Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 môn thi: Ngữ Văn

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 môn thi: Ngữ Văn

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M.Sô-lô-khốp.

Câu 2. (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.

II. PHẦN RIÊNG – PHÂN TỰ CHỌN (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:

Dữ dội và dịu êm.

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M.Sô-lô-khốp.
Câu 2. (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
II. PHẦN RIÊNG – PHÂN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
Dữ dội và dịu êm.
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 – 123, NXB Giáo dục – 2008)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
--------Hết--------
Họ và tên thí sinh: 
Chữ kí của giám thị 1: ..
Số bái danh: .
Chữ kí của giám thị 2: .
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010
MÔN: NGỮ VĂN
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Đã có đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2010  
Câu 1 (2 điểm)
 Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô – lô – khốp:
+ Cuộc đời:
- Mi-khai-in A-lếch-xan-dro-vích Sô-lô-khốp (1905 – 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã vinh dự nhận Giải thưởng Nobel về văn học năm 1965. Ông là một nhà văn tiểu thuyết cổ đại, là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.
- Sô-lô-khốp sinh tại thị trấn vi-ô-sen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên thảo nguyên sông Đông. Ông tham gia Cách mạng từ sớm. Cuối năm 1922, ông đến Mat-xcơ-va làm nhiều nghề và thực hiện giấc mộng viết văn.
- Năm 1932 ông ra nhập Đảng Cộng sản Liên Xô.
- Năm 1939 ông được bầu làm viện sĩ viện hàn lâm khoa học liên xô.
- Thời kì chiến tranh vệ quốc (1941 – 1945) ông khoác áo lính, làm phóng viên chiến trường, xông pha trên nhiều mặt trận, nhiều bài kí sự, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng được ra đời.
+ Sự nghiệp văn học:
- Truyện sông Đông và Thảo nguyên xanh xuất bản năm 1926.
- Năm 1925, ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm đến năm 1940 thì hoàn thành, được tặng thưởng Nobel văn học năm 1965. 
- Đất vỡ hoang (1932 - 1959).
- Truyện ngắn Số phận con người (1957) của Sô-lô-khốp đánh dấu một mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực, sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.
- Sô-lô-khốp coi sứ mệnh cao cả nhất của nghệ thuật là “ca ngợi nhân dân – người lao động, nhân dân – người xây dựng, nhân dân anh hùng” của mình.
Câu 2 (3 điểm)
I. Mở bài
Chúng ta vẫn thường nghe trong những lời ca dao, trong lời ru của mẹ, của bà:
                              “Những điều phủ lấy giá gương
              Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Yêu thương con người là một truyền thống có từ ngàn đời xưa. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, sự trôi chảy của thời gian, liệu truyền thống ấy có còn được giữ vững không? Đặc biệt là đối với giới trẻ?
II. Thân bài.
1. Thực trạng:
- Có rất nhiều bạn trẻ biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn, gian khổ của người khác.
- Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn thờ ơ, vô cảm với sự khó khăn của mọi người.
2. Nguyên nhân:
- Xã hội ngày càng phát triển, dân trí ngày càng được nâng cao, con người ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà đóng khung trong những cánh cửa khép kín. Do vậy, ít có điều kiện để quan tâm đến người khác.
- Do môi trường gia đình và nền giáo dục nhà trường chưa đẩy mạnh việc giáo dục tâm hồn cho giới trẻ.
3. Biện pháp:
- Tuyên truyền và đẩy mạnh việc giáo dục và bồi dưỡng tâm hồn cho giới trẻ từ khi còn nhỏ để khi ra xã hội trở thành một con người biết yêu thương nhân loại.
4. Liên hệ:
- Bản thân mỗi cá nhân khi còn ngồi trên ghế nhà trường tự rèn luyện cho mình một tâm hồn biết yêu thương, đồng cảm với khó khăn của người khác.
- Giúp đỡ những người xung quanh trong hoàn cảnh hoạn nạn.
III. Kết luận
- Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước. Để đất nước này là một đất nước giàu tình thương thì thế hệ trẻ phải cố gắng phát huy những giá trị sẵn có.
                 “Có gì đẹp nhất trên đời hơn thế
                  Người với người sống để yêu nhau”.
II. Phần riêng – Phần tự chọn
Câu 3a. 
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.
Hướng dẫn làm bài:
Mở bài: 
Hi sinh trong cuộc tấn công Mậu Thân (1968) với tư cách là nhà văn – chiến sĩ. Nguyễn Thi đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Qua những tác phẩm này, Nguyễn Thi đã khắc họa được những gương mặt đẹp đẽ của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đó là những con người gan góc, kiên cường dường như sinh ra là để cầm súng đánh giặc. Trong những con người ấy, có gương mặt đáng yêu của lớp thanh niên trẻ phơi phới lên đường đánh giặc như đi trẩy hội mùa xuân, mà Việt (trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) là một hình ảnh tiêu biểu để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm nhất.
Thân bài
I. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Thi (1928 – 1968), quê ở Hải Hậu, Nam Định. Ông là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông đặc biệt thành công ở những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ. “Những đứa con trong gia đình” là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông viết về đất và người Nam Bộ.
“Những đứa con trong gia đình” viết về những con người sinh ra trong một gia đình có truyền thống anh hùng. Truyền thống đó được kết tinh trong hình tượng nhân vật Chiến và Việt.
II. Phân tích nhân vật Việt
Việt là một thanh niên anh hùng của miền Nam “kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ, miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”.
1. Được nuôi dưỡng trong gia đinh cách mạng có cuốn sổ truyền thống mà mỗi trang được ghi bằng máu và nước mắt, trước hết Việt là người con rất mực thương cha, thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc và có một ước nguyện cao đẹp là được cầm súng đánh giặc để trả thù cho ba, má.
- Tình cảm này được thể hiện một cách sâu sắc và cảm động qua chi tiết chị em giành nhau ghi tên tòng quân, nhất là sáng hôm sau, trước khi lên đường nhập ngũ, Việt cùng với chị Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gửi bên nhà chú Năm (cần phân tích cho kỹ chi tiết này để làm nổi rõ ý nghĩa thẩm mĩ, nhân sinh của nó).
2. Chính điều ấy là nguồn gốc tình cảm sây xa giúp Việt trở thành người chiến sĩ dũng cảm, gan góc và anh đã lập được nhiều chiến công hiển hách.
- Việt đã khám phá được một xe tăng địch trong một trận đánh giáp lá cà.
- Sau này, giữa chiến trường, tuy bị thương nặng, hai mắt không nhìn thấy gì, “Hai tay, vai, đầu, chân đang đau điếng và rỏ máu”, người sắp lả đi vì đói khát, Việt vẫn trong tư thế đàng hoàng, chững chạc của người chiến sĩ kiên cường, sẵn sàng tiêu diệt giặc.
3. Tuy nhiên, Việt vẫn còn rất trẻ, khi ghi tên tòng quân, Việt mới 17 tuổi, nên vẫn còn có tính ngây thơ hồn nhiên vô tư của trẻ con.
- Dù rất thương chị, nhưng vẫn hay giành nhau với chị: giành phần bắt ếch ít hay nhiều, giành thành tích bắn tàu chiến Mỹ và giành nhau cả khi ghi tên tòng quân.
- Việt tỏ ra là một cậu con trai đồng quê, tính tình hiếu động suốt ngày lang thang, bắn chim, câu cá, bắt ếch, lúc nào cũng mang theo cái ná thun trong người kể cả khi đi bộ bội.
- Là con trai, lại là em quen được chiều chuộng nên mọi việc, Việt đều ỷ lại cho chị, phó mặc tất cả cho chị. Nghe chị bàn việc gia đình một cách trang nghiêm, Việt vẫn vô tư: “Lăn kềnh ra ván cười khì” và cứ ầm ừ cho qua, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không  biết”.
- Chỉ kém chị một tuổi mà Việt “trẻ con hơn nhiều”. Yêu quý chị mà cứ giữ kín vì chỉ sợ mất chị. Đánh giặc không sợ chết, nhưng lại sợ ma, khi gặp lại đồng đội thì vừa  khóc, vừa cười “giống hệt như thằng Út ở nhà”.
- Cái tính trẻ thơ ấy khiến hình tượng Việt có nét sống động riêng, khó lẫn, đem lại cho câu chuyện một niềm lạc quan, yêu đời, tươi vui trong những ngày đánh giặc gian khổ và ác liệt.
Kết luận
Bằng nghệ thuật khắc họa nhân vật đặc sắc, với nghệ thuật mô tả tâm lí tinh tế, vốn ngôn ngữ nông dân Nam Bộ giàu có cùng với những chi tiết nghệ thuật chọn lọc, tiêu biểu, độc đáo, Nguyễn Thi đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật Việt: vừa có tính riêng sinh động, vừa có những nét chung điển hình, tiêu biểu. Việt vừa xứng đáng là đứa con rất mực thủy chung với truyền thống cách mạng của gia đình, vừa rất tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ ác liệt mà rất đỗi vui tươi hào hùng.
Câu 3b. Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:                           
 “Dữ dội và dịu êm
Bồi hồi trong ngực trẻ”                 
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩn và vị trí đoạn trích:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- “Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh luôn luôn trăn trở, khao khát được yêu thương gắn bó. Bài thơi in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
- Đoạn thơ trích nằm ở phần đầu của bài thơ, thể hiện tình yêu thủy chung của một tâm hồn khát khao yêu mãnh liệt.
2. Hình tượng sóng:
- Ca dao có thuyền - biển, là cặp hình ảnh thể hiện cho tình yêu đôi lứa. Xuân Diệu có bài thơ nổi tiếng, trong đó Sóng là hình ảnh người con trai đa tình “Anh xin làm sóng biếc – hôn mãi cát vàng em – hôn thật khẽ thật êm – hôn êm đềm mãi mãi”.
- Trong bài thơ tình của Xuân Quỳnh, Sóng là hình ảnh thiếu nữ đang yêu, với một tình yêu nồng nàn và say đắm.
3. Khổ 1:
                 “Sóng dữ dội và dịu êm
                  Ồn ào và lặng lẽ
                  Sông không hiểu nổi mình
                  Sóng tìm ra tận bể”
- Sóng được đặc tả bởi hai đối cực: “Dữ dội” >< “lặng lẽ” à những trạng thái có thật của sóng ngoài tự nhiên. 
- Tương quan sông – bể: tính chất mâu thuẫn.
- Sông: không gian nhỏ hẹp, hữu hạn, nông cạn.
- Bể: không gian lớn, rộng, khoáng đạt, sâu sắc.
à Băn khoăn và tìm cách giải đáp: Không hiểu nổi mình, tìm ra tận bể à Mượ ... nhịp của lòng thi sĩ. 
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả cảm xúc mãnh liệt.
6. Kết luận chung:
- Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm và sinh động những trạng thái cảm xúc, những khao khát mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.
- Mượn hiện tượng thiên nhiên để bất tử hóa cảm xúc, trường cửu hóa tình yêu và khát vọng yêu thương. 
Giáo viên: Tổ Ngữ văn
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010
Môn thi : NGỮ VĂN - Gíao dục trung học phổ thông 
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
Câu 2 (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. 
II. Phần riêng - Phần tự chọn (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao  (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh :
                        Dữ dội và dịu êm
                        Ồn ào và lặng lẽ
                        Sông không hiểu nổi mình
                        Sóng tìm ra tận bể 
                        Ôi con sóng ngày xưa
                        Và ngày sau vẫn thế
                        Nỗi khát vọng tình yêu
                        Bồi hồi trong ngực trẻ
            (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 - 123, NXB Giáo dục - 2008) 
BÀI GIẢI GỢI Ý  
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 : Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp.
            - M. Sô-lô-khốp sinh tại vùng thảo nguyên sông Đông tỉnh Rô-Xtốp nước Nga trong một gia đình nông dân nghèo, nghỉ học sớm, tham gia phong trào cách mạng ở địa phương - Năm 1922 (17 tuổi) lên thủ đô Mác-xcơ-va kiếm sống bằng đủ nghề mong thực hiện giấc mơ văn chương. Năm 1928, với quyển I "Sông Đông êm đềm" đã khẳng định tài năng văn chương (đến năm 1940 hoàn chỉnh tác phẩm 4 tập). Ông đã tự học, đọc sách nhiều, nên tiểu thuyết của ông là công trình kiến thức uyên bác. Ông được bầu làm Viện sĩ hàn lâm khoa học Liên Xô năm 1939. Trong thế chiến thứ 2, ông tham gia hồng quân Liên Xô (phóng viên chiến trường) chống phát xít Đức. Sau chiến tranh tiếp tục viết về cuộc sống con người vùng sông Đông. Ông được nhận giải Nobel văn chương năm 1965.
            - M. Sô-lô-khốp là nhà văn hiện thực Nga lỗi lạc thế kỷ XX. Nổi bật nhất là thể loại tiểu thuyết như :
                                    Sông Đông êm đềm   4 tập (1927 - 1940)
                                    Đất vỡ hoang              2 tập (1932 - 1959)
                                    Số phận con người              (1957)
Câu 2. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
a. Yêu cầu học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, biết cách trình bày những suy nghĩ của mình về hiện tượng xã hội trong đời sống quanh ta. Ở đây là về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Bài làm ngắn gọn, bố cục rõ ràng, lý lẽ kết hợp với dẫn chứng, văn viết diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
b. Thế hình trong bài làm:
1. Xã hội hiện nay trong một bối cảnh đất nước rộng mở, năng động, phát triển kinh tế, hòa nhập toàn cầu, tuổi trẻ tập trung trong học tập nắm bắt tri thức như chìa khóa vào đời là tốt, nhưng cả xã hội quan tâm đến tình cảm yêu thương con người, ý thức trách nhiệm với cộng đồng của tuổi trẻ hiện nay.
 2. Tình yêu thương con người là phẩm chất cao quý, sáng ngời giá trị nhân văn của mỗi con người chúng ta, phát xuất từ tình yêu những người ruột thịt : cha mẹ, anh em, họ hàng cô bác rồi đến cộng đồng người trong xã hội nói chung. Đó là một truyền thống nhân đạo của cha ông ta "Thương người như thể thương thân".
 * Tuổi trẻ trong xã hội hiện nay cũng đã thể hiện được tình yêu thương con người. Đó là tình người trong cuộc sống. 
- Những đứa con trong gia đình biết vâng lời cha mẹ, thương yêu anh chị em, chăm ngoan trong học tập, lễ phép với thầy cô,  đó là biểu hiện của sự yêu thương và trách nhiệm.
 - Những học sinh, sinh viên không những lo đèn sách, học tập văn hóa, thâu lượm kiến thức, mà họ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội như : Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo,  đó là biểu hiện tốt đẹp của tình yêu thương con người.
- Thậm chí trong thế hiện trẻ hiện nay, có những bạn trong hoàn cảnh khó khăn, những thanh thiếu niên khuyết tật, họ không những vượt lên chính mình để sống, mà họ còn chia sẻ lo cho bao người : ta có giấc mơ đẹp của Thúy, chim cánh cụt Đất Việt của Chánh Quân, giám đốc một ngón tay Phan Quốc Hùng,  tuổi trẻ trong xã hội hiện nay đẹp biết bao ! Họ để lại một niềm tin, tấm gương sáng cho bao người noi theo.
 * Tuy nhiên, có một bộ phận giới trẻ trong xã hội hiện nay còn ăn chơi lêu lỏng, không những không thể hiện tình yêu thương đối với cha mẹ, những người ruột thịt luôn lo lắng quan tâm cho mình, thậm chí nhưng bạn ấy còn hỗn láo với cha mẹ, đánh cả thầy cô giáo và bạn học, bạo hành trong nhà trường,  ngoài xã hội thì họ còn đua xe, đánh võng đùa giỡn trước bao sinh mạng con người. Một số ít bạn còn nghiện ngập, trộm cắp, giết người, họ sống thật ích kỷ. Những người trẻ ấy thật đáng phê phán, đáng lên án.
- Mặt khác trong xã hội hiện nay, nhìn chung tuổi trẻ sống còn dửng dưng, bàng quang vô cảm với những hiện tượng tiêu cực, không lành mạnh quanh ta, họ chưa thực sự dũng cảm như Lục Vân Tiên để biểu hiện tình người.
3. Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay đã biểu hiện phong phú trong một xã hội rộng mở, phát triển, hòa nhập, họ ngấm ngầm phát huy tình người trong truyền thống nhân đạo của dân tộc, nó không được thể hiện tập trung, quyết liệt như khi có kẻ thù đến xâm lược, giày xéo dân tộc mình. Tuy nhiên cả xã hội vẫn quan tâm, lo lắng về một bộ phận tuổi trẻ còn sống thờ ơ, bàng quang, vô cảm với những con người, cuộc sống quanh mình. 
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)  
Câu 3.a.
I) Yêu cầu: Học sinh biết làm bài văn nghị luận phân tích những đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự, bố cục chặt chẽ, văn viết trong sáng. 
II) Bài làm thể hiện những ý chính :
1. Nguyễn Thi (1928 - 1968), là cây bút văn xuôi hiện thực xuất sắc trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông đặc biệt thành công với những tác phẩm viết về đất và người Nam Bộ. Những đứa con trong gia đình đã thể hiện rõ điều đó. Đặc biệt nhân vật Việt được tác giả khắc họa thật sinh động và giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ cứu nước.
2. Phân tích nhân vật Việt :
a) Việt - chàng trai Nam Bộ mới lớn với những phẩm chất hồn nhiên :
            - Giữ trong mình cái ná thun từ thuở nhỏ dù đã cầm súng đi đánh giặc.
            - Khi bị thương nặng trong đêm tối giữa rừng sâu, không sợ chết mà sợ ma.
            - Tranh giành với chị Chiến từ việc đi soi ếch đến việc lập chiến công, giành đi bộ đội với chị.
            >>  Việt là một hình ảnh sinh động của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc sống đời thường những năm kháng chiến chống Mỹ.
b) Việt - mang tình cảm gia đình sâu nặng, sâu sắc :
            - Thương mẹ, thương chị, thương chú Năm. Qua dòng hồi tưởng của Việt, hình ảnh người mẹ đã mất đã hiện lên qua người chị. Thương chị nhưng tính còn trẻ con nên giấu chị với đồng đội.
           >> Tình thương yêu của Việt đối với mẹ, chị là vô bờ bến, đó là động lực giúp Việt cầm súng đánh giặc để trả thù nhà.
c) Việt - mang phẩm chất người anh hùng :
            - Gan góc, chiến đấu với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần, với ý chí và truyền thống của gia đình cách mạng.
            - Dũng cảm cùng chị bắn cháy tàu giặc.
            - Dù bị thương nặng, đói khát, dù tỉnh dù mê, dù kiệt sức vẫn sẵn sàng chiến đấu.
            >> Việt mang phẩm chất anh hùng cách mạng của thanh niên thời chống Mỹ cứu nước.
III) Qua dòng hồi tưởng của chính nhân vật Việt, nhà văn Nguyễn Thi đã khắc họa thành công nhân vật Việt với những phẩm chất đẹp đẽ: trẻ trung, tình yêu thương gia đình sâu nặng, gan dạ. Việt thật đáng yêu nhưng cũng rất mực dũng cảm anh hùng. Nếu câu chuyện của gia đình Việt là một “dòng sông”, thì Việt là “khúc sông sau”. Việt tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, của dân tộc Việt Nam trong thời đại chống Mỹ cứu nước. 
Câu 3.b.
Giới thiệu chung về tác giả, bài thơ, đoạn thơ và hình tượng, cần nhấn mạnh
-   Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ nữ thới kháng chiến chống Mĩ. -   Xuân Quỳnh có nhiều đóng góp trong mảng thơ tình yêu.
-   Nêu đặc điểm thơ Xuân Quỳnh
-   Xác định vị trí và nội dung đoạn thơ.
Phân tích nội dung 2 đoạn thơ.
2.1  Sóng là bài thơ tình yêu thời chiến và ở đó người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình – người phụ nữ Việt Nam khi yêu: chân thành, da diết, tận tuỵ, thuỷ chung và tin tưởng ở tin yêu dù “muôn vời cách trở” .
2.2  Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ; là ẩn dụ cho tình yêu và khát vọng cao đẹp của tâm hồn người phụ nữ.
Khát vọng một tình yêu cao đẹp; và khát vọng một tình yêu muôn thuở.
3.1 Khát vọng một tình yêu cao đẹp :
- Mượn tính chất và quy luật của sóng để nói về khát vọng trong tình yêu con người.
+ Cái dữ dội của sóng biển như sự mãnh liệt trong tình yêu con người.
+ Sự dịu êm của sóng như những phút giây êm đềm trong tình yêu.
+ Cái ồn ào của sóng như sự sôi nổi khi yêu.
+ Khi sóng lặng lẽ như sự suy tư, trăn trở để bồi đắp trong tình yêu.
- Biểu hiện của tình yêu cao đẹp
+ “Sông không hiểu nổi mình” có nghĩa là không hiểu nổi sóng vì sự giới hạn chật hẹp của sông, không đủ sức chứa hết những sác thái phong phú của sóng và như một tất yếu, “sóng tìm ra tận bể”,  bởi  lẽ chỉ có đại dương bát ngát, bao la mới đủ cho sóng phô diễn hết sác thái và vẻ đẹp của mình.
==> cũng vậy, một tâm hồn tầm thường làm sao nuôi dưỡng được một tình yêu cao đẹp. vì thế, ngay khổ thơ đầu, cái tôi trữ tình đã bộc lộ một khát vọng về tình yêu đẹp.
3.2 Khát vọng một tình yêu muôn thuở
- Nhà thơ không nói con sóng “ngày xưa – ngày nay”, mà nói “ngày xưa – ngày sau” như khẳng định sự muôn đời và tình yêu cũng vậy sẽ mãi tồn tại với con người và nhân loại. 
- Nhà thơ quan niệm tình yêu gắn liền với tuổi trẻ “nỗi khát vọng tình yêu; bồi hồi trong ngực trẻ” . có thể liên hệ với câu thơ của Xuân Diệu “Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo; Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”.
==> sự nồng nàn, sôi nổi , hồn nhiên và phóng khoáng trong tình yêu.
 4. Đánh giá chung:
- Hai khổ của bài thơ “Sóng” tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.
- Những sáng tạo mới mẻ, bất ngờ tạo nên sắc thái biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng sâu sắc.
- Cái tôi trữ tình với khát vọng về một tình yêu cao đẹp và phẩm chất tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam.
TRẦN HỒNG ĐƯƠNG - NGUYỄN ĐỨC HÙNG 
(TT BD VH & LT ĐH Vĩnh Viễn)

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI TN VAN 2010.doc