Kỳ kiểm tra học kì I môn kiểm tra: Ngữ văn - Lớp 12

Kỳ kiểm tra học kì I môn kiểm tra: Ngữ văn - Lớp 12

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề kiểm tra gồm có 01 trang, học sinh không phải chép đề vào giấy kiểm tra)

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Văn bản:

 Hỡi đồng bào cả nước,

 “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

 Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

 Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

 Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

 (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh)

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2025Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ kiểm tra học kì I môn kiểm tra: Ngữ văn - Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
 -----------------
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015
Ngày kiểm tra: 09 tháng 12 năm 2014
Môn kiểm tra: Ngữ văn - Lớp 12 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề kiểm tra gồm có 01 trang, học sinh không phải chép đề vào giấy kiểm tra)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Văn bản:
 Hỡi đồng bào cả nước,
 “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
 Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
 Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
 Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
 (Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 
1. Nêu cách trích dẫn và và ý chính của văn bản. (1,0 điểm)
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng cụm từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
3. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mình trong việc kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
 Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi 
 Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 
 Mường Lát hoa về trong đêm hơi 
 Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời 
 Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống 
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 
 Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
 Gục lên súng mũ bỏ quên đời! 
 Chiều chiều oai linh thác gầm thét
 Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 
 Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói 
 Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
 (Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
 Cảm nhận của anh/ chị về con đường hành quân của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về con đường học tập, phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ ngày nay để xây dựng và bảo vệ đất nước.
----Hết----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..........................................................SBD:.....................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn kiểm tra: Ngữ văn - Lớp 12 
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2014 - 2015
Phần
Ý
Nội dung
Điểm
I.
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 
3,0
1.
- Cách trích dẫn của Hồ Chí Minh rất chuẩn mực theo trình tự thời gian, ở hai châu lục khác nhau, hai quốc gia khác nhau nhưng lại tương đồng về tư tưởng Nhân quyền và Dân quyền.
- Từ quyền thiêng liêng của con người, Hồ Chí Minh “Suy rộng ra” nói đến quyền tự quyết của các dân tộc. Từ trích dẫn đi đến khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
1,0
2.
- Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Việc dùng cụm từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa: Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về uyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.
0,5
3.
Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mình trong việc kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. 
- Hình thức: Viết đoạn văn đúng quy định với số câu theo yêu cầu của đề. 
- Nội dung: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của bản thân. 
1,0
II. 1
Cảm nhận của anh/ chị về con đường hành quân của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về con đường học tập, phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ ngày nay để xây dựng và bảo vệ đất nước.
7,0
II. 2
Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Biết cách cảm nhận cái hay, vẻ đẹp của một đoạn thơ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ.
Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh hiểu đúng nội dung của đoạn thơ: con đường hành quân của người lính Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm vừa trữ tình, mĩ lệ trong đoạn thơ. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về con đường học tập, phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ ngày nay để xây dựng và bảo vệ đất nước. Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng các ý cơ bản sau:
1.
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
 0,5
2. 
Phân tích
Nội dung
3,0
- Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ về thiên nhiên nhiên miền Tây và đoàn quân Tây Tiến.
- Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm vừa thơ mộng, trữ tình.
1,5
Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian lao, nguy hiểm, vất vả, hi sinh nhưng vẫn ngang tang, trẻ trung, lãng mạn.
1,5
Nghệ thuật
1,0
- Kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
0,5
- Ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu; sử dụng đặc sắc các biện pháp tu từ,...
0,5
3.
Đánh giá chung về đoạn thơ.
0,5
- Thế nào là học tập, rèn luyện, phấn đấu?
- Vì sao tuổi trẻ ngày nay phải học tập, rèn luyện, phấn đấu?
- Muốn học tập, rèn luyện, phấn đấu để xây dựng và bảo vệ đất nước mỗi người cần phải làm gì?
2,0
Lưu ý: 
- Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo cần bám sát Hướng dẫn chấm và căn cứ thực tế bài làm của thí sinh để cho điểm chính xác.
- Cần khuyến khích những bài viết tư duy mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo.
----Hết----

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HKI NGU VAN 12 NAM HOC 20142015.doc