Nội dung kiến thức Văn học 12

Nội dung kiến thức Văn học 12

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến

Cách mạng tháng Tám 1945

 I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

 1. Nền văn học đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa.

 a. Nguyên nhân:

 - Xã hội VN biến đổi theo xu hướng hiện đại hóa từ cơ cấu xã hội đến kinh tế, văn hóa.

 - Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hường của văn hóa Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Một cuộc vận động cách tân văn hóa đã được phát động, đòi giải phóng cá nhân chống lại lễ giáo phong kiến.

 - Đảng CSVN có vai trò rất lớn trong việc cách tân văn hóa.

 - Báo chí, dịch thuật phát triển. Một tầng lớp trí thức Tây học được hình thành thay thế cho trí thức nho học.

 

doc 23 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung kiến thức Văn học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG KIẾN THỨC VĂN HỌC 12
Biên soạn: Cô Lê Thị Việt
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 
Cách mạng tháng Tám 1945
           I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. 
           1. Nền văn học đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa. 
           a. Nguyên nhân: 
           - Xã hội VN biến đổi theo xu hướng hiện đại hóa từ cơ cấu xã hội đến kinh tế, văn hóa. 
           - Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hường của văn hóa Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Một cuộc vận động cách tân văn hóa đã được phát động, đòi giải phóng cá nhân chống lại lễ giáo phong kiến. 
           - Đảng CSVN có vai trò rất lớn trong việc cách tân văn hóa. 
           - Báo chí, dịch thuật phát triển. Một tầng lớp trí thức Tây học được hình thành thay thế cho trí thức nho học. 
           b. Hiện đại hóa: Làm cho văn học hiện đại theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập vào văn học hiện đại của thế giới. 
           - Nội dung hiện đại hóa: 
           + Quan niệm mới về văn học: văn chương là một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo ra cái đẹp, khám phá hiện thực. 
           + Văn học thoát khỏi quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp của văn học trung đại. 
           + Kiểu nhà văn khác nhà nho, họ là những người nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp. 
           + Công chúng văn học cũng thay đổi từ tầng lớp nho sĩ sang tầng lớp tiểu tư sản, thị dân. 
           + Hiện đại hóa hệ thống thể loại, có những thể loại mới như kịch nói, phóng sự, lý luận phê bình. 
c. Quá trình hiện đại hóa qua ba giai đoạn: 
 - Giai đoạn 1: Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1920. 
           - Giai đoạn 2: Từ năm 1920 đến 1930. 
           - Giai đoạn 3: Từ năm 1930 đến 1945.
 2. Văn học hình thành hai bộ phận:
           a. Bộ phận công khai: Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận này phân hóa thành nhiều xu hướng. Trong đó nổi lên hai xu hướng:
           a1. Văn học lãng mạn:
           - Đề tài: tình yêu, quá khứ, thiên nhiên, thể hiện vượt lên cuộc sống hiện đại.
           - Là tiếng nói của cái tôi cá nhân đã được đề cao, được khẳng định nên tràn đầy cảm xúc, khát vọng, ước mơ.
           - Bất hòa với hiện tại, tìm cách thoát khỏi hiện tại bằng cách đi sâu vào thế giới nội tâm, thế giới mộng ước.
           - Đóng góp: thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống phong kiến, giải phóng cá nhân, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc.
           - Tuy nhiên VH lãng mạn ít gắn với đời sống xã hội chính trị, đôi khi đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
           a2. Văn học hiện thực phê phán:
           - Phản ánh hiện thực trên tinh thần phê phán xã hội đương thời và cảm thông sâu sắc với quần chúng lao khổ. 
           - Phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo. 
           - Tuy nhiên họ coi con người là nạn nhân của hoàn cảnh nên rơi vào bi quan bế tắc. 
 b. Bộ phận văn học không công khai:
           - Là tiếng nói của quần chúng cách mạng và các chiến sĩ cách mạng và trở thành vũ khí chiến đấu, phương tiện truyền bá tư tưởng cách mạng.
           - Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn, niềm tin và tương lai, khát vọng độc lập tự do và tố cáo bọn bán nước và cướp nước.
           3. Nhịp độ phát triển rất nhanh chóng:
           - Sự phát triển về thể loại đặc biệt là thơ mới, văn xuôi phát triển mạnh. Tốc độ phát triển mạnh mẽ, đời sống văn học sôi động, khẩn trương.
           - Nguyên nhân:
           + Tiềm năng văn học dân tộc.
           + Sự tiếp sức của phong trào đấu tranh cách mạng.
           + Sự thức tỉnh, trỗi dậy của cái tôi cá nhân.
           Thành tựu chủ yếu:
1. Về tư tưởng: kế thừa hai truyền thống lớn là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo và đóng góp mới là tinh thần dân chủ. 
             2. Về thể loại và ngôn ngữ văn học: 
           2.1. Văn học đã bổ sung thêm nhiều thể loại mới đồng thời làm mới nhiều thể loại cũ: 
           - Về thơ: có thêm các thể thơ tự do, thơ tám chữ, bảy chữ, năm chữ, hiện đại; đổi mới thơ lục bát, song thất lục bát, 
           - Về văn xuôi: có thêm các thể loại mới: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy bút, lý luận phê bình văn học, 
           - Về kịch: có thêm kịch nói. 
           2.2. Ngôn ngữ văn học phát triển theo hướng hiện đại, áp sát đời sống, giàu khả năng tả thực, giàu sức biểu cảm. 
II. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 - 1975:
           a. Nền văn học chủ yếu vận động theo xu hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước.
           Văn học phục vụ sát sao và kịp thời nhiêm vụ cách mạng.
           - Do yêu cầu của cách mạng nên Văn học nghệ thuật là một mặt trận
           - Nghệ sỹ là chiến sỹ ý thức công dân được đề cao tự giác
           - Hiện thực  CM và kháng chiến đem đến nguồn cảm hứng  và phẩm chất mới cho văn học Cách mạng.
           - Văn học đã phản ánh kịp thời quá trình lịch sử, theo sát nhiệm vụ chính trị, nhân vật trung tâm là công nông binh. Văn học góp phần cổ vũ động viên nhiệm vụ chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ XDCNXH. 
           - Văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao trọng đại của cách mạng.
           b. Nền văn học hướng về đại chúng.
           - Thấy được vai trò lịch sử của nhân dân.
           - Văn học hướng về đại chúng (công nông binh). Họ là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ và nguồn cảm hứng của văn học. Văn học đã xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật, quan tâm đến từng con người, từng cuộc đời, sự đổi đời ngoạn mục có tính bước ngoặt.
           - Hình thức ngắn gọn dễ hiểu.
           c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn.
           - Do hoàn cảnh lịch sử văn học phải đề cập chung đến cả cộng đồng, toàn dân tộc, phản ánh những vấn đề lớn lao, cơ bản, những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử.
           - Nhân vật chính tiêu biểu cho lý tưởng chung và phẩm chất của cộng đồng. Nhà văn nhìn cuộc sống bằng con mắt sử thi.
           - Tinh thần lạc quan cách mạng, hướng tới tương lai , văn học có cảm hứng lãng mạn , văn học phản ánh cuộc sống theo sự vận động cách mạng.
III. Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
           2.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa.
           - Mở ra giai đoạn mới
           - Khó khăn thử thách mới
           - Đòi hỏi đổi mới, văn học bước vào công cuộc đổi mới.
           - Kinh tế thị trường
           - Giao lưu, hội nhập nhưng không hòa tan.
           2.2 , Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
           - Nền kinh tế thị trường đã có tác dụng tích cực đối với văn học, kích thích tài năng và đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của văn học.
           - Sau Đại Hội 6 văn học chính thức bước vào chặng đường mới.
           Thơ ca: Nhà thơ Chế Lan Viên âm thầm đổi mới thơ ca qua các tập di cảo.
           Nhiều cây bút thơ sung sức như Nguyễn Duy, Thanh Thảo. vv Nhiều nhà thơ đã tạo được sự chú ý của người đọc 
           Văn xuôi : Có nhiều khởi sắc đổi mới hơn.
           - Sôi nổi hơn là sự xuất hiện của nhiều tác phẩm mới như Nguyễn Khải có Gặp gỡ cuối năm, Ma Văn Kháng có Mùa lá rụng. Nguyễn Minh Châu có Bến Quê, Chiến thuyền ngoài xa.
           - Truyện ngắn có Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu.
           - Ký: Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
           - Hồi ký: Cát bụi chân ai của Tô Hoài.
           - Phóng sự: Phùng gia Lộc , Trần Huy Quang.
           Kịch: Phát triển sôi nổi : Lưu Quang Vũ.
           Lý luận phê bình: Cũng đổi mới. Nhiều cây bút trẻ có triển vọng, có đổi mới trong phương pháp tiếp cận tác phẩm.
           Văn học giai đoạn này đã vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc, đề cao cá tính sáng tạo thể hiện con người, ở mọi khía cạnh của đời sống . Văn học giai đoan này có tính hướng nội. Bên cạnh mặt tích cực văn học giai đoạn này còn nhiều bất cập biểu hiện quá đà và thiếu lành mạnh. 
HAI ĐỨA TRẺ
                                               Thạch Lam (1909 - 1942)                                          
           1. Vài nét tiểu sử:
           - Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi la Nguyễn Tường Lân) sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Cùng với Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), Thạch Lam là thành viên quan trọng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
           - Quê nội ở Quảng Nam, quê ngoại ở Hải Dương, lớn lên cùng gia đình chuyển về Hà Nội.
           2. Sự nghiệp văn chương:
           + Nét riêng trong sáng tác:
           Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tài hoa. Ông chủ chương dùng ngòi bút tấn công vào những điều giả dối, tàn ác, già nua. Truyện của Thạch Lam thường không có cốt truyện theo kiểu truyền thống , chất liệu gần gũi, bình dị, chân thực, truyện của ông vừa hiện thực vừa thi vị.
           + Đề tài quen thuộc của ông là cuộc sống vất vả và cơ cực bế tắc của những người dân nghèo và những phẩm chất tốt đẹp của họ.
           Ngoài viết truyện ông còn là nhà phê bình, một người viết tùy bút có duyên và rất Hà Nội.
           + Tác Phẩm chính: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Hà Nội ba mươi sáu phố phường.
           “Hai đứa trẻ” in trong tập Nắng trong vườn, xuất bản 1938. 
HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA (trích Số đỏ) 
VŨ TRỌNG PHỤNG 
           1/ Vài nét về tiểu sử: 
           Vũ Trọng Phụng (sinh 1912-1939) trong một gia đình nghèo gia truyền ở Hưng Yên. Học hết bậc tiểu học ông phải đi làm để kiếm sống nhưng thường xuyên mất việc. Ông phải sống chật vật bằng nghề làm báo, viết văn và mất vì bệnh mà không có tiền chữa. Ông là bậc thầy của tiểu thuyết, ông vua của phóng sự đất Bắc, nhà viết kịch, dịch giả, nhà thơ, nhà phê bình, và người viết truyện ngắn tài hoa. 
           2/ Sự nghiệp văn chương: 
           - Đề tài: Cuộc sống thành thị với tất cả những cái xấu xa bằng cái nhìn tinh tường. 
           - Tác phẩm chính: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê 
           - Nét riêng trong sáng tác: 
           + Thể hiện hiện thực trực diện đến trần trụi. 
           + Có sở trường xây dựng nhân vật đám đông. 
           + Sử dụng tài tình thủ pháp đối lập và cường điệu. 
           + Dùng tiếng cười để lật tẩy bộ mặt giả dối lố bịch vô đạo đức của bạn người tự xưng là giới thượng lưu, và bản chất của Âu hóa, thể thao, bình đẳng và nữ quyền rởm.
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI 
NGUYỄN HUY TƯỞNG 
           1/ Vài nét về tiểu sử: 
           Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) sinh ra trong một gia đình nho học ở Bắc Ninh( nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Tham gia cách mạng năm 1943, từ đó làm công tác văn hóa, văn nghệ. 
           2/ Sự nghiệp văn chương: 
           - Đề tài chính là viết về lịch sử. Ông đã dựng lên những bức tranh hoành tráng về lịch sử của dân tộc. 
           - Thể loại : Tiểu thuyết và kịch. 
           - Nét riêng trong sáng tác: Giản dị, trong sáng, đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc. 
           Năm 1996 ông được nhà nước tặng thưởng HCM về văn học nghệ thuật. 
           - Tác phẩm chính: Đêm hội Long trì. Sống mãi với Thủ đô, Vũ Như Tô, Bắc Sơn. 
           Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử dài  ...  do (1966) là những áng văn chính luận hào hùng, nói lên những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt. 
           Bản di chúc (1969): là lời căn dặn thiết tha, chân tình với đồng bào, đồng chí mang tính chiến lược trong hướng phát triển của đất nước, thấm đượm tình yêu thương con người. 
           Truyện và kí: 
           Tập Truyện và kí Nguyễn Ái Quốc 1922-1925: Tấn công kẻ thù bằng những mũi nhọn chính luận sắc sảo và sự thật công khai, hình thức tưởng tượng hư cấu tạo ra những tình huống nói lên bản chất của đối tượng. 
           Thời kì kháng chiến chống Pháp: Giấc ngủ mười năm (Tran Lực) hình tượng sáng tạo, giàu tính lạc quan Cch mạng. Ngoài ra còn có “Nhật kí chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện.
                     Thơ ca:
           1/ Tập thơ “Nhật kí trong tù”:
           a/ Hoàn cảnh sáng tác: 
           Năm 1941 Nguyễn Ái Quốc về nước, lấy tên là Hồ Chí Minh. Năm 1942 Người đi Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ thế giới. Ngày 29/8/1942 Người bị Tưởng Giới Thạch bắt giam đến ngày 10/9/1943 mới được thả ra. 
           Tập Nhật ký trong tù viết trong thời gian trên. 
b/ Nội dung: 
           -  Nhật kí trong tù tố cáo bản chất đen tối xấu xa của chế độ nhà tù và chế độ phản động Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch 1942-1943.
           - Bức chân dung tự họa của nhà thơ: Một con người bình thường và một con người vĩ đại. 
c/ Nghệ thuật: 
           Tập thơ gồm 133 bài, chữ Hán, quan điểm sáng tác rõ ràng: 
Thơ xưa thưởng chuộng thiên nhiên đẹp, 
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông. 
Nay ở trong thơ nên có thép, 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)
           Màu sắc cổ điển kết hợp với hiện đại: 
           + Cổ điển: giàu tình cảm thiên nhiên, bút pháp chấm phá, nhân vật trữ tình ung dung, nhàn tản, tâm hồn hòa hợp vơi thiên nhiên và vũ trụ.
           + Hiện đại: hình tượng thơ vận động, hướng tới sự sống, ánh sáng, tương lai. Con người là chủ thể, không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ.
           Thể thơ chủ yếu là tứ tuyệt: hàm súc, đa nghĩa, ẩn dụ, tượng trưng, kết cấu chặt chẽ, bút pháp tượng trưng ước lệ. 
           2/ Thơ kháng chiến:
           a/ Hoàn cảnh sáng tác: 
           Thời kì trước và sau Cách mạng, hoạt động bí mật kháng chiến chống Pháp. 
           b/ Nội dung:
           - Tấm lòng yêu nước sâu nặng, nỗi lo lắng của một lãnh tụ trước tình cảnh đất nước bị xâm lược.
           - Động viên, ngợi ca sức mạnh của quân và dân trong chiến đấu.
           - Niềm vui trước những thắng lợi ở chiến trường.
 3/ Thơ chữ Hán:
           a/ Hoàn cảnh sáng tác:
           Tập thơ 36 bài thơ chữ Hán viết trong nhiều thời điểm khác nhau. 
           b/ Nội dung:
           - Viết về một cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
           - Các chuyến thăm nước ngoài, tình bạn, tâm tình riêng.
           c/ Nghệ thuật: Những bài cổ thi thâm thúy với tú thơ phóng khoáng trên nhiều đề tài.
           4/ Thơ chúc tết: Là lời thăm hỏi đầu năm, là lời chúc, là mệnh lệnh, là phương châm chiến thuật, chiến lược, niềm lạc quan tin tưởng ở thắng lợi của cách mạng.
           IV/ Phong cách nghệ thuật: 
           Đa dạng và thống nhất giữa chính trị và văn chương, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại:
           1/ Văn chính luận: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lý luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
           2/ Truyện và kí: tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén, thâm thúy, hài hước, hóm hỉnh, bộc lộ rõ chất trí tuệ và tính hiện đại.
           3/ Thơ ca: Sáng tạo, đa dạng, những bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình, giữa giản dị và hàm súc sâu sắc. Thơ tuyên truyền giản dị mộc mạc, mang màu sắc dân gian. Thơ hiện đại khai thác những vấn đề thiết thực cụ thể của đời sống con người, phục vụ hiện quả nhiệm vụ cách mạng. 
TỐ HỮU
           I/ Tiểu sử:
           Tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920-2002) quê ở Huế một vùng đất có sự giao hòa giữa hai nền văn hóa: Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Cha nhà Nho nghèo, mẹ thuộc nhiều thơ ca dân gian. Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi, học tại trường Quốc học Huế. Hồn thơ Tố Hữu ảnh hưởng nhiều ở gia đình và quê hương. 
           - Năm 1936 vào Đoàn thanh niên dân chủ. 
           - Năm 1938 vào Đảng Cộng Sản. 
           - Tháng 4/1939 bị giặc Pháp bắt giam.
           - Tháng 3/1942 vượt ngục tham gia Cách mạng tháng Tám. 
           - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến năm 1986 Tố Hữu giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Ông được tặng giải thưởng văn học Asean, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1.
II/ Đường cách mạng, đường thơ.
           Các chặng đường thơ Tố Hữu luôn luôn gắn bó với các chặng đường cách mạng của dân tộc. Đồng thời là những chặng đường vận động trong quan điểm và bản lĩnh nghệ thuật của ông.
Tập thơ
Thời gian sáng tác
Nội dung
Từ ấy
1937-1946
Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiếng xích, Giải phóng: Niềm hân hoan của một thanh niên đi tìm lẽ sống, và bắt gặp lý tưởng cách mạng. Chất men say lý tưởng, chất lãng mạng trong trẻo, tâm hồn sôi nổi nhạy cảm, trẻ trung và quyết tâm thư hành động của một thanh niên thi sĩ.
Việt Bắc
1946-1954
Là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Là kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam.
Gió lộng
1955-1961
Cuộc sống mới, con người mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và tinh thần quốc tế vô sản
Ra trận
1962-1971
Là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: cả dân tộc ta cùng ra trận với những con người tiêu biểu mang tính cách Việt Nam.
Máu và hoa
1972-1977
Chặng đường cách mạng đầy gian khổ hi sinh và niềm vui chiến thắng.
Một tiếng đờn, Ta với ta
1992-1999
Những chiêm nghiệm về cuộc đời và niềm tin vào cách mạng vào chữ Nhân. 
III/ Phong cách nghệ thuật:
           a/ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, Tố Hữu đến với thơ và chính trị cùng một lúc. Quá trình sáng tác gắn với quá trình đấu tranh cách mạng. Chính trị là nguồn cảm hứng vô tận. Ông vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ.
           Quan điểm nghệ thuật, đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo đều được chi phối bởi quan điểm chính trị. Thơ ông là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. 
           Thơ là phương tiện phục vụ sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị của đất nước. Đời sống được cảm nhận trên phương diện chính trị, ít nói đến quan hệ đời tư. 
           b/ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn: Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân, và là cái tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. Nhân vật trữ tình đại diện cho giai cấp, cho dân tộc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại. Cảm hứng trong thơ ông là cảm hứng lịch sử. Con người trong thơ là con người của cách mạng.
           c/ Thơ Tố Hữu nĩi bằng giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến, của con người xứ Huế, hướng đến đồng bào đồng chí mà tâm sự trò chuyện, nhắn nhủ. Do đó diễn đạt tự nhiên, hơi thơ liền mạch.
           d/ Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc, từ nội dung đến hình thức. 
           - Nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đất nước Việt Nam, con người Việt Nam trong thời đại cách mạng và những tư tưởng tình cảm lớn của thời đại. 
           - Hình thức: 
           + Thể loại: Xử dụng rất thành công thể thơ truyền thống, thi liệu quen thuộc của thơ ca dân gian. 
           + Ngôn ngữ quen thuộc, ông có tài trong việc sử dụng từ láy. 
           + Thơ ông rất giàu nhạc điệu, đó là điệu cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc. 
NGUYỄN TUÂN
           I/ Vài nét về tiểu sử và con người:
           1/ Tiểu sử: Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra tại Hà Nội. Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn. Học đến cuối bậc Thành chung bị đuổi học vì bãi khóa. Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn từ năm 1930, nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm có phong cách độc đáo như “Một chuyến đi”, “Vang bóng một thời”1941 bị bắt vì tham gia hoạt động chính trị.
          Năm 1945, tham gia CM và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. 1948-1958 Tổng thư kí Hội văn nghệ VN. Ông viết bút kí và tùy bút “Sông Đà”. Ông xứng đáng là một nghệ sĩ lớn, được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt một. 
           2/ Con người:
           Là một trí thức yêu nước có tinh thần dân tộc, có sự gắn bó đầy tự hào với những giá trị nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. 
           Là  một  con người cĩ ý thức cá nhân phát triển cao. 
           Là một nghệ sĩ  rất mực tài hoa, uyên bác. 
           Là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp của mình, dường như ông sinh ra để làm nghệ thuật, để săn tìm và diễn tả cái đẹp. 
  II/ Sự nghiệp văn chương:
           1/ Quá trình sáng tác và các đề tài chính của Nguyên Tuân:
           a/ Trước cách mạng tháng Tám:
           Viết nhiều thể loại: thơ, bút ký, tùy bút với các tác phẩm “Một chuyến đi”, “Vang bóng một thời”, “Thiếu quê hương”, “Chiếc lư đồng mắt cua” 
           Chủ yếu xoay quanh ba đề tài: 
           + “Chủ nghĩa xê dịch”: Thay đổi chỗ ở để tìm cảm giác mới lạ, thoát ly gia đình và xã hội, và có dịp bày tỏ tấm lòng với cảnh sắc và phong vị đất nước.
           + Vẻ đẹp “vang bóng một thời”: Những người thuộc tầng lớp nhà Nho tài trí bất đắc chí tuy đã thua cuộc nhưng vẫn không chịu làm lành với xã hội thực dân.
           + “Đời sống trụy lạc”: hoang mang, bế tắc, tìm trong đàn hát, rượu và thuốc phiện, khao khát thế giới thanh cao của nghệ thuật.
           b/ Sau CM Tháng Tám: Đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi con người mới. Tập bút kí “Sông Đà”, một số tập kí chống Mĩ (1965-1975).
2/ Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
           - Phong cách của ông tóm gọn trong một chữ “ngông”: ngông thể hiện qua:  
           a/ Chất Độc đáo: Ông viết văn khác người, khác đời, từ chủ đề, nhân vật, kết cấu, nội dung, ông cố tình hành động, nói năng, viết lách một cách khác người, thậm chí ngược đời. 
           b/ Chất tài hoa, tài tử: Không theo chủ nghĩa hình thức nhưng coi trọng hình thức, đề cao những con người biết trân trọng cái tài-cái đẹp-cái thiên lương: biết trọng văn hóa truyền thống; tìm thấy cái hay cái đẹp trong những món ăn truyền thống. Nhìn con người dưới góc độ tài hoa và nghệ sĩ. 
           c/ Tính uyên bác: Bề rộng, chiều sâu của những trí thức nghệ thuật, địa lý, lịch sử khảo cổqua những trang viết lạ, là sản phẩm của một trí tuệ cao, vốn văn hóa sâu rộng, sự từng trải, thái độ nghiêm túc trong tìm tòi nghiên cứu.
           d/ Cảm hứng dạt dào trước những cảnh tượng tuyệt mĩ tác động mạnh vào giác quan.
           Ngay cả những khi Nguyễn Tuân viết cầu kì đến mức khoe chữ, dài dòng lan man và khó hiểu đối với người đọc trình độ phổ thông, cũng là biểu hiện của cái ngôi ở ông. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi dung kien thuc 12 Co bo sung.doc