Kiến thức cơ bản môn Lịch sử - Lớp 12

Kiến thức cơ bản môn Lịch sử - Lớp 12

I/ HỘI NGHỊ IANTA (2/1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC:

1/ Hoàn cảnh lịch sử:

- Đầu 1945, chiến tranh thế giới II ở vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải giải quyết: nhanh chóng kết thúc chiến tranh; tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

- Từ 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mỹ, Liên Xô.

 2/Những quyết định quan trọng

- Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc

- Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 3 cường quốc ở Châu Âu và châu Á

3/ Hệ quả: Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự 2 cực Ianta.

 

doc 47 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 3947Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức cơ bản môn Lịch sử - Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC CƠ BẢN
 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 12
TÀI LIỆU DÙNG CHO HỌC SINH 
ÔN THI TNTHPT
NĂM HỌC 2010 – 2011
LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ 1945 – 2000
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1945 – 1949)
***
I/ HỘI NGHỊ IANTA (2/1945) VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC:
1/ Hoàn cảnh lịch sử:
- Đầu 1945, chiến tranh thế giới II ở vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải giải quyết: nhanh chóng kết thúc chiến tranh; tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Từ 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mỹ, Liên Xô.
 2/Những quyết định quan trọng
- Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc 
- Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 3 cường quốc ở Châu Âu và châu Á
3/ Hệ quả: Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự 2 cực Ianta.
II/ SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC:
1/ Sự thành lập: 
-Từ 25/4 -> 26/6/1945, hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ) với sự tham gia 50 nước đã thông qua Bản Hiến chương và tuyên bố thành lập LHQ. 
- Ngày 24/10/1945 Hiến chương chính thức có hiệu lực – Tổ chức Liên Hiệp Quốc ra đời.
2/Mục đích:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới,
 - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới
3/ Nguyên tắc hoạt động: (5 nguyên tắc)
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
4. Cơ cấu tổ chức LHQ: Hiến chương qui định bộ máy tổ chức của LHQ gồm 6 cơ quan: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký; trong đó 3 cơ quan quan trọng là :
- Đại hội đồng: gồm tất cả các thành viên, mỗi năm họp 1 lần 
- Hội đồng Bảo an: cơ quan hoạt động thường xuyên quan trọng nhất, giữ gìn hòa bình an ninh thế giới Mọi quyết định của cơ quan này phải được sự nhất trí của 5 cường quốc
- Ban thư ký: cơ quan hành chính của LHQ, đứng đầu là Tổng thư kí
5. Vai trò LHQ:
- Giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới
- Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột nhiều khu vực
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế
- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... 
+ 1977, VN là thành viên 149
+ 2007 VN được bầu làm ủy viên không thường trực HĐBA LHQ
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1/ Hội nghị Ianta diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào ? Nêu những quyết định quan trọng của hội nghị (nội dung) và hệ quả của nó ?
2/ Hãy cho biết Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và vai trò của Liên Hợp Quốc ? 
BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). 
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
***
I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70:
1/ Liên Xô: 
a/ Công cuộc khôi phục kinh tế 1945 - 1950
- Hậu quả của CTTG II rất nặng nề: 27 triệu người chết, gần 2000 thành phố bị phá hủy, các thế lực thù địch bao vây, cô lập.
- Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 -1950) trước thời hạn 9 tháng
+ Công nghiệp: năm 1950 sản lượng công nghiệp tăng 73% 
+ Nông nghiệp: 1950 SX NN đạt mức trước CT
+ KHKT: 1949 LX chế tạo thành công bom nguyên tử -> phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ
* Ý nghĩa: Là nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng CNXH
b/ Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1950 – nửa đầu những năm 70:
+ Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ), đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng; chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao trong các lĩnh vực KHKT.
+ Năm 1957: phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
+ Năm 1961: phóng tàu vũ trụ (Gagarin) bay vòng quanh trái đất -> Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người .
- Đối ngoại: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào CM thế giới, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa 
c/ Ý nghĩa
- Củng cố và tăng cường sức mạnh của NN Xô Viết
- Nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế 
2/ Các nước Đông Âu: 
a/ Sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
- 1944 – 1945, nhân lúc Hồng quân Liên xô truy kích phát xít Đức, nhân dân Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, các nhà nước DCND Đông Âu ra đời
- 10/1949, nước CHDC Đức ra đời (XHCN)
b/ Đông Âu hoàn thành CM DCND:
- 1945 – 1949, Được sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân 
Ý nghĩa : CNXH vượt khỏi phạm vi 1 nước trở thành hệ thống thế giới
c/ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (1950 – 1975)
+ Điểm xuất phát từ trình độ phát triển thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu
+ Bị các thế lực phản động trong và ngoài nước bao vây, điên cuồng chống phá.
 	+ Nhờ sự giúp đỡ của Liên xô các nước Đông Âu đã tiến lên xây dựng CNXH đạt những thành tưu to lớn vể kinh tế, KHKT đưa các nước Đông Âu trở thành các quốc gia công – nông nghiệp.
II/ LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN 1991:
1/ Ở Liên Xô:
Từ sau khủng hoảng năng lượng 1973, kinh tế Liên Xô ngày càng trì trệ, suy thoái
3/1985, Goócbachốp lên nắm quyền, tiến hành cải tổ đất nước. Do phạm nhiều sai lầm, thiếu sót nên tình hình đất nước không được cải thiện, kinh tế giảm sút, chính trị - xã hội rối ren.
25/12/1991, Liên Bang Xô Viết tan rã.
2/ Ở các nước Đông Âu:
Do tác động của khủng hoảng năng lượng 1973, kinh tế Đông Âu rơi vào tình trạng trì trệ, suy thoái. 
Khủng hoảng bao trùm các nước, ban lãnh đạo các nước lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo Đảng Cộng Sản, chấp nhận chế độ đa nguyên, tiến hành tổng tuyển cử tự do, chế độ XHCN chấm dứt
Sau khi bức tường Béclin bị phá vỡ, 3/10/1990, nước cộng hòa dân chủ Đức sáp nhập và Cộng hòa Liên Bang Đức. Từ cuối 1989, các nước XHCN Đông Âu tan rã.
3/ Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
- Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.
- Không bắt kịp bước phát triển của KHKT tiên tiến
- Phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ
- Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước (khách quan)
* Hiện nay: CNXH vẫn được duy trì và thắng lợi ở 1 số nước: Trung Quốc, Việt Nam... Sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH chưa khoa học, lý tưởng tốt đẹp của nó vẫn tồn tại.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1/ Hãy cho biết những thành tựu xây dựng CNXH của Liên Xô từ 1945 đến nữa đầu những năm 70 ?
2/ Hãy trình bày quá trình thành lập, hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên CNXH của các nước Đông Âu ?
3/ Hãy cho biết quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu ? 
4/ Phân tích nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu?
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH (1945 – 2000)
BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
***
 1/ NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á:
- Là khu vực rộng lớn, đông dân cư nhất thế giới, tài nguyên phong phú.
- Trước CTTG II, bị thực dân nô dịch (trừ Nhật). 
- Từ sau 1945 có nhiều chuyển biến quan trọng:
* Về chính trị:
 + 10-1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. 
 + Cuối thập niên 90: TrungQuốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao.
 + Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 nhà nước riêng biệt với 2 thể chế chính trị khác nhau: Nam Triều Tiên là nước Đại Hàn Dân Quốc (8 -1948), Bắc Triều Tiên là nước CHDCND Triều Tiên (9 -1948), quan hệ đối đầu, căng thẳng.
* Về kinh tế:
- Nửa sau Thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành 3 con rồng nhỏ, Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới
II/ TRUNG QUỐC:
1/ Sự thành lập nước CH ND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới:
a/ Sự thành lập nước CH ND Trung Hoa:
- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến 1946 - 1949 giữa Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản.
- Ngày 20/7/1946 nội chiến bùng nổ.
- Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành chiến lược phòng ngự tích cực.
- Từ tháng 6/1947 đến 1949 quân giải phóng phản công lần lược giải phóng lục địa Trung Quốc.
- 01-10-1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
 * Ý nghĩa :
+ Sự ra đời nước CHNDTH đánh dấu thắng lợi của CMDTDC ở TQ
+ Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến 
+ Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
+ Ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b/ Thành tựu 10 năm đầu XD chế độ mới (1949 – 1959):
- Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên phát triển về mọi mặt
- Thành tựu:
+ 1950 – 1952: Hoàn thành khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất
+ 1953 – 1957: thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm đầu tiên -> bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi
+ Đối ngoại: tích cực góp phần củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của PT CMTG
2/ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH – MỞ CỬA (TỪ 1978): 
a/ Hoàn cảnh lịch sử:
- Do sai lầm về đường lối “Ba ngọn cờ hồng” đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt là cuộc :Đại cách mạng văn hoá vô sản” từ 1966 – 1976, đã làm cho đất nước Trung Quốc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
 - Tháng 12/1978, Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và được nâng lên thành “đường lối chung” ở Đại hội XIII ĐCS TQ 
b/Nội dung cải cách:
+ Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
+ Tiến hành cải cách, mở cửa
+ Chuyển kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN 
+ Biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
c/ Thành tựu: 
- Kinh tế: GDP tăng 8 % năm, năm 2000 GDP vượt ngưỡng 1000 tỷ USD....
- KHKT:
+ 1964, thử thành công bom nguyên tử
+ 10/2003, phóng thành công tàu vũ trụ thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ
* Đối ngoại: 
- Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, 
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, 
- Có nhiều đóng góp trong giải quyết những tranh chấp quốc tế.
- Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999)
 d/ Ý nghĩa:
- Nâng cao vị thế và uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế 
- Là bài học quý cho những nước đang tiến hành đổi mới trong đó có Việt Nam
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1/ Những biến đổi quan trọng của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ II ?
2/ Trình bày sự thành lập nhà nước CHND Trung Hoa, thành tựu trong 10 năm xây dựng chế độ mới ( 1946 – 1949 ) và ý nghĩa của nó ?
3/ Vì sao Trung Quốc phải cải cách ? Nội dung và thành tựu của công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc (1978 – 2000) ? 
BÀI 4: CÁC NƯỚC ... i miền Bắc.
+ Ở miền Nam những di hại xã hội cũ còn tồn tại. Nhiều làng mạc bị tàn phá, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang...Đội ngũ thất nghiệp lên đến hàng triệu người...kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ bên ngoài.
II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở hai miền đất nước
- Ở miền Bắc:
+ Đến giữa năm 1976, miền Bắc căn bàn hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.
+ Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước cuối năm 1975, đầu năm 1976, miền Bắc có những tiến bộ đáng kể : diện tích gieo trồng tăng, nhiều nhà máy được mở rộng và xây dựng.
- Ở miền Nam:
+ Công cuộc tiếp quản vùng mới giải phóng, thành lập chính quyền cách mạng được tiến hành khẩn trương. 
+ Hàng triệu đồng bào được hồi hương về nông thôn sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.
+ Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn phản động ra nước ngoài, tuyên bố xóa bỏ quan hệ phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng. 
+ Sản xuất nông nghiệp được khôi phục đảm bảo nhu cầu về lương thực, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều trở lại hoạt động.
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976)
1. Hoàn cảnh lịch sử :
- Sau đại thắng mùa xuân 1975, nước ta đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song về mặt chính quyền nhà nước ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau => thống nhất chưa trọn vẹn.
- Thống nhất đất nước về mặt nhà nước là nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc – Nam, là điều kiện để đưa cả nước đi lên CNXH.
- Tháng 9/1975 Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
2. Quá trình thống nhất :
- Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành, với hơn 23 triệu cử tri đi bỏ phiếu, bầu ra 492 đại biểu. 
- Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội.
+ Nội dung Kì họp thứ nhất quốc hội khóa VI :
- Thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam thống nhất.
- Quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca. Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn-Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh
- Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thào Hiến pháp.
3. Ý nghĩa :
+ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
+ Tạo những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bào vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước.
.
CÂU HỎI LUYỆN TẬP
1. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cách mạng ở hai miền Bắc – Nam có những thuận lợi và khó khăn gì ? Thành tựu của hai miền trong việc thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế trong hai năm 1975 – 1976.
2. Hoàn cảnh lịch sử, quá trình thực hiện và ý nghĩa lịch sử của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976)
BÀI 25 :
VIỆT NAM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH
BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976-1986)
I. Đất nước bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1986)
1/ Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới :
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, nước ta chuyển sang giai đoạn mới : đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội có quan hệ gắn với nhau. Độc lập, thống nhất là điều kiện để đi lên chủ nghĩa xã hội. Đi lên chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo cho nền độc lập, thống nhất bền vững.
- Độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển hợp qui luật của cách mạng nước ta.
2/ Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976-1980
+ Kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 – 1980) được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ IV (12/1976)
+ Thành tựu : 
- Nông nghiệp, diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu ha, nông nghiệp được trang bị thêm máy kéo các loại.
- Công nghiêp, nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng. Giao thông vận tải được khôi phục, tuyến đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trở lại.
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, giai cấp tư sản mại bản bị xoa bỏ..., đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể.
- Về văn hóa, giáo duc, y tế: xóa bỏ những biểu hiện văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới. Hệ thống giáo dục từ mầm non, phổ thông, đến đại học đều phát triển. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm.
+ Hạn chế : kinh tế nước ta mất cân đối lớn, sản xuất phát triển chậm, đới sống nhân dân gặp nhiều khó khăn...
c) Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1981-1985
+ Kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 - 1985) được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ V (3/1982)
+ Thành tựu : 
- Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn được đà giảm sút, có bước phát triển : sản xuất lương thực tăng lên 17 triệu tấn ; sản xuất công nghiệp tăng 9,5 %, thu nhập quốc dân tăng 6,4%.
- Về xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật :
Hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ.
- Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, các công trình thủy điện Sông Đà, thủy điện Trị An được xây dựng.
Các hoạt động khoa học-kĩ thuật được triển khai.
+ Khó khăn-hạn chế : những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế- xã hội vẫn chưa thực hiện được.
II. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc 1975 – 1979
- Bảo vệ biên giới Tây Nam
Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, tập đoàn “Khơme”đỏ do Pônpốt cầm đầu ở Campuchia đã khiêu khích, xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta từ Hà Tiên đến Tây Ninh.
Đầu tháng 5/1975, chúng đánh chiếm đảo Phú Quốc và đảo Thổ Chu.
Ngày 22/12/1978, 19 sư đoàn tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta.
Quân đội Việt Nam cùng với lực lượng cách mạng Campuchia tiến công chế độ diệt chủng Pônpôt. Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.
- Bảo vệ biên giới phía Bắc
Sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Quân dân ta chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đến 18/3/1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta.
CÂU HỎI LUYỆN TẬP
1. Trình bày những thành tựu và khó khăn, yếu kém của nước ta trong 10 năm đầu đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 – 1986)
BÀI 26 :
ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1986-2000)
1. Đường lối đổi mới của Đảng
a) Hoàn cảnh lịch sử mới
+ Tình hình trong nước :
Qua hai kế hoạch 5 năm XD CNXH( 1976 – 1980) và (1981-1985), cách mạng nước ta đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, nhất là về kinh tế- xã hội.
Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
+ Hoàn cảnh thế giới :
- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT, trở thành xu thế thế giới.
- Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác, cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
+ Quan điểm đổi mới của Đảng :
- Đổi mới nhưng không thay đổi mục tiêu CNXH, chỉ thay đổi hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp điều kiện lịch sử mới
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị - xã hội...trọng tâm là đổi mới kinh tế.
+Nội dung đường lối đổi mới:
- Đổi mới về kinh tế : Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề, nhiều qui mô, trình độ công nghệ. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường ; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Đổi mới về chính trị: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ; Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện quyền dân chủ nhân dân, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác.
2. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới 1986 – 2000
a) Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986 – 1990
+ Thành tựu 
- Về lương thực - thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn, nhập lương thực, đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu ;năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn. 
- Hàng hóa trên thị trường: dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
- Kinh tế đối ngoại,được mở rộng hơn trước. Từ 1986-1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể. 
- Kiềm chế được một bước đà lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990)
- Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. 
+ Những khó khăn – yếu kém: kinh tế còn mất cân đối, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ chưa được khắc phục.
b) Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995
+ Những thành tựu
- Trong 5 năm nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm là 8,2%
- Trên lĩnh vực tài chính, lạm phát được đẩy lùi xuống mức 12,7% (1995)
- Xuất khẩu đạt 17 tỷ USD ; quan hệ mậu dịch được mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới.
- Về đối ngoại, mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây ; bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và gia nhập tổ chức ASEAN(7/1995)
+ Hạn chế : lực lượng sản xuất còn bé, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu...
c) Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 – 2000
+ Thành tựu
- Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng hằng năm là 7%; công nghiệp tăng bình quân hằng năm là 13,5%; nông nghiệp là 5,7%.
- Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Hoạt động xuất nhập khẩu theo kế hoạch 5 năm không ngừng tăng lên. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỷ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.
- Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000, nước ta có quan hệ với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ.
+ Khó khăn, tồn tại
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa – xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng chưa được khắc phục triệt để
..
CÂU HỎI LUYỆN TẬP :
1. Trong điều kiện lịch sử như thế nào Đảng ta đã quyết định tiến hành công cuộc đổi mới đất nước? Nội dung đường lối đổi mới ? 
2. Trình bày những thành tựu cơ bản và yếu kém của nước ta trong thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) ?
3. Trình bày những thành tựu cơ bản và yếu kém của nước ta trong thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) ?
4. Trình bày những thành tựu cơ bản và yếu kém của nước ta trong thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) ?
5. Nêu những thành tựu chung của công cuộc đổi mới ở nước ta từ 1986 – 2000 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị- xã hội. 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot so de thj thu DH 201.doc