Lý thuyết Sắt và hợp chất sắt (II) – sắt (III)

Lý thuyết Sắt và hợp chất sắt (II) – sắt (III)

Bài 2: Viết phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion thu gọn (nếu có) nếu ta trộn lẫn từng cặp dung dịch các chất sau: FeSO4, Ba(NO3)2, K2SO4, FeCl3, AlCl3, NaOH

Bài 3: Hãy cho biết hiện tượng quan sát được, giải thích theo mối quan hệ về số mol các chất tác dụng, viết phương trình phản ứng hoá học và cho biết phản ứng nào là oxi hoá khử trong những thí nghiệm sau:

a. Cho dòng khí CO đi qua ống sứ đựng Fe2O3

 b. Cho dung dịch NaNO3 cho đến dư vào cốc đựng dung dịch FeCl2 và HCl.

 c. Cho H2SO4 loãng dư vào cốc đựng Fe3O4, sau đó cho nước brom vào.

 d. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 đến dư vào cốc đựng dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết Sắt và hợp chất sắt (II) – sắt (III)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết Sắt và hợp chất sắt (II) – sắt (III)
Bài 1: Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
a. 
b.
 c. d.
Bài 2: Viết phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion thu gọn (nếu có) nếu ta trộn lẫn từng cặp dung dịch các chất sau: FeSO4, Ba(NO3)2, K2SO4, FeCl3, AlCl3, NaOH
Bài 3: Hãy cho biết hiện tượng quan sát được, giải thích theo mối quan hệ về số mol các chất tác dụng, viết phương trình phản ứng hoá học và cho biết phản ứng nào là oxi hoá khử trong những thí nghiệm sau:
a. Cho dòng khí CO đi qua ống sứ đựng Fe2O3
 b. Cho dung dịch NaNO3 cho đến dư vào cốc đựng dung dịch FeCl2 và HCl.
 c. Cho H2SO4 loãng dư vào cốc đựng Fe3O4, sau đó cho nước brom vào.
 d. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 đến dư vào cốc đựng dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.
Bài 4: a. Từ sắt viết 3 phương trình phản ứng điều chế trực tiếp FeSO4.
 b.Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng pirit, muối ăn, nước và không khí hãy điều chế Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3, Fe(NO3)3
Bài 5: Hoà tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho một lượng bột Fe vừa đủ vào dung dịch A đến khi phản ứng kết thúc thu đựơc dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với KOH dư thu được dung dịch D, kết tủa E. Nung kết tủa E trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn F. Thổi một luồng CO qua ống sứ nung nóng chứa F cho đến dư thu được chất rắn G và khí X. Sục khí X vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu được kết tủa Y và dung dịch C. Lọc bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch C lại tạo ra kết tủa Y. Xác định các chất có trong A, B, C, D, E, F, X, Y. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
Bài 6: Hoà tan hoàn toàn FexOy trong H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A1, khí B1.
Cho khí B1 lần lượt tác dụng với các dung dịch NaOH, Br2, K2CO3 (Biết rằng axit tương ứng của B1 mạnh hơn axit H2CO3)
Cho dung dịch A1 tác dụng với NaOH dư. Lọc kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn A2. Trộn A2 với Al rồi nung ở nhiệt độ cao thu được chất rắn A3 gồm 2oxit trong đó có FenOm. Hoà tan A3 trong HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra
 Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 7: Đốt cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với Fe2O3 ở nhịêt độ cao thu được khí B và hỗn hợp rắn C. Cho khí B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa K, dung dịch D. Đun sôi D lại được kết tủa K. Cho rắn C tác dụng với HCl dư thu được dung dịch E và khí I. Lấy dung dịch E tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa F gồm 2 hiđroxit. Nung F trong không khí thu được một oxit duy nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
bài tập về sắt - oxit sắt – hợp chất sắt (II) – sắt (III)
Bài 1: Nung nóng m gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 với 1 luồng khí CO dư , sau phản ứng thu được 25,2 gam sắt. Nếu ngâm m gam A trong dung dịch CuSO4 dư thì thu được phần rắn B có khối lượng m+2 gam. Hiệu suất các phản ứng đạt 100%.Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp A Bài 2: Hoà tan 5 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng 1 lượng dung dịch HCl vừa đủ thu được 0,56 lít khí H2 ở đktc và dung dịch A.	 a) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.	 b) Cho dung dich A tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Tính khối lượng của X? Biết hiệu suất các phản ứng là 100%. 	 
Bài 3 : Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe3O4 và Fe2O3 vừa hết V ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau: 	- Cho dung dịch NaOH dư vào phần thứ nhất, thu kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 8,8 g chất rắn. 	- Phần thứ 2 làm mất màu vừa đúng 100 ml dung dịch KMnO4 0,10M trong môi trường H2SO4 loãng dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính m, V nếu nồng độ H2SO4 là 0,5M?	 Bài 4 : Hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 được chia thành 2 phần bằng nhau:	 - Hoà tan phần 1 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít H2 ở đktc và dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa đúng 30 ml dung dịch KMnO4 1M.	 - Nung phần 2 với khí CO một thời gian, Fe3O4 bị khử thành sắt. Cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào bình Z chứa 200 ml dd Ba(OH)2 0,6M thì có m1 gam kết tủa.Cho thêm nước vôi dư vào bình Z lại có thêm m2 gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng hỗn hợp X ban đầu? Có bao nhiêu % Fe3O4 đã bị khử? Biết m1 + m2 = 27,64 gam	 
Bài 5: Một hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ lệ khối lượng 3:7. Cho m gam hỗn hợp này phản ứng với dung dịch HNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 44,1 gam HNO3 phản ứng, thu được 0,75m gam rắn, dung dịch B và 5,6 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 ở đktc. Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan? 	 
Bài 6: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng 6 g. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7: 8. Cho lượng X trên vào 1 lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì được 1 phần rắn Y nặng 4,32 gam, dung dịch muối sắt và khí NO. Tính lượng muối sắt trong dung dịch?	 
Bài 7: Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2O có tỉ khối hới đối với H2 là 19. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp X tác dụng với khí CO dư thì sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,52 g Fe. Tính thể tích khí B?	 
Bài 8: Một hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Lấy 0,4 gam X cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 56 ml khí H2 đo ở đktc. Đem khử 1 gam hỗn hợp X bằng H2 thì thu được 0,2115 gam H2O.	a) Tính % mỗi chất trong hỗn hợp X.	 	b) Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5M phải dùng để hào tan hết 1 gam hỗn hợp X trên. Cho biết phản ứng chỉ cho khí NO duy nhất.	 Bài 9: Cho m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và CuO có số mol bằng nhau, tác dụng vừa đủ với 2000 ml dung dịch HNO3 nồng độ C(M) thu được 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc.	 	a) Tính m và C.	 b) Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp trên ở nhiệt độ cao thành kim loại. Khí tạo thành cho hấp thụ hết vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Tính lượng kết tủa thu được?
Bài 10: Hoà tan 21,6 g một hỗn hợp Fe, và Fe2O3 bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ, thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn.
Tính % khối lượng của Fe và Fe2O3 trong hỗn hợp.	b) Xác định m?
Bài 11: Hoà tan hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO trong 2 lít dung dịch HCl 0,245 M vừa đủ thì thu được dung dịch X.	a) Tính % khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp.
	b) Cho 1 miếng kim loại Mg vào dung dịch X. Sau 1 thời gian lấy miếng kim loại ra khỏi dung dịch thì thu được dung dịch Y và thấy khối lượng miếng kim loại tăng 1,16 gam. Tính nồng độ mol/l các chất tan có trong dung dịch Y. Coi thể tích dung dịch không thay đổi trong quá trình phản ứng.
Bài 12: Hoà tan hoàn toàn 16,26 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuCO3 trong dung dịch có chứa 21,9 gam HCl (dư), thu được dung dịch Y và 0,336 lít khí(đktc). 	a) Tính % khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp đầu. 	 b) Cho 1 thanh kẽm vào dung dịch Y. Sau 1 thời gian thu được 1 thanh chứa 3 kim loại có khối lượng giảm 7,56 gam so với khối lượng thanh kẽm ban đầu. Tính khối lượng kim loại đã bám vào thanh kẽm. 	 
Bài 13: Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 đặc nóng thì thu được dung dịch A và 1,568 lít khí NO2 đo ở đktc. Dung dịch A cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi được 9,76 gam chất rắn. Tính số gam mỗi chất trong A và nồng độ % của dung dịch HNO3 ( Giả thiết HNO3 không bị mất do bay hơi trong quá trình phản ứng).	 	Đ/s: 
Bài 14: Cho 18,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và còn lại 1,46 gam kim loại. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3.
2. Tính khối lượng muối trong dung dịch 
Bài 15: Cho hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 63% 
(d =1,44 g/ml ) theo các phản ứng sau:
	FeCO3 + HNO3 muối X + CO2 + NO2 + H2O (1)
	FeS2 + HNO3 muối X + H2SO4 + NO2 + H2O (2)
được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Cho . Để phản ứng vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 7,568 gam chất rắn ( BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
X là muối gì? Hoàn thành các phương trình phản ứng 1 và 2
Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp X?
Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng Đ/s: 
Bài 16: Nung m gam bột sắt trong không khí, sau một thời gian người ta thu được 104,8 gam hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2O (đktc), có 20,334.
Tính giá trị của m?
Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa C. Lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi được chất rắn D. Tính khối lượng của D?
Bài 17: Nung nóng 16,8 g bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt. Hoà tan hết hỗn hợp X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 ở đktc.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.Tính m?
2. Nếu hoà tan hết X bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thì thể tích khí NO2 (đktc) là bao nhiêu?
Bài 18: Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit của sắt( Fe2O3, Fe3O4 và FeO) với số mol bằng nhau. Lấy m gam A cho vào ống sứ chịu nhiệt, nung nóng nó rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 thoát ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được a gam kết tủa trắng. Chất rắn còn lại trong ống sứ sau khi nung có khối lượng 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 đung nóng được 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc.Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính khối lượng m, a và số mol HNO3 đã phản ứng?
Bài 19: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột A gồm Al, Fe3O4, CuO bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 21,84 lít khí X. Mặt khác, trộn đều m gam hỗn hợp A rồi thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm, nhận được hỗn hợp rắn B. Cho hết lượng B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí Y. Khi phản ứng kết thúc , cho tiếp dung dịch HCl tới dư nhận được dung dịch C, m1 gam chất rắn và thu thêm được 10,08 lít khí Y. Thổi khí oxi vào dung dịch C, rồi cho dung dịch NaOH tới dư thì thu được kết tủa D. Đem nung kết tủa D trong chân không tới khối lượng không đổi thu được 34,8 gam hỗn hợp rắn E.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.Tính số gam m,m1 và thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp A và hỗn hợp E?
Bài 20: Hỗn hợp A gồm Al, Fe3O4, CuO. Hoà tan hết a gam hỗn hợp A vào dung dịch HNO3 loãng được 1 chất khí không màu hoá nâu trong không khí có thể tích là 12,544 lít ở đktc.
Mặt khác, đem nung nóng không có không khí a gam hỗn hợp A ( giả thiết chỉ xảy ra phản ứng khử các oxit kim loại thành kim loại) được chất rắn B. Chất rắn B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, không thấy có khí bay ra , được chất rắn C có khối lượng nhỏ hơn chất rắn B là 24,48 gam.
Cho khí H2 tác dụng ... m nước gồm amoni sunfat và sắt sunfat vào nước rồi chia làm 2 phần bằng nhau.
	Cho phần 1 tác dụng với BaCl2 dư thu được 9,32 gam kết tủa.
	Cho phần 2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư và đun nóng thu được dung dịch A, kết tủa B và khí C. Lượng khí C thoát ra được hấp thụ vừa đủ bởi 80 ml dung dịch HCl 0,25M. Lượng kết tủa B được nung nóng đến khối lượng không đổi, thu được 10,92 gam chất rắn. Lượng chất rắn này phản ứng hết với 0,06 mol HCl trong dung dịch. Hãy thiết lập công thức của muối kép.
Bài 37: A và B là hai hỗn hợp đều chứa Al và sắt oxit FexOy. Sau phản ứng nhiệt nhôm mẫu A thu được 92,35 gam chất rắn C. Hoà tan A bằng dung dịch xút dư thấy có 8,4 lít khí bay ra và còn lại một phần không tan D.
	Hoà tan 1/4 lượng chất D bằng H2SO4 đặc nóng thấy tiêu tốn 60 gam axit H2SO4 98%. Giả sử chỉ tạo thành một loại muối sắt III. 
	a, Tính khối lượng Al2O3 tạo thành khi nhiệt nhôm mẫu A.
	b, Xác định công thức phân tử của sắt oxit.
	c, Tiến hành nhiệt nhôm 26,8 gam mẫu B, sau khi làm nguội, hoà tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HCl loãng, dư thấy bay ra 11,2 lít khí. Tính khối lượng Al và sắt oxit của mẫu B đem nhiệt nhôm.
	Biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%. Các thể tích khí đo ở đktc.
Bài 39: Hỗn hợp A gồm Mg và Fe có tỷ lệ khối lượng 5/3. Hỗn hợp B gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4, trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3 . Hoà tan B bằng dung dịch HCl dư, sau đó cho tiếp A vào ta thu được dung dịch C và V lít H2 (đktc). Biết rằng lúc đó có một phần hiđro khử hết Fe3+ thành Fe2+ theo phản ứng: 2FeCl3 + 2H à 2FeCl2 + 2HCl.
	Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư rồi lấy kết tủa nung trong không khí tới khối lượng không đổi, được chất rắn D. Lượng hidro thoát ra ở trên (V lít) vừa đủ tác dụng hết với D khi nung nóng.
	Mặt khác, nếu trộn A với B ban đầu thì được hỗn hợp E.
	- Tính % khối lượng của Mg, Fe trong hỗn hợp E.
	- Lượng hiđro thoát ra (V lít) đủ để khử một lượng gấp bao nhiêu lần các oxit có trong B.
	Giả thiết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
Bài 40: Tổng số proton, electron và nơtron trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt bằng 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa , trong MXa có tổng số proton là 77. Hãy viết cấu hình e của M và X, từ đó xác định vị trí của M và X trong bảng HTTH, CTCT của MXa. Cho 14,4 gam hỗn hợp A gồm Mg, Cu, Fe vào 1 lít dung dịch MXa 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M trong không khí đến phản ứng hoàn toàn, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 308,8 gam chất rắn khan. Tính % khối lượng hỗn hợp A biết trong A số mol Cu bằng số mol Mg.
Bài 41: Cho 9,16 gam hỗn hợp A gồm Zn, Cu và Fe vào 170 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B, chất rắn C. Nung rắn C trong không khí đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ cao được 12 gam chất rắn. Chia dung dịch B làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với NaOH dư lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 5,2 gam rắn. Phần 2 cho điện phân trong 10 phút với điện cực trơ cường độ dòng 10A.
	- Tính khối lượng hỗn hợp A.
	- Tính khối lượng catôt tăng
	- Tính thể tích HNO3 2M cần để hoà tan hết lượng hỗn hợp A ở trên biết rằng khi hoà tan có hỗn hợp khí E thoát ra gồm NO và N2O với dE/H2 = 18,5.
Bài toán trắc nghiệm về sắt và các oxit sắt
có sử dụng các định luật bảo toàn
Bài 1: Hỗn hợp A chứa 0,4 mol Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3 mỗi oxit đều có 0,1 mol. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư được dung dịch B. Cho B tác dụng với NaOH dư, kết tủa thu được mang nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. giá trị của m là: 
 	A. 60 g B. 70 g C. 80 g D. 85 g
Bài 2: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 5,64 g hỗn hợp gồm Fe , FeO, Fe3O4, Fe2O3 đun nóng. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 8 gam kết tủa. Khối lượng Fe thu được là:
 	A. 4,36 g B. 4,63 g C. 3,46 g D. 3,64 g
Bài 3: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2 đi qua ống sứ đựng hỗn hợp CuO, Fe3O4 và Al2O3. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn hỗn hợp CO và H2 ban đầu là 0,32 gam. Giá trị của V ở đktc là:
A. 0,224 l B. 0,336 l C. 0,112 l D. 0,448 l
Bài 4: Khử hoàn toàn 6,64 gam hỗn hợp gồm Fe , FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 2,24 lít CO( đktc). Khối lượng Fe thu được là:
A. 5,40 g B. 5,04 g C. 5,03 g D. 5,02 g
Bài 5: Nung hỗn hợp FeO, Fe2O3( thể tích không đáng kể) trong bình kín chứa 22,4 lít CO (đktc). Khối lượng hỗn hợp khí thu được sau phản ứng là 36 gam. Phần trăm về thể tích của CO và CO2 trong hỗn hợp khí thu được là:
A. 20% và 80% B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 50% và 50%
Bài 6: Để tác dụng vừa đủ vơí 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần 260 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với NaOH dư, kết tủa thu được mang nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 6 g B. 7 g C. 8 g D. 9 g 
Bài 7: Cho 13,6 gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2(đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là:
A. 14 g B. 16 g C. 18 g D. 20 g
Bài 8: Để tác dụng hết với 4,64 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 160 ml HCl 1M. Nếu khử hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp trên bằng khí CO ở nhiệt độ cao thì khối lượng sắt thu được là:
A. 3,36 g B. 3,63 g C .4,36 g D. 4,63 g
Bài 9: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp Fe3O4 và CuO đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí đi ra sau phản ứng cho đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 5 gam kết tủa. Khối lượng hỗn hợp 2 oxit ban đầu là:
A. 4,13 g B. 4,21 g C. 3,21 g D. 3,12 
Bài 10: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M thu được 7,34 gam muối. Giá trị m là:
A. 4,94 g B. 4,49 g C. 3,94 g D. 3,49 g
Bài 11: Cho m gam hỗn hợp 4 muối cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 32,3 gam muối clorua. Giá trị của m là:
A 27 g B 28 g C 29 g D 30 g	 Bài 12 : Cho luồng khí CO đi qua hỗn hợp X gồm các oxit (Fe3O4, Al2O3, MgO, CuO) nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y và 23,6 gam chất rắn Z. Cho Y lội chậm qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy có 40 gam kết tủa xuất hiện. Khối lượng của X là 
A. 30 gam.* B. 41,2 gam. C. 34,8 gam. D. 20,6 gam.	 Bài 13: Hòa tan hoàn toàn 9,65 gam hỗn hợp (Al, Fe) trong dung dịch HCl dư, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch xút dư, lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của nhôm trong hỗn hợp ban đầu là
A. 41,97%* B. 49,17% C. 46,2% D. 47,91 %	 Bài 14: Để 1,12 gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thu được dung dịch Y và khí SO2 thoát ra (giả sử SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối khan thu được trong dung dịch Y là
A. 40 gam* B. 80 gam C. 20 gam D. 120 gam 	 Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol mỗi chất (FeS2, CuS) bằng lượng O2 dư, khí thu được sau phản ứng cho hấp thu hết vào dung dịch KMnO4 1M. Thể tích dung dịch thuốc tím đã bị mất màu là:	 	A. 600 ml. B. 300 ml. C. 120ml.* D. 60 ml.	 
	 Bài 16: Hòa tan 18 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Cu) trong dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng thu được 5,6 lít khí NO duy nhất (đktc). Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 0,5 mol B. 1 mol* C. 0,75 mol D. 1,5 mol	 Bài 17: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí NO duy nhất bay ra. Giá trị của a là:
A. 0,04 mol. B. 0,075 mol. C. 0,12 mol. D. 0,06 mol.*	 Bài 18: Để m bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được 16,4 g hỗn hợp X (Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3). Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp Y gồm 0,1 mol NO và 0,15 mol NO2. Giá trị của m là:
A. 7 g. B. 14 g.* C. 21 g. D. 28 g.	 Bài 19: Trộn 9,65 g hỗn hợp hai kim loại (Al, Fe)( có tỷ lệ mol là 3:2 ) với 6,4 g S thu được hỗn hợp X. Nung nóng X trong bình kín không có không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, kết thúc phản ứng thu được V lít khí SO2(đktc) duy nhất. Giá trị của V là
A. 39,76 B. 35,28 C. 21,84 * D. 8,4	 Bài 20: Hoà tan hết 31,6 g hỗn hợp X (gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó = 1:1) bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng. Kết thúc phản ứng thu được 6,16 (l) khí thoát ra (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:
A. 15,4 g. B. 10,26 g. C. 8,4 g.* D. 5,6 g.	 Bài 21: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 10%) về khối lượng) vào dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,6 gam chất rắn dung dịch Y và 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Lượng muối trong dung dịch Y là:	A. 24,2 gam. B. 27 gam.* C. 37 gam. D. 22,4 gam.	 Bài 22: Cho 2,24 gam Fe tác dụng với oxi thu dược hỗn hợp A gồm hai oxit FeO và Fe2O3 có khối lượng là 3,04 gam. Để hòa tan hết A cần thể tích dung dịch HCl 1 M là:
A. 25 ml. B. 50 ml. C. 100 ml. * D. 150 ml.	 Bài 23: Cho luồng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Thể tích dung dịch H2SO4 tối thiểu để hòa tan hết m gam hỗn hợp X là
A.1 50 ml. B. 200 ml.* C. 250 ml. D. 100 ml.	 Bài 24: Để m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe dư. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thu được 0,15 mol SO2. Giá trị của m là
A. 9 gam. B. 10,08 gam.* C. 10 gam. D. 9,08 gam.	 Bài 25: Cho 5,6 gam bột Fe tác dụng với oxi, thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm 3 chất Fe, Fe3O4 và Fe2O3. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được V lít khí NO. Thể tích khí NO đo ở đktc là
A. 0,57 lít B. 0,6 lít C. 0,58 lít D. 0,597 lít*	 Bài 26: Cho 11,9 gam hỗn hợp Mg, Fe, Al vào 1,25 lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toan thu được dung dịch X và 6,72 lít khí NO (đktc). Biết rằng X không có chứa muối amoni. Số gam muối khan thu dược khi cô cạn dung dịch X là
A. 67,7 gam. * B. 36,2 gam. C. 30,5 gam. D. 20,9 gam. 	 Bài 27: Cho luồng khí H2 dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm CuO, Al2O3, Fe3O4 và MgO nung nóng, sau một thời gian khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Số mol H2 đã tham gia phản ứng là
A. 0,15 mol. B. 0,25 mol. C. 0,3 mol*. D. 0,4 mol.	 Bài 28: Hỗn hợp X gồm Cu, Fe có tỷ lệ khối lượng mCu : mFe = 7:3. Lấy m gam X cho phản ứng hoàn toàn với 44,1 gam HNO3 trong dung dịch, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch Y và 5,6 lít khí Z gồm NO2 và NO (đktc). Giá trị của m là
A. 40,5 gam. B. 50 gam. C. 50,2 gam. D. 50,4 gam.*	 Bài 29: X là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. Y là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được quặng Z, mà từ 1 tấn quặng Z cú thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ m1/m2 là: A. 5/2	B. 4/3	C. 3/4	D. 2/5 *	 Bài 30: Khử m gam hỗn hợp X gồm các oxit CuO, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn Y và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là: 
 A. 44,8*	B. 33,6	C. 21,6	D. 48,4

Tài liệu đính kèm:

  • docno tap theo chuyen de(2).doc