 2009 và năm nay 2010 của kì thi Tốt nghiệp THPT và thi Đại học đã hướng dần đến năng lực văn học và ngôn ngữ của học sinh. Đề bài đặt ra yêu cầu thí sinh hiểu và trình bày hiểu biết đó bằng bài luận sẽ phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Hiểu biết nhiều, hiểu sâu, diễn đạt tốt sẽ đạt điểm đánh giá cao. Đề bài gợi mở với câu trúc 3 câu như trên loại dần cách học thuộc và làm theo văn mẫu của thí sinh. PHẦN III ĐỂ LÀM BÀI VĂN TỐT Học sinh theo khối Tự nhiên hay những em không muốn học môn Ngữ văn thường quan niệm đề văn quá khó. Cái lối văn chép, văn mẫu vẫn còn đó làm cho không ít người đã thành đạt vẫn chưa thể hiểu mình đỗ môn văn như thế có oan không. Viết bài văn theo cấu trúc đề thi năm nay không khó và nếu chú ý thí sinh không cần tài liệu cũng có thể đạt điểm 5. Nắm chắc yêu cầu của đề bài, nắm chắc hệ thống câu hỏi tìm ý và tìm câu trả lời rồi diễn đạt những hiểu biết đó ra trang giấy. Kết cấu 2 phần của đề thi: Nghị luận xã hội (NLXH) và Nghị luận văn học (NLVH) có những cách làm riêng. Nghị luận xã hội. 1.1 Yêu cầu Trình bày hiểu biết về vấn đề phải khoa học, chính xác, bao quát. Trình bày rõ ràng, có hệ thống từng nội dung, từng khía cạnh. Trình bày hiểu biết sâu sắc và mới mẻ. Dẫn chứng lấy trong đời sống xã hội, hạn chế lấy từ sách báo. Dẫn chứng phải chọn lọc và ngắn gọn. Câu hỏi tìm ý Ván đề này là gì? Là nội dung gì? (Định hướng) Hiểu như thế nào? Biểu hiện như thế nào? ( Phân tích) Tại sao hiểu như thé? Có thể hiểu khác được không? ( Bàn luận) Nhận thức vấn đề đúng sai / hay dở và nêu suy nghĩ hành động ( Liên hệ) Dàn ý a. Mở bài: Nêu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận. ( không quá 5 dòng) b. Thân bài: Nêu khái niệm vấn đề này là gì. Những biểu hiện của vấn đề. Bày tỏ thái độ, quan điểm về sự đúng sai, tốt xấu của vấn đề. Nhận thức và hành động của bản thân qua vấn đề bàn luận này. c. Kết bài: Khẳng định giá trị của vấn đề ( Không quá 3 dòng) Nghị luận văn h ọc . 1.1 Yêu cầu Trình bày hiểu biết về vấn đề phải khoa học, chính xác, bao quát. Trình bày rõ ràng, có hệ thống từng nội dung, từng khía cạnh. Dẫn chứng lấy trong văn học. Dẫn chứng phải chọn lọc và chuẩn xác. Câu hỏi tìm ý Ván đề này là gì? Là nội dung gì? (Định hướng) Hiểu như thế nào? Biểu hiện như thế nào? ( Phân tích) Bàn luận về vấn đề, ý nghĩa của vấn đề ? Dàn ý a. Mở bài: Nêu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận. ( không quá 10 dòng) b. Thân bài: Nêu vấn đề này là gì.( Xuất xứ, chủ đề, vị trí nhà văn, nội dung nghị luận) Những biểu hiện của vấn đề.( Cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nghệ thuật, những sáng tạo đóng góp của nhà văn) Phân tích và chứng minh từng biểu hiện của nội dung vấn đề.( Chọn dẫn chứng, lập luận. diễn giải,sử dụng các thao tác lập luậnđể làm rõ vấn đề) c. Kết bài: Khẳng định giá trị của vấn đề ( Không quá 5 dòng) Lưu ý: Đối với thơ: Các chi tiết, hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ, các phép tu từ góp phần làm rõ chủ đề của đọan thơ, bài thơ. Phải đặt đọan thơ trong chỉnh thể của cả bài thơ để đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật.) Đối với văn xuôi: Các chi tiết, sự kiện, cốt truyện; hệ thống nhân vật làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm. Phong cách nhà văn, tài năng và tư tưởng sáng tác qua các biện pbáp nghệ thuật độc đáo làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm. Đề thi theo hướng đề mở nên phần mở bài không cần theo khuôn mâu nào. Có thể bắt đầu bằng câu chuyện vào bài, rồi từ đó lý giải theo những cách (như phản biện chẳng hạn) khác nhau để làm sáng rõ vấn đề tao hứng thú cho người đọc. ----------------------------------------
Tài liệu đính kèm: