Kỳ thi kiểm tra học kỳ I môn thi: Ngữ văn - Lớp 12

Kỳ thi kiểm tra học kỳ I môn thi: Ngữ văn - Lớp 12

Câu 1. Truyện ngắn “Vi hành” được Nguyễn ái Quốc viết vào năm nào?

a. 1922 b. 1923 c. 1924

Câu 2. Nhận xét nào dưới đây đúng với bài thơ “Giải đi sớm” của Hồ Chí Minh?

a. Bài thơ có sự vận động của hình tượng thơ.

b. “Chất thép” biểu hiện trong bài thơ.

c. Hình tượng người tù chiến sĩ – thi sĩ được thể hiện trong bài thơ.

d. Có cả ba nội dung a, b, c.

Câu 3. Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi trích từ tập thơ nào ?

a. Người chiến sĩ (1958) b. Bài thơ Hắc Hải (1958)

c. Dòng sông trong xanh (1974)

Câu 4. Cảm hứng bao trùm trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm là:

a. Tình yêu quê hương, đất nước.

b. Tình yêu nhân dân

c. Tình yêu quê hương đất nước và tình yêu nhân dân đằm thắm, thiết tha.

 

doc 2 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi kiểm tra học kỳ I môn thi: Ngữ văn - Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK KỲ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
	 Môn Thi: NGỮ VĂN - Lớp 12 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 90 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
Đề ra
I. Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Truyện ngắn “Vi hành” được Nguyễn ái Quốc viết vào năm nào?
a. 1922	b. 1923	c. 1924
Câu 2. Nhận xét nào dưới đây đúng với bài thơ “Giải đi sớm” của Hồ Chí Minh?
Bài thơ có sự vận động của hình tượng thơ.
“Chất thép” biểu hiện trong bài thơ.
Hình tượng người tù chiến sĩ – thi sĩ được thể hiện trong bài thơ.
Có cả ba nội dung a, b, c.
Câu 3. Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi trích từ tập thơ nào ?
a. Người chiến sĩ (1958)	b. Bài thơ Hắc Hải (1958)
c. Dòng sông trong xanh (1974)
Câu 4. Cảm hứng bao trùm trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm là:
Tình yêu quê hương, đất nước.
Tình yêu nhân dân
Tình yêu quê hương đất nước và tình yêu nhân dân đằm thắm, thiết tha.
Câu 5. Tác phẩm nào sau đây đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo:
“Đôi mắt” (Nam Cao)
“Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài)
“Vợ nhặt” (Kim Lân)
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây đúng với phong cách thơ Chế Lan Viên:
Giọng thơ biến chuyển linh hoạt.
Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh thơ.
Thơ Chế Lan Viên chứa chan tình cảm.
II. Tự luận (7 điểm)
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài) thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài.
----- HẾT -----
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ Văn – Lớp 12
I. Trắc nghiệm (3 điểm): mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
1b	2d	3a	4c	5c	6b
II. Tự luận:
Yêu cầu chung:
- Phân tích những diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị ở các thời điểm quan trọng khi cô đang ở trong cảnh ngộ con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Mị điển hình cho những người phụ nữ lao động nghèo khổ ở Tây Bắc.
+ Hình ảnh của Mị đầu tác phẩm: dù làm việc gì cô cũng “cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Tác giả gợi sự ngạc nhiên, tô đậm ấn tượng về nhân vật để từ đó quay lại kể lai lịch của Mị.
+ Thời con gái, Mị tuy nghèo nhưng cũng từng được sống những ngày hạnh phúc: Mị đẹp, thổi sáo hay, biết bao trai bản mê, mị cũng có người yêu.
+ Vì món nợ truyền kiếp, vì tục lệ cướp vợ của người H’Mông, Mị bị biến thành con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
+ Lúc đầu “có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”. Vì cuộc đời tự do bị tước đoạt, Mị tìm đến cái chết để giải thoát, nhưng rồi thương bố, Mị không đành chết.
+ Cô quay lại nhà thống lí sống cuộc đời nô lệ: suốt ngày làm việc quần quật, tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa. Nơi cô ở chỉ là căn buồng tối, kín mít Mị dường như mất hết ý niệm về thời gian, tuổi trẻ. Tưởng chừng như ở lâu trong cái khổ, Mị đã chai lì mê mụ đi.
- Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị: được nhà văn diễn tả theo nhiều bước nhỏ ở hai thời điểm lớn: Đêm tình mùa xuân và đêm cắt dây trói cứu A Phủ và bỏ trốn cùng A Phủ.
+ Đêm mùa xuân nghe tiếng sáo gọi bạn. Mị hoài niệm về tuổi trẻ, hạnh phúc (nhẩm thầm bài hát). Mị uống rượu say, lòng sống về ngày trước. Mị thấy lòng phơi phới và muốn đi chơi xuân. Mị thắp đèn, với tay lấy chiếc váy hoa chuẩn bị đi chơi. Hành động mang tính phản kháng cao độ thì bị phủ phàng chặng đứng : A Sử trói đứng Mị à bị hành hạ nhưng sức sống tiềm tàng vẫn không lụi tắt.
+ Đêm cứu A Phủ: Lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị thản nhiên vì đó không phải chuyện lạ lùng gì. Đến khi thấy hai dòng nước mắt của A Phủ, Mị đã đồng cảm. Tình thương chiến thắng nỗi sợ, Mị đã hành động táo bạo. Và Mị chạy theo A Phủ với ý nghĩ “ở đây thì chết mất”. Lòng ham sống tự nhiên đã trỗi dậy.
- Ngòi bút tinh tế khi diễn tả đời sống nội tâm con người của nhà văn.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_TLHP.doc