A. GHI NHỚ
1. Quang Dũng (1921 – 1988) bộc lộ tài năng trên nhiều lĩnh vực: vẽ tranh, sáng tác nhạc, lm thơ, viết văn. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn.
2. Bài thơ Tây Tiến (1948) đã tái hiện – bằng nỗi nhớ, niềm tự hào, lòng ngưỡng mộ của nhà thơ – vẻ đẹp hào hoa bi tráng của người lính trong đoàn quân Tây Tiến trên cái nền của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng và đầy bí ẩn.
Đúng như cái tên lúc đầu của nó – Nhớ Tây Tiến – bài thơ là một nỗi nhớ thiết tha, trải ra thăm thẳm theo nhịp bước của đoàn Tây Tiến: Nhớ con đường hành quân vượt dốc băng rừng (14 dòng đầu); nhớ những “đêm hội hoa”, những buổi “chiều sương” với bao nhiêu kỉ niệm thắm tình quân dân (8 dòng giữa); nhớ chân dung người lính Tây Tiến vừa gân guốc, lẫm liệt vừa lãng mạn, hào hoa (8 dòng áp cuối), và, lời nguyện ước mãi mãi khắc ghi vào tâm hồn hình ảnh bi tráng của đoàn quân Tây Tiến (4 dòng cuối).
3. Đặt cạnh những bài thơ khác viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến đặc sắc ở cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, thấm nhuần trong hình ảnh, giọng điệu, ngôn từ.
TÂY TIẾN (Quang Dũng) A. GHI NHỚ 1. Quang Dũng (1921 – 1988) bộc lộ tài năng trên nhiều lĩnh vực: vẽ tranh, sáng tác nhạc, lm thơ, viết văn. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn. 2. Bài thơ Tây Tiến (1948) đã tái hiện – bằng nỗi nhớ, niềm tự hào, lòng ngưỡng mộ của nhà thơ – vẻ đẹp hào hoa bi tráng của người lính trong đoàn quân Tây Tiến trên cái nền của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng và đầy bí ẩn. Đúng như cái tên lúc đầu của nó – Nhớ Tây Tiến – bài thơ là một nỗi nhớ thiết tha, trải ra thăm thẳm theo nhịp bước của đoàn Tây Tiến: Nhớ con đường hành quân vượt dốc băng rừng (14 dòng đầu); nhớ những “đêm hội hoa”, những buổi “chiều sương” với bao nhiêu kỉ niệm thắm tình quân dân (8 dòng giữa); nhớ chân dung người lính Tây Tiến vừa gân guốc, lẫm liệt vừa lãng mạn, hào hoa (8 dòng áp cuối), và, lời nguyện ước mãi mãi khắc ghi vào tâm hồn hình ảnh bi tráng của đoàn quân Tây Tiến (4 dòng cuối). 3. Đặt cạnh những bài thơ khác viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp, Tây Tiến đặc sắc ở cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, thấm nhuần trong hình ảnh, giọng điệu, ngôn từ. B. LUYỆN TẬP I. ĐỀ, VẤN ĐỀ 1. Về nhan đề bài thơ Tây Tiến 2. Hình ảnh người lính và con đường hành quân “tây tiến” (qua 22 dòng thơ đầu) 3. Bức chân dung người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ của nhà thơ (8 dòng áp cuối) 4. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu 5. Cảm hứng lãng mạn và chất bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng 6. Thiên nhiên trong Tây Tiến (Quang Dũng) và trong Việt Bắc (Tố Hữu) 7. Nhớ Tây Tiến - cảm xúc thăng hoa trên đôi cánh của âm nhạc và hội họa. 8. Tây Tiến trong những mạch nguồn (hiện thực, lãng mạn) của thơ kháng chiến chống Pháp II. GỢI Ý Đề 1: Về nhan đề bài thơ: - Nhan đề bài thơ nói riêng, tác phẩm văn học nói chung thường bao hàm nội dung cảm hứng mà nó muốn chuyển tải. Nhan đề, khi cần, có thể được tác giả chỉnh sửa cho sát hợp hơn với ý đồ nghệ thuật của mình. Trường hợp nhan đề bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cũng như vậy. Ban đầu tác phẩm có tên là “Nhớ Tây Tiến”, về sau, khi tái bản, ông bỏ từ “nhớ”, chỉ giữ lại “Tây Tiến”, đúng như cái tên của đoàn quân này. Cái tên Tây Tiến dường như đã nói được tất cả những gì đáng nhớ nhất trong tâm hồn nhà thơ: - Tây Tiến gợi nhớ một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của một quân đoàn đã đi vào huyền thoại. - Tây Tiến gợi nhớ một vùng đất mà người Tây Tiến đi qua: một tấm phông thiên nhiên vĩ đại dữ dội, khắc nghiệt mà thơ mộng, một bức tranh sinh hoạt kháng chiến vừa đằm thấm ân tình vừa xao xuyến, lãng mạn. - Tây Tiến gợi nhớ chân dung người lính vừa hào hoa, lẫm liệt, vừa bi tráng. Đề 2: Hình ảnh người lính và con đường hành quân “tây tiến” Hình ảnh người lính Tây Tiến tuy chưa được trực tiếp miêu tả tập trung, nhưng đã thấp thoáng ẩn hiện trên cái nền của thiên nhiên, sinh hoạt kháng chiến, những nơi đoàn Tây Tiến đi qua. Ở đó, hình ảnh người lính Tây Tiến gắn với hình ảnh con đường hành quân tiến về phía Tây (“tây tiến”). Vẻ đẹp của hình ảnh người lính luôn tương xứng với bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt kháng chiến ở mỗi chặng đường họ đi qua: có lúc gân guốc, dữ dội, ngạo nghễ, phớt tỉnh trước những thử thách khắc nghiệt (Heo hút cồn mây súng ngửi trời, Gục lên súng mũ bỏ quên đời), có lúc mềm mại tình tứ, lãng mạn bay bổng trong đêm hội đuốc hoa hay khung cảnh chiều sương, thả hồn với thơ với nhạc (nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ) hay với họa (“dáng người trên độc mộc/ trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”). Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến hài hòa giữa cái lẫm liệt, hào hùng của tráng sĩ sa trường với cái tinh tế, lãng mạn, trẻ trung của những chàng trai trí thức hào hoa đến từ thị thành. Đề 3: Bức chân dung người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ của nhà thơ 3.1. Bức chân dung hài hòa giữa dáng vẻ, cốt cách lẫm liệt, hào hùng với tâm hồn tình tứ, lãng mạn của người lính Tây Tiến (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm/ Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). 3.2. Tượng đài nghệ thuật dựng bằng hoài niệm, đầy tự hào và tiếc thương, mang vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn (Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành/Đường lên thăm thẳm một chia phôi/Hồn về Sầm Nứa chằng về xuôi). Đề 4. Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu Vấn đề “mở”, có nhiều cách giải quyết. Tham khảo dàn ý sau: Dàn ý 1: 1. Sự khác nhau về cốt cách, phong thái: Người lính “Tây Tiến” của Quang Dũng là những thanh niên trí thức đến từ thị thành, được dựng lên như một tượng đài nghệ thuật sang trọng, mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng; người lính “đồng chí” của Chính Hữu là những chàng nông dân mặc áo lính, đến từ những làng quê nghèo, từ cuộc sống lam lũ, mang vẻ đẹp dân dã, bình dị, mang sức mạnh, sức sống của tình “đồng chí” chân thành cảm động. 2. Sự khác nhau về cảm hứng, bút pháp: Người lính trong Tây Tiến được miêu tả, thể hiện chủ yếu bằng cảm hứng, bút pháp lãng mạn (tìm kiếm và tô đậm những nét khác thường, vẻ đẹp tráng lệ); người lính trong Đồng chí được miêu tả thể hiện chủ yếu bằng cảm hứng, bút pháp hiện thực (tìm kiếm và tô đậm những nét bình thường, bình dị, những chi tiết chân thực). Dàn ý 2: 1. Sự giống nhau: + Hai bài thơ cùng viết về một đề tài: anh lính Cụ Hồ thời kháng Pháp. Họ cùng chung vẻ đẹp lí tưởng của thế hệ thanh niên thời đó: tự nguyện gắn bó đời mình cho sự nghiệp chung, đều là những “người ra đi đầu không ngoảnh lại” với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. + Hai bài thơ cùng viết về người lính ở cùng một thời điểm: năm 1948, thời gian đầu của cuộc kháng chiến, đầy khó khăn và thiếu thốn, nhưng đầy ắp tinh thần chiến thắng. 2. Sự khác nhau: + Người lính của Chính Hữu mộc mạc giản dị, được khắc họa trong một nốt nhấn rõ rệt, thể hiện ngay ở chính nhan đề: tình đồng chí đồng đội. Tình cảm giản dị và lớn lao đó đã giúp người lính vượt qua khó khăn để chiến thắng. + Người lính của Quang Dũng được hiện lên với 2 vẻ đẹp tráng lệ: hào hoa và hào hùng. Chính hai phẩm chất này đã giúp người lính trải qua bao hoàn cảnh thử thách ngặt nghèo để chiến thắng. 3. Lí giải sự khác nhau của một hình tượng mà hai cách thể hiện: + Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật: Người lính của Chính Hữu là người nông dân mặc áo lính, ra đi từ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Tâm hồn họ mộc mạc, chân chất. Người lính của Quang Dũng là người trí thức khoác áo lính, những con người của phố phường mộng mơ, khao khát chân trời: “Mây ở đầu ô mây lang thang/ Ôi chật làm sao góc phố phường”. + Khác vì họ được tái hiện bằng hai bút pháp khác nhau: bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn. Đó cũng là những phong cách nghệ thuật của hai tác giả. Mỗi bút pháp phù hợp với đối tượng tác giả miêu tả. Hai vẻ đẹp khác nhau, và đều đẹp.
Tài liệu đính kèm: