Ôn tập Văn 12 - Tổng hợp

Ôn tập Văn 12 - Tổng hợp

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn học

Nội dung ôn tập cần bám sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng. và bao gồm toàn bộ chương trình sách giáo khoa lớp 12 hiện hành.

A. Đối với học sinh học theo chương trình hiện hành

I. Nội dung chung cho cả chương trình chuẩn và nâng cao

1. Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.

1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

2. Tuyên ngôn Độc lập -Hồ Chí Minh

3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng)

4. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS - 1/12/2003 (Cô-phi An-nan)

5. Tây Tiến (Quang Dũng)

 

doc 38 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Văn 12 - Tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¤n tËp v¨n 12-Tæng hîp
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn học 
Nội dung ôn tập cần bám sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng... và bao gồm toàn bộ chương trình sách giáo khoa lớp 12 hiện hành.
A. Đối với học sinh học theo chương trình hiện hành
I. Nội dung chung cho cả chương trình chuẩn và nâng cao
1. Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
2. Tuyên ngôn Độc lập -Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng)
4. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS - 1/12/2003 (Cô-phi An-nan)
5. Tây Tiến (Quang Dũng)
6. Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
7. Đất Nước (trích) - Nguyễn Khoa Điềm
8. Sóng - Xuân Quỳnh
9. Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
10. Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
11. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
12. Vợ nhặt - Kim Lân
13. Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
14. Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
15. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
16. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
17. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ
18. Nh×n vÒ vèn v¨n ho¸ d©n téc (TrÝch §Õn hiÖn ®¹i tõ truyÒn thèng-TrÇn §×nh Hîu)
19. Thuốc - Lỗ Tấn
20. Số phận con người (trích) - Sô-lô-khốp
21. Ông già và biển cả (trích) - Hê-minh-uê
2. Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3. Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học, tiÕng ViÖt, lµm v¨n để viết bài nghị luận văn học.
II. Nội dung dành riêng cho chương trình "nâng cao"
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập đầy đủ các nội dung kiến thức của phần chung nêu trên, ngoài ra bổ sung các bài sau đây:
- Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tác gia Tố Hữu
- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho - Nguyễn Khắc Viện)
- Tác gia Nguyễn Tuân;
- Tư duy hệ thống- nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (Trích Một góc nhìn của trí thức - Phan Đình Diệu)
- Một người Hà Nội - Nguyễn Khải.
Một số nội dung ở phần chung có sự khác nhau về mức độ nhận thức, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
B. Đối với học sinh học theo chương trình không phân ban (theo chương trình sách giáo khoa cũ)
Đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi.
C. Đối với học sinh học theo chương trình phân ban thí điểm
Đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi. Học sinh lựa chọn chương trình Nâng cao hoặc chương trình chuẩn để ôn tập cho phù hợp.
1. Đối với học sinh học chương trình sách giáo khoa ban Khoa học tự nhiên thì ôn tập theo chương trình sách giáo khoa chương trình chuẩn hiện hành.
2. Đối với học sinh học chương trình sách giáo khoa ban Khoa học xã hội và nhân văn thì ôn tập theo chương trình sách giáo khoa chương trình Nâng cao hiện hành.
Một số nội dung ở phần chung có sự khác nhau về mức độ nhận thức, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
(Nguồn: Bộ GD&ĐT
Môn Văn, cần bổ sung kiến thức gì? 
Ở chương trình phân ban, Ngữ văn là một trong những bộ môn có nhiều thay đổi và bổ sung kiến thức, nội dung mới, lên đến 30 phần trăm so với chương trình, sách giáo khoa, hệ cải cách trước đây.
Cụ thể, thí sinh thi lại tốt nghiệp THPT và thi lại tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm nay cần phải tiếp thu, nắm bắt, bổ sung kịp thời kiến thức, nội dung, bài học của chương trình, sách giáo khoa mới này.
Thời gian làm bài đề thi của môn Ngữ văn, trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ là 150 phút.
Nên nhớ, thời gian 150 phút ấy, người ra đề đã tính đến thời gian để thí sinh suy nghĩ, đọc kỹ đề, lập dàn ý, viết nháp. Vì vậy, bạn nên dành khoảng 25 - 30 phút cho việc làm trên.
Cấu trúc đề thi môn ngữ văn, trong thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh ĐH, CĐ gồm có ba câu:
Câu 1 ( 2 điểm): Nếu như trong đề tốt nghiệp chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả văn học nước ngoài, ở đề thi tuyển sinh lại có thêm yêu cầu suy luận, sáng tạo về các kiến thức trên.
Câu hỏi này là câu hỏi ngắn, bạn cần trình bày mạch lạc, gãy gọn, trong khoảng 2/3 trang hoặc một trang giấy thi là đủ, tránh viết dông dài, lan man đến mấy trang.
Tuy nhiên, phải chú ý cách diễn đạt bằng lời văn của mình và tốt hơn nữa là nên viết nó như một bài văn nhỏ, ngắn, có kết cấu ba phần, mở bài, thân bài, kết bài.
Thầy cô giáo dạy ở trường, cũng như các vị giám khảo rất có tình cảm và đánh giá cao với những bài làm, cách trả lời bài bản, công phu, đúng đặc trưng môn ngữ văn như vậy của thí sinh.
Câu 2 ( 3 điểm), theo cấu trúc đề thi của Bộ, đây là điểm mới, nếu như đề thi của hàng chục năm vừa qua là thuộc về nghị luận văn học, xoay quanh các tác phẩm trong chương trình, sách giáo khoa, đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay sẽ là nghị luận xã hội.
Có ba dạng bài cụ thể: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Đề cũng không làm khó học sinh nên sẽ ra những vấn đề, hiện tượng gần gũi, quen thuộc, phổ biến trong đời sống xung quanh ta.
Chẳng hạn, an toàn giao thông, thực phẩm, bảo vệ môi trường, về đạo đức, lí tưởng, lẽ sống, tình bạn, tình yêu....dưới dạng nghị luận giải thích, làm sáng tỏ, anh/ chị nghĩ gì, bày tỏ thái độ như thế nào....
Về mức độ yêu cầu cơ bản, chỉ cần giới thiệu, giải thích, nêu rõ vấn đề cần bàn luận, biết phân tích những mặt đúng - sai, lợi - hại có liên quan đến vấn đề, nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức, hành động, biết chỉ nguyên nhân, biện pháp và bày tỏ thái độ, ý kiến của mình về hiện tượng xã hội đó.
Để làm tốt đề nghị luận xã hội, ngoài việc rèn luyện kĩ năng, lập luận, các bạn cần cập nhật, siêng năng đọc, nghe, thu thập tài liệu, số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài..., giúp cho bài viết có thêm những luận cứ phong phú, xác đáng, thuyết phục.
Về mặt hình thức, mức độ trình bày, cũng giống như câu 1, câu 2 này, cần viết thành bài văn hoàn chỉnh, có mở bài - thân bài - kết bài. Trong ba phần, phần kết thúc bài nghị luận xã hội là khó viết nhất, nhiều bài thường rơi vào công thức, lối mòn “bằng lời hứa hoàn thành nhiệm vụ học tập, tư dưỡng này nọ trong khi đó chủ đề bàn luận rất ít liên quan đến hai nhiệm vụ kia.
Tránh điều này, bạn cần bám sát đề bài, chủ động bộc lộ những suy nghĩ của mình, trình bày cả những điều mình đang băn khoăn, trăn trở, bằng lí lẽ chân thành và thuyết phục. Nếu như đề thi không khống chế số lượng từ và trang thì các em nên viết khoảng hai trang hoặc hơn một chút là đủ.
Câu 3 (5 điểm) là phần riêng cho từng chương trình, sách giáo khoa. Đây là phần ăn nhiều điểm nhất, nên thời gian suy nghĩ, làm bài của câu này phải nhiều hơn, công phu hơn, chiếm một nửa hoặc nhiều hơn thế.
Dạng bài cho câu 3 thường là phân tích, cảm nhận một bài thơ, đoạn thơ, một hay vài nhân vật, hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra trong tác phẩm ( ví dụ như giá trị nhân đạo, tính dân tộc, huynh hướng sử thi, thân phận và vẻ đẹp của con người...).
Đứng trước nghị luận về thơ ca, phải biết cách phân tích, cảm nhận thơ, về mặt hình thức, nghệ thuật trên các khía cạnh sau: thể loại, từ ngữ hay, đắt, độc đáo, có giá trị thẩm mĩ, hình ảnh thơ tiêu biểu, giàu ý nghĩa, hiệp vần, phối thanh, ngắt nhịp, giá trị của các biện pháp tu từ, giọng điệu, lời thơ....
Từ đó có thể dẫn dắt, lập luận chỉ ra nội dung, tư tưởng, ý nghĩa biểu hiện của đoạn thơ, bài thơ. Tốt nhất, nên lồng ghép, phối hợp phân tích giữa nội dung và nghệ thuật với nhau.
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn học 
Nội dung ôn tập cần bám sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng... và bao gồm toàn bộ chương trình sách giáo khoa lớp 12 hiện hành.
A. Đối với học sinh học theo chương trình hiện hành
I. Nội dung chung cho cả chương trình chuẩn và nâng cao
1. Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
2. Tuyên ngôn Độc lập -Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng)
4. Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS - 1/12/2003 (Cô-phi An-nan)
5. Tây Tiến (Quang Dũng)
6. Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
7. Đất Nước (trích) - Nguyễn Khoa Điềm
8. Sóng - Xuân Quỳnh
9. Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
10. Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
11. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
12. Vợ nhặt - Kim Lân
13. Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài
14. Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
15. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
16. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
17. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ
18. Nh×n vÒ vèn v¨n ho¸ d©n téc (TrÝch §Õn hiÖn ®¹i tõ truyÒn thèng-TrÇn §×nh Hîu)
19. Thuốc - Lỗ Tấn
20. Số phận con người (trích) - Sô-lô-khốp
21. Ông già và biển cả (trích) - Hê-minh-uê
2. Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3. Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học, tiÕng ViÖt, lµm v¨n để viết bài nghị luận văn học.
II. Nội dung dành riêng cho chương trình "nâng cao"
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập đầy đủ các nội dung kiến thức của phần chung nêu trên, ngoài ra bổ sung các bài sau đây:
- Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Tác gia Tố Hữu
- Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại (Trích Bàn về đạo Nho - Nguyễn Khắc Viện)
- Tác gia Nguyễn Tuân;
- Tư duy hệ thống- nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy (Trích Một góc nhìn của trí thức - Phan Đình Diệu)
- Một người Hà Nội - Nguyễn Khải.
Một số nội dung ở phần chung có sự khác nhau về mức độ nhận thức, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
B. Đối với học sinh học theo chương trình không phân ban (theo chương trình sách giáo khoa cũ)
Đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi.
C. Đối với học sinh học theo chương trình phân ban thí điểm
Đối chiếu các nội dung cần ôn tập ở chương trình hiện hành với kiến thức đã học trước đây để bổ sung những kiến thức đã thay đổi. Học sinh lựa chọn chương trình Nâng cao hoặc chương trình chuẩn để ôn tập cho phù hợp.
1. Đối với học sinh học chương trình sách giáo khoa ban Khoa học tự nhiên thì ôn tập theo chương trình sách giáo khoa chương trình chuẩn hiện hành.
2. Đối với học sinh học chương trình sách giáo khoa ban Khoa học xã hội và nhân văn thì ôn tập theo chương trình sách giáo khoa chương trình Nâng cao hiện hành.
Một số nội dung ở phần chung có sự khác nhau về mức độ nhận thức, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh.
Văn học 12 trọn bộ 
Phần thứ nhất.
Sự nghiệp Văn thơ Hồ Chí Minh
Hồ Ch ... à bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
Trình bày quan niệm ''sống đẹp ''
Trước hết cần phải hiểu từ “sống" không phải là một khái niệm tồn tại đơn thuần. "Tồn tại nhưng phải để cho người khác biết có sự tồn tại của mình tức là phải thể hiện rằng "Tôi đang ở đây! Tôi có mặt trên cõi đời này, bằng hành động trong cuộc sống chứ không phải chỉ lặng lẽ như một cái bóng qua đêm rồi lại đến ngáy". Và mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy “sống đẹp" là một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sổng thế nào mới là lối "sống đẹp”, còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
“Đẹp” không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. "Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha ... Xuất phát từ tình yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ giữa những con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ "Vì người nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Lại nhớ đến hơn 30 năm trước đây, người con gái Hà Nội Đặng Thuỳ Trâm xung phong vào chiến trường Quảng Trị gian khổ bản thân chịu những thiệt thòi nhưng chị vẫn dành một tình thương bao la cho những người quanh chị. Bất lực trước một ca mổ, chị đau đớn, lo lắng cho người em nuôi giờ này đang đè nặng tang tóc, đêm chị mất ngủ.
Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ lòng yêu thương trong trái tim chị! Để chính từ những lo lắng, đớn đau ấy dân tộc Việt Nam có một người con anh dũng, kiên cường tận tụy làm người. Đó là chuyện của 30 năm trước, còn giờ đây có biết bao người ngày đêm nhen lên ngọn lửa tình yêu thương trên cõi đời này. Một nhà giáo già ngày ngày đạp xe khắp chốn bán những bức hình cụ Rùa Hồ Gươm mà thầy vô tình chụp được để lấy tiền góp vào quỹ "Vì người nghèo". Bao nhà hảo tâm, bao con người có mỗi năm lại lắng lòng mình nhớ đến những người còn trong đói khổ bần cùng.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ tạo nên muôn nghìn gương mặt con người khác nhau: có người tốt, kẻ xấu, có những người từng gây ra tội ác. Nhưng không có ai chưa từng sai lầm. Dẫu có lầm lạc bước vào ngõ cụt vẫn có thể quay đầu lại. Chúng ta vẫn luôn dang tay chờ đón một con người mới ở những người từng mắc tội. Mỗi dịp lễ lớn, không chỉ những người ngoài khung sắt nhà lao mới náo nức chờ đợi mà những người ở trong cũng vui mừng vì mỗi dịp ấy họ lại có cơ hội được ân xá, được trở về với người thân, bè bạn. Chào đón họ bằng lòng bao dung tha thứ, tin vào một sự thay đổi ở họ đó cũng là "sống đẹp". Chính nhờ có lòng yêu thương mà không ít người tìm lại được chính mình. Có một nhà thơ với bút danh "Hoàn Lương" từng nửa đời làm tướng cướp trên những chuyến tàu Đà Nẵng - Nha Trang, làm đại gia buôn lậu xảo quyệt, thi nhân ấy tên là "Nguyễn Đức Tân" (Đông Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội). Nửa đời làm việc thất đức nhưng trong trại giam được nghe lời khuyên nhủ tâm tình của giám thi, như người tỉnh cơn mê anh tâm sự:
“Đêm đêm nghe tiếng vọng vang
Tiếng ngoài xã hội rộn ràng trong đêm
Đã buồn lại thấy buồn thêm
Khát thèm cuộc sống ấm êm ngoài đời”
Và cuộc đời của tên tướng cướp ấy rẽ sang một ngả khác khi mãn hạn tù, anh trở thành một nhà thơ, một thành viên của đội Công an xã. Khi được hỏi làm thế nào mà cá sự thay đổi lớn trong anh như vậy, tướng cướp, thi nhân ấy trả lời nhờ có sự bao dung, tình yêu của người vợ hiền và của tất cả mọi người.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết "Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi". Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chứng ta là những con người có lối "sống đẹp”.
“Cuộc sống không có con đường cùng - chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải làm sao để vượt qua được những ranh giới ấy” (Nguyễn Khải). Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách, và không ai là không vấp ngã một lần. Vậy nhưng sau cú ngã đau đớn ấy, bạn làm gì mới là điều đáng nói. Trong đầu tôi cứ thể hiện lên hình ảnh con lật đật nhỏ bé miệng luân nở nụ cười và lần nào vấp ngã cũng bật dậy, trên môi vẫn là nụ cười lạc quan. Đã bao giờ bạn được như con búp bê ấy, kiên cường và nghị lực?... Đọc Đặng Thuỳ Trâm, những dòng tâm sự của chị, từng câu từng chữ bao giờ cũng tràn ngập một lòng ham sống phi thường. "Đời phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố ". Câu nói tâm đắc ấy của chị, giờ đây, mỗi chúng ta cũng phải lấy đó làm châm ngôn sống cho cuộc sống của mình.
Tôi được nghe thầy dậy Hoá kể câu chuyện về người học trò cũ của thầy. Anh là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, luôn nằm trong nhóm đầu. Vậy nhưng trong kỳ thi Đại học quan trọng anh lại trượt điều tưởng như không thể đã xảy ra. Đau buồn, thất vọng về chỉnh mình, cuộc sống của một thanh niên 18 tuổi lúc ấy chỉ toàn một màu đen khi bao hứa hẹn tương lai, kỳ vọng của gia đình, thầy cô đều sụp đổ. Không chịu giam mình trong màn đêm, anh tự mình thắp lên ngọn nến niềm tin và tiếp tục học tập hết mình. Anh đã đỗ vào năm sau với một số điểm cao. Dù so với bạn bè, anh là người đến sau nhưng anh lại là người đạt được chiến thắng lớn nhất: Chiến thắng chính mình, cuộc sống với những ranh giới của nó luôn bao quanh bạn. Nếu không có nghị lực làm sao bạn có thể đi hết được con đường của riêng mình ? Từ số 1 đến số 0 chỉ trong gang tấc nhưng khoảng cách từ số 0 đến số 1 trên trục đời là cả một quá trình mà nếu không có niềm tin, nghị lực, bạn sẽ mãi chỉ là con số 0 mà thôi. Hãy là một người bộ hành với đôi chân dẻo dai sẵn sàng đạp lèn mọi chông gai để bước đi: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những mũi gai” - Lời bài hát của ban nhạc tôi yêu thích cứ văng vẳng bên tai. Bàn chân có thể sẽ chảy máu vì gai nhọn nhưng đừng ngồi xuống rên xiết, hãy để máu ấy thấm lên những cánh hồng đỏ thắm trên bước đường vinh quang của bạn! Làm được như vậy tức là bạn đang "sống đẹp", sống và luôn giữ cho mình một niềm tin vào ngày mai, luôn có một nghị lực vươn lên hướng đến ánh mặt trời.
Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc:
"Khi anh sinh ra
Mọi người đều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người đều khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười”
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!
P/s: các bạn cũng có thể cho thêm dẫn chứng văn học này vào bài làm của mình đẻ bài viết thêm phong phú
“Thép đã tôi thế đấy” của Nicolai Ostrovski - Một nhà văn - Người chiến sĩ với lý tưởng cao đẹp, ông đã sống hết mình vì hoài bảo cao quý của mình. Điều đáng khâm phục nhất, xúc động nhất là khi bại liệt cả hai chân, bị mù hẳn vì vết thương, cuộc sống vật chất quá thiếu thốn, thế mà ông vẫn đêm ngày làm việc bằng hết cả phần cuộc đời còn lại của mình. Và lý tưởng cao đẹp ấy lại một lần nữa được gửi gấm và tái hiện qua Paven Larơsaghin - nhân vật chính của “thép đã tôi thế đấy”.
Những dòng chữ mà tôi tâm đắc nhất cũng chính đã nói lên suy nghĩ và qua niệm về cuộc sống của paven: “Cái quý nhất của con người ta là đời sống. Đời sống chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được”
Ôi! thật cao quý làm sao! Cho đến lúc khó khăn và xót xa nhất, Paven vẫn lạc quan và tràn đầy niềm tin để vượt qua, để sống một cuộc sống có ý nghĩa và lý tưởng cao đẹp, ông luôn hướng về phía trước và luôn tự hào về một tương lai tươi đẹp đang chờ đợi .
__________________
Vài cảm nhận về "Một con người ra đời" (M.Gorki) 
M.Gorki là nhà văn Nga vĩ đại đã có những cảm nhận hết sức sâu sắc về con người. Chương trình Văn 12 đã chọn lọc tác phẩm MỘT CON NGƯỜI RA ĐỜI để học là một sự táo bạo! Đây là một tác phẩm không dễ cảm nhận. Vì vậy, tôi xin nêu một số tư liệu cũng như vài cảm nhận xung quanh tác phẩm này của ông:
I. TƯ TƯỞNG CỦA M.GORKI:
+ "Chỉ có hai hình thức sống: thối rữa và cháy bùng. Bọn hèn nhát và tham lam chọn lối sống thứ nhất, những người dũng cảm và rộng lượng chọn lối thứ hai" (Bài thơ ĐỒNG HỒ)
+ "Tất cả ở trong con người, tất cả vì con người!(...) Con Người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng!" (DƯỚI ĐÁY)
+ Cao cả thay cái chức vị làm người trên trái đất - được thấy bao nhiêu điều kỳ diệu, trái tim được rung động một cách ngọt ngào mãnh liệt biết bao nhiêu trong khi nín lặng chiêm ngưỡng cái đẹp tuyệt vời!
+ "Chú mày phải tự khẳng định cho khoẻ vào mới được, chứ không thì kẻ đồng loại sẽ vặt cổ chú mày..." (MỘT CON NGƯỜI RA ĐỜI)
II. Cảm nhận về MỘT CON NGƯỜI RA ĐỜI:
Tác phẩm là những cảm nhận sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc sống. Cảm hứng lãng mạn tích cực của tác phẩm giúp người đọc nhận ra những vẻ đẹp cuộc sống con người giữa hiện thực trần trụi và khắc nghiệt. Đứa con của một người mẹ Nga bình thường đã được đón nhận bằng tất cả niềm hân hoan của một tâm hồn luôn biết trân trọng những giá trị con người. Tác giả hướng người đọc nhận ra vẻ đẹp thánh thiện cao cả của người mẹ trong thời khắc sinh thành một sự sống, trong niềm hạnh phúc đón nhận đứa con. Tiếng khóc chào đời của chú bé Oren như khẳng định mạnh mẽ sự hiện hữucủa con người giữa thế gian. Cùng niềm hân hoan về sự có mặtcủa chú bé là những suy nghĩ về sự tồn tại của con người, trong một cuộc sống tồn đọng bao điều nghiệt ngã. Con người phải vượt lên số phận.M.Gorki là một người luôn đề cao vẻ đẹp người phụ nữ, ông đã nhận ra trong người mẹ khốn khổ một đức tính, một tâm hồn Mẹ cao cả thiêng liêng.
Những trang văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời của tác phẩm như tạo thành một không gian riêng bảo bọc, nâng đỡ, tiếp sức cho con người: một nền lá vàng rực, một không gian chan hoà nắng, biển mênh mông rì rầm và ấm áp, mặn mà với hai mẹ con. Hành trình của hai mẹ con dằng dặc những ám ảnh mưu sinh, nhưng sự hiện diện của đứa con đem lại sức mạnh, niềm sung sướng để có thể đi cùng trời cuối đất. Tác giả tạo cho ta cảm giác về nguồn hạnh phúc to lớn của con người, lớn lên trong tình yêu của mẹ, sẽ trưởng thành và sống xứng đáng là một Con Người. Cái "đấng người đỏ hỏn", món quà tuyệt vời của Thượng Đế ban cho người mẹ, là hình tượng sống động vaàđáng yêu, khiến người đọc hiểu hơn giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm, tư tưởng của M.Gorki: TẤT CẢ Ở TRONG CON NGƯỜI, TẤT CẢ VÌ CON NGƯỜI!

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap VAN 12 Tong hop.doc