Ôn thi: Hồn trương ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ 1948-1988)

Ôn thi: Hồn trương ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ 1948-1988)

Câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả Lưu Quang Vũ ( LQV)?

- Quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra trong một gia đình trí thức, năng khiếu nghệ thuật bộc lộ từ nhỏ.

- Từng tham gia bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ

- Đa tài trên các lĩnh vực nghệ thuật: Viết văn, làm thơ, vẽ tranh và sáng tác kịch.

- Kịch là phần dóng gốp đặc sắc nhất của LQV, ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại

- Qua đời giữa lúc tuổi đời và bút lực đang vào độ sung sức nhất. Trông một tai nạn ô tô cùng vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1825Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi: Hồn trương ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ 1948-1988)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt
 (Lưu Quang Vũ: 1948-1988)
Câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả Lưu Quang Vũ ( LQV)? 
- Quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra trong một gia đình trí thức, năng khiếu nghệ thuật bộc lộ từ nhỏ.
- Từng tham gia bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ
- Đa tài trên các lĩnh vực nghệ thuật: Viết văn, làm thơ, vẽ tranh và sáng tác kịch.
- Kịch là phần dóng gốp đặc sắc nhất của LQV, ông được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại
- Qua đời giữa lúc tuổi đời và bút lực đang vào độ sung sức nhất. Trông một tai nạn ô tô cùng vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
Câu 2: Những sáng tác kịch tiêu biểu và nội dung, cảm hứng sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ?
- Những sáng tác tiêu biểu, gây chấn động dư luận những năm 80 của TKXX:
Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảng khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta,
- Kịch LQV manhg đậm hơi thở thời đại. Trở lại bối cảnh xã hội những năm 80 ( TKXX) mới thấy hết tâm huyết của LQV và những vấn đề nóng bỏng ông đặt ra trong từng vỡ kịch. Đây là thời kì hậu chiến, xã hội đang đối đầu với những hậu quả chiến tranh. Thêm vào đó là cơ chế bao cấp với tất cả những khó khăn và hạn chế của ó trong đời sống. Từ ĐHội lần thứ 6 ( 1986) xã hội bắt đầu chuyển mình. Trong đời sống nghệ thuật bắt đầu đề ra nhu cầu đổi mới. Về lĩnh vực sân khấu, LQV là người đi tiên phong.
- LQV từng tâm sự: “ Động lực xui giục tôi viết kịch cũng là những động lực khiến tôi làm thơ, đó là khát vọng muốn được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình và thế giới chung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gửi và dâng hiến”.
Câu 3: Bối cảnh lịch sử xã hội mà tác phẩm Hồn Trương Ba, da Hàng thịt( 1981-1984) ra đời?
Xã hội Việt Nam những năm 1980 ( Xem phần câu 2)
Câu 4: Tóm tắt vở kịch HTB, DHT ?
-Dựa vào một truyện cổ tích Việt Nam, LQV đã viết thành vở kịch nói HTB, DHT.
-Nhấn mạnh những hư cấu đầy sáng tạo: LQV nhằm truyền đạt những thông điệp tinh thần của thời đại.
- Công diễn rộng rãi nhiều nước trên thế giới : Mĩ, Đức, Ca- na- đa...
Tóm tắt nội dung vở kịch : Vở kịch gồm 7 cảnh . Tóm tắt như SGK ngữ văn 12, tập2, tr143. 
Các tuyến nhân vật và các cảnh của toàn bộ vở kịch
TT
Nhân vật
Mối quan hệ, tính cách
1
Bắc Đẩu
Quan nhà trời, giữ sổ sinh tử, có nhiều hành động thiếu trách nhiệm
2
Nam Tào
Quan nhà trời, làm việc tắc trách
3
Đế Thích
Tiên cờ, hiền lành, trung thực
4
Trương Ba
Khoảng 50 tuổi, chất phác, trung thực
5
Vợ Trương Ba
Hiền lành
6
Anh Cả
Con trai Trương Ba, thực dụng
7
Chị con dâu
Hiểu biết, hiền lành, lễ phép
8
Cái Gái
Cháu nội Trương ba
9
Cu Tị
Bạn cái Gái, con chị Lụa
10
Trưởng Hoạt
Hàng xóm của Trương Ba, tốt bụng
11
Anh hàng thịt
Tên là hợi, xác của Trương Ba : Trẻ, vạm vỡ
12
Vợ anh hàng thịt
Chị Hợi, trẻ
13
Lái lợn 1
Người chứng kiến anh hàng thịt sống lại
14
Lái lợn 2
Nt
15
Lí Trưởng
Nhận tiền đút lót của anh Cả
16
Trương tuần
Cùng đi với Lí Trưởng
Các cảnh, hồi của vỡ kịch (Mỗi cảnh chia ra nhiều hồi, lớp)
Cảnh
Nơi chốn
Nội dung chính
I
Cảnh trên thiên đình
Nam Tào, Bắc Đẩu tắc trách, gạch tên Trương Ba
II
Cảnh hạ giới, nhà Trương Ba
Những sinh hoạt trong gia đình người làm vườn. Trương Ba chết đột ngột
III
Trở lại cảnh thiên đình
Vợ Trương Ba lên trời đòi lại sự sống cho chồng. Đế Thích thương tình cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt vừa mất để sống lại.
IV
Nhà người hàng thịt
Đám tang anh hàng thịt. Xác anh hàng thịt sống lại. Cuộc giàng giật chồng của hai người vợ.
V
Hồn Trương Ba và bà vợ
Những rác rối trong gia đình từ khi hồn Trương Ba sống trong thân xác anh hàng thị. Cuộc tranh chấp của hai người vợ. Lí trưởng nhận tiền của anh con trai xứ cho Trương Ba được sống ở nhà mình.
VI
s
Nhà người hàng thịt
Hồn Trương Ba chiu sự chi phối của thân xác phàm tục của anh hàng thịt có những hành vi thô lỗ, khiếm nhã
VII
Nhà Trương Ba
Hồn Trương Ba đối thoại với xác anh hàng thịt, đau khổ, dằn vặt và quyết định chết thật, không nhập vào xác ai nữa.
- Vị trí : Đoạn cuối- phần cao trào và mở nút.
Câu 5: ý nghĩa của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt?
1. ý nghĩa phê phán: 
Phê phán hai quan niệm sống 
- Hoặc quá chú trọng những ham muốn của thân xác hoặc chỉ chú trọng đời sống tinh thần.
- Phê phán lối sống giả tạo, làm cho con người có nguy cơ đánh mất mình.
- Phê phán những tiêu cực của xã hội (Qua những sai sót của ở thiên đình, qua việc sửa sai của Đế Thích)
2. Giá trị nhân văn: 
- Kêu gọi, đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người.
- Khẳng định cá thể: Con người phải sống như chính mình.
3. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật dựng cảnh: 
* Sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo và nội dung hiện thực:
+ Yếu tố kì ảo: Cảnh thiên đình, Trương Ba chết đi sống lại (trong xác người khác, rồi tách hồn ra khỏi xác anh hàng thịt), cảnh hạ giới (Hồn Trương ba hiện ra lờ mờ trong dáng Trương Ba thật), Hồn Trương Ba lấy một nén hương châm lửa thắp lên, Đế Thíc xuất hiện, hồn Cu Tị bay vụt lên khỏi mái nhà tan vờ như một làn sương mỏng
 Vai trò của yếu tố kì ảo: Chi phối diễn biến của câu chuyện, phù hợp với mô típ “Hồn nọ xác kia” từ một cốt chuyện dân gian. 
- Nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo:
 Tình huống “ hồn người này xác người kia”.Chính tình huống oái ăm này đã tạo xung đột của vở kịch. Đây là sự xung đột bên trong, diễn ra trong bản thân nhân vật, hai phần trong một con người tranh luận với nhau rất căng thẳng. Giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba có sự va chạm giữa nhiều yếu tố: Tốt và xấu, thanh cao và phàm tục, bản năng và lí trí, đạo đức và tội lỗi Ông Trương Ba phải đấu tranh với chính mình sau một quá trình tự ý thức để chọn cách ứng xử phù hợp
- Xây dựng dẵn dắt xung đột kịch hợp lí:
Đưa ra mâu thuẫn giữa hồn và xác, đẩy nó tới đỉnh điểm, tháo gỡ một cách tự nhiên, không gò ép khiên cưỡng
- Nghệ thuật xây dựng hành động kịch (Qua những chú thích).
- Nghệ thuật xây dựng đối thoại sinh động 
+ Nôi dung hiện thực: Vở kịch ra đời năm 1981, đằng sau cảnh thiên đình, hạ giới là diện mạo của xã hội đương thời , một xã hội đang trên quá trình đổi mới còn nhiều ngỗn ngang tốt xấu, tích cực lẫn tiêu cực. 
Câu 6: Kịch Lưu Quang Vũ giàu giá trị nhân văn. Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích cảnh VII trong SGK để làm rõ điều đó?
Gợi ý làm bài:
Làm rõ khái niệm giá trị nhân văn và những biểu hiện của giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học.
Phân tích đoạn trích cảnh VII:
ý 1: Hoàn cảnh trớ trêu của hồn Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt
ý 2: Nỗi đau đớn dày vò hồn Trương Ba khi phải sống nhờ, sống khác mình: Chi tiết: ngồi ôm đầu một hồi lâu, bịt tai lại, như tuyệt vọng, bần thần nhập lại vào xác anh hàng thịt; qua lời thoại của nhân vật: Ta đã bảo là mày im đi, trời!, mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải là của ta ạ 
 3. Từ việc phân tích, rút ra ý nghĩa nhân văn của tác phẩm:
- Sự khẳng định, tôn trọng cá thể, khẳng định vai trò, vị trí của cá nhân trong xã hội. 
Qua lời thoại đày chất triét lí “ Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”, nhà văn gửi thông điệp kêu gọi con người phải sống như chính mình. Câu nói đơn giản đó chính là chìa khoá mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm.
- Đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người.
 Lưu Quang Vũ đã mở hướng để nhân vật vươn tới một lẽ sống đích thực, dẫu thân xác trở về hư vô.
Câu 7: Phân tích mối tương quan đối lập giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt trong vở kịch của Lưu Quang Vũ. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 nhân vật.
Gợi ý làm bài
Giới thiệu chung:
HTB, DHT là vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ. Dựa vào tích xưa, LQV đã bộc lộ khả năng sáng tạo của mình khi xây dựng 2 nhân vật HTB và xác anh hàng thịt.
Đây là 2 nhân vật chính của tác phẩm. Tư tưởng, triết lí của vở kịch bật lên từ mối tương quan đối lập giữa 2 nhân vật này.
Phân tích mối tương quan đối lập giữa 2 nhân vật.
ý 1 : Cuộc gặp gỡ giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt
- Sự sai lầm của thượng giới dẫn đến cuộc đối đầu đầy bi kịch
- Hồn TB đau khổ trong xác anh hàng thịt
ý 2: Những mâu thuẫn không thể giải quyết
- Hồn TB không thể sống chung trong cái xác vay mượn, tách ra khỏi thân xác để tranh luận.
- Cuộc tranh luận diễn ra căng thẳng, quyết liệt, không có sự thoả hiệp
( Lời của TB khinh cái xác tầm thường: Mày không thể có tiiếng nói mà chỉ là xác thịt âm u đui mùmày chỉ là cái vỏ bên ngoài không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc chỉ là những thứ thấp kém mà con thú nào cũng có được.	Lời anh hàng thịt: Cái linh hồn cao khiết của ôngTôi thông cảm với những trò chơI tâm hồn của ôngÔng cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết
Những điểm khác nhau cơ bản giữa hồn TB

Tài liệu đính kèm:

  • docHon Truong Ba Da hang thit On thi.doc