TỐ HỮU
A. GHI NHỚ
1. Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ cách mạng; hồn thơ ông được hun đúc nên từ quê hương, gia đình, thời đại.
2. Thơ ông là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp thơ Tố Hữu gắn với sự nghiệp cách mạng, mỗi chặng đường cách mạng là mỗi chặng đường thơ (1937-1946;1947-1954; 1955-1961; 1962-1977).
3. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị thấm nhuần lí tưởng công sản, gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, thường có giọng tâm tình ngọt ngào và đậm đà bản sắc dân tộc.
TỐ HỮU A. GHI NHỚ 1. Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ cách mạng; hồn thơ ông được hun đúc nên từ quê hương, gia đình, thời đại. 2. Thơ ông là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp thơ Tố Hữu gắn với sự nghiệp cách mạng, mỗi chặng đường cách mạng là mỗi chặng đường thơ (1937-1946;1947-1954; 1955-1961; 1962-1977). 3. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị thấm nhuần lí tưởng công sản, gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, thường có giọng tâm tình ngọt ngào và đậm đà bản sắc dân tộc. B. LUYỆN TẬP I. ĐỀ, VẤN ĐỀ 1. Dựa vào nội dung bài tác gia Tố Hữu (sách giáo khoa) và hiểu biết của anh (chị) hãy giới thiệu tập ngắn gọn hai tập thơ Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu. 2. Giải thích quan niệm thơ của Tố Hữu : « Thơ là một điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu [] » ; « Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí ». Làm rõ thêm quan niệm đó bằng việc phân tích một số bài thơ mà anh chị đã học của nhà thơ này. 3. Tố Hữu - nhà các mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. 4. Chứng minh rằng, mục tiêu, nhiệm vụ, thực tiễn đời sống cách mạng luôn chi phối toàn diện và sâu sắc sự nghiệp sáng tác thơ của Tố Hữu. 5. Phân tích một số dẫn chứng trong các bài thơ Từ ấy, Việt Bắc, Bác ơi ! để làm nổi bật khuynh hướng trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu. 6. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong bài thơ Bác ơi ! của Tố Hữu 7. Phân tích một khía cạnh nổi bật thuộc về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu : nhà thơ trữ tình chính trị, nhà thơ của lý tưởng cộng sản. 8. Sức hấp dẫn của lí tưởng cách mạng trong Từ ấy của Tố Hữu. 9. Việt Bắc - tên một bài thơ được dùng làm tên chung cho cả tập thơ. Vì sao ? 10. Về đề tài Hồ Chí Minh trong thơ Tố Hữu 11. Về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu 12. Sự tiếp thu thành tựu nghệ thuật của Thơ mới trong thơ của Tố Hữu. 13. Bình luận ý kiến của Xuân Diệu : « Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình ». 14. Phân tích bài thơ Việt Bắc để làm nổi bật phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. II. GỢI Ý ĐỀ 1 Về phương pháp và yêu cầu chung, giới thiệu một tập thơ, thường phải làm cho người đọc hiểu và hình dung được một cách khái quát : a). Bối cảnh, vị trí, giá trị của tập thơ. b). Những đặc điểm nổi bật của tập thơ Giới thiệu Từ ấy và Việt Bắc của Tố Hữu cũng phải đạt được những yêu cầu đó. Về nội dung cụ thể của bài làm, đối với từng tập thơ : Với tập Từ ấy (1937-1946), cần nhấn mạnh : 1. Nội dung bao trùm: Từ ấy thể hiện niềm hân hoan của tâm hồn trẻ khi gặp ánh sáng lí tưởng, tìm thấy lẽ sống. Tâp thơ gồm ba phần (Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng), trong đó Xiềng xích là phần bao gồm những bài thơ viết trong hoàn cảnh rất đặc biệt : lao tù. Đây cũng là phần thể hiện tập trung sự trưởng thành và bước phát triển của hồn thơ Tố Hữu. 2. Giá trị đặc sắc của tập thơ này là ở chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻ, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi trẻ trung của một cái tôi trữ tình mới mẻ (so với Thơ mới). Với tập Việt Bắc (1946-1954), cần nhấn mạnh 1. Nội dung bao trùm: - Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và tahứng lợi vẻ vang. - Việt Bắc thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của quần chúng nhân dân kháng chiến. - Việt Bắc kết tinh những tình cảm lớn của người Việt Nam kháng chiến (bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước). 2. Việt Bắc đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu : hướng về quần chúng cách mạng (Cá nước, Phá đường); khái quát - tổng hợp, đậm chất sử thi (Việt Bắc, Ta đi tới). ĐỀ 2 1) Giải thích ngắn gọn quan niệm về thơ của Tố Hữu qua các lời phát biểu của ông. - Thơ là tiếng nói của tâm hồn ; tiếng nói đi từ tâm hồn nhà thơ đến tâm hồn người đọc. - Chỉ những tâm hồn đồng điệu mới có được sự đồng cảm. Biểu hiện của sự đồng điệu, đồng cảm là ở sự đồng ý, đồng tình, đồng chí. 2) Phân tích sự thể hiện quan niệm đó trong thơ Tố Hữu: - Đối tượng được hướng đến trong thơ Tố Hữu là đồng chí, đồng bào, những người cùng lí tưởng, cùng hàng ngũ. - Nội dung tình cảm trong thơ Tố Hữu dễ bắt gặp được sự đồng tình, tìm được sức cộng hưởng. - Giọng tâm tình ngọt ngào của thơ Tố Hữu dễ rung động lòng người. ĐỀ 3 1. Tố Hữu - Nhà thơ cách mạng: - Con đường thơ Tố Hữu bắt đầu khi ông giác ngộ lí tưởng và bắt đầu sự nghiệp cách mạng. - Quá trinh sáng tác của Tố Hữu song hành với hành trình cách mạng ; các chặng đường thơ tương ứng vói các giai đoạn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. Tố Hữu - Nhà thơ của lí tưởng cộng sản : - Lí tưởng cộng sản là ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của Tố Hữu. - Làm thơ, với Tố Hữu cũng là hành động cách mạng, nhằm tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho thắng lợi của lí tưởng cách mạng. ĐỀ 4 Đúng là lí tưởng cộng sản, mục tiêu, nhiệm vụ, thực tiễn đời sống cách mạng luôn chi phối toàn diện và sâu sắc sự nghiệp sáng tác thơ của Tố Hữu. Chi phối từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài, chủ đề ; chi phối từ cảm hứng chủ đạo đến nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơ ông. Ví dụ : - Ở Từ ấy, sự giác ngộ lí tưởng đã đem lại cảm hứng lãng mạn bay bổng nồng nhiệt và tạo ra một cát tôi trữ tình mới. Biểu tượng của lí tưởng là mặt trời chân lí, là ngày mai. - Qua Việt Bắc, lí tưởng thể hiện chủ yếu trong phẩm chất cách mạng của quần chúng qua hành động kháng chiến và sinh hoạt hàng ngày của họ. - Đến Gió lộng, chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà, hai mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, là hai nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu. ĐỀ 13 1. Nói « Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình » tức là cho rằng thơ Tố Hữu có sự kết hợp giữa thơ trữ tình với thơ chính trị, gọi là thơ trữ tình chính trị. Đúng như vậy. - Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ. Ông làm thơ để phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng. Ông cũng là nhà thơ trữ tình kiểu mới, thống nhất tuyên truyên cách mạng với cảm hứng trữ tình. - Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả. Ở đây, đời sống và con người được khám phá, cảm nhận trên phương diện chính trị, trong quan hệ với cuộc đấu tranh cách mạng, với lí tưởng và lẽ sống. - Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu tập trung thể hiện ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người và cuộc sống cách mạng. Lẽ sống lớn bao gồm lẽ sống của con người (Trước Việt Bắc), và lẽ sống của dân tộc (từ Việt Bắc về sau). 2. Nói « Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình » cũng là khẳng định đóng góp lớn lao của Tố Hữu : nâng cao chất lượng thơ chính trị, biến chính trị thành cảm xúc, nghệ thuật. - Trước Tố Hữu, thơ chính trị là dòng thơ ca cách mạng đầu thế kỉ XX đến 1930 (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,), cùng thời với Tố Hữu, thơ chính trị là thơ ca Xô viết Nghệ Tĩnh, thơ ca trong tù của cán bộ, quần chúng cách mạng. Nhưng những tác phẩm này chưa thật sự đạt trình độ trữ tình, chất lượng nghệ thuật còn hạn chế. - Đến Tố Hữu, dòng thơ cách mạng được đổi mới (trên cơ sở kế thừa thành tựu Thơ mới). - Nhiều bài thơ Tố Hữu có sức lay động lòng người, có chất lượng nghệ thuật cao. (Phân tích một vài dẫn chứng cụ thể để minh họa). Lưu ý : Để giải quyết các đề bài yêu cầu vận dụng khái niệm để phân tích biểu hiện cụ thể của các đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, HS cần nắm chắc thêm một số khái niệm (tính sử thi, giọng tâm tình, tính dân tộc,) a). Tính sử thi và biểu hiện của nó trong thơ Tố Hữu - Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi – chiến sĩ, cái tôi – công dân (nhân danh dân tộc, cách mạng : Ta đi tới, Việt Bắc,... ) - Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là đại diện, kết tinh phẩm chất cao đẹp của cộng đồng (anh giải phóng quân, chị Lí, mẹ Suốt,). - Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu chủ yếu là cảm hứng lịch sử – dân tộc, không phải cảm hứng đời tư–thế sự. b) Giọng tâm tình ngọt ngào và biểu hiện của nó trong thơ Tố Hữu Thơ Tố Hữu được mệnh danh là tiếng nói của tình thương mến. Biểu hiện qua: - Cách xưng hô trò chuyện tâm tình, dày đặc các hô ngữ trìu mến. - « Chất nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ ». - Giọng tâm tình gắn liền với chất Huế và xuất phát từ quan niệm riêng về thơ của Tố Hữu. c) Tính dân tộc và biểu hiện của nó trong thơ Tố Hữu: - Nội dung dân tộc bộc lộ qua việc phản ánh đậm nét hình ảnh, con người, Tổ quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng ; đưa tư tưởng tình cảm cách mạng hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần, tình cảm đạo lí của dân tộc. - Hình thức nghệ thuật dân tộc biểu hiện qua việc vận dụng thể thơ truyền thống, phương tiện thủ pháp chất liệu truyền thống, ngôn ngữ truyền thống,
Tài liệu đính kèm: