I – PHẦN MỞ ĐẦU:
Kính thưa quý vị đại biểu cùng các thầy cô kính mến!
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc chăm bồi tài năng tương lai cho quê hương, đất nước. Đứng trước sự vận động của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng công nghệ thông tin, công tác dạy học có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, trong đó có công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông. Để góp thêm một ý kiến bàn về công tác này, chúng tôi mạn phép xin nêu lên: Một kinh nhỏ trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn trong trường trung học phổ thông.
Bài viết này gồm có ba phần:
- Những khó khăn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn;
- Một hướng giải quyết;
- Kết quả bước đầu.
II- PHẦN NỘI DUNG:
A/- Những khó khăn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn:
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY I – PHẦN MỞ ĐẦU: Kính thưa quý vị đại biểu cùng các thầy cô kính mến! Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm có ý nghĩa thiết thực trong việc chăm bồi tài năng tương lai cho quê hương, đất nước. Đứng trước sự vận động của nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng công nghệ thông tin, công tác dạy học có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, trong đó có công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông. Để góp thêm một ý kiến bàn về công tác này, chúng tôi mạn phép xin nêu lên: Một kinh nhỏ trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn trong trường trung học phổ thông. Bài viết này gồm có ba phần: - Những khó khăn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn; - Một hướng giải quyết; - Kết quả bước đầu. II- PHẦN NỘI DUNG: A/- Những khó khăn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn: 1) Về phía giáo viên: Những năm trước đây, mặc dù sách bán trên thị trường rất nhiều nhưng giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc tìm các tài liệu chuyên ngành văn học. Nguyên nhân do các hiệu sách ở huyện và các thị xã có chưa nhiều. Phần thì do giáo viên ít có điều kiện về kinh phí và thời gian để tìm tòi các tài liệu quý, cần thiết cho công việc bồi dưỡng học sinh giỏi Văn.. Gần đây giáo viên có điều kiện hơn khi được tiếp xúc với mạng internet nhưng giáo viên cũng chưa có biết được nhiều địa chỉ trang web hay . Mặt khác , do giáo viên dạy nhiều giờ và kiêm nhiệm nhiều công tác khác nên không có thời gian nhiều để đầu tư đúng mức cho công việc bồi dưỡng học sinh giỏi Những năm trước đây, công việc bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được nhà trường và phụ huynh hoc sinh quan tâm . Hiện nay, do điều kiện kinh phí hạn chế nên giáo viên dạy học sinh giỏi không có tiền bồi dưỡng cho công tác này mà chỉ có tiền khen thưởng , nếu có học sinh đạt giải. Số tiền thưởng ấy khá khiêm tốn, nếu so với tiền làm “gia sư” trong một tháng. Giáo viên dạy chủ yếu là do lòng nhiệt tình và niềm say mê mà thôi. Vì nguồn động viên chưa hợp lí nên hiệu quả chưa cao, bởi lẽ “có thực mới vực được đạo”. 2) Về phía học sinh: Gần đây, số lượng học sinh có năng khiếu và niềm đam mê môn Ngữ Văn bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là do động cơ học tập của các em. Trước kia, học sinh đạt giải ba học sinh giỏi Quốc gia thì được tuyển thẳng vào trường đại học nhưng bây giờ thì lại không . Còn một số học sinh có năng khiếu Văn thì phụ huynh học sinh lại hướng nghiệp sang học các môn tự nhiên . Chính vì lẽ đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và số lượng học sinh giỏi Văn. Một nguyên nhân khác phải kể đến là mặt bằng dân trí ở vùng huyện thấp hơn ở thành thị và văn hóa đọc cũng thấp. Vì thế mà số lượng học sinh giỏi môn Ngữ Văn không nhiều và chất lượng cũng không cao lắm. Bên cạnh , còn một số học sinh ít chịu khó suy nghĩ , khám phá , tìm tòi ,mà chỉ trông chờ vào bài giảng của giáo viên. Trong khi đó , môn Ngữ Văn- một “ nghệ thuật ngôn từ”, đòi hỏi học sinh phải có năng lực cảm thụ tốt, kiến thức phải phong phú, đặc biệt là có sự lắng đọng của tâm hồn , cùng với việc “đồng sáng tạo “nên tác phẩm, Trên đây là những bài toán nan giải . Nhiều lúc chúng tôi cũng dao động , nản chí .Chúng tôi rất cần được giáo viên giàu kinh nghiệm chỉ bảo, bởi “Sự thông thái quý giá đều được mua bằng kimh nghiệm”( Roger Ascham ). Nhưng với lòng yêu nghề và đam mê văn học nên chúng tôi cố gắng vượt qua. Sau đây chúng tôi xin nêu ra một giải pháp nhỏ để khắc phục . Thực ra, đây chỉ là một kinh nhỏ mà bản thân đã từng làm, thu được một số kết quả nhỏ, chớ chưa phải là giải pháp hữu hiệu . B/ Một hướng giải quyết: Công tác chọn đội tuyển học sinh giỏi: Công tác vận động: Để chọn được học sinh giỏi văn có chất lượng và cả số lượng thì giáo viên cần phải vận động giáo viên văn trong Tổ và cả giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ, nhất là làm công tác tư tưởng tốt đối với học sinh. Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được những lợi ích của việc thi học sinh giỏi. Đây là điều kiện để học sinh tiếp thu dược nhiều kiến thức bổ ích cho mai sau, nhất là cho kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông và cả đại học, nếu học sinh thi vào khối C và D. Đây còn là niềm tự hào của bản thân, của trường và cả huyện nhà, tỉnh nhà nữa b) Công tác ra đề: Khi ra đề, chúng tôi thường chú ý kiểm tra những kiến thức cơ bản của học sinh, nhất là kiểm tra những tác phẩm hay phong cách nghệ thuật ở những tác gia văn học lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chú trọng đén việc ra những câu hỏi có tính chất nâng cao. Đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng, tổng hợp những kiến thức đã học. Qua đó, chúng ta mới đánh giá và chọn được những học sinh giỏi , có năng lực thật sự. Chúng tôi mạn phép xin đơn cử một đề bài như sau: -Câu 1 (8,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo trên bước đường hoàn lương trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. -Câu 2 (12,0 điểm): Khi bàn về thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám (1945), Hoài Thanh có nhận định: Xuân Diệu là “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (“Thi nhân Việt Nam”). Anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. c) Chọn đội ngũ có tính kế thừa: Thường khoảng cuối tháng tư, chúng tôi bắt đàu tổ chức tuyển chọn học sinh giỏi và bồi dưỡng trong hè. Chúng tôi chọn học sinh lớp 11 sắp lên lớp 12 là đội tuyển chính thức. Chọn khoảng 2 hoặc 3 học sinh lớp 10 sắp lên 11 là đội tuyển dự bị. Học sinh dự bị vẫn được đi thi., vì có năm học sinh dự bị đã đạt giải nhì, giải ba cấp Tỉnh. Có lập được đội ngũ kế thừa như thế thì đội tuyển mới mạnh và có tính liên tục. 2) Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: a)Về phía giáo viên: Để bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt, giáo viên phải có kiến thức chuyên môn khá vững vàng. Giáo viên còn phải chịu khó học tập từ sách vở, trao đổi với đồng nghiệp . Quá trình trau dồi kiến thức của giáo viên là khâu then chốt, bởi thầy có giỏi thì trò mới có thể giỏi được. Giáo viên phải hệ thống được kiến thức đã đọc thành những đề tài riêng. Từ đó giáo viên giúp học sinh nhận ra được những nét giống và khác nhau của từng đối tượng trong cùng một đế tài . Điều quan trọng nữa là giáo viên phải tìm tòi , phát hiện được những cái mới , trên cơ sở kiến thức đã có. Có như thế mới hấp dẫn được học sinh và học sinh mới yêu thích môn Ngữ Văn hơn. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải có trái tim nhiệt tình , phải xem văn học,” Nghệ thuật là niềm vui lớn nhất mà con người tự tạo cho mình” ( Các Mác ). Còn những lợi ích khác , chúng ta tạm gác ngoài tai. Khi dạy, chúng ta phải dạy bằng cả trái tim. Có lần khi chúng tôi giảng hai câu thơ: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa- Gục lên súng mũ bỏ quên đời” (“Tây Tiến”- Quang Dũng). Khi vấn đáp, học sinh thường trả lời được: Đây là phép nói giảm , nhà thơ Quang Dũng cố nén nỗi đau khi vĩnh biệt người đồng chí thâm tình. Chúng ta có thể giảng thêm : Ba tiếng “ bỏ quên đời”, nghe sao mà nhẹ nhàng quá! Dường như người lính xem cái chết nhẹ tựa lông hồng như những tráng sĩ ngày xưa ra trận: “Chí làm trai dặm ngàn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”. (“Chinh phụ ngâm”). Chúng ta thử nghĩ xem: Bởi vì đâu mà người lính Tây Tiến phải “bỏ quên đời”? Họ phải bỏ biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp của tuổi học trò lắm mộng nhiều mơ, bỏ bao ước mơ nơi giảng đường đại học?,Tất cả bởi chiến tranh – hai tiếng ấy nghe sao mà khắc nghiệt quá ! chua xót quá! Thú thật giảng đến đây, tôi không cầm được nước mắt Kính thưa các thầy cô! Chúng ta có những giờ giảng tận tâm như vậy thì mới tạo được sự rung động và cộng hưởng của học sinh. Có như thế thì chúng ta mới truyền được men văn cho học sinh. Khi dạy, chúng tôi dạy theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Có như thế, chúng ta mới nắm được năng lực, đặc điểm tâm lí, tính cách của từng học sinh. Sớm phát hiện ra được những chỗ nhận thức sai lệch của học sinh, để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Bên cạnh đó, giáo viên phải cho học sinh nhiều bài tập, để học sinh rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận. Ngoài những bài tập vừa sức, chúng ta còn chú ý đến những bài tập phát huy trí tuệ của học sinh. Song khâu chấm bài, sửa bài và nhận xét cũng rất quan trọng. Bởi lẽ, đây là khâu giúp học sinh thấy rõ những ưu và khuyết điểm của mình, để kịp thời sửa chữa những non yếu cũng như phát huy những mặt mạnh đã đạt được. b)Về phía học sinh: Học sinh không những hoàn thành các bài tập của giiao mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà ( theo những câu gợi mở của giáo viên). Sau khi thảo luận nhóm và được giáo viên giảng giải thêm, học sinh mới hiểu sâu được kiến thức. Ngoài việc học tập ở lớp, học sinh phải tham khảo thêm nhiều sách vở do giáo viên gợi ý hoặc tự tìm tòi. Học sinh phải có sổ tay văn học, để ghi chép những bài thơ, đoạn văn hay.Đây là tư liệu cần thiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu, không mất nhiều thời gian truy tìm, khi cần thiết. Học sinh không những cảm thụ được những kiến thức của giáo viên mà còn phải biết đọc lập suy nghĩ, tìm tòi , phát hiện những điều mới lạ, hay thắc mắc những gì mình còn nhận thức mơ hồ. Nhưng nắm vững lý thuyết chưa đủ mà học sinh còn phải rèn luyện kỹ năng viết văn: dùng từ ngữ phải rõ nhĩa, chính xác và trau chuốt, có hình ảnh: dựng câu, dựng đoạn đúng quy tắc ngữ pháp và có tính đọc đáo, Tuy nhiên, học sinh cũng cần chú ý đến chữ viết, bởi văn hay thì phải có chữ tốt. Nhìn một bài văn hay,chữ đẹp thì bao giờ cũng dễ gây thiện cảm cho người đọc. Đây là một công việc khó khăn, học sinh cần phải được luyện tập lâu dài, thông qua các bài viết hằng tuần (có sự sửa chữa của giáo viên). C / Kết quả bước đầu: Qua ba năm bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi thấy tự tin hơn, chủ động hơn trong giảng dạy. Học sinh cũng thích thú hơn trong học tập. Bước đầu chúng tôi đã thu một số kết quả khiêm tốn. Cụ thể là: 1 giải nhì, 2 giải ba, 4 giải khuến khích cấp Tỉnh và có 4 học sinh được chọn vào đội tuyển dự thi vòng Quốc gia. III- PHẦN KẾT LUẬN: Thực ra, giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi giống như những người tướng cầm binh ra trận: có khi thắng, có khi bại. Đó là lẽ thường tình (bởi nhiều lý do khác nhau., chúng tôi xin phép không bàn ở đây)! Nếu mai đây, chúng tôi có thất bại thì cũng là lẽ đương nhiên. Rất mong được sự đồng cảm của quý thầy cô. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng thắp lên một tia lửa nhỏ nào đó giúp các thầy cô có thêm một gợi ý trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của mình. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nên bài viết này không tránh khỏi những ý kiến chủ quan và sai sót,Rất mong các thầy cô rộng lòng tha thứ và hết sức cảm thông, chúng tôi thành thật cám ơn! Cuối lời, kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành tích tốt trong năm học: 2008- 2009!... Cám ơn các thầy cô đã chú ý lắng nghe! Thạnh Trị, ngày 15- 10- 2008. TM Tổ Văn , trường THPT Trần Văn Bảy. Quách Mộc Ngôn.
Tài liệu đính kèm: