Ôn luyện môn Văn: Nguyễn Tuân và Người lái đò Sông Đà

Ôn luyện môn Văn: Nguyễn Tuân và Người lái đò Sông Đà

 Chuyên đề này nhằm củng cố các kiến thức xoay quanh tác giả Nguyễn Tuân và tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà”.

- Đặc điểm con người Nguyễn Tuân. (Tại sao người ta cho rằng: Cái tôi của Nguyễn Tuân chính là một định nghĩa đích thực về nghệ sĩ?)

- Các chủ đề chính trong sáng tác.

- Phong cách nghệ thuật độc đáo và sự vận động của phong cách, từ đó rút ra bài học về sáng tạo.

- Hình tượng Sông Đà như một sinh thể sống động với những nét tính cách đối lập mà thống nhất: hung bạo, dữ dội, hùng vĩ nhưng cũng không kém dịu dàng, êm đềm, trữ tình.

- Hình tượng người lái đò Sông Đà dũng cảm, tài hoa, vừa là một dũng sĩ vừa là một nghệ sĩ trong nghệ thuât leo ghềnh vượt thác.

- Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”.

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2247Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện môn Văn: Nguyễn Tuân và Người lái đò Sông Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Tuân và Người lái đò Sông Đà
 Chuyên đề này nhằm củng cố các kiến thức xoay quanh tác giả Nguyễn Tuân và tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà”.
- Đặc điểm con người Nguyễn Tuân. (Tại sao người ta cho rằng: Cái tôi của Nguyễn Tuân chính là một định nghĩa đích thực về nghệ sĩ?)
- Các chủ đề chính trong sáng tác.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo và sự vận động của phong cách, từ đó rút ra bài học về sáng tạo.
- Hình tượng Sông Đà như một sinh thể sống động với những nét tính cách đối lập mà thống nhất: hung bạo, dữ dội, hùng vĩ nhưng cũng không kém dịu dàng, êm đềm, trữ tình.
- Hình tượng người lái đò Sông Đà dũng cảm, tài hoa, vừa là một dũng sĩ vừa là một nghệ sĩ trong nghệ thuât leo ghềnh vượt thác.
- Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
A. NGUYỄN TUÂN
1. Tiểu sử
- Quê: làng Nhân Mục, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Xuất thân: gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, cha tài hoa bất đắc chí, sinh bất phùng thời > môi trường gia đình, đặc biệt là người cha có ảnh hưởng sâu sắc tới cá tính con người và cá tính nghệ thuật Nguyễn Tuân.
2. Con người
+ Trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc: có những nét riêng biệt
- Gắn bó với các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc: tiếng mẹ đẻ, kiệt tác văn chương, nhạc điệu hoặc đài các của thể ca trù hoặc dân dã của các điệu hòa xứ Quảng
- Say mê cảnh sắc đẹp của quê hương đất nước.
- Trân trọng những thú chơi tao nhã của trí thức nho gia tài hoa sinh bất phùng thời.
+ Ý thức cá nhân phát triển rất cao:
- Quan niệm “Đời là một trường du hí” > Sống là chơi mà viết cũng là chơi > Viết là một hình thức chơi văn độc đáo nhưng đã đẩy việc chơi đến đỉnh cao – chơi một cách nghệ thuật > Viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của mình.
- Ham du lịch, nâng niềm ham thích này thành lý thuyết - “chủ nghĩa xê dịch”, với lối sống tự do, phóng túng, quá khuôn khổ chế độ thuộc địa đương thời.
+ Con người rất mực tài hoa, uyên bác:
- Tuy chỉ viết văn nhưng am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh
- Biết vận dụng con mắt nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác để tăng cường khả năng quan sát, biểu hiện thế giới của nghệ thuật ngôn từ.
- Sự uyên bác: ham đọc, tạo cho mình vốn tri thức sâu rộng, bề thế > làm giàu chất tài hoa nghệ sĩ > vẽ nên bức tranh đời sống, con người chân xác, đầy “sinh sắc” ngay cả những nơi mà ông chưa đặt chân tới.
+ Biết quí trọng nghề nghiệp văn chương:
- Quan niệm lao động nghệ thuật là hình thức lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh”.
- Trân trọng nghề viết là trân trọng độc giả, trân trọng chính mình – lòng tự trọng, ý thức giữ gìn nhân cách.của bản thân. (Nhân cách của nhà văn chính là văn cách của anh ta – ý của Trần Dần). 
 Dứt khoát phân biệt nghề văn với thói con buôn vụ lợi (“Nghệð thuật là cái mà bọn con buôn cho là vô ích. Ở đâu có đồng tiền, ở đó cái đẹp không tồn tại” - Nguyễn Tuân)
3. Sự nghiệp sáng tác
a. Quá trình sáng tác và các đề tài chính
+ Quá trình sáng tác
- Thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng
- Năm 1938, nhận ra sở trường: tùy bút > bắt đầu có những tác phẩm thành công xuất sắc.
-  Sau cách mạng tháng Tám, vẫn tiếp tục khai thác thế mạnh tuỳ bút và có một số tuỳ bút nổi tiếng: “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”.
+ Những đề tài chính:
- Trước cách mạng: 3 đề tài chính:
• Vẻ đẹp một thời vang bóng
o Khơi nguồn từ những cảm giác mới lạ của những vẻ đẹp trong quá khứ còn vương sót lại trong hiện tại.
o Đối tượng miêu tả: phong tục, thú tiêu dao lành mạnh, cách ứng xử đầy nghi lễ
o Giá trị: 
 Phát hiện đầy trân trọng về chất tài hoa, nghệ sĩ của lớp§ nhà nho xưa trong đời sống văn hoá, sinh hoạt hàng ngày.
 Tình yêu, niềm tự hào truyền thống văn hoá dân tộc.§
o  Tác phẩm: “Vang bóng một thời”, “Tóc chị Hoài”.
• Chủ nghĩa xê dịch:
o Nguồn gốc: lý thuyết từ phương Tây, chủ trương: 
Đi là: 
 Không cần mục đích.§
 Thay đổi chỗ ở, tìm cảm giác mới lạ, thoát li mọi trách nhiệm§ với gia đình, quê hương.
o Với Nguyễn Tuân:
Xê dịch là:
 Thay đổi thực đơn cho các giác quan.§
 Biểu hiện thái độ bất mãn với hiện thực xã hội “ối a ba phường”§ - một sân khấu hề kịch.
 Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc qua những “trang§ hoa”, “tờ hoa” về phong cảnh > có những khám phá thú vị, bất ngờ bằng ngòi bút tài hoa, tấm lòng gắn bó, tự hào, kiêu hãnh về đất nước, về giá trị truyền thống mà nhờ đi mới biết.
o Tác phẩm: “Một chuyến đi”, Chiếc lư đồng mắt cua”.
• Đời sống trụy lạc:
o Cung cấp cho Nguyễn những kích thích mạnh về giác quan: rượu cồn, thuốc phiện, hát ả đào
o Nội dung: 
 Cái tôi hoang mang, hoảng loạn, không phương hướng, bế tắc.§
 Khao khát vươn tới cái thanh cao, thánh thiện nhờ đôi cánh nghệ§ thuật.
o Tác phẩm: “Chiếc lư đồng mắt cua”.
- Sau cách mạng: 
Tiếp tục đề tài: chủ nghĩa xê dịch.
• Động lực: Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc > chào đón, phục vụ cách mạng nhiệt tình.
• Mục đích xê dịch: 
o Kiếm tìm vẻ đẹp của non sông.
o Phát hiện chất “vàng mười”, chất ngọc tiềm ần trong các tầng lớp nhân dân - những người lao động đang tiến hành xây dựng, chiến đấu và bảo vệ đất nước.
• Hình tượng nghệ thuật trung tâm: nhân dân > vừa dũng cảm, anh hùng vừa là nghệ sĩ tài hoa.
• Nội dung:
o Tôn vinh tầm vóc, vị thế một dân tộc có văn hoá, sang trọng, sinh ra trên mảnh đất có bề dày lịch sử, ngàn năm văn hiến.
o Nhuận sắc cho vẻ đẹp của con người Viêt Nam, dân tộc Việt Nam (miêu tả độc đáo chất tài hoa, nghệ sĩ)
b. Phong cách nghệ thuật
+ Nhận định chung: gói gọn trong một chữ “ngông”
- Ngông là:
• Một việc làm khác đời, ngược đời, bất bình thường một cách tài hoa để khinh đời, nhạo đời. Ngoài tài hoa, người chơi phải có nhân cách.
• Thường thích những cái độc đáo không giống ai.
- Nguyễn Tuân chơi ngông: 
• Bằng văn chương > băn khoăn: viết cái gì cũng phải khác lạ (đề tài, nhân vật, kết cấu, cách hành văn, sáng tạo hình ảnh, dùng từ, đặt câu) > văn khoe tài hoa, uyên bác.
• Cơ sở: 
o Đối lập với môi trường thị dân tầm thường ngày xưa.
o Khẳng định văn cách, cá tính.
o Truyền thống chơi ngông trong văn chương: Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà
+ Đặc điểm:
- Sự tài hoa, uyên bác:
• Tài hoa:
o Cơ sở: quan niệm viết một tác phẩm cần có cái độc đáo, khác đời
o Biểu hiện:
 Tiếp cận đối tượng ở phương diện: văn hóa nghệ thuật thẩm§ mĩ
 Tiếp cận con người ở góc độ: nghệ sĩ§ > mở rộng phạm vi khái niệm: không chỉ là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mà bất kể ai, làm nghề gì, nếu biết nâng công việc của mình lên một cách phi thường, siêu phàm, độc đáo đều là nghệ sĩ > phát hiện chất “vàng mười” trong những con người, những công việc tưởng như rất bình thường, dung dị.
 Tiếp cận thiên nhiên: như một tuyệt tác nghệ thuật của tạo hóa,§ vừa kì vĩ vừa nên thơ quen thuộc.
• Uyên bác:
o Vận dụng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật, nhiều lĩnh vực đời sống để miêu tả đối tượng.
o Giàu thông tin, giàu giá trị tư liệu > lối viết bới lông tìm vết, khám phá tới sơn cùng thủy tận đối tượng.
• Cảm quan sắc nhọn, phong phú
o Hứng thú đặc biệt trước những cảnh tượng gây ấn tượng mạnh với giác quan nghệ sĩ.
o Cơ sở: quan niệm sống hay viết cũng không chấp nhận cái gì phẳng lặng, dễ dãi, chung chung, nhàn nhạt, đơn chiều > luôn thèm khát những cảm giác mạnh, hứng thú với những cái đẹp tuyệt vời hoặc tuyệt đỉnh dữ dội.
o Biểu hiện: đối tượng của những trang viết ấn tượng: thác (sông Đà), đèo (Cổng Trời), bão (Cô Tô), gió (Lào)
• Chữ nghĩa giàu có
o Cơ sở: quan niệm viết văn là dốc cạn kho tàng chữ nghĩa để chạy đua cùng tạo hóa, để khoe chữ.
o Biểu hiện:
 Sáng tạo từ ngữ, hình ảnh trong văn mới lạ, ấn tượng, giàu sức§ biểu cảm nhờ liên tưởng chính xác, tài hoa: nước Hồ Gươm xanh màu xanh “canh rau muống luộc nhừ”, nước Sông Đà mùa thu “lừ lừ chín đỏ như da mặt người  bầm đi vì rượu bữa”, “chuối ngự ngọt còn thơ Tú Xương rất chát”> tạo khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc.
 Biệt tài cá biệt hóa sắc độ các sự vật, hiện tượng: trăng “vàng§ nẫu”, áo cà sa “vàng sư sãi”, chuối vàng “giẫy nẫy”
 Câu văn co duỗi nhịp nhàng giàu nhạc điệu.§
• Tùy bút tài hoa:
o Đặc trưng thể loại:
  Thuộc thể kí, dạng có tính chất trung gian, vừa có tính chất§ kí (ghi chép), vừa có chất thơ (trữ tình) vừa mang màu sắc triết học trong tư duy.
 Thể văn tự do, tùy hứng nhưng cũng không quá phóng túng.§
 Nguyên tắc kết cấu: vừa tán, vừa tụ§
Bề mặt: tản mạn, lắp ghép, chắp vá, đầu Ngô mình Sở.
Bề sâu: nhất quán về ý nghĩa, tư tưởng: chủ đề > tạo trục xuyên suốt > người viết tùy bút tài hoa: trường liên tưởng phong phú, biến hóa, tán tụ như khối vuông ru bích.
o Tùy bút Nguyễn Tuân: đỉnh cao tùy bút Việt Nam:
 Viết một bài tùy bút hay không quá khó nhưng để viết như một sở§ trường chỉ có Nguyễn Tuân.
 Qua tùy bút, thấy một cái tôi tài hoa, uyên bác.§
 Viết nhiều tùy bút, nhưng mỗi tùy bút đều có nét riêng, với khả§ năng sáng tạo dồi dào.
+ Sự thống nhất và vận động của phong cách Nguyễn Tuân qua những sáng tác trước cách mạng tháng Tám.
- Sự thống nhất (4 đặc điểm)
- Sự vận động:
• Đối tượng: những con người đặc chủng, đặc tuyển > những con người bé nhỏ, bình thường.
• Cảm quan sắc nhọn: tìm trong đời sống trụy lạc > tìm trong công cuộc xây dựng và  bảo vệ đất nước.
• Tùy bút: hướng nội, cái tôi khinh bạc, choán ngợp mọi đối tượng > làm giàu bởi chất kí, thiên về hướng ngoại, giọng văn đôn hậu, nếu có khinh bạc là với kẻ thù.
B. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
1. Giới thiệu chung
a. Tùy bút Sông Đà:
+ Ra đời năm 1960, tái bản năm 1978.
+ Cấu trúc: 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo.
+ Giá trị: 
- Phát hiện kì thú về tài nguyên, phong cảnh miền Tây.
- Khám phá đầy trân trọng về vẻ đẹp – chất “vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc: ngược về quá khứ miêu tả chiến sĩ cách mạng nhà tù Sơn La, những cán bộ cách mạng hoạt động cách mạng thời giặc tạm chiếm, những bộ đội, dân công trong chiến dịch Điện Biên, trở lại hiện tại để tìm những lớp người mở đường kiến thiết Tây Bắc
- Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.
+ Vị trí văn học sử: đỉnh cao sáng tác Nguyễn Tuân sau cách mạng.
b. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà”
+ Rút từ tập “Sông Đà”.
+ Nhan đề: “Sông Đà” > “Người lái đò Sông Đà” > tác dụng: nổi rõ hình tượng trung tâm của tùy bút là người lái đò.
+ Giá trị:
- Giá trị thông tin, tư liệu: công trình khảo cứu về Sông Đà > cung cấp những hiểu biết chân xác, lí thú về Sông Đà .
• Lịch sử Sông Đà.
• Địa thế đặc biệt của Sông Đà và phong cách vượt thác của người lái đò.
• Lịch sử đấu tranh của nhân dân Tây Bắc.
• Sự chuẩn bị của nhà nước để chinh phục Sông Đà.
- Giá trị văn chương.
2. Phân tích:
a. Hình tượng Sông Đà
+ Lời đề từ: 
- Thơ Nguyễn Quang Bích:
“Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”
 Nét riêng của Sông Đà: thế chảy độc đáo, nghịch ngược, khôngð giống ai của Sông Đà > Nguyễn Tuân tìm thấy sự đồng cảm với cái “ngông” của thiên nhiên.
- Thơ của nhà thơ Ba Lan:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông > hé mở vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.
+ Phân tích hình tượng con Sông Đà:
+ Khái quát: Sông Đà được miêu  ... o).
• Theo mùa:
o Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô.
o Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. 
 Khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ cá thể hóa cao độ nhờ nhữngð so sánh độc đáo, chân xác.
• Cảm nhận con sông Đà gợi cảm trên tư cách một “cố nhân” 
o Màu nắng tháng ba Đường thi > liên tưởng độc đáo > nắng sông Đà như ngậm thơ,  ngậm họa.
o Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng > 
• Ngồi trên thuyền: “như một tình nhân chưa quen biết”
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà.//B Cảnh ven sông ở đây lặng tờ.//B Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê,/B quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.//B Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa.//B Mà tịnh không một bóng người.//B Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp.//T Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm.//B Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.//T Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.//B Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu.//B Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương,/B chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò.//B Hươu vểnh tai,/B nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành:/B “Hỡi ông khách Sông Đà,/B có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?//B” Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.//B Sông Đà bọt nước lênh bênh/B – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”/B của một người tình nhân chưa quen biết”//T (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc.//T Và con sông đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi,/B và con sông đang trôi những con đò mình chở buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.//B
(Qui ước: /: nhịp ngắn; //: nhịp dài; B: thanh bằng; T: thanh trắc)
o Thanh B là chủ đạo 
o Dùng động để tả tĩnh ( hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt, thuyền trôi, tiếng còi sương) > đặc tả cái thanh tịnh tuyệt cùng của bờ bãi sông Đà.
o Hình ảnh: đẹp, trong trẻo, thanh khiết, liên tưởng giàu chất thơ 
 Lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi ra những nõn búp, con nai§ thơ ngộ, áng cỏ sương >  tinh khôi, đọng hương sữa ngào ngạt, non tơ.
 Tiếng còi sương§ > âm thanh trong tâm tưởng, dội về từ quá khứ > chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian thăm thẳm.
 Bờ sông: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi§ niềm cổ tích tuổi xưa > không xác định, không cụ thể nhưng giàu sức gợi, gợi về quá khứ, gợi trăm năm cổ tích, khơi lại những trầm tích tâm hồn người Việt  trong những trang viết cổ sơ > lấy những giá trị văn hóa truyền thống để so sánh > vĩnh viễn hóa bờ bãi sông Đà.
Tiểu kết:
o Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã thổi linh hồn cho Sông Đà, để vật thể vô tri hiện lên với những tính cách đối nghịch mà thống nhất. 
o Sông Đà hiện lên với 2 vẻ đẹp: vừa dữ dội, hung bạo, hung vĩ vừa dịu dàng, nên thơ, trữ tình > nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật.
o Nét tài hoa, uyên bác trong nhìn nhận, khám phá, miêu tả thiên nhiên
b. Hình tượng người lái đò 
+ Khái quát: 
- Khắc họa trong tương quan với hình ảnh Sông Đà hung bạo, hùng vĩ.
- Dụng ý: phẩm chất dũng cảm, gan dạ, kiên cường chỉ bộc lộ rõ nhất khi nhân vật đương dầu với khó khăn, thử thách. Giả sử đặt ông lái trong khung cảnh thi vị trữ tình của Sông Đà thì nhân vật sẽ trở thành một nghệ sĩ đa tình, lẫn vào thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước cách mạng > Ông lái đó trở thành người anh hùng - nghệ sĩ trong thiên sử thi leo ghềnh vượt thác.
+ Tài năng:
- Nắm chắc qui luật của thần sông thần đá.
- Thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở.
 Hé mở vấn đề mang ý vị triết học sâu sa: trong cuộc chiến đấuð một mất một còn với kẻ thù bốn chân, con người am hiểu và làm chủ qui luật là con người tự do, dẫu đó là qui luật đầy khắc nghiệt, chỉ cần một chút lơi tay, do dự và mất bình tĩnh là có thể trả giá bằng cái chết.
+ Giao tranh với thạch trận: Bút pháp tương phản dựng lên cuộc tranh chấp quyết liệt, gay gắt, căng thẳng trên thạch trận Sông Đà.
Thạch trận Sông Đà (thiên nhiên) Ông Đò (con người)
+ Lực lượng: đá hậu, đá tướng, đá tiền vệ với nhiều thủ đoạn nham hiểm > hùng hậu, đông đảo, dữ dằn, hung hãn.
+ Giăng sẵn trận đồ bát quái: ba trùng vi, tập đoàn cửa sinh cửa từ, hệ thống boongke, pháo đài đá chìm nổi. lộ diện hay giấu mặt
- Trùng vây 1: 
• 4 cửa tử, 1 cửa sinh.
• Sóng trận địa phóng thẳng
• Mặt nước hò la vang dậy(), ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo võ khí trên cánh tay ông lái > dọa dẫm, sấn sổ,  hiếu chiến.
• Sóng nước như quân liều mạng đội thuyền lên > hùng hổ.
• Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình giữa trận nước vang trời thanh la não bạt > hung hăng như một đấu sĩ bất bại.
• Miếng đòn hiểm độc nhất: luồng nước(..) bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò > giở ngón đòn hiểm hóc quyết định nhằm nốc ao đối phương.
- Trùng vây 2:
• Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn > nham hiểm, xảo quyệt.
• Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá > thiên nhiên hùng mạnh như thú dữ.
• Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đòn cửa tử > dai dẳng, quyết liệt.
• Không ngừng khiêu khích.
- Trùng vây 3:
• Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả.
• Luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. + Một ông đò và 6 tay chèo > ít ỏi, cạn kiệt sức lực.
+ Như một đại tướng lão luyện, dày dạn kinh nghiệm trận mạc, ông đò bình tĩnh tiến vào trận địa, lần lượt vượt qua từng trùng vây:
- Vượt trùng vây 1:
• Hai tay giữ mái chèo .
•  Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch.
•  Chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo.
- Vượt trùng vây thứ 2:
Không một chút nghỉ tay nghỉ mắt.
Nắm chặt lấy cái bờm song đúng luồng > ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vòa cửa sinh, lái miết một đường chéo về phía cửa đá > thành thạo, chính xác, dũng mãnh trong từng động tác.
- Vượt trùng vây 3:
• Phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa.
• Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép.
> dũng cảm, nhanh gọn, dứt khoát.
Nhận xét: 
- Nhịp văn gấp gáp, hơi văn căng thẳng, câu văn dồn dập > gợi không khí cuộc giao tranh quyết liệt, một sống một chết.
- Tương phản hai lực lượng: một bên là thiên nhiên – thác đá Sông Đà bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song, một bên là con người – ông lái đò bé nhỏ, cạn kiệt sức > tạo ra một tương phản để nhấn mạnh bản lĩnh, sự dũng cảm và khả năng chinh phục tự nhiên của con người.
- Kết hợp kiến thức uyên bác của nhiều lĩnh vực: võ thuật, thể thao, quân sự và trí tưởng tượng phong phú cùng kho chữ nghĩa phong phú, tài hoa > biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca về người anh hùng – nghệ sĩ lái đò trong nghệ thuật vượt thác > ông đò vừa là một dũng sĩ vừa là một nghệ sĩ.
Tiểu kết:
- Hình ảnh ông lái hiện lên với tư cách người lao động - nghệ sĩ làm chủ thiên nhiên > vẻ đẹp của “chất vàng mười” trong tâm hồn con người Tây Bắc.
- Sự uyên bác, trí tưởng tượng phong phú, kho chữ nghĩa giàu có là vốn liếng để nhà văn xây dựng thành công hình tượng người lái đò Sông Đà mang vẻ đẹp độc đáo.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Đề 1: Nêu ngắn gọn đặc điểm con người Nguyễn Tuân.
Đề 2: Trình bày ngắn gọn sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.
Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Đề 4: Phân tích vẻ đẹp hình tượng con sông Đà.
Đề 5: Phân tích vẻ đẹp hình tượng con sông Đà
Đề 6: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò.
Đề 7: Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”.
Gợi ý giải đề:
Đề 1:  Đặc điểm con người Nguyễn Tuân.
+ Lưu ý: 
- Tách đặc điểm con người Nguyễn Tuân thành một đề bởi Nguyễn Tuân là một trong số ít các nghệ sĩ có cá tính độc đáo. Nguyễn dường như là một minh chứng rõ rệt cho quan niệm: “Văn là người”, “Phong cách ấy là người” > Phong cách văn học và đặc điểm con người gần như trùng khít > hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam.
- Gắn với quan niệm sống và viết của Nguyễn Tuân.
+ Hướng dẫn:
- Giới thiệu khái quát về vị trí văn học sử của Nguyễn Tuân > dẫn dắt tới đặc điểm con người Nguyễn.
- Nêu ngắn gọn các đặc điểm con người Nguyễn Tuân (trọng tâm)
• Trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
• Ý thức cá nhân phát triển rất cao
• Con người rất mực tài hoa, uyên bác
• Biết quí trọng nghề nghiệp văn chương.
- Nhận xét:
• Khẳng định: con người có cá tính độc đáo, khác thường.
• Mối quan hệ con người – phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: gần như trùng khít (nêu tên các đặc điểm phong cách cho thấy sự gắn bó mật thiết với các đặc điểm con người)
• Cơ sở: xuất phát từ quan niếm sống và viết của nhà văn.
Đề 2: Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Tuân
Dựa vào phần Kiến thức cơ bản để làm
+  Quá trình sáng tác và các đề tài chính
+  Phong cách nghệ thuật
Đề 3: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
+ Giới thuyết nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật (xem lại chuyên đề Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và “Nhật kí trong tù”)
- Là gì?
- Vai trò?
+ Nêu và phân tích ngắn gọn phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
- Nhận định chung
- Đặc điểm:
• Sự tài hoa, uyên bác
• Cảm quan sắc nhọn, phong phú
• Chữ nghĩa giàu có
• Tùy bút tài hoa:
- Sự thống nhất và vận động. 
Đề 4: Hình tượng con sông Đà.
+ Khái quát
- Vị trí hình tượng Sông Đà trong tác phẩm.
- Sông Đà được miêu tả như một sinh thể sống động với những tính cách đối nghịch mà thống nhất
- Nhận diện tổng quát 2 đặc điểm của Sông Đà gắn với lời đề từ.
+ Phân tích:
- Sông Đà hung bạo, hùng vĩ.
- Sông  Đà nên thơ, trữ tình..
+ Nhận xét: 
- Sông Đà từ lâu là mạch thơ, nguồn hoạ, ý nhạc. Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà một cách độc đáo. Qua ngòi bút của Nguyễn, Sông Đà không đơn thuần là một cái tên trên bản đồ địa lí mà hoá một sinh thể sống động với những nét tính cách phong phú.
- Gắn với phong cách nghệ thuật  Nguyễn Tuân.
Đề 5: Hình tượng người lái đò
+ Khái quát:
- Vị trí của hình tượng người lái đò trong tác phẩm (gắn với nhan đề): hình tượng trung tâm.
- Nhận diện tổng quát.
+ Phân tích:
- Tài năng.
- Giao tranh với thạch trận
+ Nhận xét:
- Ông lái được miêu tả mang dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân
- Hình tượng có sự kết hợp của cả 3 cảm hứng: hiện thực, lãng mạn, sử thi.
- Làm phong phú thêm thế giới nhân vật những con người tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn.
Đề 6: Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”.
Phân tích theo 4 đặc điểm phong cách Nguyễn Tuân, có so sánh với các tác phẩm trước cách mạng để thấy sự vận động phong cách nghệ thuật và vị trí tác phẩm - một trong những tuỳ bút đặc sắc nhất của Nguyễn sau cách mạng.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi TNNguyen Tuan va Nguoi lai do Song Da.doc