I. TÁC GIẢ:
• VĂN HỌC VIỆT NAM:
Tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh
1. Tiểu sử - cuộc đời (1890-1969):
+ Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An -> Giàu truyền thống yêu nước.
+ Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước.
+ Học vấn: thuở bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp -> Am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) -> hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.
+ Quá trình hoạt động cách mạng:
• 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
• 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
• 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
• 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
• 2- 9 - 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập
- Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP DẠNG CÂU 2Đ TÁC GIẢ: VĂN HỌC VIỆT NAM: Tác gia Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh 1. Tiểu sử - cuộc đời (1890-1969): + Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An -> Giàu truyền thống yêu nước. + Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước. + Học vấn: thuở bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp -> Am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) -> hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương. + Quá trình hoạt động cách mạng: • 1911: ra đi tìm đường cứu nước. • 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. • 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. • 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc. • 2- 9 - 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập - Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá. 2.Quan điểm sáng tác: - Sinh thời, Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ. Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Văn học nghệ thuật là một mặt trận, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy. - Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức văn học.Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người yêu cầu người cầm bút cần xác định "Viết cho ai"." Viết cái gì", " Viết để làm gì" và "Viết như thế nào". Người chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Các khía cạnh liên quan đến nhau trong ý thức và trách nhiệm của người cầm bút. - Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện tránh lối viết cầu kì xa lạ, nặng nề. Hình thức tác phẩm phải hấp dẫn, trong sáng, ngôn ngữ chọn lọc. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người, tác phẩm văn học phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và dược nhân dân yêu thích. 3. Sự nghiệp văn chương: Sinh thời bác chưa bao giờ nhận mình là một nhà văn, trong NKTT Bác viết : “ Ngâm thơ ta vốn không ham, Nhưng ngồi trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do. Bên cạnh sự nghiệp chính trị to lớn Người còn để lại cho đời sự nghệp văn học vô giá. - Văn chính luận: + Viết nhằm phục vụ trực tiếpcông cuộc đấu tranh cách mạng, tiến công trực diện kẻ thù, hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạngcủa dân tộc qua những chặng đường lịch sử. + Tác phẩm tiêu biểu: Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Di chúc Truyện và ký: + Truyện ngắn của Người hết sức cô đọng, cốt truyện sâu sắc, kết cấu độc đáo. Mỗi tác phẩm đều có kết cấu riêng hấp dẫn, ý tưởng thâm thuý kín đáo, giàu chất trí tuệ. + Tác phẩm tiêu biểu: Vi hành, những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhật ký chìm tàu Thơ ca: + Thơ ca là lĩnh vực nổi bật trong các giá trị văn chươngcủa Hồ Chí Minh. Người để lại trên 250 bài thơ. + Các tác phẩm trước và sau cách mạng tháng Tám,trong kháng chiến chống Pháp và sau này là sự thể hiện tình cảm cách mạng phong phú, ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan và góp phần khẳng định tài năng nghệ thuật của người.Các tác phẩm tiêu biểu: tập thơ "Nhật kí trong tù" gồm 133 bài, thơ Hồ Chí Minh( 1967) gồm 86 bài, thơ chữ Hán Hồ Chí Minh(1990) gồm 36 bài. 4. Phong cách nghệ thuật: Đa dạng và độc đáo: - Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính chiến đấu, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện - Truyện và ký: Mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng. Ngòi bút của Người trong truyện ngắn chủ động, sáng tạo,có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thuý và tinh tế. Đặc sắc nhất của truyện ngắn là chất trí tuệ và tính hiện đại. - Thơ ca: Rất đa dạng phong phú, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông, uyên thâm, hàm súc. Vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng. Tác gia Tố Hữu: 1/ Tiểu sử: -Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành , sinh năm 1920, quê quán Thừa Thiên –Huế. -Ông sinh trưởng trong một gai đình nhà nho nghèo có truyền thống văn chương, vì vậy Tố Hữu đã đến với thơ từ rất sớm. -Ông tham gia cm từ năm 17 tuổi và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. -Năm 1939 Tố Hữu bị bắt và bị giam ở các nhà lao khác nhau từ miền Trung đến Tây nguyên. -Năm 1942 Tố Hữu vượt ngục Đắc lay tiếp tục hoạt động cm. -Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước: Ủy viên bộ chính trị , phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng. -Tp tiêu biểu: từ ấy(1946),Việt Bắc(1954), Gió lộng(1961), ra trận(1971) -Ông được tặng nhiều giải thưởng cho những đóng góp về thơ ca như : giải thưởng văn học ASEAN(1996), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật(1996) Những yếu tố nào trong phần cuộc đời ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu? Quê hương: Huế xinh đẹp thơ mộng + cái nôi của nền văn hoá cả nước. Gia đình: nhà nho nghèo có truyền thống văn chương. (cha dạy các phép tắt làm thơ theo lối cũ – theo thơ đường, mẹ thuộc rất nhiều ca dao dân ca, tg lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ...) Thời đại: cuộc kháng chiến chống P< mĩ đang ác liệt, phong trào cm đang lên. Bản thân: sớm giác ngộ lí tưởng cm, tài năng văn chương thiên phú. 2/ Sự nghiệp sáng tác( con đường thơ): Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. - "Từ ấy"(1937-1946): là chặng đường mười năm thơ Tố Hữu, cũng là mười năm hoạt động sôi nổi, say mê từ giác ngộ qua thử thách đến trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Tập thơ gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng. Chất men say lí tưởng khiến cho những bài thơ Tố Hữu ở buổi đầu dù còn những non nớt khó tránh, nhưng có giọng điệu thiết tha, sôi nổi, chân thành và chất lãng mạn trong trẻo. Tác phẩm tiêu biểu: "Từ ấy", "Tâm tư trong tù","Khi con tu hú" - " Việt Bắc"( 1947-1954): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Việt Bắc là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và những bước đi lên của cuộc kháng chiến cho đến thắng lợi. Tập thơ kết tinh tình cảm lớn con người Việt Nam kháng chiến, tình yêu nước. Cảm hứng chủ yếu trữ tình- sử thi.Tác phẩm tiêu biểu: Phá đường, Bầm ơi, Lượm, Việt Bắc - " Gió lộng" (1955-1961): Khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: Niềm vui và niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc. Cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với khuynh hướng sử thi là cảm hứng chủ đạo của văn học giai đoạn này.Tác phẩm tiêu biểu: Bài ca xuân 61, mẹ Tơm - " Ra trận" (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977): là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân tộc cho đến ngày thắng lợi. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công và lời kêu gọi,cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong công cuộc chiến đấu của cả hai miền. Tác phẩm tiêu biểu: Bác ơi, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Việt Nam máu và hoa - " Một tiếng đờn"(1992), " Ta với ta"(1999): Nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc sống, lẽ đời, hướng tới những qui luật phổ quát- giọng thơ trầm lắng, thấm đượm suy tư. 3/ Phong cách nghệ thuật: - Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị. mọi sự kiện và các vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thật sự. Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng.(dẫn chứng) - Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạng. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu là ở thời kỳ sau. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mỹ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hoá. Những vần thơ chứa chan cảm xúc hướng về lí tưởng, tương lai với niềm lạc quan, yêu đời. - Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc từ nội dung đến hình thức. sử dụng thành công hai thể thơ: lục bát và song thất lục bát-với lối nói quen thuộc, so sánh, ví von, truyền thống, giàu nhạc điệu. - Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến. Nhà thơ dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giải bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ.Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: 1/.THUỐC - LỖ TẤN : Tiểu sử và sự nghiệp: - Lỗ Tấn (1881-1936), tên thật là Chu Chương Thọ ->Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài;quê ở tỉnh Chiết Giang,Trung Quốc,xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút. - Bố lâm bệnh và mất vì không có thuốc để chạy chữa, mẹ là một phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị. - Trước khi học nghề Y, ông học nghề hàng hải ( vì muốn đi đây đi đó để mở rộng tầm mắt; học nghề khai mỏ ( vì muốn làm giàu cho Tổ quốc). Năm 1902, được học bổng qua Nhật học nghề Y; ông chọn nghề Y vì muốn chữa bệnh cho người nghèo. - Năm 1906 ,Lỗ Tấn thay đổi chí hướng, chuyển sang hoạt động văn nghệ ( vì thấy rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thân cho quốc dân). - Năm 1909, Lỗ Tấn về nước, dạy học ở quê nhà. Từ năm 1918, ông hoạt động cách mạng sôi nổi. - Năm 1927, bị Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch truy bắt, đến Thượng Hải dạy học và hoạt động cách mạng. - Ngày 19-10-1936, Lỗ Tấn qua đời. - Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân, thức tỉnh đồng bào, có bút pháp rất lạnh lùng và tỉnh táo. Ông là nhà văn vĩ đại của nền văn học Trung Quốc. - Tác phẩm gồm 3 tập truyện ngắn : Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới. Một số tạp văn như Cỏ dại, Hai lòng. Þ là nhà văn hiện thực xuất sắc Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ. - Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá thế giới. Lỗ Tấn chọn mấy nghề, đông cơ mỗi lần chọn nghề? ( Xem câu 1) Tại sao nói LT là nhà văn yêu nước thương dân? LT là người yêu nước thương dân. Điều đó đước thể hiện rất rõ qua động cơ chọn nghề của ông. Ông chọn nghề xuất phát từ lòng thương người, muốn cho mọi người thoát khỏi căn bệnh cả về thể xác lẫn tâm hồn. Mục đích đó còn vì muốn đất nước giàu mạnh thoát khỏi tình trạng u mê lạc hậu. Khi sáng tác, LT cũng bày tỏ lòng yêu thương con ... - Bản thông điệp là tiếng nói kịp thời trước một nguy cơ đang đe dọa đời sống của loài người. Nó thể hiện thái độ sống tích cực, một tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc. - Thông điệp giúp người đọc, người nghe biết quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diễn ra quanh ta để tâm hồn, trí tuệ không nghèo nàn, đơn điệu và biết chia sẻ, không vô cảm trước nỗi đau con người. - Từ đó xác định tình cảm, thái độ hành động của mình BÀI KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8.1945 ĐẾN HẾT TKXX: Câu1: Nêu những đặc điểm cơ bản của VHVN giai đoạn 1945-1975? a/ Văn học chủ yếu vận động theo hướng cm hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, phục vụ cm, cổ vũ chiến đấu. - Văn học trước hết phải là một vũ khí. - VH phục vụ CM nên quá trình vận động và phát triển hoàn toàn gắn liền với từng bước đi của CM , theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. - Phản ánh và phục vụ cuộc kháng chiến toàn dân , toàn diện , thế giới trong văn học bao gồm đủ mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi thế hệ trên mọi miền đất nước . Và nhân vật trung tâm của nó phải là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng phục vụ chiến trường. - Tiêu chuẩn đánh giá con người cao nhất là tư tưởng độc lập , tự do , tinh thần chiến đấu chống xâm lược , thái độ đối với CNXH .. - Con người trong Vh chủ yếu là con người của lịch sử , của sự nghiệp chung của đời sống cộng đồng. b/ Nền Vh hướng về đại chúng : - Đạichúng vừa là đối tượng thể hiện , vừa là công chúng VH ,cũng là nguồncung cấp lực lượng sáng tác cho VH. - Nền VH xác định đối tượng cần tìm hiểu và ca ngợi là nhân dân lao động. Tư tưởng này thể hiện qua hai chủ đề cơ bản : + Đem lại cáhc hiểu mới đối với quần chúng lao động về phẩm chất tinh thần và sức mạnh của họ trong kháng chiến , phê phán tư tưởng coi thường quần chúng. + Ca ngợi quần chúng bằng cách xây dựng hình tượng đám đông sôi động đầy khí thế và sức mạnh hoặc xây d ựng những hình tượng anh hùng kết tinh những phẩm chất tốt đẹp , của giai cấp nhân dân , dân tộc. - Khẳng định sự đổi mới của nhân dân nhờ CM. - Hình thức nghệ thuật : sử dụng kho tàng VH truyền thống , biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị , trong sáng dễ hiểu đốivới nhân dân. - VH còn phát hiện , bồi dững đội ngũ sáng tác từ quần chúng. c/ Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: - Khuynh hướng sử thi : + Đây là nền VH của chủ nghĩa yêu nước , của những sự kiện lịch sử , của số phận toàn dân ,của chủ nghĩa anh hùng. + Nhân vật trung tâm : con người gắn bó số phận mình với số phận của đất nước và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng. Người cầm bút :nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ , ngợi ca người anh hùng với những chiến công chói lọi. - Cảm hứng lãng mạn :Tâm hồn con ngườiluôn hướng về lí tưởng và tương lai -> hai khuynh hướng gắn liền với nhau. Câu 2: Những thành tựu của VHVN -Chặng đường 1945-1954: +Nội dung:tập trung ca ngợi Tổ quốc và nhân dân. +Đạt được nhiều thành tựu về văn xuôi, thơ, kịch. -Chặng đường 1955-1964: + Nội dung( hai nội dung chính): Thề hiện hình ảnh con người mới, cuộc sống mới ở miền bắc và tinh thần bất khuất, những gian khổ hi sinh của nhân dân miền nam. +Thành tựu: đạt được nhiều thành tựu về thơ ca, văn xuôi, kịch nói. -Chặng đường 1965- 1975: +Nội dung: tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ. +Thành tựu : đạt được nhiều thành tựu với thơ ca, văn xuôi, kịchđặc biệt sự xuất hiện của những trường ca, bút kíđem lại diện mạo mới cho văn học. Câu3: Hãy cho biết VHVN từ CMT8 1945 đến 1975 có những thành công và hạn chế gì? a.Thành công : Nội dung: + Thể hiện nổi bật chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. + Khắc họa nổi bật những tập thể và cá nhân anh hùng. + Phơi bày được những nổi thống khổ của quần chúng nhân dân dưới ách thống trị của Thực dân_Đế quốc. + Vạch rõ tội ác và âm mưu thâm độc của kẻ thù. + Phản ánh cuộc sống kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất anh hùng, lạc quan, sáng ngời lý tưởng yêu nước, yêu CNXH. + Thơ viết về đề tài xây dựng CNXH ở miền Bắc đã phản ánh được hình ảnh cuộc sống mới và con người mới XHCN. + Văn học đô thị miền Nam mặc dù chịu sự kìm kẹp của Mĩ-ngụy vẫn có những tác giả nói lên khát vọng tự do của người cầm bút, lên án nền văn hoánô dịch ở miền Nam và phê phán mặt trái của xã hội. Nghệ thuật : + Có sự tương đồng về các thể loại: Thơ : có rất nhiều bài thơ, tập thơ hay mang hơi thở lớm của thời đại. Văn xuôi : có rất nhiều thành công với nhiều phong cách truyện ngắn nổi tiếng : Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nam Cao, Tô Hoài...truyện ngắn CM với nhiều phong cách đa dạng độc đáo như : Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, MaVăn Kháng. Tiểu thuyết : có những bước quan trọng, nhiều tác phảm hay ra đời như “ Dấu chân người lính”(Nguyễn Minh Châu), “Rừng U Minh” (Trần Hiếu Minh), “Hòn đất” ( Anh Đức) Lý luận văn học cũng có nhiều thành tựu đáng kể. b.Hạn chế : - Truyện ngắn và kí thời kháng chiến Pháp còn chưa đi sâu vào phản ánh những mặt khác nhau trong cuộc sống, ít miêu tả sâu trạng thái tâm lí nhân vật. Nhân vật “ đám đông; nổi trội lên, vai trò cá thể bị giới hạn. - Thơ văn viết về đề tài xây dựng CNXH còn rơi vào chỗ hẹp hòi, công thức, quá lí tưởng, chưa thật đúng với hiện thực cuộc sống. - Hiện thực hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ và xây dựng CNXH của nhân dân, đất nước ta vô cùng sinh động, phong phú nhưng ta chưa có được những tác phẩm lớn, mang tầm cỡ thế giới. Câu 4: Trình bày những chuyển biến và một số thành tựu của VH giai đoạn 1975- hết XX: - Từ sau 1975, thơ không tạo đượcsự lôi cuốn hấp dẫn như ở giai đọạn trước . Tuy nhiên , vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc . Như : tập” Di cảo thơ” của Chế Lan Viên ; và một số sáng tác của Xuân Quỳnh ; Hữu Thỉnh , Thanh Thảo .. - Từ sau năm 1975, Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơca . Một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như : Nguyễn Trọng oánh ; Thái Bá lợi ; Nguyễn Mạnh Tuấn; Ma VĂn Kháng , Nguyễn Minh Châu .. . - 1986, VH chính thức bước vào chặng đường đổi mới ,VH gắn bó hơn , cập nhật hơn nhữgn vấn đề của đời sống hằng ngày . Phóng sự xuất hiện đề cập đến nhữgn vấn đề bức xúc của đời sống . VX thực sự khởi sắc với những tác phẩm tiêu biểu. - Từ sau năm 1975 , kịch nói phát triển mạnh. Như vậy : Từ năm 1975 và nhất là từ năm 1986 , VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn mới , VH vận động theo hướng dân chủ hoá mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc . Vh phát triển đa dạng hơn về đề tài , chủ đề ; phong phú và mới mẻ về thủ pháp nghệ thuật ; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy . VH đã khám phá con người trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp , thể hiện con người ở nhiều phương diện củađời sống , kể cả đời sống tâm linh . Cái mới cảu VH giai đoạn này là tính chất hướng nội , đi vào hành trình tìm kiếm bên trong ,quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp , đời thường . Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những khuynh hướng tiêu cực , những biểu hiện quá đà ,thiếu lành mạnh . VH có xu hướng nói nhiều tới mặt trái của XH, ít nhiều có khuynh hướng bạo lực. Ý NGHĨA VĂN BẢN: 1. “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài - Tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến; - Thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; - Phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ. 2. “Vợ nhặ”t của Kim Lân - Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếpnăm 1945 - Thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. - Khẳng định: ngay bên bờ vực của cái chết con người vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình. 3. “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành - Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và đất nước, con người VN nói chung trong cuộc đấu tranh GPDT ; - Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. 4. “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Tác giả khẳng định: Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 5. “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: - Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; - Người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc; - Rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó. 6. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định : Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Con người phải luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách./. 7. Tuyên ngôn độc lập của HCM - TNĐL là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc VN và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do ấy. - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu nước chuộng độc lập tự do ấy. 8. Tây tiến của Quang Dũng Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẻ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta. 9. Việt Bắc của Tố Hữu Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. 10. Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đâmh đà bản sắc dân tộc Việt Nam 11. Sóng của Xuân Quỳnh Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu tha thiết nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son thủy chung, vượt lên mọi giới hạn của đời người. 12. Đàn ghi ta của Lorca Ngợi ca vẻđẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng ủa Lorca- nhà thơ nhà cách tân vĩ đại của văn học TBN và thế giới thế kỉ XX 13. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ Quốc ; Thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam. 14. Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương, bộc lộ tình yêu tha thiết sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
Tài liệu đính kèm: