Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 2

Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 2

Đối với người Việt Nam, tiếng Việt rất quan trọng trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong học tập và sinh hoạt. Trong trường tiểu học, môn tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác. Dạy và học Tiếng Việt nhằm sử dụng ngày một tốt hơn tiếng mẹ đẻ của mình vào các hoạt động giao tiếp.

 Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, viết câu văn còn cụt lủn hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em còn ở mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả.Dạy cho học sinh lớp 2 biết cách làm văn chính là dạy cho các em biết cách ứng xử các tình huống xảy ra trong cuộc sống nhằm giúp các em có khả năng hiểu Tiếng Việt hơn, biết dùng từ một cách phù hợp trong các tình huống (chia vui, chia buồn, an ủi, đề nghị, xin lỗi.)

 Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động và huy động vốn hiểu biết của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới.Việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào phân môn tập làm văn lớp 2 không phải dễ dàng bởi lẽ phân môn này hoàn toàn mới mẻ đối với các em học sinh lớp 2

 

doc 14 trang Người đăng hien301 Lượt xem 12941Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÙ ĐĂNG
TRƯỜNG TH TRỊNH HOÀI ĐỨC
 NĂM HỌC : 2009 - 2010
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 2
Năm học: 2010 – 2011
GV : Đỗ Văn Hiếu
PHẦN MỞ ĐẦU
1 . Lý do chọn chuyên đề
Đối với người Việt Nam, tiếng Việt rất quan trọng trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong học tập và sinh hoạt. Trong trường tiểu học, môn tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tiếng Việt vừa là môn học chính, vừa là môn công cụ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác. Dạy và học Tiếng Việt nhằm sử dụng ngày một tốt hơn tiếng mẹ đẻ của mình vào các hoạt động giao tiếp.
 Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, viết câu văn còn cụt lủn hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em còn ở mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả.Dạy cho học sinh lớp 2 biết cách làm văn chính là dạy cho các em biết cách ứng xử các tình huống xảy ra trong cuộc sống nhằm giúp các em có khả năng hiểu Tiếng Việt hơn, biết dùng từ một cách phù hợp trong các tình huống (chia vui, chia buồn, an ủi, đề nghị, xin lỗi.) 
 Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động và huy động vốn hiểu biết của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới.Việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào phân môn tập làm văn lớp 2 không phải dễ dàng bởi lẽ phân môn này hoàn toàn mới mẻ đối với các em học sinh lớp 2
Vì những lý do trên, với tinh thần trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tôi xin mạnh dạn đưa ra: “Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 2” 
2. Mục đích nghiên cứu:
Qua chuyên đề này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc rèn cho học sinh ba kỹ năng chính:
- Sử dụng đúng nghi thức lời nói.
- Tạo lập văn bản đơn giản.
- Nói, viết những vấn đề theo chủ điểm.
Dạy tập làm văn không phải là dạy lý thuyết ngôn ngữ, mà đó là việc dạy hoạt động ngôn ngữ. Bởi thế các yếu tố cuả tình huống giao tiếp rất được quan tâm. Bài văn viết ra bao giờ cũng hướng tới đối tượng người đọc, người nghe cụ thể với những nội dung và mục đích cụ thể. Không thể có một bài văn viết chung chung, không rõ đối tượng, không rõ nội dung và mục đích giao tiếp. Những bài văn có sự phù hợp cao với đối tượng, nội dung và mục đích giao tiếp là những bài văn tốt. Bởi thế, việc dạy Tập làm văn cho học sinh cần phải chú ý tới việc dạy các em nói, viết đúng quy tắc giao tiếp, đúng nghi thức lời nói.
3 - Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 21 Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức
4. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp, tôi còn sử dụng các phương pháp sau:
- Tham khảo tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp thực hành – luyện tập.
- Trắc nghiệm khách quan.
- Tham khảo tài liệu.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Vị trí của dạy học Tập làm văn
Ở tiểu học, nhất là lớp 2, Tập làm văn là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt (ở lớp 1 các em chưa được học, lên lớp 2 học sinh mới bắt đầu được học, được làm quen). Môn Tập làm văn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt được phát triển từ thấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài văn theo suy nghĩ của từng cá nhân. Tập cho các em ngay từ nhỏ những hiểu biết sơ đẳng, đó cũng chính là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng. 
II. Nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn:
Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản. Nhiệm vụ chính của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản.Ở đây thuật ngữ “văn bản ” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều đoạn; cũng không nhất thiết phải ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn kể chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, sản phẩm lời nói hoàn chỉnh mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một lời cảm ơn hay một vài dòng thăm hỏi, chúc mừng trên tấm thiếp... Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phục vụ học tập và giao tiếp hằng ngày.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂM HỌC
1. Thuận lợi:
Hiện nay, được sự quan tâm của Bộ - Sở – Phòng Giáo dục và đặc biệt là trực tiếp Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến đổi mới phương pháp - đầu tư cho giáo viên đi sâu tìm hiểu các phân môn mới. Bên cạnh đó, việc học tập của học sinh hiện giờ cũng được các bậc phụ huynh rất quan tâm.Phân môn Tập làm văn là một phân môn mới lạ với học sinh nên các em rất tò mò, háo hức được học, được tìm hiểu. 
Đó là động lực thúc đẩy yêu cầu mỗi giáo viên dạy lớp 2 chú ý quan tâm đến việc dạy Tập làm văn cho học sinh.
2. Khó khăn:
Năm học 2007 - 2008 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2B7 có 38 học sinh Các em nói chung tiếp thu bài tốt, hiểu bài ngay. Tuy nhiên kỹ năng nghe nói của các em không đồng đều, có một số em nói còn nhỏ, khả năng diễn đạt suy nghĩ, diễn đạt bài học còn chậm , yếu .
Mặt khác, do thực tế học sinh mới được làm quen với phân môn Tập làm văn ở lớp 2 nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học và hợp lý.
Về đồ dùng dạy học, phương tiện chủ yếu là tranh trong sách giáo khoa; sử dụng chưa thường xuyên các phương tiện hiện đại như máy chiếu, băng hình,... làm cho chất lượng giờ học Tập làm văn chưa cao.
CHƯƠNG III . MỘT VÀI BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
 HỌC TẬP LÀM VĂN
I. THỰC HÀNH VỀ CÁC NGHI THỨC LỜI NÓI TỐI THIỂU:
1. Khi thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu phải chú ý cả cử chỉ, thái độ, tình cảm.
* Khi chào hỏi hoặc tự giới thiệu: lời nói, giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt, nụ cườiphải tuỳ từng đối tượng mình gặp gỡ và những điều này cũng chứa đựng nội dung tiếp xúc. Cách chào hỏi, cách xưng hô phải phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Lời chào hỏi cần tự nhiên, lịch sự, cử chỉ thân mật.
* Lời cảm ơn hay xin lỗi khi nói phải chân thành, lịch sự, lễ phép và đi liền với cách biểu hiện, tình cảm, thái độ của mình khiến mọi người thông cảm, bỏ qua cho lỗi của em.
* Khi nói lời khẳng định hay phủ định, ngữ điệu của lời nói có phần quan trọng đối với nội dung. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ có nghĩa khẳng định hay phủ định. HS cần chú ý: Lời khẳng định thường có các từ có; còn lời phủ định thường có các từ hoặc cặp từ không, không đâu, có...đâu, đâu có.
* Lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị thường gắn với cử chỉ, nét mặt, giọng nói. Vì vậy khi nói ta cần có cử chỉ, giọng điệu cho phù hợp.
Ví dụ:
 Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa và mời bạn vào chơi:
- Vui quá, chào Mai! Mời bạn vào nhà chơi ( nếu bạn mới quen )
Hoặc: - Hải đấy à, Hải vào nhà chơi đi (nếu bạn thân)
* Khi nói lời chia buồn, an ủi cần bày tỏ tình thương yêu, sự quan tâm, thông cảm với nhau.
* Khi nói lời chia vui cần chú ý: người mình chia vui là ai? Chia vui về chuyện gì? Tình cảm, thái độ, cử chỉ khi nói phải như thế nào cho phù hợp?
* Khi khen, trong câu thường dùng các từ rất, quá, thật làm sao, và khi viết dùng dấu chấm than ở cuối câu.
* Thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú:giọng nói, vẻ mặt cần thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng, thích thú, nhấn giọng vào các từ thể hiện sự ngạc nhiên: Ôi! Ồ! A! Ôi chao! Ối! Á!......và chú ý hơi lên cao giọng ở cuối câu nói.
* Lời đồng ý hay lời từ chối phải phù hợp với người đưa ra đề nghị và phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Nói lời từ chối cần nhẹ nhàng, khéo léo cho khỏi mất lòng nhau. Nói lời đồng ý cần thể hiện sự sẵn sàng vui vẻ.
Ví dụ:
 Bạn thông cảm, bây giờ mình còn phải học bài nên không đi đá bóng với bạn được. Hẹn bạn đến hôm khác nhé.
Chú ý: Khi nói hay trả lời, cần nhìn vào người hỏi chuyện, nói to đủ nghe với thái độ tự nhiên, nét mặt tươi vui.
2. Các hình thức hướng dẫn thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu:
2.1. Làm việc cá nhân:
- Xác định yêu cầu của bài.
- Xác định rõ đối tượng để thực hành nói cho phù hợp.
- Tập nói theo yêu cầu: cố gắng tìm được nhiều cách diễn đạt khác nhau.
- Phát biểu trước lớp nối tiếp nhau (nhiều HS nói ).
- HS khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất.
2.2. Làm việc theo cặp:
- Hai HS ngồi cùng bàn xác định yêu cầu của bài, thảo luận, phân công một HS nêu tình huống, một HS nêu lời đáp rồi làm ngược lại.
Chú ý: Hai HS có thể thảo luận để tìm ra nhiều cách diễn đạt khác nhau (về lời nói, cử chỉ, nét mặt ) để sửa và bổ sung cho nhau.
- Cho đại diện các cặp lên trình bày trước lớp.
- Đại diện các cặp khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất.
2.3. Làm việc theo nhóm:
Đối với các nghi thức lời nói cần nhiều lời đáp (lời nói của nhiều nhân vật ) nên áp dụng theo hình thức này: hình thức sắm vai đơn giản.
- Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà GV phân thành nhóm 3, 4 hay5,6.HS.
- HS trong nhóm thảo luận về yêu cầu của tình huống, phân công vai cho phù hợp, thảo luận cách ứng xử (tìm ra nhiều phương án và chọn lựa phương án tối ưu để thực hiện. )
- Đại diện các nhóm lên sắm vai trước lớp.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất.
2.4. Các hình thức nêu tình huống:
- GV nêu tình huống.
- HS nêu tình huống trong SGK.
- HS đọc tình huống trên bảng phụ hoặc máy chiếu.
- Treo tranh (nhìn tranh qua máy chiếu ), HS nêu nội dung tình huống.
- Hái hoa dân chủ để nêu tình huống ghi trong đó.
- Một (hoặc một vài ) HS lên bảng sắm vai thể hiện tình huống.
2.5. Các trò chơi vận dụng HS thích:
a. Trò chơi phỏng vấn:
* Mục đích: Luyện tập cách tự giới thiệu về mình và về người khác với thầy cô; bạn bè hoặc người xung quanh.
- Phân công: 1 HS đóng vai phóng viên truyền hình, còn 1 HS đóng vai người trả lời hoặc 1HS đóng vai chị phụ trách, 1 HS đóng vai đội viên Sao Nhi đồng..sau đó đổi vai.
- HS có thể chơi trò chơi này theo nhóm hoặc cả lớp.
- Để tất cả các em nắm được cách chơi, trước khi giao việc cho từng em, GV cần tổ chức cho một hoặc hai cặp HS làm mẫu trước lớp.
Ví dụ: trò chơi này có thể áp dụng vào bài tập 1, tuần 1: Tự giới thiệu. Câu và bài.
* Cách chơi: - Một HS giới thiệu về mình (tên; quê quán; học lớp, trường; thích môn học nào; thích làm việc gì )
- Sau khi nghe bạn giới thiệu xong về mình, phóng viên phải giới thiệu lại từng bạn với cả lớp (hoặc nhóm ). Nội dung phải chính xác; cách giới thiệu càng rõ ràng, mạch lạc, hấp dẫn càng tốt. Cho nhiều HS tập làm phóng viên.
- Cuối cùng cho lớp bình chọn phóng viên giỏi nhất.
b. Nhận lại đồ dùng:
* Mục đích:
- Cung cấp một số cách nói lịch sự trong giao tiếp; phục vụ các bài dạy về nghi thức lời nói (phủ định, nhờ cậy, yêu cầu, đề nghị ).
- Rèn thói quen dùng lời nói lịch sự khi cần đề nghị trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày.
* Chuẩn bị:
- Khoảng 20 đồ dùng thông thường của HS: mũ, sách, vở, bút Mỗi đồ dùng có gắn tên chủ ở phía trong (phía khuất ) của đồ vật.
- Một bàn đặt các đồ vật. Cạnh bàn có 1 HS ngồi làm nhiệm vụ trả đồ dùng cho chủ nhân của nó khi tan học.
- 3 HS giúp việc cho GV.
- Khoảng 20 lá cờ nhỏ để trao cho người đạt yêu cầu của  ...  ở xa; quan sát những cảnh, nhân vật chính rồi đến cảnh, nhân vật phụ.
 - Cần lưu ý tập trung quan sát những bộ phận chính, lướt qua những bộ phận phụ, nên tập trung vào những gì có khả năng gây sự chú ý mạnh mẽ, những gì là đặc điểm riêng của đối tượng quan sát. Điều quan trọng là không chỉ quan sát bằng giác quan mà bằng cả tấm lòng, quan sát bằng cả tình yêu thiên nhiên, loài vật. Sau khi đã quan sát, em phải biết dùng lời để nêu những nhận xét về những gì mà mình quan sát được, tập trung nói về những gì gây ấn tượng nhất.
 - Để định hướng cho các em quan sát cũng như nêu nhận xét của mình, bài Tập làm văn có một số câu hỏi gợi ý. Vì vậy, các em sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi này. Đầu tiên, các em cố gắng trả lời cho đúng điều câu hỏi yêu cầu. Sau đó, các em nên sửa laị lời bằng cách chọn lọc các từ ngữ, sử dụng các từ chỉ hình ảnh, màu sắc để câu trả lời ngày càng hay hơn, có ý riêng và cách diễn đạt riêng của mình. Các câu các em vừa trả lời là những ý các em cần nói. Nhưng muốn nói ( viết ) thành đoạn, thành bài, lại phải nói (hoặc viết ) liên tục nhiều câu làm sao để các câu gắn liền với nhau.
2. QUAN SÁT TRANH (QST ) - TRẢ LỜI CÂU HỎI
- HS quan sát kĩ bức tranh (toàn cảnh và từng chi tiết ). Dựa vào vốn hiểu biết thực tế, HS tưởng tượng các màu sắc, hình thù, âm thanh, mùi vịđể khi viết câu trả lời nêu được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn sinh động. GV hướng dẫn HS nhìn tranh, đối chiếu tranh với nội dung đã chuẩn bị để bổ sung từ ngữ diễn đạt chi tiết mới.
 - Đọc kĩ từng câu hỏi, nắm chắc yêu cầu từ đó suy nghĩ các hình ảnh đã quan sát được và trả lời sao cho gọn, chính xác, hay.
 - Sắp xếp các ý theo trình tự, nối với nhau cho liền mạch, bài văn hoàn chỉnh.
- GV tổ chức cho HS trả lời miệng trong nhóm: HS trả lời miệng từng câu hỏi dựa vào bài chuẩn bị ở trong nhóm, bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn, ghi chép vào phần chuẩn bị từ ngữ, diễn đạt mới.
 - GV tổ chức cho HS trả lời miệng trong toàn lớp và chuẩn hoá cách diễn đạt trong câu trả lời, giới thiệu cách lựa chọn từ ngữ, phân tích câu trả lời tốt nhờ biết tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhân hoá.Ghi các từ ngữ làm điểm tựa cho từng câu trả lời lên bảng(từ nối ý, từ ngữ gợi hình ảnh). HS trả lời miệng từng câu hỏi trong toàn lớp, bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn, ghi chép các từ ngữ làm điểm tựa cho câu trả lời.
 - Hướng dẫn HS viết bài: GV nêu yêu cầu của bài viết: chỉ viết câu trả lời. Câu phải đủ ý. Đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm.. Giữa các câu (nếu có thể ) thì viết từ nối ở đầu câu sau nhằm giúp cho bài làm thêm liền mạch.
 - Cuối cùng GV yêu cầu HS đọc lại bài đã viết để sửa chữa, bổ sung.
3. TRẢ LỜI CÂU HỎI (TLCH ):
- Đọc kĩ các bài Tập đọc có liên quan đến bài tập (nếu có ).
 - Đọc đi đọc lại từng câu hỏi rồi đọc vài lượt toàn bộ câu hỏi theo đúng thứ tự trong SGK. Vừa đọc vừa nhẩm xem câu hỏi hỏi gì và mình sẽ trả lời thế nào?
 - Lần lượt trả lời từng câu theo các bước:
 + Câu đó hỏi điều gì?
 + Suy nghĩ, cân nhắc để tìm ý trả lời cho đủ, cho đúng. Câu trả lời phải rõ ràng, gãy gọn và mạch lạc (ý trước, ý sau nối tiếp nhau chặt chẽ ).
 + Sắp xếp, ghép các câu trả lời theo thứ tự để tất cả các câu hợp lại thành đoạn văn, bài văn trọn vẹn.
- Viết nháp từng câu rồi sửa lại trước khi chép vào vở.
 - Chú ý lời kể cần tự nhiên, chân thực, bộc lộ tình cảm của em; dùng từ, đặt câu rõ ý; các ý cần gắn với nhau sao cho mạch lạc. Viết xong, đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai (về nội dung, từ, câu, chính tả.)
4. HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ KỂ NGƯỜI:
 - Giới thiệu về người mà mình muốn kể.
 - Kể về hình dáng ( cao - thấp, béo – gầy, thon thả. )
 - Kể về những đặc điểm nổi bật ( mái tóc, khuôn mặt, nước da, đôi mắt, hàm răng...) 
 - Kể về tính tình ( ngoan, lễ phép, thật thà. )
 - Kể về hoạt động: làm việc gì?...
 - Tình cảm của em đối với người em kể
III. NHỮNG LƯU Ý KHI DẠY TẬP LÀM VĂN
1. GV cần khai thác triệt để SGK:
 - Ưu điểm tranh trong sách Tiếng Việt lớp 2 là được trình bày đẹp, trang nhã, với nhiều hình ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú. Tranh phục vụ thiết thực cho những bài học, gần gũi với cuộc sống hằng ngày như:cách gọi điện thoại, viết lời nhắn, viết thư chúc Tết, cách viết địa chỉ người gửi và người nhận trên bì thưĐó đều là những cách thông tin của những quan hệ thân tình hoặc quan hệ công việc mà mỗi người hằng ngày đều cần đến.
- Từng HS có thể quan sát tranh ngay trong SGK một cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng.
2. Các loại bài Tập làm văn được bố trí xen kẽ trong từng tuần, góp phần tô đậm nội dung chủ điểm học tập của từng tuần. Vì thế dạy Tập làm văn cần gắn với dạy các phân môn Tiếng Việt khác trong tuần (đặc biệt là Tập đọc , Luyện từ và câu (LTVC ) nhằm mục đích giúp HS nắm và vận dụng tốt hơn các kiến thức đã học ở các phân môn Tiếng Việt khác ứng dụng vào phân môn Tập làm văn.
 Ví dụ1: 
 Tuần 12: Bài Tập đọc: Điện thoại rất có tác dụng trong việc giúp HS học giờ Tập làm văn: Gọi điện.
 Ví dụ 2:
 Tuần 16: LTVC: Bài:Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào? Mở rộng vốn từ: từ ngữ về vật nuôi. Qua giờ LTVC, HS quan sát tranh vẽ các con vật nuôi, nắm được một vốn từ phong phú hơn về vật nuôi. Đó chính là những kiến thức cần thiết giúp các em học tốt giờ Tập làm văn: Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu.
3. Không chỉ kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác trong Tiếng Việt mà khi dạy Tập làm văn người GV cần kết hợp chặt chẽ với các môn học khác như: Đạo đức, Tự nhiên xã hội ( TNXH ) 
Qua môn TNXH, HS được làm quen với những cây cối, những con vật trong đời sống hằng ngày (sống ở đâu, có đặc điểm gì. ). Đó cũng là những tư liệu quý báu giúp các em vận dụng để làm tốt hơn các bài văn kể về con vật, cây cối.
Trong chương trình Đạo đức lớp hai có nhiều bài liên quan đến những nội dung các em học trong phân môn Tập làm văn như: Bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi; Biết nói lời yêu cầu, đề nghị; Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại; Lịch sự khi đến nhà người khác. ở mỗi bài này HS đều được luyện tập những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong những tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Vì thế nếu các em nắm vững được những kiến thức này thì khi học Tập làm văn các em sẽ thấy rất nhẹ nhàng, quen thuộc và gần gũi.
4. Khi dạy các bài Tập làm văn về bốn mùa, kể về người, con vật (thú, chim ), cây cối GV có thể cho HS xem thêm tranh (ảnh ) hoặc băng hình về các chủ đè này nhằm giúp HS nắm được rõ hơn về các hình ảnh của các sự vật. Từ đó làm cho bài văn của các em thêm sống động, có hình ảnh.
5. Cung cấp thêm cho HS những đoạn văn hay về các chủ đề (bốn mùa, người, con vật, cây cối ) để HS học tập về bố cục đoạn văn, cách kể (cách tả ) sao cho sinh động, phù hợp với đối tượng cần kể (tả ).
Ví dụ:
Ngay giữa sân trường, sừng sững một cây bàng. Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường.Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.
6. Những chú ý khác:
- Tạo cho HS những điều kiện để tự học cá nhân và tự học theo nhóm. HS được chuẩn bị kĩ, định hướng tốt trước khi học bài trên lớp. HS được học bằng tự hoạt động (bao gồm hoạt động theo chỉ dẫn và hoạt động tự do tạo lời văn ), học bằng sự hợp tác hoạt động.
Cho HS được làm quen dần với các thao tác của kĩ năng quan sát, biết trình tự của các thao tác này.Biết cách phối hợp nhìn với tưởng tượng, liên tưởng.
- Cho HS được làm quen với thao tác lựa chọn từ ngữ để diễn đạt có hình ảnh một vật, một việc, làm quen với thao tác so sánh khi nói và viết để cho câu văn có hình ảnh sống động.
- Hướng dẫn HS bước đầu được làm quen với các kĩ năng làm văn viết: liên kết câu bằng từ nối, sữa chữa câu văn khi viết xong.
- GV cần chuẩn bị kĩ nội dung hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài ở nhà và phải biết cách điều hành HS nhiều nhóm cùng làm việc. Khi đánh giá bài viết GV cũng cần biết tôn trọng những ý riêng, những cách dùng từ thể hiện sự cảm nhận riêng của HS, tránh đánh giá theo một hệ thống câu trả lời áp đặt do chính GV đưa ra.
IV. KẾT QUẢ
Sau một thời gian học tập và rèn luyện, chất lượng học tập của HS lớp tôi dạy đã được nâng cao rõ rệt. HS đã bước đầu biết cách ứng xử, nói và viết phù hợp với tình huống giao tiếp.
Tôi tự nhận thấy mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tập làm văn. Tôi thấy mỗi giờ dạy bản thân mình cũng tạo được sự say mê, hứng thú trong việc rèn cho các em học Tập làm văn. Cho nên tiết Tập làm văn bây giờ trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn so với trước.
Tôi đã mạnh dạn thực hiện kinh nghiệm của mình trong các giờ Tập làm văn.Đầu năm học, khi mới bước vào học phân môn Tập làm văn có không ít HS lớp tôi rất “sợ ” học phân môn này. Nhưng dần dần với sự động viên, dìu dắt của tôi, số lượng các em sợ học phân môn này ngày càng giảm dần. Thay vào đó HS rất mong muốn, phấn khởi chờ đón giờ Tập làm văn. HS lớp tôi đã có ý thức hơn trong các giờ học Tập làm văn, HS tự tin và hứng thú học tập. Chất lượng học Tập làm văn có chuyển biến rõ rệt. Nội dung các bài viết phong phú, các bài viết có sự khác biệt rõ do HS được bộc lộ kinh nghiệm, sự cảm nhận của cá nhân khi quan sát, HS được tự do diễn đạt bằng sự lựa chọn từ ngữ, mô hình câu của riêng mình. Giờ học hứng thú hơn bởi HS có động cơ nói ra, viết ra điều mình thấy, mình cảm nhận được.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đứng trước vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc dạy Tập làm văn cho HS Tiểu học nói chung và đối với HS lớp 2 nói riêng, tôi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được phương pháp học phân môn Tập làm văn là hết sức cần thiết.
Dạy Tập làm văn mà chỉ thiên về cung cấp những kiến thức thì phân môn Tập làm văn sẽ trở nên nghèo nàn và buồn tẻ biết bao nhiêu. Như chúng ta thấy quy trình “Tập làm văn ” ở lớp hai chỉ có tập tả và tập kể chút ít, ngoài ra chỉ là những bài tập nói và viết những lời đối thoại trong một số tình huống giao tiếp, những bài viết văn bản thường dùng, đơn giản và gần gũi với các em. Mỗi bài “Tập làm văn ” là một dịp cho các em có thêm kiến thức và kĩ năng chủ động tham dự vào cuộc sống thường ngày. Vì vậy, GV cần hết sức linh hoạt để làm cho tiết “Tập làm văn ” trở thành một tiết học hứng thú và bổ ích. Điều quan trọng là cần căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ HS từng lớp mà lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lý, đúng mức.
Trên đây là sáng kiến nhỏ mà tôi đã áp dụng để dạy phân môn Tập làm văn ở lớp hai. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng kinh nghiệm này để nâng cao khả năng học tốt phân môn Tập làm văn của HS. Song tôi rất mong muốn các bạn đồng nghiệp tìm tòi, sáng tạo ra những sáng kiến, kinh nghiệm quý báu để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy.
Tôi chỉ có một kiến nghị nhỏ: đề nghị Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục trang bị thêm cho chúng tôi tranh ảnh, mẫu vật, băng hình có nội dung theo các bài học để giờ dạy đạt kết quả cao hơn.
Rất mong Ban giám hiệu và các đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
 Nghĩa Bình, ngày 03 tháng 03 năm 2008
 Người viết
 Đỗ Văn Hiếu

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc