Ôn tập Ngữ văn lớp 12

Ôn tập Ngữ văn lớp 12

VĂN HỌC VIỆT NAM

VỢ CHỒNG A PHỦ

TÔ HOÀI

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GIẢ.

1. Tiểu sử

 - Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, người Hà Nội. Tô Hoài là một nhà văn có nguồn sáng tạo dồi dào, một cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam.

 - Xuất thân trong một gia đình thợ thủ công, Tô Hoài học hết Tiểu học, thời trẻ phải làm nhiều nghề để kiếm sống : dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn và nhiều khi thất nghiệp.

 - Đến với văn chương bằng một số bài thơ lãng mạn và một cuốn truyện võ hiệp. Sau, ông sớm được biết đến với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Năm 1943, Tô hoài gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc.

 - Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động báo chí, nhưng vẫn có thành tựu văn học quan trọng như Truyện Tây Bắc.

 

doc 53 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC VIỆT NAM
VỢ CHỒNG A PHỦ _____________________________________________________
TÔ HOÀI
 KIẾN THỨC CƠ BẢN
TÁC GIẢ.
Tiểu sử
 - Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, người Hà Nội. Tô Hoài là một nhà văn có nguồn sáng tạo dồi dào, một cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam.
 - Xuất thân trong một gia đình thợ thủ công, Tô Hoài học hết Tiểu học, thời trẻ phải làm nhiều nghề để kiếm sống : dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn  và nhiều khi thất nghiệp.
 - Đến với văn chương bằng một số bài thơ lãng mạn và một cuốn truyện võ hiệp. Sau, ông sớm được biết đến với truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. Năm 1943, Tô hoài gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc.
 - Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động báo chí, nhưng vẫn có thành tựu văn học quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Văn nghiệp
 - Tô hoài có trên 150 tác phẩm với nhiều đề tài và thể loại : tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí 
 - Trước Cách mạng, ông nổi tiếng với mảng sáng tác cho thiếu nhi, đặc biệt là Dế Mèn phiêu lưu kí.
 - Sau 1945, ông có thêm Truyện Tây Bắc, Mười năm, Miền Tây, 
 - Năm 1996, ông được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).
Phong cách
 - Tô Hoài là nhà văn đa phong cách, ông viết truyện thiếu nhi hay truyện người lớn đều hay và có nhiều dấu ấn riêng.
 - Tô Hoài có biệt tài nắm bắt nhanh nhạy những phong tục, tập quán của những vùng ông đi qua.
 - Oâng có giọng kể hóm hỉnh, có vốn ngôn ngữ phong phú.
TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ
Xuất xứ
 - Vợ chồng A Phủ được viết năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc, tập truyện được giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1045 – 1055).
 - Tập truyện là kết quả của chuyến đi dài támtháng theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
Tóm tắt
 Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời hai thanh niên người Mông : Mị và A Phủ.
 Mị vì món nợ truyền kiếp, bị A Sử bắt về làm vợ, làm dâu gạt nợ, nhưng thực chất là làm nô lệ ở nhà thống lí Pá Tra : bị bóc lột, làm việc quần quật, bị áp bức, sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa 
 Một đêm mùa xuân, tiếng sáo của thanh niên đánh thức trong Mị niềm khát khao tự do, hạnh phúc. Mị uống rượu, khêu to ngọn đèn, sửa soạn đi chơi nhưng A Sử đã trói đứng Mị suốt đêm, Mị sống trong sự giằng xé giữa khao khát tự do và thực tại nghiệt ngã.
 Còn A Phủ là một thanh niên khoẻ mạnh, gan góc, vì đánh nhau với A Sử nên bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ chăn bò gạt nợ. Bị hổ bắt một con bò, A Phủ bị phạt trói đứng suốt mấy ngày đêm.
 Cảm thương người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây trói cho A Phủ, cùng chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Đến Phiềng Sa, họ trở thành vợ chồng, gặp cán bộ cách mạng A Châu và được giác ngộ cách mạng. Họ trở thành chiến sĩ du kích.
Đề tài – Chủ đề 
 - Đề tài : cuộc sống miền núi Tây Bắc.
 - Chủ đề : Tái hiện cuộc đời Mị và A Phủ, tác giả bày tỏ lòng cảm thông, xót xa trước cuộc sống cơ cực của đồng bào dân tộc thiểu số trước ách thống trị của bọn chúa đất và thực dân, đồng thời ca ngợi sức sống quật cuờng của họ.
Những giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
 - Mị là nhân vật trung tâm, là linh hồn của truyện. Mị là một mảnh đời tủi cực, nhưng ở Mị tiềm ẩn một sức sống.
 - Mở đầu truyện, người đọc bị thu hút ngay bởi hình ảnh người con gái “ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” Đó là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra quyền thế.
 - Mị là cô gái Hmông, gia cảnh nghèo. Cô trẻ đẹp, siêng năng, hiếu thảo, có khát vọng hạnh phúc, nhưng vì món nợ truyền kiếp, co âphải làm dau trả nợ.
 - Từ đó, Mị sống lầm lũi như “con rùa nuôi trong xó cửa”, mặt luôn cúi xuống, không ý niệm về thời gian, chỉ nhận thức thế giới qua một ô cửa sổ vuông bằng bàn tay, nhìn ra ngoài chỉ thấy “mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng”.
 - Sống lâu trong cái khổ, Mị cũng đã quen rồi”, lại có khi định tự tử nhưng vì thương cha, Mị đành chấp nhận thân phân làm trâu ngựa : “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa”.
 - Đêm mùa xuân đến, cũng là lúc lòng ham sống và niềm khao khát hạnh phúc của Mị trỗi dậy mạnh mẽ.
 - Mùa xuân đến (với những chiếc váy hoa rực rỡ, những âm vang của tiếng sáo) đã làm bừng nở sức sống tiềm tàng một cách mãnh liệt – cái giấc mộng lứa đôi một thời Mị khao khát. Mị nhớ quá khứ, sống trong quá khứ, quên đi thực tại phũ phàng. Lòng khát khao tự do trỗi dạy, Mị định đi chơi.
 - Nhưng A Sử (chồng Mị) coi Mị như con trâu, con ngựa đã đứt dây buộc. Hắn trói đứng Mị, cả mái tóc Mị cũng được “quấn lên cột”.
 - Bị trói, Mị vẫn không tin đó là sự thật. Lòng ham sống bị đánh thức của đêm xuân này còn một thế năng để cho “tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi” Để sau đó chua chát hơn, Mị nhận thấy mình “không bằng con ngựa”.
 - A Sử bị thương, Mị được cởi trói để vào rừng hái thuốc chữa vết thương cho hắn. Mị may mắn thoát chết.
 - Những đêm khuya, Mị ra thổi lửa.Mị đã thấy A Phủ bị trói. “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi” Mị đã mất hết cảm giác sống. Tâm hồn Mị đã trở nên vô cảm. Nhưng đêm nay, nhìn thấy dòng nước mắt trên khuôn mặt hốc hác của A Phủ, Mị bỗng xót thương lại mình, rồi thương người, nhận ra sự tàn nhẫn của nhà thống lí. Thật táo bạo, Mị đi đến hành động cởi trói cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ, thoát ra khỏi cái địa ngục trần gian tại nhà thống lí Pá Tra, vì Mị nghĩ “ở đây thì chết mất”. Đó là sự trỗi dậy, từ sự ý thức về lẽ sống, lẽ hạnh phúc của một con người dạt dào lòng ham sống và khao khát hạnh phúc.
Nghệ thuật.
 - Nghệ thuật kể chuyện khéo léo, kết hợp trần thuật theo quan điểm tác giả và trần thuật theo quan điểm nhân vật. Cách kể này sử dụng lời văn nửa trực tiếp, nhờ thế đã khắc hoạ tinh tế các quá trình tâmlí nhân vật.
 - Tác phẩm thấm đẫm chất thơ qua nghệ thuật tả cảnh, dựng cảnh sống động: qua ngôn ngữ trong sáng, nhuần nhị mang phong vị miền núi
 BÀI TẬP THỰC HÀNH
BÀI TẬP 1
Đề bài
 Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).
Gợi ý bài làm
 Mở bài : 
 - Tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị trước hết đó phải là một tác phẩm có giá trị nhân đạo . 
 - Giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học được thể hiện ở nhiều phương diện ( căn cứ vào nội dung bài học ) . 
 - Vợ chồng A phủ của Tô Hoài là một tác phẩm như thế . 
 Thân bài : 
 - Trước hết, Vợ chồng A phủ tập trung tố cáo tội ác bọn thống trị chúa đất phong kiến và thực dân pháp vùng Tây Bắc đang chà đạp lên quyền sống của con người . 
 - Thông qua Vợ chồng A phủ, Tô Hoài thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức và khốn khổ . 
 - Một phương diện khác, Vợ chồng A phủ là bản ca ca ngợi, đề cao khát vọng sống của con người ( Mị và A phủ ) . 
 - Con đường giải phóng con người ra khỏi gông cùm nô lệ _ làm cách mạng _ được tìm thấy trong Vợ chồng A Phủ . 
Kết bài : 
 - Văn học Việ Nam là nền văn học giàu truyền thống nhân đạo, là tấm gương phản chiếu lịch sử tâm hồn con người Việt Nam . 
 - Vợ chồng A phủ ( Tô Hoài ) là một đóng góp rất đáng trân trọng vào truyền thống ấy . 
BÀI VĂN THAM KHẢO
 Có ai đó đã từng nhận xét : suy cho cùng thì ý nghĩa thực sự của văn học là góp phần nhân đạo hoá con người. Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người, do con người làm ra để đáp ứng nhu cầu của nó . Vì vậy tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Với ý nghĩa đó một tác phẩm lớn trước hết phải là một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là một tác phẩm như thế . 
 Thế nào là một tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo ? Trả lời câu hỏi này, người ta căn cứ trên một số phương diện cơ bản của tác phẩm. Trước hết một tác phẩm có giá trị nhân đạo phải là tác phẩm tập trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đang chà đạp lên quyền sống của con người. Tác phẩm đó cũng phải là một tác phẩm nhằm tập trung biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cuối cùng nhà văn trong tác phẩm phải thông cảm và thấu hiểu được tâm tư tình cảm cũng như những nguyện vọng và mơ ước của con người, giúp họ nói lên những ước nguyện và đấu tranh để giành được những ước nguyện ấy. Tất cả điều đó có nghĩa là tác phẩm chỉ có giá trị nhân đạo khi giúp con người sống cho ra con người “giữ cho con người không sa xuống thành con vật mà cũng không thành những ông thánh vô bổ vô duyên. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” ( Nguyên Ngọc – Văn nghệ 31.10.1987 ) . 
 Vợ chồng A Phủ, như tên gọi của thiên truyện, viết về cuộc đời của một đôi vợ chồng người Mèo ở vùng núi cao Tây Bắc trước và sau khi đến với cách mạng. Thiên truyện nhằm làm nổi bật lên số phận khốn khổ, tủi nhục của những người dân miền núi dưới ách thống trị của lũ chúa đất và bọn thực dân, đồng thời ca ngợi cuộc đổi đời của họ nhờ cách mạng. Như thế bản thân đề tài và chủ đề của tác phẩm đã mang nội dung nhân đạo sâu sắc. Thực hiện chủ đề ấy, tác phẩm kết cấu theo hai phần. Phần I : Cuộc sống nô lệ của A Phủ và Mị ở Hồng Ngài. Phần II : Cuộc sống mới của vợ chồng A Phủ ở khu du kích Phiềng Sa. 
 Sức nặng tố cáo và cảm hứng nhân đạo chủ yếu được thể hiện ở phần I, qua cuộc đời và số phận của Mị và A Phủ trong nhà thống lí Pá Tra. 
 Đọc phần này, chúng ta xót xa cho Mị, cô gái Mèo xinh đẹp, chỉ vì bố mẹ nghèo mà phải biến thành “ con dâu gạt nợ” cho nhà thống lí Pá Tra. Cuộc sống địa ngục ở nhà tên chúa đất này đã biến một cô gái hồn nhiên, tràn đầy sự sống và giàu mơ ước thành một nô lê lầm lũi, cam chịu, thành một con vật trong nhà thống lí  ... mơ sáng tạo rồi trình bày nĩ trước mắt người đời...
 Đoạn trích cĩ hai hình tượng: ơng lão và con cá kiếm. Hai hình tượng mang một vẻ đẹp song song tương đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập:
 - Con cá kiếm mắc câu bắt đầu những vịng lượn “vịng trịn rất lớn”, “con cá đã quay trịn”. Nhưng con cá vẫn chậm rãi lượn vịng”. Những vịng lượn được nhắc lại rất nhiều lần gợi ra được vẻ đẹp hùng dũng, ngoan cường của con cá trong cuộc chiến đấu ấy.
 - Ơng lão ở trong hồn cảnh hồn tồn đơn độc, “mệt thấu xương” “hoa mắt” vẫn kiên nhẫn vừa thơng cảm với con cá vừa phải khuất phục nĩ.
 - Cuộc chiến đấu đã tới chặng cuối, hết sức căng thẳng nhưng cũng hết sức đẹp đẽ. Hai đối thủ đều dốc sức tấn cơng và dốc sức chống trả. Cảm thấy chĩng mặt và chống váng nhưng ơng lão vẫn ngoan cường “Ta khơng thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này được” lão nĩi. Ơng lão cảm thấy “một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây mà lão đang níu bằng cả hai tay”. Lão hiểu con cá cũng đang ngoan cường chống trả. Lão biết con cá sẽ nhảy lên, lão mong cho điều đĩ đừng xảy ra “đừng nhảy, cá” lão nĩi, “đừng nhảy”, nhưng lão cũng hiểu “những cú nhảy để nĩ hít thở khơng khí”. Ơng lão nương vào giớ chị “lượt tới nĩ lượn ra, ta sẽ nghỉ”. “Đến vịng thứ ba, lão lần đầu tiên thấy con cá”. Lão khơng thể tin nỗi độ dài của nĩ “ “khơng” lão nĩi, “Nĩ khơng thể lớn như thế được”. Những vịng lượn của con cá hẹp dần. Nĩ đã yếu đi nhưng nĩ vẫn khơng khuất phục, “lão nghĩ: “Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày”. Ơng lão cũng đã rất mệt cĩ thể đổ sụp xuống bất kì lúc nào. Nhưng ơng lão luơn nhủ “mình sẽ cố thêm lần nữa”. Dồn hết mọi đau đớn và những gì cịn lại của sức lực và lịng kiêu hãnh, lão mang ra để đương đầu với cơn hấp hối của con cá. Ơng lão nhấc con ngọn lao phĩng xuống sườn con cá “cảm thấy mũi sắt cắm phập vào, lão tì người lên ấn sâu rồi dồn hết trọng lực lên cán dao”. Đây là địn đánh quyết định cuối cùng để tiêu diệt con cá. Lão rất tiếc khi phải giết nĩ, nhưng vẫn phải giết nĩ.
 - “Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh phĩng vút lên khỏi mặt nước phơ hết tầm vĩc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nĩ”. Cái chết của con cá cũng bộc lộ vẻ đẹp kiêu dũng hiếm thấy cả ơng lão và con cá đều là kì phùng địch thủ. Họ xứng đáng là đối thủ của nhau. 
 - Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là để đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của con người đi chinh phục càng được tơn lên. Cuộc chiến đấu gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tơn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.
 4.2 Nghệ thuật đoạn trích
 - Ngơn ngữ của người kể chuyện và ngơn ngữ trực tiếp của ơng già được thể hiện bằng: “lão nghĩ.....”, “lão nĩi ....”
+ Ngơn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc.
+ Lời phát biểu trực tiếp của ơng lão. Đây là ngơn từ trực tiếp của nhân vật. Cĩ lúc nĩ là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nĩ là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm:
 + Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
. - Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gơ coi con cá kiếm như một con người.
 - Nội dung đối thoại cho thấy ơng lão chiêm ngưỡng nĩ thơng cảm với nĩ và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nĩ.
 - Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
 - Ý nghĩa biểu tượng của con cá kiếm
- Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
 5. Tổng kết
 Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luơn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của chính mình để luơn vươn tới đạt được mước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng ơng lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trơi “ của Hê-minh-uê.
 B. BÀI TẬP THỰC HÀNH
 I. BÀI TẬP 1
 1. Đề bài
 Trình bày vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp HÊMINGUÊ
 2. Gợi ý bài làm	
 Cuộc đời :
Hêminguê là nhà văn Mĩ , sinh năm 1899 mất năm 1961,sinh trưởng trong một gia đình trí thức khá giả , là người từng đoạt giải Nobel về văn học.
Ơng yêu thích thiên nhiên hoang dại, thích phiêu lưu mạo hiểm ,sống giản dị, gần gũi quần chúng và từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh.
Hêminguê cĩ một cuộc đời đầy sĩng giĩ , một cây bút xơng xáo khơng mệt mỏi .Ơng là ngưịi đề xướng ra nguyên lí “ Tảng băng trơi” (Đại thể là nhà văn khơng trực tiếp phát ngơn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng cĩ nhiều sức gợi để người đọc cĩ thể rút ra phần ẩn ý ).
 Sự nghiệp :
	Sự nghiệp văn chương của ơng khá đồ sộ , trong đĩ cĩ những tác phẩm tiêu biểu :
Giã từ vũ khí , Ơng già và biển cả , Chuơng nguyện hồn ai , ...
 II. BÀI TẬP 2
Đề bài
 Tĩm tắt tác phẩm “Ơng gìa và biển cả” –Hêminguê .
Gợi ý bài làm
 Ơng già Xanchiagơ đánh cá ở vùng nhiệt lưu , nhưng đã lâu khơng kiếm được con cá nào . Đêm ngủ ơng mơ về thời trai trẻ với tiếng sĩng gào , hương vị biển , những con tàu , những đàn sư tử . Thả mồi ơng đối thoại với chim trời , cá biển .
 Thế rồi , một con cá lớn mắc mồ. Đĩ là một con cá Kiếm to lớn , mà ơng hằng mong ước . Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm , Xanchiagơ giết được con cá .
 Nhưng lúc ơng già buộc con cá vào đuơi thuyền, kéo vào bờ vào bờ, thì đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm . Ơng phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Khi ơng già mệt rả rời quay vào bờ thì con cá Kiếm chỉ cịn trơ lại bộ xương .
 Tuy vậy , ơng vẫn nghĩ “ khơng ai cơ đơn nơi biển cả” . 	.
 Ca ngợi con người luơn theo đuổi những khát vọng lớn lao . Tuy rằng con người cĩ thể gặp thất bại nhưng sẽ khơng đầu hàng , bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục chiến đấu đem lại thành cơng .
 III. BÀI TẬP 3
Đề bài
 Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trơi”
Gợi ý bài làm
 Hêminguê lấy hình ảnh tảng băng trơi phần nổi ít ,phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ ý tại ngơn ngoại” . Nhà văn khơng trực tiếp cơng khai phát ngơn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng cĩ nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý . một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng trơi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng.
 IV. BÀI TẬP 4
Đề bài
 Ý nghĩa bao trùm đoạn trích ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐÀN CÁ DỮ
Gợi ý bài làm
 - Bằng nghệ thuật tương phản, Hêminguê dựng lên một bức tranh sinh động về cuộc chiến đấu khơng cân sức của ơng lão và đàn cá mập hung dữ : Đàn cá mập tấn cơng dữ dội giành lấy con cá Kiếm và sự chống trả quỷết liệt của ơng lão .
 - Đây là một cuộc chiến “vơ vọng”, ơng lão hồn tồn đơn độc giữa biển cả, sức khỏe suy sụp. Tồn thân như căng ra, theo dõi, chống đỡ đàn cá mập đang tấn cơng dữ dội xác con cá Kiếm .
CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngồi.
 VĂN HỌC VIỆT NAM 
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngơn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sĩng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đị Sơng Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dịng sơng? (trích) - Hồng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tơ Hồi	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi	
	- Chiếc thuyền ngồi xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
	VĂN HỌC NƯỚC NGỒI	
	- Thuốc - Lỗ Tấn	
	- Số phận con người (trích) – Sơ-lơ-khốp	
	- Ơng già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.	
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khơng quá 400 từ).
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
Câu III.(5,0 điểm).Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.(Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đĩ).
	- Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngơn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh	
	- Tây Tiến – Quang Dũng
- Nguyễn Đình Chiểu, ngơi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng 
- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sĩng – Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đị Sơng Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dịng sơng? (trích) - Hồng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tơ Hồi	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi	
	- Chiếc thuyền ngồi xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
 (Nguồn từ “Cấu trúc đề thi TN THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo”)
PHỤ LỤC
TƯ LIỆU THAM KHẢO
	TT	Tư liệu
Trọng tâm kiến thức Ngũ văn 12 ( hai tập), PGS.TS. Lê Huy Bắc (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 
270 đề và bài văn 12, Lê Lương Tâm – Thái Quang Vinh – Ngô Lê Hương Giang- Trần Thảo Linh, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, 2008.
Các dạng đề thi tuyển sinh Đại học và Cao dẳng môn Văn, Nguyễn Bích Thuận – Huỳnh Tấn Kim Khánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
Những bài làm văn 12, TS. Phạm Minh Diệu (chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2008.
Chuyên đề Ngữ văn 12 luyện thi các kì thi quốc gia, Huỳnh Tấn Kim Khánh – Nguyễn Bích Thuận, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, 2009.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 (hai tập), TS. Phạm Minh Diệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
MỤC LỤC
	Trang
	Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	1	
	TT	Bài	
 Văn học Việt Nam	2
	1	Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	2
	2	Vợ nhặt – Kim Lân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	9	3	Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	15
	4	Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi . . . . . . . . . . . . . . . . . 	24
	5	Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu . . . . . . . . . . . . . . . . 	30
	6 	Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ . . . . . . . . . . .. . . . . 	36
	Văn học nước ngoài	41
	7	Thuốc – Lỗ Tấn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	41
	8	Số phận con người – Sô-lô-khốp . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .	44	
	9	Ông già và biển cả – Hê-minh-uê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	48	
	Cấu trúc đề thi	52	
	Phụ lục . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	53

Tài liệu đính kèm:

  • doctong hop tat ca.doc