Một vài điểm căn bản về phong cách sáng tác

Một vài điểm căn bản về phong cách sáng tác

1. Khái niệm phong cách sáng tác:

* Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.

(Trong nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất).

 

doc 16 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 16236Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài điểm căn bản về phong cách sáng tác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỘT VÀI ĐIỂM CĂN BẢN VỀ PHONG CÁCH SÁNG TÁC
1. Khái niệm phong cách sáng tác:
* Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.
(Trong nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất).
(Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục, 2004. Tr. 255, 256).
2. Đặc điểm của phong cách nghệ thuật:
2. 1. Phong cách chính là con người nhà văn. Nhà văn Pháp Buy phông nói: "Phong cách ấy là con người". Nó hình thành từ thế giới quan, nhân sinh quan, chiều sâu và sự phong phú của tâm hồn, của vốn sống, sở thích, cá tính cũng như biệt tài trong sử dụng cách hình thức, phương tiện nghệ thuật của nhà văn.
VDụ: Nguyễn Tuân là người nhìn đời bằng nhãn quan của cái tôi kiêu bạc, đầy tự hào, tự tin, tự trọng, cùng với lòng ngưỡng mộ cái Đẹp trong đời. Nguyễn Tuân là người từng trải, đi nhiều, biết rộng, sống phóng khoáng, thích tự do, thích thú với những cảm giác mãnh liệt trong cuộc sống... Những yếu tố ấy trong con người nhà văn bộc lộ ra thành một phong cách nghệ thuật: Độc đáo, tài hoa và uyên bác. Nét phong cách này khá nhất quán trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng.
2. 2. Phong cách nghệ thuật không đơn thuần chỉ là những nét lặp đi lặp lại thành quen thuộc của nhà văn. Đó phải là sự lặp lại một cách hệ thống, thống nhất cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy. Cho nên, không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách, tạo được phong cách. Phong cách thường được tạo nên bởi một cây bút sâu sắc trên nhiều phương diện: thế giới quan, nhân sinh quan, vốn sống, kinh nghiệm... tài năng về nghệ thuật và có bản lĩnh. 
Cái nét riêng (ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận) ấy thể hiện nổi bật, có giá trị và khá nhất quán trong hầu hết các tác phẩm của họ, lặp đi lặp lại làm cho người đọc nhận ra sự khác biệt với tác phẩm của các nhà văn khác. Chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, Xuân Diệu và Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân và Nguyễn Minh Châu...
2. 3. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Phong cách là nét riêng không trùng lặp. Sự thật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà văn phải có màu sắc khác nhau, và độc đáo. L. Tônxtôi nói: “Khi ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm văn học nghệ thuật của một tác giả mới, thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là con người thế nào đây nhỉ. Anh ta có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết, và anh ta có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về việc vần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào” (L. Tônxtôi toàn tập). 
 Ví dụ: Cùng thể hiện khả năng trào phúng, hai nhà văn cùng thời Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng vẫn tạo được những phong cách khác nhau: Nguyễn Công Hoan cười nhẹ nhàng, thâm thúy bằng cách dựng lên những tình huống trớ trêu, nghịch lý (kiểu Kép Tư Bền, Người ngựa, ngựa người...); Vũ Trọng Phụng cười chua chát, sâu cay, quyết liệt, như muốn ném thẳng lời nguyền rủa vào mặt người ta (kiểu Số Đỏ). 
2. 4. Phong cách nghệ thuật là sự ổn định, nhất quán (đương nhiên không phải tuyệt đối). Ví dụ: Nguyễn Tuân, trải qua hai thời kỳ sáng tác, có những chuyển biến về tư tưởng sáng tác khá rõ nét, nhưng vẫn giữ một phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác. Có khác: Trước cách mạng, ông ưa viết theo cách ngông, nổi loạn chống lại cái tầm thường, phàm tục ở đời. Cái Đẹp nhiều khi phóng túng. Còn sau cách mạng: ông ưa viết theo cách tự tin, tự hào, tự trọng về tài năng và bản lĩnh của mình. Cái Đẹp vẫn được đặt trong tư thế thử thách gai góc nhưng bình dị, chân thực hơn. 
2. 5. Phong cách nghệ thuật biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Điều này tùy thuộc vào tài năng, sở trường của mỗi nhà văn. 
-> Có thể biểu hiện ở việc chọn đề tài (có nhà văn chỉ thích đề tài nông thôn, có người lại ưa và chỉ chọn đề tài thành thị, có người thích những hiện thực mang tính chất nhẹ nhàng, giản dị, thâm trầm, cũng có người lại thích khai thác những chuyện dữ dội, đau đớn, ám ảnh mãnh liệt đối với con người...).
-> Có thể biểu hiện ở việc chọn thể loại (mỗi nhà văn chỉ viết thành công nhất ở một thể loại, thể loại ấy chính là phong cách của họ).
-> Có thể biểu hiện ở sự vận dụng ngôn ngữ (có nhà văn ưa dùng thứ văn nhẹ nhàng, êm đềm, sâu lắng, nhưng có người lại luôn tỉnh táo, sắc lạnh đến tàn nhẫn; có người ưa lối nói dí dỏm mà thâm thúy, người lại thích lối nói sắc sảo, dữ dội, sâu cay...).
-> Có thể biểu hiện ở giọng điệu (Có nhà văn thường tạo nên một giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, ân nghĩa, trong khi người khác lại thành công với giọng điệu thấm đẫm chất triết luận...).
-> Có thể biểu hiện ở cách xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm (kiểu nhân vật chân dung - Nguyễn Tuân; kiểu nhân vật tâm lý - Nam Cao; kiểu nhân vật cảm giác - Thạch Lam, kiểu nhân vật đấu tranh - Nguyễn Minh Châu (trong sáng tác sau năm 1975), kiểu nhân vật CON - NGƯỜI - Nguyễn Huy Thiệp...).
........
2. 6. Phong cách nghệ thuật là nét riêng, đậm tính cá thể, nhưng phải có liên hệ mật thiết với hệ thống chung các phong cách của một thời đại văn học. Ví dụ: Phong cách của các nhà thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên... trước cách mạng tháng Tám đều nằm trong phong cách lãng mạn của trào lưu Thơ mới lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945. Đồng thời, phong cách nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó thực sự cống hiến cho sự tồn tại và phát triển phong phú, đa dạng của văn học dân tộc nói chung.
2. 7. Phong cách sáng tác chịu ảnh hưởng của những phương diện tinh thần khác nhau như tâm lý, khí chất, cá tính của người sáng tác. Đồng thời, nó cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Mỗi một thời đại lịch sử và thời đại văn học tương ứng có thể tạo ra những phong cách sáng tác mang đặc trưng riêng: chẳng hạn phong cách Hồ Xuân Hương trong thời Trung đại còn nặng nề ý thức hệ phong kiến, văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan điểm phi ngã; phong cách Nguyễn Tuân trong thời Pháp thuộc, phát triển một khuynh hướng văn học – văn học lãng mạn, bộc lộ đầy đủ, sâu sắc cái tôi nghệ sĩ tài hoa, phóng khoáng....
3. Giới thiệu ví dụ về phong cách sáng tác:
3.1. Phong cách truyện ngắn Nam Cao (Trước cách mạng tháng Tám): 
3.1.1. Vài nét về quan điểm sáng tác của Nam Cao: 
Các quan điểm sáng tác, tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao được ẩn chứa dưới nhiều hình thức trong một số tác phẩm của ông. 
* Trong truyện ngắn Trăng sáng, NC viết: "Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo, nó làm đẹp đến những cảnh thật ra chỉ tầm thường xấu xa". Nhưng rồi, chính ngay ở đấy, lại xuất hiện một quan điểm ngược lại: "Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than" và người nghệ sĩ chẳng cần trốn tránh mà "cứ đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời". Với quan điểm này, NC đã phân biệt rạch ròi hai loại nghệ thuật căn cứ vào bản chất nội tại của chúng. Đó là thứ nghệ thuật giả dối tô vẽ làm đẹp cho cái vốn không đẹp, và thứ nghệ thuật chân thật như là âm vang của cuộc sống - một cuộc sống đau khổ tối tăm. Và NC đã xác định dứt khoát chỗ đứng của mình, là viết về sự thật - sự thật của những kiếp lầm than. 
* Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: "Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được tất cả những gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca ngợi lòng thương, tình bác ái và sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn". Nam Cao đã bày tỏ một quan điểm sâu sắc về giá trị nhân đạo và tính nhân loại phổ biến của một tác phẩm văn chương chân chính. Đồng thời, nhà văn cũng khẳng định một thái độ sống được thể hiện trong nghệ thuật sao cho người hơn.
* Cũng trong Đời thừa, NC nói: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có". Quan điểm này của nhà văn bày tỏ một thái độ không chấp nhận kiểu sáng tác theo lối mòn có sẵn, theo công nghệ dây chuyền. Một người nghệ sĩ chân chính phải có thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, và sáng tạo, biết đi vào chiều sâu bản chất đời sống để dựng lên một bức tranh cuộc đời chân thực và sâu sắc nhất.
=> Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao tiến bộ, sâu sắc. Nó là tiền đề và là nền tảng vững chắc để nhà văn đạt được những thành công xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác của mình. Đặc biệt, tạo được một phong cách riêng, độc đáo.
3.1.2. Phong cách truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng: 
Nam Cao được coi là đại diện của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trong giai đoạn cuối. Ông được coi là người đã đặt những mảng màu cuối cùng hoàn chỉnh bức tranh của văn học hiện thực cả về mặt phản ánh xã hội cũng như khả năng biểu hiện nghệ thuật. Dầu không phải là nhà cách tân truyện ngắn, chí là người bồi đắp cho thể loại này, nhưng sự bồi đắp ấy phong phú đến nỗi, cho đến ông, truyện ngắn giàu có thêm rất nhiều về cách thăm dò những chiều sâu mới, khẳng định thêm sự hàm súc của nó. Trước Nam Cao đã có một Vũ Trọng Phụng tả chân sắc sảo, một Nguyễn Công Hoan trào phúng pha chút kịch hề, một Thạch Lam trầm lặng tinh tế... Nam Cao góp vào đó một phong cách riêng, một chất giọng riêng. Văn Nam Cao là phức hợp, là tổng hòa của những cực đối nghịch: bi và hài, trữ tình và triết lý, cụ thể và khái quát.
* Về đề tài: Hiện thực trong sáng tác của Nam Cao là một hiện thực cụ thể, đặc thù: Xã hội Việt Nam vào những năm bốn mươi đang xáo trộn, quằn quại trong chặng cuối của quá trình bần cùng hóa. Những cơn đói triền miên, những làng xóm tiêu điều xơ xác đến thảm hại, những số phận tàn lụi, sự tan tác rời rã của những mối quan hệ người, sự tuyệt vọng đổ vỡ của những cá nhân, sự tha hóa nhân cách... Văn học hiện thực giai đoạn trước nhìn chung chưa phải đối mặt với hiện thực này. Với tâm niệm "cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang động ở đời", Nam Cao đã chọn cho mình một chỗ đứng mới, khác với các nhà văn hiện thực đàn anh. Từ cái nhìn quan sát, phân tích bên ngoài quen thuộc của văn học hiện thực, nhà văn chuyển sang cái nhìn từ bên trong. Ông không khai thác mối quan hệ giàu nghèo mà chăm chú và kinh hoàng nhận ra cái chết thể xác và tinh thần của con người. Và hiện thực từ bên trong đó trở thành âm điệu chủ đạo của các truyện ngắn Nam Cao. Chủ âm này lan tỏa vào mọi cấp độ, liên kết mọi yếu tố nội dung và hình thức, qui định cả thi pháp, cấu trúc và sự lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn Nam Cao.
* Thi pháp truyện ngắn Nam Cao được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã. Gần như không một kết ...  con đường sáng tạo rộng rãi. Từ sau cách mạng tháng Tám – 1945, nhất là từ sau năm 1954, thơ Chế Lan Viên ngày càng phong phú, đa dạng, có những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển của nền thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tập thơ đầu tiên là Điêu tàn đã bộc lộ những nét riêng của tư duy và cảm xúc Chế Lan Viên, nhưng phải đến Ánh sáng và phù sa (1960) thì phong cách của nhà thơ mới thực sự hình thành rõ nét. Tuy phong cách đó không hoàn toàn cố định, theo từng chặng đường thơ có sự vận động, nhưng vẫn có thể nhận ra một số nét nổi bật.
1. Thơ mang tính lý luận, giàu suy tưởng và triết lý.
2. Thơ thể hiện sự sáng tạo hình ảnh độc đáo.
3.2.1 Thơ Chế Lan Viên – thơ lý luận, giàu suy tưởng và triết lý:
* Thơ Chế Lan Viên mang tính lý luận vì một lý do rất riêng: Ông thường bàn về thơ bằng thơ. Tức là dùng thơ vào công việc của lý luận. Ở Việt Nam, kiểu thơ này, Chế Lan Viên là người mở đầu. Nhà thơ đã đề cập nhiều suy nghĩ, quan niệm về các phương diện của công việc sáng tạo và tiếp nhận thơ, của vai trò, sứ mệnh thơ ca trong đời sống... trong những trang sổ tay thơ.
+ Nói về nguồn cảm hứng sáng tạo thơ ca:
Mỗi ngày gặp một người - họ là một mảnh của thiên tài nhân loại
Máu và mồ hôi của người đúc nên bao hình ảnh ngữ ngôn
Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà đời rơi vãi
Hãy nhặt những chữ của đời mà góp nên trang.
Chế Lan Viên không nói gì khác ngoài một nguyên lý căn bản: hiện thực đời sống là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác; là đối tượng, là chất liệu cho tác phẩm thơ ca. Nhà thơ có đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đời sống làm điểm tựa mới mong làm ra được cái gì có giá trị:
Dù cho là Phật
Thì trước khi ngồi lên toà sen hư ảo
Câu thơ cũng phải xuất gia đi ra từ bốn cửa ô cuộc đời.
Hiện thực ấy là tiếng sóng, màu mây, sắc nắng, bước chân của đoàn quân, tiếng rì rầm của nhà máy, nhịp sống ở công trường, những đổi thay của thời cuộc:
Bài thơ mặt bể gọi đi xa
Phải hiểu màu mây và sắc nắng
Ngàn sao thời cuộc chói trên đầu
Vĩ độ mù sương, kinh độ sáng
Sao ta chỉ biết có thuyền ta
Giương chiếc buồm con như chiếc bóng
Hai câu sau của đoạn thơ là cả một sự trải nghiệm. Mỗi con người có thể coi là một vũ trụ thu hẹp. Và người nghệ sĩ, chỉ cần lắng nghe phần sâu kín của con người mình cũng có thể có nhiều chất liệu cho thơ. Nhưng cái phần sâu kín ấy chẳng qua chỉ là cái vốn dự trữ, nhỏ nhoi, dễ vơi cạn. Nói khác đi, cái Tôi tự khép kín, tách biệt với cuộc đời thì chỉ còn là ao tù so với đại dương bao la. (Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp... Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép). Nên sống và lắng nghe đời sống bên ngoài mình thơ ca mới có thêm da thịt, có thêm âm vang, hình sắc:
Sợi chỉ lòng anh nghèo có một màu
Xe vào cái đa sắc của đời nên chói lọi.
+ Nói về con đường thơ:
Hướng đi nổi bật của Chế Lan Viên trong sáng tác thơ là:
Thơ không phải đưa ru mà còn thức tỉnh
Không phải chỉ “ơ hời” mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan
Nó là cả một quá trình nghiền ngẫm, thai nghén, tái tạo chứ không đơn thuần là thứ cảm xúc nhất thời, hời hợt. Bởi nhiều hiện thực của đời sống vốn thô mộc, nếu không có sự sâu sắc trong tâm hồn nghệ sĩ cho nó sự sống bền lâu thì nó sẽ thành vô nghĩa: 
Anh là người định vực sự sống ba chiều
Lên trang thơ hai mặt phẳng
Sao trên trời mỗi đêm cần anh thắp lại
Sông Ngân Hà chảy nhờ anh mà nó chảy
Những ngôi sao trên trời đổi ngôi nhờ anh mà nó đổi ngôi
...
Nếu anh ghi lại thì dòng sông kia ở lại
Và anh để đời trôi xuôi, thì nước cũng trôi xuôi.
Chế Lan Viên cũng đòi hỏi vai trò của trí tuệ trong thơ. Đây là điểm độc đáo. Vì xưa nay, người ta đã nói nhiều về vai trò của cảm xúc trong thơ, và dường nghiêng về phần đó. Chế Lan Viên muốn khám phá sự vật “ở cái bề sâu, ở cái bề xa”. Vì thế nhà thơ luôn vận dụng trí tuệ trong thơ. Nguyễn Văn Long nói: “Trong sự đa dạng của thơ Chế Lan Viên thì sức mạnh và vẻ đẹp nổi bật ở chất trí tuệ”. Trí tuệ ấy hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lý hàm ẩn trong mỗi hiện tượng, và bằng liên tưởng phong phú, nhà thơ liên kết chúng lại trong nhiều mối tương quan, từ đấy làm nảy sinh ý nghĩa sâu sắc. Cuộc sống trong thơ Chế Lan Viên, vì thế không phải chỉ như nhà thơ xúc cảm về nó mà còn như nhà thơ suy nghĩ về nó. Và cuộc sống đi vào thơ Chế Lan Viên vì thế cũng ít đi phần cụ thế, chi tiết mà được làm giàu thêm ở sự hư ảo biến hoá, ở tầm khái quát, triết lý.
Cố nhiên thơ Chế Lan Viên không chỉ là trí tuệ. Thiếu cảm xúc không thể có thơ. Trong Sổ tay thơ, nhà thơ cũng nói rất rõ:
Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa cho mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa
+ Nói về hình thức của thơ:
Chế Lan Viên cho rằng nội dung có trước và quyết định hình thức. Nhưng nội dung không tồn tại bên ngoài hoặc bên trên hình thức mà bằng hình thức và trong hình thức. Một nội dung có thể và cần được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cái phong phú, đa dạng của hình thức chính là ở chỗ đó:
Cuộc đời cần đẻ ra nhiều hình thức
Dù là ngọc thì cũng có nhiều viên ngọc
Chứ đâu phải xanh xanh vĩnh viễn một màu trời
Chăm lo đến hình thức, cân nhắc, tìm tòi, sáng tạo về ngôn ngữ, trả lại cho ngôn từ cái thanh sắc nguyên sơ, làm cho nó phập phồng chất sống là điều Chế Lan Viên coi trọng. Dẫu vậy, nhà thơ cũng lưu ý không lấy kỹ xảo mà bù cái hụt hẫng của tư tưởng, tình cảm, của vốn sống, của cảm hứng:
Dù anh không làm xiếc
Cũng phải căng thẳng dây tâm hồn anh lên mà đi qua trên vực ngôn từ
Căng cái dây hình ảnh ngữ ngôn ngang qua vực tâm hồn sâu thẳm
Cho mỗi bước, mỗi bước của anh đều thận trọng
Không bao giờ anh ở độ trùng dây
Cả dây tâm hồn, dây hình ảnh ngữ ngôn đều phải căng lên như nhau. Cũng có nghĩa cả lao động nghệ thuật và sự vận động của nội tâm đều không thể trùng, không thể lơi... Vì chẳng có gì sẵn cả. Cái điều cần nói, muốn nói có thể đã có, nhưng nói ra thế nào thì tất cả còn ở phía trước.
* Do quan niệm riêng hình thành nên một nét phong cách thơ mang đậm tính lý luận như vậy nên dễ nhận thấy thơ Chế Lan Viên đậm màu sắc suy tưởng và giàu tính triết lý. Đây là nét phong cách nổi bật của thơ ông.
Như đã nói ở trên, Chế Lan Viên rất chú trọng vai trò của trí tuệ trong thơ, nên thơ ông thường xuất phát từ những cái cụ thể, bình dị của cuộc sống nhưng không nhằm đề diễn tả cái cụ thể, mà khai thác những liên tưởng, tưởng tượng vô cùng phong phú để từ cái cụ thể mà tạo ra biểu tượng. Bài thơ Tiếng hát con tàu có thể đưa ra để làm một ví dụ. Toàn bộ bài thơ được xây dựng trên cơ sở hệ thống hình ảnh lấy từ trong thực tế, rất cụ thể: Con tàu, vầng trăng, cuộc kháng chiến của dân tộc, người du kích, em liên lạc, bà mế già, bản làng, rừng núi, cỏ cây, hoa lá, cánh kiến hoa vàng, chim rừng, chiếc nôi, dòng sữa... Nhưng tất cả đều đã mang tính biểu tượng. Cái này là biểu tượng của một khao khát đi xa, hướng tới những chân trời mới của cuộc đời, của Tổ quốc; cái kia là biểu tượng của ân tình, ân nghĩa; cái khác lại là biểu tượng cho nhận thức sâu sắc về sức mạnh của nhân dân - ngọn nguồn của nghệ thuật chân chính... 
Để nâng cái cụ thể lên tầm khái quát, triết lý, Chế Lan Viên thường khai thác triệt để mối tương quan đối lập. Nguyễn Văn Long cũng đánh giá: “Tư duy thơ CLV đặc biệt nhạy bén với việc khai thác các tương quan đối lập”. Nhà thơ thường nhìn sự vật trong các mặt đối lập, để làm nổi rõ bản chất và quy luật của chúng, gây được những hứng thú thẩm mỹ bất ngờ cho người đọc. Những mối quan hệ đó là: quá khứ - tương lai, dân tộc – nhân loại, cái bi – cái hùng, yêu thương – căm thù, tĩnh - động, còn - mất, nội dung – hình thức, chủ thể - khách thể...
Có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh đối lập ttrong thơ Chế Lan Viên:
- Đất nước mênh mông - Đời anh nhỏ hẹp.
- Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn. 
và Người (Bác Hồ):
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa
- Xưa phù du nay đã phù sa
- Xưa bay đi mà nay không trôi mất
- Một cái hôn cân vạn ngày đạn lửa
....
Những hình ảnh được đặt trong thế tương phản như thế có hiệu quả rất rõ về mặt nhận thức. Và như thế, nó tạo cho thơ Chế Lan Viên một màu sắc, một giọng điệu khác hẳn với những người khác cũng như làm phong phú thêm cho thơ ca dân tộc.
3.2.2 Thơ Chế Lan Viên – thơ của sự sáng tạo hình ảnh:
Điều này không đơn thuần chỉ là thủ pháp mà nằm trong tư duy thơ CLV. Có thể nói, CLV suy nghĩ, cảm nhận mọi vấn đề của cuộc sống bằng hình ảnh. Thế giới nghệ thuật của CLV được tạo nên bởi vô số hình ảnh: hình ảnh thực, hình ảnh tượng trưng, hình ảnh ẩn dụ, hình ảnh đơn lẻ... nhưng nhiều hơn là hình ảnh được liên kết, xâu chuỗi thành từng chùm, từng hệ thống tạo nên những ấn tượng bất ngờ.
Ví dụ: 
Những đảo đá Hạ Long:
Những đêm trăng đá suy nghĩ như người
Khi xuân đến, đá động lòng thương nhớ
Khi hè gọi, đá xôn xao trong dạ đá
Hoa phong lan tím hống rủ bướm từng đôi
Biển:
Xanh biếc màu xanh,bể như hàng ngàn mùa thu qua còn để tâm hồn nằm đọng lại
Sóng như hàng nghìn trưa xanh, trời đã tan xanh ra thành bể và thôi không trở lại làm trời
Nếu núi là con trai thì bể là phần yểu điệu nhất của quê hương đã biến thành con gái
Mỗi đêm hè, da thịt sóng sinh đôi
Về Tổ quốc:
Trên Tổ quốc vang ngoài bờ cõi
Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng
Ta mọc dây trước mắt nhìn nhân loại
Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng
Về tình yêu: 
	 - Cái rét đầu mùa anh rét xa em
 	Đêm dài lạnh, chăn chia làm 2 nửa.
	Một đắp cho em ở vùng sóng bể
 	Một đắp cho mình ở phía ko em 
	- Anh cách xa em như đất liền xa cách bể
	 Nửa đêm nằm lắng sóng phương em
 	Em thân thuộc sao thành xa lạ thế 
	 Sóng gặp em rồi sóng laị đẩy xa thêm
 	Anh ko ngủ phải vì em đang thức 
 	Một trời sao rực cháy giữa đôi ta ?
	 Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió 
 	Cho sao trời yên rụng một đêm hoa
	- Anh nhớ em như đông về nhớ rét
	Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
	Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
	.....
	Tư tưởng và cảm xúc của nhà thơ nhập vào hình ảnh và ngôn ngữ, như linh hồn và thể xác, như ánh sáng và sức nóng của một ngọn lửa. Không phải mọi lúc, nhưng không hiếm trường hợp Chế Lan Viên đã đạt được sự hài hoà máu thịt và bền vững ấy trong thơ.
	=> Trí tuệ, sắc sảo, nhạy bén, cùng với một vốn văn hoá vững vàng, CLV đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo, thể hiện tâm huyết tìm tòi, đổi mới nghệ thuật thơ ca, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển phong phú, có chiều sâu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
-------------------------------------------------------------------------------------
LUYỆN ĐỀ VỀ PHONG CÁCH SÁNG TÁC
***
ĐỀ BÀI: Trong bài Ngoại cảnh trong văn chương – 1935, ông Hoài Thanh viết: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có hình sắc riêng”.
Anh (chị) hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
GỢI Ý: 

Tài liệu đính kèm:

  • docPhong cach sang tac.doc