Kiểm tra trắc nghiệm THPT môn thi: Hoá học – chương trình không phân ban

Kiểm tra trắc nghiệm THPT môn thi: Hoá học – chương trình không phân ban

Câu 1: Dung dịch natri hidrocacbonat có pH trong khoảng nào sau đây?

 A. >7. B. =14. C. <7. d.="">

Câu 2: Điều khẳng định nào dưới đây là SAI?

 A. Các hợp chất của sắt(II) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

 B. Các hợp chất của sắt(III) chỉ bị khử thành hợp chất sắt(II) hoặc Fe.

 C. Các hợp chất của sắt(II) chỉ tác dụng với chất oxi hóa mạnh.

 D. Các hidroxyt của sắt(II) và sắt (III) đều kém bền với nhiệt.

Câu 3: Cho lá nhôm vào dung dịch KOH sẽ xảy ra hiện tượng:

 A. Nhôm tan dần, có khí thoát ra ngày càng nhiều.

 B. Nhôm tan dần, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa.

 C. Nhôm không tan, không có khí thoát ra.

 D. Nhôm tan dần, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa và kết tủa tan

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra trắc nghiệm THPT môn thi: Hoá học – chương trình không phân ban", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM THPT
Môn thi: Hoá học – CT không phân ban
 (Đề thi có 3 trang)	 Thời gian làm bài: 45 phút.
	Số câu trắc nghiệm: 30
Họ và tên thí sinh:................................................................................ 	
Số báo danh:..........................................Lớp 12/ 
Câu 1: Dung dịch natri hidrocacbonat có pH trong khoảng nào sau đây?
	A.	>7.	B.	=14.	C.	<7.	D.	=7.
Câu 2: Điều khẳng định nào dưới đây là SAI?
	A.	Các hợp chất của sắt(II) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
	B.	Các hợp chất của sắt(III) chỉ bị khử thành hợp chất sắt(II) hoặc Fe.
	C.	Các hợp chất của sắt(II) chỉ tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
	D.	Các hidroxyt của sắt(II) và sắt (III) đều kém bền với nhiệt.
Câu 3: Cho lá nhôm vào dung dịch KOH sẽ xảy ra hiện tượng:
	A.	Nhôm tan dần, có khí thoát ra ngày càng nhiều.
	B.	Nhôm tan dần, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa.
	C.	Nhôm không tan, không có khí thoát ra.
	D.	Nhôm tan dần, có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa và kết tủa tan.
Câu 4: Để làm kết tủa hoàn toàn ion Al3+ trong dung dịch Al(NO3)3 ta nên dùng dung dịch nào sau đây?
	A.	bari hidroxit.	B.	amoniac.	C.	amoni clorua.	D.	natri hidroxit.
Câu 5: Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng quan sát được là:
	A.	Ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt.
	B.	Có kết tủa trắng tạo thành, kết tủa không tan khi CO2 dư.
	C.	Dung dịch vẫn trong suốt, không có hiện tượng gì xảy ra.
	D.	Lúc đầu dung dịch vẫn trong suốt, sau đó khi CO2 dư mới có kết tủa trắng.
Câu 6: Khối lượng một lá kẽm thay đổi như thế nào khi ta ngâm vào dung dịch CuSO4 đến phản ứng hoàn toàn?
	A.	Tăng lên.	B.	Giảm xuống.
	C.	Tăng nếu Zn dư, giảm nếu CuSO4 dư.	D.	Không thay đổi.
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa: Al → (X) → (Y) → (Z) → (X) → Natri aluminat. Các chất X,Y,Z lần lượt là ...
	A.	NaAlO2, Al(OH)3, Al2O3.	B.	Al2O3, AlCl3, Al(OH)3.	
	C.	Al(OH)3, AlCl3, Al2(SO4)3.	D.	Al2O3 , Al(OH)3, AlCl3.
Câu 8: Tìm phát biểu SAI : Trong phân nhóm chính I, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì...
	A.	tính khử mạnh dần.	B.	độ âm điện tăng dần.
	C.	bán kính nguyên tử tăng dần.	D.	năng lượng ion hóa giảm dần.
Câu 9: Trong 3 oxit của sắt: FeO, Fe2O3, Fe3O4, oxit nào tan trong axit HNO3 đồng thời tạo khí?
	A.	FeO và Fe3O4.	B.	Chỉ có Fe3O4.	
	C.	Chỉ có Fe2O3.	D.	FeO và Fe2O3.
Câu 10: Cho Kali kim loại vào dung dịch CuSO4 thì thu được sản phẩm gồm...
	A.	Cu(OH)2 , K2SO4 và H2.	B.	Cu và K2SO4.	
	C.	KOH và H2.	D.	Cu(OH)2 và K2SO4.
Câu 11: Cho 10,8 gam một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dung dịch HCl dư cho 4,48 lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn. Hai kim loại đó là:
	A.	Be và Mg.	B.	Ca và Sr.	C.	Sr và Ba.	 D. Mg và Ca.
Câu 12: Dãy chất nào dưới đây vừa tan trong dung dịch axit vừa tan trong dung dịch kiềm?
	A.	Mg, ZnO;Zn(OH)2.	B.	Al2O3; Zn(OH)2; MgO.	
	C.	Al; Al2O3; Fe(OH)2.	D.	ZnO; Al; Al(OH)3.
Câu 13: Có thể dùng hoá chất nào sau đây để nhận biết 3 gói chứa riêng biệt bột Al, Al2O3, Mg?
	A.	Dung dịch Na2SO4.	B.	CO2 trong nước.	
	C.	Dung dịch NaOH.	D.	Dung dịch HCl.
Câu 14: 8 gam một oxit sắt phản ứng vừa hết với 104,3 ml dung dịch HCl 10% (có khối lượng riêng 1,05g/cm3). Công thức phân tử của oxit sắt này là:
	A.	Fe3O4	B.	FeO	C.	Fe2O	D.	Fe2O3
Câu 15: Trong các chất sau : Cl2 , O2 , dung dịch HCl , dung dịch CuSO4 , dung dịch NaOH , dung dịch FeCl3 , các chất đều tác dụng được với Fe là...
	A.	Cl2 , O2 , dd HCl , dd CuSO4 , dd NaOH.
	B.	Cl2 , O2 , dd HCl , dd CuSO4 , dd FeCl3.
	C.	Cl2 , O2 , dd HCl , dd CuSO4, dd NaOH, dd FeCl3.
	D.	Cl2 , O2 , dd HCl , dd CuSO4.
Câu 16: Liên kết trong tinh thể kim loại được hình thành là do...
	A.	tương tác tĩnh điện giữa các ion dương với các electron hoá trị tự do.
	B.	các nguyên tử và ion kim loại được sắp xếp theo một trật tự nhất định.
	C.	tương tác đẩy qua lại giữa các ion dương và nguyên tử.
	D.	các e hóa trị chuyển động tự do trong toàn mạng tinh thể.
Câu 17: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 2,85 gam muối clorua của một kim loại hóa trị II thu được 0,72g kim loại bám vào catôt. Kim loại đã cho là...
	A.	Mg.	B.	Cu.	C.	Fe.	D.	Ca.
Câu 18: Dẫn 3,36 lít (đktc) khí CO2 vào 120 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được:
	A.	0,09 mol NaHCO3 và 0,06 mol Na2CO3.	B.	0,09 mol Na2CO3 và 0,06 mol NaHCO3.
	C.	0,12 mol Na2CO3.	D.	0,15 mol NaHCO3.
Câu 19: Khi cho một mẩu natri kim loại vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra các hiện tượng nào sau đây?
	A.	Chỉ có sủi bọt khí không màu, không tạo kết tủa.
	B.	Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa trắng xanh.
	C.	Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa trắng xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
	D.	Ban đầu có xuất hiện kết tủa trắng xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
Câu 20: Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lá sắt cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 gam, khối lượng đồng đã bám vào lá sắt là...
	A.	0,2 gam.	B.	6,4 gam.	C.	3,2 gam.	D.	1,6 gam.
Câu 21: Cho các dung dịch muối: K2SO4, BaCl2, Na2CO3, AlCl3. Dung dịch có thể làm cho giấy quỳ tím hoá xanh là 
	A.	Na2CO3.	B.	Na2CO3 và AlCl3.	C.	AlCl3.	 D. K2SO4 và BaCl2.
Câu 22: Hoà tan hoàn toàn 14,3 g hỗn hợp gồm FeO và CaO cần vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 1 M. Sau khi làm khô, khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan tạo ra là:
	A.	10,1g.	B.	45,45g.	C.	30,3g.	D.	15,15g.
Câu 23: Có 4 dung dịch chứa riêng biệt trong 4 lọ mất nhãn : amoni sunfat; amoni clorua; natri sunfat, natri hiđroxit. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 4 chất trên ta có thể dùng chất nào sau đây?
	A.	AgNO3	B.	BaCl2	C.	NaOH	D.	Ba(OH)2
Câu 24: Cho 4 kim loại Ag, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, FeSO4. Kim loại khử được cả 4 dung dịch muối trên là...
	A.	Fe.	B.	Mg.	C.	Ag.	D.	Cu.
Câu 25: Đốt cháy 0,78 gam kali trong bình kín đựng khí O2 (dư). Phản ứng xong người ta đổ ít nước vào bình, lắc nhẹ cho chất rắn tan hết, rồi thêm nước cho đủ 200ml dung dịch M. Nồng độ mol/lít của chất trong dung dịch M là:
	A.	0,15.	B.	0,1.	C.	0,2.	D.	0,05.
Câu 26: Để làm mềm nước cứng tạm thời, có thể đun nóng nước hoặc dùng hoá chất nào sau đây?
	A.	Dung dịch muối ăn dư.	B.	Dung dịch Al(NO3)3.	
	C.	Dung dịch HCl vừa đủ.	D.	Nước vôi trong vừa đủ.
Câu 27: Có các cặp kim loại sau tiếp xúc với nhau và để lâu trong không khí ẩm: Al-Fe ; Zn-Fe ; Sn-Fe ; Cu-Fe . Các trường hợp mà sắt bị ăn mòn là...
	A.	Sn-Fe và Zn-Fe.	B.	Al-Fe và Cu-Fe.	
	C.	Sn-Fe và Cu-Fe.	D.	Zn-Fe và Al-Fe.
Câu 28: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách...
	A.	điện phân dung dịch MgCl2 với cường độ dòng điện nhỏ.
	B.	cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy.
	C.	dùng natri kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch.
	D.	chuyển MgCl2 thành MgO rồi khử MgO bằng CO ở nhiệt độ cao.
Câu 29: Trộn 34,8 gam Fe3O4 với 16,2 gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (hiệu suất 100%). Hoà tan 1/3 hỗn hợp thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư. Thể tích khí bay ra (ở đktc) là:
	A.	3,36 lít.	B.	6,72 lít.	C.	4,48 lít.	D.	5,6 lít.
Câu 30: Cho 6,4g hỗn hợp bột Mg và Fe vào dung dịch HCl lấy dư thấy bay ra 4,48 lít H2(đktc). Nếu cũng cho một lượng hỗn hợp như trên vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xong thì lượng đồng thu được là...
	A.	6,4 gam.	B.	12,8 gam.	C.	16 gam.	D.	9,6 gam.
Cho nguyên tử khối: C	H	O	S	K 	Cu	Fe	Al	Zn	Be	Mg	Ca	Sr Ba
	 12	1 16 32 39	64	56	27	65	 9	 24	40	88 137
--------HẾT-------

Tài liệu đính kèm:

  • docde.doc