Những điểm cơ bản trong " Chiếc thuyền ngoài xa"

Những điểm cơ bản trong " Chiếc thuyền ngoài xa"

Những điểm cơ bản trong " Chiếc thuyền ngoài xa"

Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi phát hiện sự thật đằng sau bức hình.

- Thấy được cái nhìn của NMC về hiện thực đời sống, một cái nhìn thấu hiểu trĩu nặng tình thường và nỗi lo âu đối với con người

- Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp nghệ thuật văn xuôi NMC

Kiến thức khắc sâu:

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Những điểm cơ bản trong " Chiếc thuyền ngoài xa"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những điểm cơ bản trong " Chiếc thuyền ngoài xa"
Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi phát hiện sự thật đằng sau bức hình.
- Thấy được cái nhìn của NMC về hiện thực đời sống, một cái nhìn thấu hiểu trĩu nặng tình thường và nỗi lo âu đối với con người
- Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp nghệ thuật văn xuôi NMC
Kiến thức khắc sâu: 
1. Tác giả:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có bản lĩnh và có tài năng. Ông là nhà văn có ý thức về ngòi bút của mình, luôn trăn trở tìm tòi đổi mới cách viết cũng như phát hiện những điều mới mẻ, có ý nghĩa trong cuộc sống để thể hiện. vì vậy tác phẩm của ông thường là những truyện, những nhân vật " có vấn đề gây được sự chú ý cho người đọc".
NMC viết cả tiểu thuyết lẫn truyện ngắn, nhưng được dư luận chú ý nhiều hơn là truyện ngắn và đó cũng là thể loại thành công hơn, được coi là sở trường của nhà văn.Là cây bút nhiều trải nghiệm trong cuộc sống- Cuộc sống người lính ở chiến trường cũng như cuộc sống của người dân sau chiến tranh- NMC đã dựng lên được những bức tranh góc cạnh, có chiều sâu, có sức khái quát cao vềc uộc sống đa diện, nhiều chiều luôn vận dộng và phát triển
2. Cách xây dựng truyện của NMC trong tác phẩm này.
Tg đã tạo được tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống-> đưa người đọc từ tình huống này sang tình huống khác, vừa nối tiếp nhau trong mạch truyện lại vừa bất ngờ, đột ngột, giúp họ nhận ra bản chất của sự việc một cách thú vị, thấm thía để hiểu sâu săc chủ đề của tác phẩm:
- Phùng phát hiện ra vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương
- Phùng lại phát hiện ra tiếp theo sau đó là sự thật tàn nhẫn trên chiếc thuyền
- Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện đã nói rõ nguyên nhân của những nghịch lí đó.
Các tình huống truyện cứ thế tiếp nối nhau trong mạch truyện và được NMC đẩy lên cao trào, ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời
3. Những hình ảnh biểu trưng và sự nhận thức đau đớn về giá trị cuộc sống.
- Cùng với việc xây dựng tình huống và tồn tại trong tình huống thắt nút, tình huống nhận thức là những hình ảnh biểu trưng có sức gợi, sức kết lắng ý nghĩa tư tưởng lớn của tác phẩm. Hình ảnh biểu trưng là một phương tiện cách tân nghệ thuật độc đáo trong sáng tác của NMC, đặc biệt là ở thể loai truyện ngắn. Chính những biểu tượng có sức hàm nghĩa lớn đã đưa đến chiều sâu mới cho hành trình khám phá nội tâm con người, khám phá hiện thực cuộc sống của tác phẩm. Những hình ảnh này kết lắng và chứa đựng chủ đề tác phẩm.
a. Trước hết là cảnh người đàn ông đánh vợ thô bạo và dã man đằng sau chiếc xe tăng hỏng. Trên mảnh đất đầm phá đầy tinh thần cách mạng ấy, chiến tranh đã đi qua từ lâu. Những chiếc xe tăng, chứng tích của một thời bom đạn ác liệt giờ trở thành phế tích đang dần mục sét qua năm tháng và chất muối mặn của vùng biển. Những chiếc xe rà phá bom mìn đang cố gắng thu dọn những gì còn sót lại sau chiến tranh có thể vô tình gây nên nỗi đau. Thế những bên cạnh cuộc chiến đấu ấy, bên cạnh nỗi đau ấy là cuộc chiến đấu mới, nỗi đau mới. Cuộc chiến đấu mới ấy còn cam go hơn, nỗi đau mới ấy e chừng còn dai dẳng hơn. Đó là cuộc chiến đấu với đói nghèo, với tăm tối. Trên thuyền phải có một người đàn ông dù người đàn ông đó có man rợ và tàn bạo đến đâu đi chăng nữa. Sự khẳng định hùng hồn như cái chân lí của người đàn bà là vị chánh án chỉ biết " trút một tiếng thở dài". Đẩu từng là người lính bám trụ và chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng cho vùng biển này, đuợc xem như " bao công". Anh hiểu cặn kẽ từng chiếc xe tăng hỏng kia, anh cũng am hiểu luật pháp nhưng anh không hiểu nổi cái cơ sự về người đàn ông đánh vợ, anh không thể lí giải nổi cái chân lí bình dị mà người đàn bà thố lộ. Anh đi từ ngạc nhiên sững sờ đến chua chát và cuối truyện là sự nhận thức đau đớn và bi đat của những cảnh đời khốn khổ. Chiến tranh có quy luật của chiến tranh, dữ dội nhưng đơn giản. Đời thường thì muôn sự đa đoan. Qua hình ảnh biểu tượng đầy hàm nghĩa: những chiếc xe tăng cũa nát của chiến tranh và những xung đột đau đớn của đời thường. T/G như nói với chúng ta về cái đẹp và cái thật, về những cay đắng, cam go giày vò bao cuộc đời cơ cực.
b. Hình ảnh người nghệ sĩ nhiếp ảnh và bức ảnh ngệ thuật với chiếc thuyền ngoài xa. Tác giả đã dựng nên một tình huống vừa nghịch lí vừa đầy mâu thuẫn. Thực hiện ý đồ nghệ thuật của vị trưởng phòng về bộ sưu tập: thuyền- biển, người nghệ 
 sĩ phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cuộc sống con người trải qua mười hai tháng trong một năm thì bộ sưu tập có 12 bức ảnh nghệ thuật, mỗi tháng là một bức tranh thơ mộng và mù sương. Bức ảnh thứ 12 qua ống kính của người nghệ sĩ là một bức tranh toàn bích từ đường nét, ánh sáng đến bố cục. Chính sự mĩ mãn của bức tranh ngẫu nhiên săn được đã làm cho người nghệ sĩ hân hoan, hạnh phúc " bản thân của cái đẹp là đạo đức". Vậy mà cuối cùng anh đã chứng kiến những gì trớ trêu và trần trụi và nghịch lí đến kì cùng. Nhưng chính sự nghịch lí đó lại có đường nét, ánh sáng, bố cục và lô gíc riêng của nó, lo gic của sự sống hiện thực. Cùng với vị chánh án, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã vỡ ra về độ chênh giữa cái đẹp nghệ thuật được thu vào ống kính (trong trí rưởng tượng bay bổng của người nghệ
sĩ) với cái sự thật ở cuộc đời đầy đau đớn, xót xa. Mười hai bức tranh nghệ thuật về một vùng biền mơ mộng, mờ sương, hay mười hai tháng với bao cơn bão tố và những trận đòn tới tấp của gia đình người đàn bà khốn khổ kia. Bức tranh nghệ thuật và bức tranh cuộc đời có vẻ có sự lệch pha khá lớn. Với hình ảnh biểu tượng này, một lần nữa, NMC tâm tìn cùng người đọc: cũng như vị chánh án, người nghệ sĩ cần có cái nhìn sát thực với cuộc đời hơn.
Những bức ảnh nghệ thuật và nhan đề " chiếc thuyền ngoài xa" gợi bao nhận thưc đau đớn: ở đó không phải là những giọt sương mai thơ mộng như trong tranh thủy mặc mà là những giọt muối mặn mà là những giọt muối mặn đầy xót xa của cuộc sống trần trụi đời thường. Nghệ thuật chính là cuộc sống, người nghệ sĩ phải có góc nhìn và cự li khám phá gần gũi hơn, như vậy mới phản ánh đúng sự thật và những phức tạp của cuộc đời. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(4).doc